Đề Cương Thị Trường Giá Cả
lượt xem 94
download
Giới thiệu những vấn đề có liên quan tới thị trường, giá cả: kinh tế thị trường, hệ thống kinh tế, vai trò của chuyên môn hoá và thương mại, xu hướng tiêu dùng;
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề Cương Thị Trường Giá Cả
- Chương I ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC Mục tiêu: Giới thiệu những vấn đề có liên quan tới thị trường, giá cả: kinh tế thị trường, hệ thống kinh tế, vai trò của chuyên môn hoá và thương mại, xu hướng tiêu dùng; trình bày tóm tắt nội dung môn học; Nắm được các phương pháp nghiên cứu. Kinh tế thị trường và giá cả Trong xã hội chưa phát triển đặc trưng cơ bản là mức độ tự cung, tự cấp cao và ít có sự trao đổi hàng hoá. Nền kinh tế hiện đại: chuyên môn hóa phát triển, phát triển hệ thống thị trường, cung cấp các dịch vụ như vận chuyển, bảo quản và trao đổi quyền sở hữu hàng hoá và dịch vụ từ người sản xuất tới người tiêu dùng. Vai trò quan trọng hệ thống thị trường là hình thành giá cả hoặc khám phá ra giá cả. Kinh tế thị trường và giá cả Trong xã hội chưa phát triển đặc trưng cơ bản là mức độ tự cung, tự cấp cao và ít có sự trao đổi hàng hoá. Nền kinh tế hiện đại: chuyên môn hóa phát triển, phát triển hệ thống thị trường, cung cấp các dịch vụ như vận chuyển, bảo quản và trao đổi quyền sở hữu hàng hoá và dịch vụ từ người sản xuất tới người tiêu dùng. Vai trò quan trọng hệ thống thị trường là hình thành giá cả hoặc khám phá ra giá cả. Ngược lại, giá cả lại có vai trò định hướng việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực và dòng hàng hoá và dịch vụ tới người tiêu dùng cuối cùng. Cơ chế hoạt động của thị trường phải đáp ứng yêu cầu của các quy luật kinh tế: quy luật cung-cầu; giá trị; cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận. Vai trò của giá cả trên thị trường phụ thuộc khá lớn vào mức độ tự do cạnh tranh Không có tự do cạnh tranh thì giá cả không trở thành bàn tay vô hình điều tiết nền kinh tế. Tự do cạnh tranh Quản lý kinh tế bằng pháp luật Các DN sản xuất và kinh doanh các ngành nghề đã đăng ký Người tiêu dùng tự do trong lựa chọn và tiêu dùng sản phẩm Hệ thống các hoạt động kinh tế - Xu hướng tiêu dùng sản phẩm
- - Sở thích về thực phẩm - Nhân khẩu học về tiêu dùng thực phẩm - Tiêu dùng thực phẩm tại hộ gia đình - Thu nhập và tiêu dùng thực phẩm +Cách ăn uống của xã hội hiện đại ảnh hưởng bởi 5 yếu tố 1) giá trị về chức năng và sinh lý của thực phẩm (đóng góp về dinh dưỡng tới sức khoẻ và sự tồn tại); (2) giá trị về tâm lý xã hội của thực phẩm (địa vị xã hội, tôn giáo, thẩm mỹ và cách sống); (3) giá trị về kinh tế của thực phẩm; (4) khả năng có sẵn của thực phẩm; (5) sự hiểu biết của người tiêu dùng và thông tin về thực phẩm Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu thứ cấp - Nguồn số liệu bên trong tổ chức - Doanh số - Lượng phân phối và dự trữ - Giá cả - Khuyến mại - Chi phí quảng cáo - Kết quả hoạt động marketing của doanh nghiệp Nguồn số liệu bên ngoài tổ chức - Số liệu thống kê của Nhà nước - Số liệu của các cơ quan thương mại, ngân hàng, v.v… - Số liệu của các hiệp hội kinh doanh - Nguồn số liệu thứ cấp khác - Nghiên cứu định tính Thảo luận nhóm Phỏng vấn sâu cá nhân Nghiên cứu định lượng Thực nghiệm Nghiên cứu quan sát Điều tra bằng bảng câu hỏi Chọn mẫu điều tra + Chọn mẫu theo xác suất + Chọn mẫu không theo xác suất Chọn mẫu thuận tiện Chọn mẫu dựa trên đánh giá Chọn mẫu có điều kiện
- Chương II MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ CẢ VÀ CUNG-CẦU Mục Tiêu - Hiểu khái niệm, đặc điểm và vai trò giá cả nông sản và thực phẩm; - Sử dụng sơ đồ cung và cầu để xác định giá và lượng cân bằng và dự báo sự thay đổi của giá và lượng; - Quan hệ quy luật một giá với tất cả các giá trên một thị trường nông sản và thực phẩm; - Phân biệt giữa hình thành giá và định giá Khái Niệm giá cả + Kinh tế chính trị cổ điển Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. +Kinh tế học hiện đại Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đồng thời biểu hiện tổng hợp các quan hệ kinh tế như cung - cầu hàng hoá, tích luỹ và tiêu dùng trong nước và nước ngoài v.v... Giá cả là quan hệ lợi ích kinh tế, là tiêu chuẩn để doanh nghiệp lựa chọn các mặt hàng kinh doanh. Giá nông sản - Giá nông sản thường dễ biến động hơn giá của hàng hoá phi nông nghiệp và dịch vụ khác - Bản chất sinh học của sản xuất nông nghiệp là một trong yếu tố quan trọng làm cho sự không ổn định của giá nông sản - Có thời gian chậm trễ rất lớn từ lúc ra quyết định sản xuất cho tới khi có sản phẩm cuối cùng - Bản chất cầu của nông sản cũng là một yếu tố làm giá nông sản không ổn định - Định giá ở cấp nông trại thường cạnh tranh hơn và phi tập trung hơn so với các ngành công nghiệp khác - Do sự khác nhau về cấu trúc thị trường mà giá nông sản có xu hướng mềm dẻo (linh hoạt) hơn so với giá của hàng hoá phi nông nghiệp - Trong ngắn hạn, giá nông sản có thể vượt quá các mức cân bằng dài hạn để phản ứng với sự thay đổi các yếu tố kinh tế - Các yếu tố kinh tế bao gồm chính sách liên quan đến cung tiền, thâm hụt ngân sách, tỷ giá hối đoái, thương mại, và trợ giúp của nước ngoài. Vai trò của giá cả trong nền kinh tế cạnh tranh - Giá định hướng và điều chỉnh những quyết định về sản lượng và những quyết định về phân phối của người sản xuất. - Giá định hướng và điều chỉnh quyết định tiêu dùng. - Giá định hướng và điều chỉnh quyết định marketing về thời gian, hình thức và không gian. Giá tương quan - Giá tương quan được hiểu đơn giản là tỷ số giữa giá của các sản phẩm thay thế cho nhau.
- - Giá tương quan của đậu tương và ngô là 2:1 nếu giá đậu tương là 8 nghìn đồng và giá của ngô là 4 nghìn đồng. - Đối với người sản xuất, việc điều chỉnh giá tương quan nhằm tăng lợi nhuận. - Đối với người tiêu dùng đưa ra quyết định để tối thiểu hoá chi phí và tối đa hoá lợi ích. Ý nghĩa của cầu - Cầu là một bảng tập hợp lượng và giá tương ứng khác nhau của một hàng hoá mà người mua sẽ mua tại một thời điểm và vị trí xác định. - Luật cầu biểu diễn mối quan hệ giữa lượng được mua và giá chọn lựa. Khi giá thấp hơn sẽ mua nhiều hơn, giá cao hơn mua ít hơn. Các loại cầu - Cầu người tiêu dùng (consumer demand) là lượng hàng hoá cụ thể nào đó mà một cá nhân người tiêu dùng mong muốn và có thể mua khi giá của hàng hoá đó thay đổi, trong khí tất cả các yếu tố khác ảnh hưởng tới cầu không đổi - Cầu thị trường (market demand) là tổng lượng một hàng hoá mà tất cả người tiêu dùng trong một thị trường cụ thể nào đó mong muốn và có thể mua khi giá thay đổi, trong khi các yếu tố khác không đổi - Cầu đầu cơ (speculative demand) là cầu liên quan tới lượng sử dụng và giá cả của một hàng hoá trong tương lai - Cầu cơ bản (primary demand) là quan hệ cầu của người tiêu dùng và giá cả hàng hoá trên thị trường tiêu dùng - Cầu dẫn suất (derived demand) được sử dụng để xác định lượng yếu tố sản xuất để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Hàm cầu dẫn suất còn được sử dụng mở rộng trong trường hợp hàm cầu giữa cầu trang trại và cầu bán buôn - Khái niệm tĩnh (static) của cầu chỉ đề cập sự di chuyển dọc theo đường cầu - Khái niệm động (dynamic) của cầu đề cập tới 2 khía cạnh: sự dịch chuyển cầu; thứ hai là sự trễ (lag) trong quá trình điều chỉnh cầu. Ý nghĩa của cung - Cung là tập hợp lượng sản phẩm sẽ được đưa ra bán ở các mức giá khác nhau tại một thời điểm và một vị trí xác định. - Luật cung biểu diễn mối quan hệ đang tồn tại giữa giá và lượng được bán ra thị trường: giá cao hơn, sẽ nhiều sản phẩm được đưa ra tiêu thụ; giá thấp hơn sẽ có ít sản phẩm được đưa ra tiêu thụ Các yếu tố làm thay đổi đường cầu - Thay đổi số người mua - Thay đổi thu nhập hoặc sức mua của người dân - Thay đổi thị hiếu và sở thích đối với sản phẩm - Thay đổi của giá cả hàng hoá liên quan khác
- - Thay đổi kỳ vọng của người mua về mức giá trong tương lai và thái độ của họ tới việc đầu cơ tích trữ - Thay đổi chi phí tiêu thụ và dịch chuyển đường cầu bán lẻ hoặc cầu dẫn suất ở cấp người sản xuất Yếu tố làm dịch chuyển đường cung - Ngắn hạn: chi phí bảo quản, nhu cầu tiền mặt của người bán và kỳ vọng về giá tương lai - Trong trung hạn và dài hạn có sự thay đổi về chi phí sản xuất ra hàng hoá đó - Thay đổi giá các yếu tố đầu vào sản xuất - Thay đổi lượng hàng hoá khác được sản xuất cùng loại nguồn lực - Thay đổi giá của sản phẩm sóng đôi (ví dụ như các sản phẩm cùng được sản xuất ra gạo và cám gạo hay thịt nạc và thịt mỡ) - Thay đổi mức giá và/hoặc rủi ro năng suất mà người sản xuất gặp phải - Những cản trở về mặt thể chế chẳng hạn như chương trình kiểm soát diện tích cây trồng của chính phủ. Độ co giãn cầu và cung - Độ co giãn đo sự phản ứng của lượng cung và cầu đối với sự thay đổi giá. - Ep=%thay đổi lượng cầu/ % thay dổi lượng giá -Giả sử rằng giá giảm đi 10%. Theo luật cầu thì lượng sẽ thay đổi khác nhau dựa trên độ co giãn của nó, theo một số trường hợp dưới đây: - Với co giãn đơn vị, lượng sẽ tăng 10% - Với đường cầu co giãn, lượng sẽ tăng lớn hơn 10% - Với đường cầu không co giãn, lượng sẽ tăng nhỏ hơn 10%. Độ co giãn giá với tổng doanh thu TR = P.Q Trong đó: TR - Doanh thu (Total Revenue) P - Giá của hàng hoá Q - Khối lượng hàng hoá tiêu thụ. Mối quan hệ giữa các độ co giãn - Đối với cầu tiêu dùng - Điều kiện đồng nhất (Homogenety condition): Nghĩa là tổng các độ co giãn bằng 0; Eii + Ei1 + Ei2 + . . . + Eiy = 0 Trong đó: Eii = Co giãn giá riêng; Ei1 = Co giãn chéo; Ei2 = . . . Eiy = Co giãn thu nhập Mối quan hệ giữa các độ co giãn - Hệ số biến đổi của giá (Price Flexibility Coefficients): là hệ số nghịch đảo của hệ số co giãn giá Fii=1/Eii Fii = hệ số biến đổi giá Trong đó:
- Eii = hệ số co giãn giá Áp dụng phân tích cung cầu - Tính không ổn định của giá nông sản - Kiểm soát cung trong nông nghiệp - Tác động của thương mại ảnh hưởng tới giá - Ảnh hưởng của giá trần và giá sàn - Điều phối giá cả (rationing) - Hỗ trợ người sản xuất hay người tiêu dùng - Mối quan hệ giữa giá cả và chi phí trong nông nghiệp - Hoạt động kinh doanh trên thị trường và luật một giá (law of one price
- Chương III HÌNH THÀNH GIÁ CẢ NÔNG SẢN VÀ THỰC PHẨM TRONG CÁC HÌNH THÁI THỊ TRƯỜNG Mục tiêu - Nắm được khái niệm và đặc trưng của thị trường nông sản và thực phẩm; - Giải thích tại sao cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong thị trường nông sản và thực phẩm; - Phân biệt các hình thức cạnh tranh trong thị trường nông sản và thực phẩm; - Hiểu đặc trưng thị trường quốc tế của nông sản và thực phẩm. Khái niệm thị trường - Thị trường là một thể chế hoặc một cơ chế tạo nên sự gặp gỡ giữa người mua (người có cầu) và người bán (người có cung) đối với một hàng hoá, dịch vụ cụ thể nào đó (Cambell, 1987). - Theo quan điểm marketing: thị trường là một khu vực hoặc một vị trí (cả thực và ảo) nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng và họ có sự giao tiếp với nhau, nơi mà điều kiện cung và cầu hoạt động, làm cho hàng hoá được dịch chuyển tới vị trí yêu cầu Đặc trưng cơ bản của thị trường nông sản và thực phẩm - Thực phẩm là một sản phẩm dùng để nuôi sống con người - Bản chất sinh học của sản xuất nông nghiệp - Tính mùa vụ trong kinh doanh - Sự không ổn định của thời tiết - Đa dạng về loại hình sản xuất kinh doanh - Đa dạng về cấu trúc thị trường - Có quan hệ chặt chẽ với khu vực nông thôn - Sự can thiệp của chính phủ Tự do là tâm điểm cần được xem xét trong thị trường cạnh tranh của nông sản và thực phẩm (1) Người tiêu dùng tự do lựa chọn thực phẩm gì họ mong muốn được sử dụng; (2) Các doanh nghiệp tự do phát triển sản phẩm mới và thị trường cho sản phẩm mới đó; (3) Tự do để các doanh nghiệp mới tham gia ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm; (4) Người nông dân tự do ra quyết định sản xuất sản phẩm gì, sản xuất sản phẩm đó như thế nào, tiêu thụ sản phẩm đó ở đâu và khi nào;
- (5) Người bán và người mua tự do mặc cả và đi đến sự trao đổi mang lại lợi ích cho cả hai bên. Một số hình thức cạnh tranh trong ngành thực phẩm - Cạnh tranh sản phẩm - Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp - Cạnh tranh nhãn mác hàng hoá - Cạnh tranh giữa các vùng - Cạnh tranh quốc tế - Cạnh tranh thể chế tổ chức - Cạnh tranh về chức năng nhiệm vụ - Cạnh tranh chiều ngang - Cạnh tranh theo chiều dọc - Cạnh tranh theo giá và cạnh tranh không theo giá Giá cả trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo - Giá cân bằng: là giá mà lượng cung bằng lượng cầu - Giá thị trường thực tế xấp xỉ là giá cân bằng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo - Giá trao đổi thực tế lệch với giá cân bằng Cách 1: giá trao đổi trung bình được xem là giá cân bằng Cách 2: các cuộc giao dịch thành công được thực hiện liên tiếp có xu hướng đến điểm cân bằng Giá cả trong thị trường độc quyền hoàn hảo + Điều kiện độc quyền: - Có thể xác định được hai hay nhiều nhóm người mua (thị trường) có độ co giãn cầu với giá khác nhau. - Thị trường bị ngăn cách hiệu quả không cho dòng hàng hoá di chuyển giữa các thị trường; không thể mua sản phẩm ở thị trường có giá thấp và bán kiếm lời ở thị trường có giá cao. Thị trường nông sản và thực phẩm quốc tế Vai trò của thương mại quốc tế: • Một cách mở rộng thị trường cho người sản xuất • Động lực cho việc tăng năng suất và sản lượng trong nông nghiệp • Ảnh hưởng tới khối lượng, chủng loại và giá nông sản đối với người tiêu dùng • Đóng vai trò trong ngoại giao quốc tế và quan hệ đối ngoại • Làm cho các quốc gia phụ thuộc lẫn nhau Lý do các nước tham gia thương mại quốc tế - Lợi thế so sánh (Ricardo, 1817) - Động lực lợi nhuận cho các nước chuyên môn hoá sản xuất một số sản phẩm hàng hoá nào đó để bán sang nước khác mà ở đó họ chuyên môn hoá một số sản phẩm khác - Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trên toàn thế giới
- - Bán những sản phẩm có lợi thế so sánh để đổi lấy những sản phẩm không có lợi thế so sánh đôi khi còn được gọi là sản xuất gián tiếp (indirect production) Vấn đề cần quan tâm khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế - Chi phí và lợi ích của hoạt động thương mại - Đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp thực phẩm toàn cầu - Những vấn đề đặt ra cho chính sách thương mại nông sản và thực phẩm - Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đối lập với việc tự do hoá thương mại quốc tế Chương IV THỊ TRƯỜNG KỲ HẠN CHO NÔNG SẢN VÀ THỰC PHẨM Mục tiêu - Nắm được các khái niệm thị trường của những hợp đồng; - Giới thiệu những khái niệm về việc hình thành giá cả và mối quan hệ của các loại giá giữa các loại thị trường (thị trường hàng thực và thị trường kỳ hạn); - Tìm hiểu cơ chế hình thành và hoạt động của thị trường kỳ hạn Giá thực và giá kỳ hạn Giá Thực Giá kỳ Hạn - Giá được trả trực tiếp bằng -Được hình thành dựa trên các hợp tiền mặt hoặc giá tại hiện đồng để phân phối một lượng trường phản ánh giá trị của hàng hoá cố định (và với một chất hàng hoá được bày bán trao lượng xác định), tại vị trí đã được đổi tức thì xác định, vào một ngày cụ thể nào - Giá thực phản ánh những đó ở tương lai. đặc trưng riêng có của mỗi cuộc mua bán như chất lượng và vị trí mua bán hàng hoá. Hợp đồng kỳ - Một hợp đồng kỳ hạn là một hợp đồng có tính pháp lý, được thi hành bởi các quy định trao đổi buôn bán phân phối hay chấp nhận phân phối một khối lượng hàng hoá xác định trong một tháng cụ thể với một giá xác định. - Ví dụ, vào ngày 1/10/2007 thương gia A mua một hợp đồng gạo tháng 5/2008 (5.000 kg) với giá 3750 đồng/kg từ thương gia B. Hai người mua bán này thực hiện trách nhiệm pháp lý vào tháng 10/2007 để giao nhận gạo thực tế ở tháng 5/2008.
- Hợp đồng quyền chọn (options contracts> - Từ 1984 có thể mua và bán những hợp đồng quyền chọn đối với một số nông sản ở thị trường kỳ hạn. - Một lệnh quyền bán (put) mang tới cho người mua quyền chọn một vị thế ngắn hạn trong một hợp đồng kỳ hạn. - Một lệnh quyền mua (call option) mang lại cho người mua có quyền mua ở thị trường kỳ hạn (với một vị thế dài hạn) ở một giá xác định trong một khoảng thời gian quy định. Xây dựng giá cho các hợp đồng kỳ hạn Đối tượng tham gia trên sàn giao dịch (1) Các nhà kinh doanh trên sàn (floor traders) mua và bán bằng sử dụng tài khoản riêng, bao gồm người rào chắn (hedgers) và người đầu cơ (speculators) (2) Người môi giới (brokers) kinh doanh cho các đối tượng khác. Khái niệm về rào chắn và đầu cơ - Rào chắn là thiết lập một vị thế trong tương lai đối lập hoàn toàn với vị thế ở thị trường hiện tại. Ví dụ: một nhà kinh doanh ngũ cốc bán hợp đồng kỳ hạn khi ông ta mua ngũ cốc để dự trữ. Sau đó, khi ngũ cốc được bán, thì nhà kinh doanh đó thay toàn bộ vị thế gốc bằng việc mua số lượng hợp đồng kỳ hạn tương ứng. Người nông dân dự tính về sản lượng sản xuất và lượng tiêu thụ đậu tương. Kiểu rào chắn này được gọi là rào chắn theo dự báo - Nhà đầu cơ giành lấy những vị thế trong tương lai với kỳ vọng là tạo ra lợi nhuận khi thay đổi giá. Nhà đầu cơ nhỏ (scalper) hoặc nhà kinh doanh theo ngày (day trader), nhà kinh doanh vị thế (position trader) và nhà đầu cơ mở rộng (spreader). Nhà đầu cơ - Nhà đầu cơ nhỏ (đầu cơ chớp nhoáng) là những nhà đầu cơ chuyên nghiệp buôn bán thường xuyên và giữ vị thế chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Họ cung cấp lượng tiền mặt chủ yếu trên thị trường. - Các nhà kinh doanh vị thế mua hoặc bán kỳ hạn dựa vào kỳ vọng của họ về sự thay đổi mức giá. Nếu nhà kinh doanh cho rằng giá sắp tăng, thì ông ta mua hợp đồng kỳ vọng bán sau với giá cao hơn. - Các nhà đầu cơ mở rộng mua một hợp đồng kỳ hạn, đồng thời bán một hợp đồng khác. Điều này được thực hiện là do kỳ vọng về một sự thay đổi giá tương đối giữa các hợp đồng khác nhau. Xác định giá kỳ hạn - Giả sử lượng dữ trữ cuối kỳ là (I1) là một hàm của lượng dự trữ ban đầu (Io) cộng với lượng được sản xuất trong kỳ (S1) trừ đi lượng tiêu dùng trong kỳ (D1). Phương trình có dạng, I1 = Io+S1-D1. - Chênh lệch giá kỳ hạn và giá thực (giá cơ sở) đôi khi được gọi là giá bảo quản
- Chức năng của thị trường hàng hoá kỳ hạn Rào chắn (Hedging) ở thị trường kỳ hạn: - Phân bổ tạm thời những hàng hoá được sản xuất theo mùa vụ; - Chuyển rủi ro; - Rào chắn cho hoạt động kinh doanh và rào chắn thu nhập; - Rào chắn trước mùa vụ bằng việc sử dụng thị trường kỳ hạn; - Rào chắn trước mùa vụ bằng việc sử dụng quyền chọn. Đầu cơ trên thị trường kỳ hạn - Chức năng của nhà đầu cơ: đóng góp tiền mặt và thông tin cho quá trình hình thành giá - Cung dịch vụ đầu cơ - Ảnh hưởng của mua bán kỳ hạn đến giá thực: buôn bán kỳ hạn có thể dẫn đến động thái giá cả bất thường trong giai đoạn ngắn hạn, nhưng nhìn chung buôn bán kỳ hạn làm giảm sự biến động giá cả, hoặc ít nhất không làm cho nó tăng; - Gian lận giá cả và những quy định: gian lận trong lúc thực hiện hợp đồng và gian lận thời điểm kết thúc hợp đồng. Yếu tố dẫn đến thành công của thị trường kỳ hạn - Một thị trường thành công là thị trường đáp ứng được nhu cầu kinh tế, có thuộc tính thường được đo gián tiếp bởi khối lượng hàng hoá mua bán; - Tính khả thi về mặt kỹ thuật và nhu cầu kinh tế + Tính khả thi về mặt kỹ thuật liên quan đến viết các điều khoản hợp đồng (các hợp đồng cho một thị trường cụ thể là phải giống nhau) không tạo ra thuận lợi đặc biệt nào cho người bán hoặc người mua + Tính khả thi kinh tế liên quan tới cầu tiềm năng cho việc rào chắn dài hạn và ngắn hạn, và thị trường kỳ hạn có thể đáp ứng được cầu với chi phí thấp hay không
- Chương V PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ NÔNG SẢN VÀ THỰC PHẨM Mục tiêu: - Giải thích sự chênh lệch giá liên quan tới các dịch vụ marketing, phẩm cấp hoặc chất lượng, không gian và thời gian; - Phân tích chênh lệch giá (giá trị biên marketing); - Cung cấp những công cụ phân tích biến động giá. Biên marketing nông sản và thực phẩm Khái niệm biên marketing (marketing margin) - Là chênh lệch giữa giá mà người tiêu dùng phải trả và giá người sản xuất nhận - Là tổng giá của tất cả các dịch vụ marketing Sự thay đổi giá trị biên marketing - Hàm cầu và cung dẫn suất dịch chuyển do chi phí của các dịch vụ marketing thay đổi; - Sự thay đổi chi phí marketing đơn vị; - Đường cầu cơ bản dịch chuyển do việc áp dụng dịch vụ mới; - Tác động của một sản phẩm mới lên mối quan hệ cầu cơ bản và cầu dẫn suất của những sản phẩm liên quan hoặc thay thế nhau thường rất phức tạp. Phân tích giá cả liên quan tới chất lượng * Khái niệm phẩm cấp - Phẩm cấp tiêu chuẩn thường được xây dựng bởi một tổ chức chính phủ phù hợp với điều kiện của người sản xuất, người tiêu dùng và các doanh nghiệp marketing. - Phẩm cấp không chính thức thường do các thành viên của ngành công nghiệp xác lập lên. * Quyết định trong xây dựng phẩm cấp - Xác định được thuộc tính của SP - Thông tin về thuộc tính đó (sử dụng, miêu tả, …) * Vai trò - Tạo cho thị trường hoạt động hiệu quả
- - Làm rõ thông tin sẵn có cho người bán và người mua Mối quan hệ của cung với chất lượng - Tỷ lệ của các phẩm cấp khác nhau được sản xuất trong một vụ nào đó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chẳng hạn như thời tiết hoặc sâu bệnh. - Phẩm cấp khác nhau của một hàng hoá nào đó cũng thay đổi theo hàng năm. - Các hàng hoá trong bảo quản chế biến cũng có thể giảm chất lượng theo thời gian dự trữ. Mối quan hệ giá cả theo không gian Khái Niệm Mối quan hệ giá cả theo không gian được xác định chủ yếu bởi chi phí chuyển dịch (transfer cost) giữa các vùng trong những điều kiện cạnh tranh. Chi phí chuyển dịch bao gồm cả chi phí bốc dỡ, vận chuyển. Nguyên tắc (1) Chênh lệch giá giữa hai vùng (hoặc hai thị trường) khi có trao đổi thương mại với nhau bằng đúng chi phí chuyển dịch. (2) Chênh lệch giá giữa hai vùng (hoặc hai thị trường) khi không có trao đổi thương mại với nhau nhỏ hơn hoặc bằng chi phí chuyển dịch. Biên giới thị trường Khái niệm Tập hợp những điểm mà người sản xuất ở đó nhận được giá bán sản phẩm là như nhau khi họ bán sản phẩm ở các thị trường khác nhau Biến động giá cả theo thời gian - Biến động giá trong ngắn hạn - Biến động giá theo mùa vụ - Biến động giá cả hàng năm - Giá theo xu hướng - Biến động theo chu kỳ Biến động giá trong ngắn hạn - Thay đổi giá theo tuần, theo ngày thậm chí theo thời gian trong ngày. - Do thay đổi lượng mua trên thị trường. - Sự biến động cầu hàng ngày thường ít hơn so với cung. - Thay đổi về cầu thường xảy ra trong những trường hợp đột biến như những thông tin về chất lượng sản phẩm kém, hoặc thay đổi về xuất khẩu, v.v. - Hợp đồng mua bán giữa người bán và người mua với một giá cố định là một cách tốt để giảm sự biến động giá ngắn hạn. Biến động giá theo năm - Trong nông nghiệp, một yếu tố cơ bản làm biến động giá hàng năm đó là sự thay đổi cung - Biến động giá hàng năm của sản phẩm từ trồng trọt thường lớn hơn giá của sản phẩm từ chăn nuôi Giá theo xu hướng
- - Xu hướng của giá nông sản liên quan tới lạm phát và thiểu phát chung của nền kinh tế, sự thay đổi sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng, tăng dân số và thu nhập và sự thay đổi kỹ thuật công nghệ sản xuất - Phản ứng trễ cũng là một yếu tố thay đổi dài hạn hơn các biến kinh tế Biến động theo chu kỳ - Một chu kỳ thường được lặp đi lặp lại theo thời gian. Ví dụ hạn hán làm giảm cung và tăng giá. Khi giá cao làm cho người sản xuất tìm cách tăng sản lượng ở thời kỳ tiếp theo, điều này dẫn đến kết quả giá thấp hơn. Do giá thấp lại tác động đến sản lượng giảm và cứ như vậy lặp đi lặp Nhận xét về sự biến động giá cả theo thời gian - Bản chất sinh học của quá trình sản xuất nông nghiệp - Sự phản ứng chậm trễ - Tính ít co giãn đối với giá của cả cung và cầu
- Chương VI ĐỊNH GIÁ NÔNG SẢN VÀ THỰC PHẨM Mục tiêu: - Nắm được bản chất và tầm quan trọng của giá cả đối với các tác nhân thị trường; - Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các phương pháp định giá; - Hiểu các phương pháp định giá và phạm vi áp dụng của nó. Yếu tố ảnh hưởng tới quyết định giá sản phẩm Khái niệm Lợi nhuận = Doanh thu (Giá x Lượng tiêu thụ) –Tổng chi phí (chi phí cố định + chi phí biến đổi) - Giá ảnh hưởng trực tiếp theo phương trình bởi vì nó là yếu tố chính; - Giá ảnh hưởng gián tiếp bởi nó là yếu tố xác định lượng tiêu thụ; - Giá ảnh hưởng đến tổng chi phí thông qua việc nó ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ. Các yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp định giá +Yếu tố bên trong - Mục tiêu chung và mục tiêu marketing của DN; - Chi phí; - Chiến lược marketing hỗn hợp; - Các vấn đề tổ chức và quản lý + Yếu tố bên ngoài - Thị trường: cạnh tranh, khách hàng và người tiêu dùng; - Môi trường: kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính, giá nguyên liệu thô; sự thay đổi về năng suất lao động và chi phí lao động, tỷ lệ lạm phát; sự thay đổi chính sách của chính phủ đối với thuế giá trị gia tăng; sử dụng biện pháp quản lý giá; và sự biến động về tỷ giá hối đoái; - Quy định và luật pháp: ấn định giá, ép giá, định giá lừa bịp, bán phá giá Các phương pháp định giá - Thoả thuận cá nhân - Đấu giá
- - Định giá dựa trên thoả thuận tập thể - Định giá dựa trên những quyết định của doanh nghiệp Thoả thuận cá nhân - Dựa trên những thoả thuận cá nhân giữa người mua và nông dân không cần một thị trường chính thức - Giá được thoả thuận sẽ xấp xỉ là giá cân bằng trong thị trường cạnh tranh nếu người mua hoặc người bán không chiếm ưu thế trên thị trường hoặc thông tin cụ thể có sẵn cho tất cả các bên - Phụ thuộc năng lực trong mặc cả và những kỹ năng mua bán của các tác nhân tham gia. Đấu giá - Thị trường mua bán sản phẩm theo hàng mẫu (đấu giá) và thương mại điện tử - Hợp đồng kỳ hạn Thị trường đấu giá - Cho phép định giá không dựa trên sự chi phối bởi cá nhân người bán hoặc người mua - Định giá dựa trên cân bằng cung cầu ngắn hạn - Giá được thiết lập xấp xỉ với giá cân bằng nếu thoả mãn các điều kiện sau Điều kiện - Lượng hàng hoá giao dịch lớn - Chất lượng sản phẩm tiêu thụ trong các cuộc giao dịch phải đại diện cho một khối lượng lớn sản phẩm được sản xuất ra - Số lượng người mua bán đủ lớn tham gia vào việc giao dịch để tránh sử dụng mánh khoé cá nhân trong việc giao dịch - Thông tin không bị sai lệch và đầy đủ về việc cung cấp hàng hoá và về các yếu tố ảnh hưởng tới cầu hàng hoá được giao dịch Thương mại điện tử - Thương mại điện tử cho phép chuyển hàng hoá trực tiếp từ người bán tới người mua không cần phải thu gom để đưa đến một thị trường trung tâm - Quá trình thương mại điện tử được thực hiện nếu thoả mãn các điều kiện sau Định giá bằng thoả thuận tập thể - Do không thoả mãn với mức giá bằng thoả thuận cá nhân cũng như những yếu tố thương mại khác - Các hợp tác xã hoặc hiệp hội phải kết hợp với các biện pháp khác để hạn chế việc tiêu thụ hoặc chuyển một phần cung sang thị trường khác * Ưu điểm - Dễ tính toán - Có hiệu quả khi sự biến động giá ít ảnh hưởng tới doanh thu và khi doanh nghiệp không kiểm soát được giá
- - Áp dụng để bảo vệ người bán * Nhược điểm - Lợi nhuận không dựa trên doanh thu mà là dựa trên tổng chi phí và giá này không gắn với cầu thị trường - Ít có động lực để nâng cao hiệu quả bằng việc giảm chi phí và chi phí biên ít khi được phân tích - Muốn tăng giá bằng cách điều chỉnh chi phí và không có kế hoạch sử dụng nguồn lực dư thừa Phương pháp thặng giá (mark-up pricing) - Giá sản phẩm được xác định bằng việc tăng tỷ lệ phần trăm từ chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm * Ưu điểm - Tính toán đơn giản - Dễ hiểu - Giảm được tính cạnh tranh về khía cạnh xã hội cho cả người mua và người bán Phương pháp định giá dựa trên cầu hàng hoá Định giá hàng hoá cao khi cầu hàng hoá lớn và giá thấp khi cầu nhỏ. Bao gồm: - Định giá dựa trên kiểu “hớt váng” - Định giá dựa trên sự thâm nhập - Định giá theo từng bước - Định giá theo tâm lý của khách hàng - Định giá theo lô sản phẩm Định giá ”hớt váng” - Doanh nghiệp đã lợi dụng suy nghĩ của một số người tiêu dùng sẵn sàng trả với mức giá cao hơn, bởi vì họ cho rằng sản phẩm đó có giá trị cao. - Phương pháp này thường được áp dụng trong các điều kiện như: (1) có đủ người mua và cầu của họ là không co giãn; và (2) có ít nguy cơ khi giá cao sẽ kích thích các đối thủ cạnh tranh. - Ưu điểm: thường giảm giá dễ hơn là tăng giá nếu mắc lỗi trong định giá; và khi giá cao hơn thường có cảm giác là sản phẩm có chất lượng cao hơn. - Nhược điểm: sẽ rủi ro nếu chất lượng thực tế không đúng. Định giá dựa trên sự thâm nhập - Giá thâm nhập là giá sản phẩm thấp nhằm khuyến khích mở rộng thị truờng và có thể tăng thị phần sản phẩm ở một thị trường nhất định. - Những điều kiện thích hợp để định giá sản phẩm thấp: (1) phản ứng một cách nhạy cảm của thị trường khi giá cao; (2) chi phí đơn vị sản phẩm trong sản xuất, phân phối và khuyến mại giảm khi tăng sản lượng; và (3) giá thấp sẽ không khuyến khích sự cạnh tranh thực tế cũng như tiềm ẩn. - Phương pháp này thường được sử dụng trong các siêu thị để giới thiệu sản phẩm mới (sữa chua, củ quả sấy khô, v.v…)
- Định giá theo từng bước - Định giá theo cách “hớt váng” - Định giá theo sự thâm nhập khi sản xuất với khối lượng lớn Định giá theo tâm lý của khách hàng - Giá cả còn thể hiện khía cạnh tâm lý nếu nó ảnh hưởng đến sự phản ứng của khách hàng đối với một sản phẩm - Người bán trong trường hợp này cố tình tạo ra ảo giác về giá trong ý nghĩ của người mua - Khuyến khích việc mua bán được dựa trên tình cảm hơn là sự phản ứng của lý trí. - Phương pháp + Định giá theo những con số chẵn-lẻ + Định giá theo dòng sản phẩm + Định giá dựa trên uy tín: (i) có sự khác nhau rõ rệt về chất lượng giữa các sản phẩm; (ii) người tiêu dùng thông thường không thể đánh giá được sự khác nhau về chất lượng sản phẩm; (iii) mức độ rủi ro cao khi ra quyết định không đúng và làm ra sản phẩm với chất lượng kém; (iv) sản phẩm nằm trong tay những người có tác động đến người mua. + Định giá theo giá truyền thống (giá đã xác lập trên thị trường) Định giá theo lô sản phẩm - Theo cách này việc định giá dựa trên lô (giỏ) sản phẩm khi bán cho khách hàng - Khi đó giá của một lô (giỏ) sản phẩm sẽ nhỏ hơn (hoặc lớn hơn) tổng giá khi bán riêng lẻ từng sản phẩm trong lô (giỏ) Định giá theo giá của đối thủ cạnh tranh - Được áp dụng khi không xác định được đường cầu, độ co giãn giá, hoặc chi phí đơn vị sản phẩm - Có hai cách định giá dựa trên cạnh tranh đó là định giá theo sau người đứng đầu và đấu giá cạnh Điều chỉnh giá +Giá chiết khấu và thưởng qua giá - Chiết khấu theo số lượng - Chiết khấu theo mùa vụ - Chiết khấu thương mại (bán buôn, bán lẻ) - Chiết khấu tiền mặt (khi thanh toán nhanh) - Thưởng cho khách hàng - Định giá theo khu vực địa lý
- Chương VII SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO TRƯỜNG, GIÁ CẢ NÔNG SẢN VÀ THỰC PHẨm Mục tiêu: - Biết cách đánh giá tác động kinh tế của các cách thức can thiệp vào thị trường và giá cả của chính phủ; - Nắm được những nguyên tắc kinh tế được sử dụng để dự báo các tác động trong can thiệp của Chính phủ đến thị trường nông sản và thực phẩm. Mục đích can thiệp của chính phủ - Hỗ trợ hoặc làm tăng thu nhập trong nông nghiệp; - Bảo vệ hoặc duy trì kinh tế hộ nông dân và tạo việc làm trong nông thôn; - Để đạt được khả năng tự cung tự cấp lương thực, thực phẩm và nông sản khác để giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu; - Giảm giá và hạn chế sự biến động thu nhập; và - Ổn định chi tiêu của người tiêu dùng hoặc tăng tiêu dùng về nông sản và thực phẩm khác. Các phương pháp trực tiếp và gián tiếp tác động tới giá nông sản - Đặt mức tối thiểu hoặc can thiệp vào giá mua - Cho vay để hỗ trợ giá - Giá được bảo lãnh hoặc giá mục tiêu được thực hiện một cách có hiệu quả thông qua việc thanh toán của chính phủ - Hỗ trợ xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp (tín dụng để đảm bảo chi phí thấp, cho không, viện trợ lương thực, v.v…) - Xây dựng kế hoạch giảm cung - Xây dựng nhiều giá hoặc chương trình đa dạng hoá cung - Trợ cấp lương thực thực phẩm trong nước, và chương trình phân phối lương thực
- - Hàng rào thuế quan, áp đặt mức thuế, hạn ngạch nhập khẩu hoặc hạn chế lượng nhập khẩu Các công cụ chính sách - Giá trần và giá sàn (thường được kết hợp bởi nhiều biện pháp) - Thả lỏng nhập khẩu - Mở kho dự trữ của chính phủ - Cấm xuất khẩu Tác động kinh tế của các phương pháp đưa ra để tăng hoặc hỗ trợ giá nông sản - Hàng rào thuế quan, mức thuế suất thay đổi và hạn ngạch nhập khẩu - Hỗ trợ xuất khẩu - Khoản vay trợ giá và chính phủ thu mua - Hạn chế sản xuất hoặc hạn chế tiêu thụ - Thanh toán khoản thiếu hụt - Biện pháp bảo quản dự trữ - Các phương pháp khác để bình ổn giá cả trong nước
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương 1. Những vấn đề lý luận về cạnh tranh, chiến lược cạnh tranh và tăng cường năng lực cạnh tranh ngân hàng
62 p | 661 | 307
-
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KINH TẾ QUỐC TẾ - CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
22 p | 1421 | 131
-
CHƯƠNG V: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
12 p | 342 | 111
-
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ KINH TẾ QUỐC DÂN 3
5 p | 306 | 106
-
SLIDE MARKETING CĂN BẢN - CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA MARKETING
15 p | 317 | 72
-
CHƯƠNG 1. CUNG CẦU HÀNG HÓA VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
84 p | 377 | 70
-
Bài giảng kinh tế học đại cương - Bài 6: Người tiêu dùng, người sản xuất và hiệu quả của thị trường
38 p | 308 | 60
-
Bài giảng kinh tế học đại cương - Bài 10: Hàng hoá công cộng và các nguồn lực cộng đồng
13 p | 317 | 33
-
Các chiến lược định giá phức hợp sản phẩm
19 p | 177 | 19
-
Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành thủy sản bằng việc nâng cao chất lượng nuôi trồng và chế biến - 2
8 p | 103 | 18
-
CHƯƠNG II. CÂU CUNG VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
16 p | 176 | 13
-
TUYỂN CHỌN ĐỀ THI VẬT LÝ NĂM 2011 - BÙI GIA NỘI - 5
25 p | 132 | 13
-
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ - QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - 8
21 p | 135 | 11
-
Bài giảng - CHƯƠNG 4: Vận dụng Giá cả Thị trường để Định giá
18 p | 87 | 8
-
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ - QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - 4
23 p | 71 | 6
-
Nguồn Tài Nguyên
23 p | 69 | 5
-
Chuyển dịch trong xuất nhập khẩu linh kiện điện tử ở Việt Nam - 4
12 p | 84 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn