intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí giáo dục

Chia sẻ: Lê Nguyệt Hạ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

93
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí giáo dục là tài liệu dành cho các bạn học sinh đang chuẩn bị thi học kì học phần. Đề cương giúp các bạn phát triển tư duy, năng khiếu môn học và rèn kỹ năng giải bài tập. Chúc các bạn đạt được điểm cao trong kì thi này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí giáo dục

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP  MÔN: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÍ GIÁO DỤC 1. Khái niệm UDCNTT trong QLGD: “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ  kỹ  thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác  và sử  dụng có hiệu quả  các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng  trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”  (theo Nghị  quyết 49/CP về   phát triển công nghệ thông tin của Chính phủ Việt Nam). UDCNTT và công tác quản lý là việc sử dụng CNTT vào hoạt động quản lý của   người quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động này. ❖ Một số nội dung UDCNTT trong nhà trường ­ Xây dựng và sử  dụng cơ  sở  hạ  tầng thông tin phục vụ  cho hoạt động của nhà  trường và hoạt động trao đổi, cung cấp thông tin giữa nhà trường với tổ chức, cá nhân. ­ Xây dựng, thu thập và duy trì cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động của nhà trường. ­ Xây dựng các biểu mẫu phục vụ cho việc trao đổi, cung cấp thông tin và lấy ý   kiến góp ý của tổ chức, bộ phận, cá nhân trong nhà trường qua môi trường mạng. ­ Thiết lập trang web của nhà trường. ­ Cung cấp chia sẻ  thông tin với các trường khác trong hệ  thống giáo dục quốc   dân ­ Xây dựng, kế  hoạch đào tạo, nâng cao nhận thức và trình độ   ứng dụng công   nghệ thông tin của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh. ­ Thực hiện hoạt động trên môi trường mạng. 2. UDCNTT trong quản lý nhà trường 2.1 Vai trò của CNTT trong quản lý nhà trường CNTT có vai trò đặc biệt quan trọng, nó vừa là công cụ cần thiết, phục vụ hiệu  quả các qui trình quản lý trong nhà trường vừa là tài sản của người quản lý. Hiện nay,  CNTT được xem là công cụ đắc lực nhất hỗ trợ  đổi mới quản lý giáo dục, góp phần  nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục 2.2 Lợi ích của CNTT mang lại cho người QL Giúp tăng hiệu quả vận hành, quản lý nhà trường, cụ thể: CNTT giúp thông tin lưu trữ, xử lý, chia sẻ đến tất cả các thành viên trong nhà   trường một cách liên tục và nhanh chóng, nhờ  đó Hiệu trưởng quản lý được mọi  nguồn lực và có thể đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời. Nhờ  bản chất minh bạch, CNTT giúp các tiêu chí trong quản lý nhà trường   được dịch chuyển từ tính định lượng, những mặc có vấn đề  sẽ  được thể  hiện rõ nét  và nguyên nhân, cách khắc phục cũng dễ dàng xác định được. Giúp tổ chức khoa học lao động quản lý của Hiệu trưởng CNTT giúp Hiệu trưởng sử dụng có hiệu quả  thời gian làm việc của mình để  đầu ó minh mẫn và có sức làm việc lâu dài, tránh sai lầm, ùn việc, sót việc.
  2. Quản lý hồ sơ bằng máy tính Truy tìm nhanh cho việc thống kê báo cáo Truy xuất nhanh các dữ kiện đã xảy ra Có thể quan sát tất cả các hoạt động nhà trường thông qua hệ thống mạng ❖ Các mức độ ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường Mức 1:  Ứng dụng CNTT để  giải quyết các công việc và xử  lý thông tin một  khâu nào đó trong các hoạt động của nhà trường như làm văn bản, làm điểm số, thống  kê kết quả học tập của học sinh, theo dõi việc thu chi... Mức 2: Sử  dụng phần mềm quản lý  từng  mặt một số  hoạt  động  trong nhà  trường như  phần mềm quản lý học sinh, phần mềm quản lý thi, phần mềm quản lý   tài chính, tài sản, phần mềm quản lý nhân sự... Mức 3: Sử  dụng hệ  thống phần mềm để  quản lý thống nhất, liên kết toàn bộ  các hoạt động trong nhà trường tạo được sự liên thông giữa quá trình dạy, học, quản   lý. ❖ Những Ứng dụng CNTT cơ bản trong quản lý nhà trường Công văn, giấy tờ và các thông báo giữa các thành viên trong nhà trường, giữa  nhà trường và gia đình có thể được cải thiện nhiều thông qua việc ứng dụng CNTT và  Internet. Phân công giảng dạy, lập thời khóa biểu cho toàn bộ giáo viên và lớp học :  Dù chưa có phần mềm xếp thời khóa biểu nào thỏa hết các yêu cầu thực tiễn của các   loại hình nhà trường nhưng sau khi tinh chỉnh, dựa trên sự phân công giảng dạy trong   thời khóa biểu và các công tác kiêm nhiệm, phần mềm giúp Hiệu trưởng có thể  theo   dõi, giám sát công tác giảng dạy của các giáo viên xem họ  có thực hiện đúng với sự  phân công hay không, có đúng mức theo quy định hay không, giáo viên có bỏ giờ, nghỉ  tiết, chậm giờ  hoặc vi phạm quy chế  hay không... Từ  việc chấm công này, Hiệu  trưởng có thể tính được chế độ đãi ngộ, lương  bổng tương ứng, tiền lương dạy tăng,  dạy thay. Quản lý học sinh: Ứng dụng CNTT giúp Hiệu tưởng có thể nắm rõ hồ sơ học  sinh theo thời gian, duy trì mối liên lạc giữa gia đình và nhà trường; tổ chức các kỳ thi,  đặc biệt là có thể giám sát hoạt động học của học sinh qua hệ thống mạng... Quản lý tài chính, tài sản: CNTT giúp Hiệu trưởng có thể phân tích hoạt động  hiện tại, xác định hiệu quả  về  mặt thu chi phí nhằm cải tiến hoạt động của nhà  trường, lập kế hoạch phát triển, lập kế hoạch về các nguồn lực và đầu và cần thiết  để  đạt được các mục tiêu, chỉ  tiêu phát triển giáo dục của nhà trường, đánh giá tính  khả  thi của các khoản thu chi từ  vốn ngân sách được cấp cho nhà trường và từ  các  nguồn tài trợ khác; các khoản mua sắm trang thiết bị và khấu hao định kỳ... Quản lý trang thiết bị, thư  viện:  CNTT giúp Hiệu trưởng nắm tình trạng  hiện thời của cơ  sở  vật chất trong nhà trường, hiệu quả  sử  dụng trang thiết bị  dạy   học, nhu cầu mua sắm, trang bị thêm...
  3. Quản lý nhân sự: Việc quản lý hồ sơ giáo viên; tuyển chọn, đánh giá, xếp loại   và kế hoạch bồi dưỡng giáo viên; các vấn đề tiền lương, chính sách bảo hiểm y tế...   được phần mềm xử lý giúp Hiệu trưởng lưu vết hoạt  động của giáo viên một các đầy  đủ chính xác, thuận lợi. Giám sát, đánh giá có tính định lượng cao vận hành của nhà trường theo những  chỉ số giáo dục và định kỳ gửi báo cáo lên cấp trên (Phòng GD­ĐT, sở GD­ĐT). Những mặt quản lý khác... Nghiệp vụ  quản lý GD nhà trường có tính đa dạng và phức tạp, tuy nhiên với  sự hỗ  trợ của CNTT, người Hiệu trưởng còn có thể  khai thác để  giao tiếp với các tổ  chức xã hội tìm sự  giúp đỡ  tài trợ,  ứng phó với những thay đổi cũng như  tư  duy đổi   mới ❖ Các nhân tổ   ảnh hưởng đến quá trình quản lý việc ứng dụng CNTT   trong nhà trường 1. Trình độ, năng lực, phẩm chất của Hiệu trưởng: Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về chất lượng  và hiệu quả  mọi hoạt động của trường mình. Sự   ứng dụng CNTT vào giảng dạy có  đạt hiệu quả như mong muốn hay không, trước hết phụ thuộc vào nhận thức, trình độ  tổ chức và năng lực triển khai trong thực tiễn cả HT HT là người am hiểu về CNTT và ứng dụng CNTT trong ít nhất trong lĩnh vực  chuyên môn của mình, để có thể làm mẫu, hướng dẫn người dưới quyền thực hiện. HT phải là người có trình độ  tổ  chức và năng lực triển khai  ứng dụng CNTT  vào giảng dạy thực tiễn trường mình, biết tổ  chức học tập và tổng kết kinh nghiệm   để nhân diện rộng. Ngoài ra, uy tín của HT trong tập thể sư phạm có tác dụng như chất xúc tác  đẩy  sự phát triển ứng dụng CNTT vào giảng dạy của nhà trường. 2. Nhận thức, trình độ, kỹ năng CNTT của giáo viên Nếu giáo viên chưa có nhận thức đúng về việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy   thì không thể thực hiện tốt việc này dù nhà QL có tài giỏi đến đâu đi nữa. Mặt khác,  để   ứng dụng CNTT cần thiết. Nếu GV còn phải có trình độ  tin học nhất định và   những kỹ năng CNTT cần thiết. Nếu GV có trình độ  tin học thấp, có kỹ  năng CNTT   yếu thì hiệu quả   ứng dụng CNTT vào giảng dạy của họ  thấp, không đạt được mục   tiêu mà nhà QL đề ra. Việc xác định những năng lực ứng dụng CNTT cần có ở người   GV sẽ giúp HT thấy được thực trạng trình độ CNTT của đội ngũ GV, từ đó có những  biện pháp bồi dưỡng GV hợp lý. Do đó đây là nhân tố   ảnh hưởng không ít đến việc   QL ứng dụng CNTT vào giảng dạy của GV trong trường. ở  VN TS Đào Thái Lai đề  ra các kỹ  năng CNTT của GV gồm những nội dung  sau: GV phải có kiến thức cơ bản về tin học, các kỹ năng sử dụng máy tính và một số  thiết bị CNTT thông dụng nhất, kỹ năng sử dụng bộ phần mềm trợ giúp công việc văn   phòng, kỹ năng sử dụng Internet, kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet, gửi và nhận  thông tin qua Internet, kỹ năng giao tiếp, hợp tác thông qua, kỹ năng sử dụng các phần 
  4. mềm dạy học trong chuyên môn, biết sử dụng các công cụ  trợ giúp để  tạo ra các sản  phẩm phần mềm dạy học cá nhân, biết  ứng dụng CNTT khi giao tiếp trong chuyên   môn, có khả  năng nâng cao trình độ, học từ  xa và cuối cùng là khả  năng am hiểu các   quy định về  đạo đức, luật pháp... trong quá trình  ứng dụng CNTT nói chung như  sở  hữu trí tuệ, luật bản quyền... 3. Phẩm chất năng lực của học sinh Phẩm chất và năng lực HS là một công việc phức tạp vì nó phụ thuộc rất nhiều   yếu tố: mặt sinh học, mặt xã hội, thành phần dân cư, bản sắc văn hóa  địa phương...  Nếu không nắm chắc, nắm rõ yếu tố này thì kế hoạch ứng dụng CNTT vào giảng dạy   đề ra của HT sẽ không sát và không đứng vớ tình hình thực tế. Điều này đòi hỏi phải  tiến hành điều tra khảo sát cẩn thận để nắm vững đối tượng các lớp từ đầu cấp học,   đầu năm học trước khi xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở trường. 4. Chính sách, chủ trương về ứng dụng CNTT trong giảng dạy: Nghị quyết của các Đại hội Đảng toàn quốc đã định hướng cho việc ứng  dụng  CNTT và quá trình dạy học, các văn bản, chỉ thị của ngành GD­ĐT đã được cấp QL cụ  thể  hóa và hướng dẫn thực hiện. Đó là môi trường pháp lý thuận lợi cho việc  ứng   dụng CNTT ở các trường THPT hiện nay. 5. Điều kiện thực tế  của nhà trường:  Ứng dụng CNTT vào giảng dạy  gắn liền với những yêu cầu về  thiết bị  dạy học, về  thư  viện, các phương tiện kỹ  thuật hiện đại, về  CSVC nói chung. Vì vậy, HT phải có kế  hoạch xây dựng CSVC,   thiết bị dạy học, có biện pháp huy động lực lượng hỗ trợ kinh phí để trang bị đồng bộ,  từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa hệ thống CSVC, thiết bị dạy học theo hướng  ứng   dụng CNTT vào giảng dạy. 6. Gia đình, cộng đồng xã hội: Học sinh không thể hưởng lợi ích từ việc  ứng dụng CNTT vào giảng dạy của các thầy cô nếu gia đình không tạo điều khiển,  không khuyến khích, hỗ trợ con em mình kịp thời. Mặt khác; cộng đồng xã hội gần gũi  với HS có thể  trở  thành tác nhân thúc đẩy hoặc trở  thành rào cản HS tiếp cận với   phương pháp học tập mới từ sự  ứng dụng CNTT vào giảng dạy của thầy cô. Vì vậy   tăng cường vai trò của gia đình, của cộng đồng xã hội trong việc tạo điều kiện, hướng  dẫn HS ứng dụng CNTT vào việc tự học là hết sức cần thiết. Trong quá trình QL ứng   dụng CNTT vào giảng dạy, thì các yếu tố chủ quan được xem là nội lực, còn các yếu   tố khách quan được xem là ngoại lực. Theo quy luật của sự phát triển, thì ngoại lực dù  có quan trọng đến đau cũng chỉ là nhân tố hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện, nội lực mới   là nhân tố quyết định sự phát triển bản thân sự vật
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0