intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương văn hóa kinh doanh

Chia sẻ: Quynh Ly | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

992
lượt xem
108
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“ Kinh tế lạc hậu thì văn hoá cũng lạc hậu theo”. Hãy bình luận câu nói trên. Bạn nghĩ gì về xây dựng nếp sống văn minh ở Việt Nam hiện nay? 2/ Để hội nhập và phát triển cùng thế giới, theo Anh ( Chị ) chúng ta cần phải bỏ những thói quen xấu nào? Theo bạn những tác phong và thói quen nào được cho là văn minh và chúng ta cần phải học tập? 3/Văn hoá kinh doanh là gì? Nêu các nhân tố cấu thành văn hoá kinh doanh? Có mấy tiêu thức...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương văn hóa kinh doanh

  1. lý thuyết  1/“ Kinh tế lạc hậu thì văn hoá cũng lạc hậu theo”. Hãy bình luận câu nói trên. Bạn nghĩ gì về xây dựng nếp sống  văn minh ở Việt Nam hiện nay?    2/ Để hội nhập và phát triển cùng thế giới, theo Anh ( Chị ) chúng ta cần phải bỏ những thói quen xấu nào? Theo  bạn những tác phong và thói quen nào được cho là văn minh và chúng ta cần phải học tập?  3/Văn hoá kinh doanh là gì? Nêu các nhân tố cấu thành văn hoá kinh doanh? Có mấy tiêu thức phân loại các  nhân tố cấu thành văn hoá kinh doanh? Phân tích ý nghĩa của việc phân loại các nhân tố cấu thành văn hoá kinh  doanh những tiêu thức đó?    4/Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc hình thành văn hoá kinh doanh của chủ thể kinh doanh? Theo Anh  ( Chị ) nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất? 5/“ Ham học hỏi, khả năng tiếp thu nhanh song ít khi học đến đầu đến cuối nên kiến thức không hệ thống, mất cơ  bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam( nhỏ học vì gia đình, lớn học vì sĩ  diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê )”. Anh ( Chị ) hãy bình luận về nhận định trên? 6/Phân tích các nội dung chính và hình thức thể hiện của một văn bản triết lý doanh nghiệp? 7/Hãy phân tích vai trò của triết lý doanh nghiệp trong sự phát triển của doanh nghiệp đó? Lấy ví dụ cụ thể để  chứng minh?   8/Vì sao nói triết lý doanh nghiệp là trụ cột của văn hoá doanh nghiệp? Lấy ví dụ về một doanh nghiệp cụ thể mà  bạn biết? 9/Bình luận về triết lý kinh doanh của dân tộc ta trong một câu tục ngữ hoặc ca dao mà bạn tâm đắc nhất? 10/ Giải pháp nào để phát huy triết lý kinh doanh ở nước ta hiện nay? Lấy ví dụ cụ thể minh họa?  11/Hãy cho biết mối quan tâm ưu tiên nhất của các đối tượng hữu quan của một doanh nghiệp? Hãy dự đoán khả  năng mâu thuẫn quyền lợi giữa các bên hữu quan? 12/ Hãy phân tích vai trò của đạo đức kinh doanh đối với các doanh nghiệp Việt Nam? Cho ví dụ minh họa đối với  DN cụ thể mà bạn biết? 13/ Hãy trình bày về cách tiếp cận của algorithm đạo đức? những ưu điểm và hạn chế của algorithm đạo đức là  gì? 14/ Hãy trình bày các bước xây dựng một chương trình tuân thủ đạo đức? Lấy ví dụ minh họa thực tế 15/ Hãy phân tích các vấn đề đạo đức kinh doanh chính trên toàn cầu? 16/ “ Nghệ thuật giao tiếp ứng xử”  là một trong phong cách lãnh đạo của nhà quản trị doanh nghiệp. Anh ( chị )  hãy bình luận về câu nói trên? Liên hệ với một doanh nghiệp tại Việt Nam mà bạn biết? 17/ “ Khả năng đánh giá và giải quyết vấn đề sắc sảo; Tinh thần làm việc tận tuỵ; Bản lĩnh chỉ huy ” được thể hiện  trong phong cách lãnh đạo của nhà quản trị doanh nghiệp. Hãy lấy ví dụ về một doanh nghiệp và phân tích các  yếu tố đó? 18/Hãy phân tích các yếu tố : Cầu thị; Tôn trọng pháp luật và Đề cao văn hoá tổ chức trong đạo đức doanh nhân?  Liên hệ với các doanh nghiệp tại Việt Nam?   19/Hãy phân tích hệ thống tiêu chuẩn đánh giá văn hoá doanh nhân của Việt Nam? Tại sao cần có các tiêu  chuẩn đó trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp? 20/ Theo Anh ( Chị ) năng lực của doanh nhân được thể hiện bằng những yếu tố nào? Hãy phân tích các yếu tố  đó?      Hãy trả lời đúng (Đ) hoặc sai (S) và giải thích ngắn gọn những nhận định sau:   1. Kinh tế lạc hậu thì văn hóa doanh nhân cũng lạc hậu theo. 2. Cấp độ thứ hai của văn hóa doanh nghiệp là những giá trị được chấp nhận.
  2. 3. Văn hóa góp phần làm cho thương hiệu của doanh nghiệp có chiều sâu hơn. 4. Đạo đức kinh doanh mang tính cưỡng bức, cưỡng chế hành vi của các chủ thể kinh doanh. 5. Các vật kiến trúc, công nghệ, sản phẩm hay các văn bản của doanh nghiệp là những yếu tố thuộc cấp độ thứ  nhất của văn hóa doanh nghiệp 6. Văn hóa giúp cho khách hàng tin tưởng hơn và cảm nhận một cách sâu sắc hơn về thương hiệu của doanh  nghiệp. 7. Khi đàm phán và thương lượng với các đối tác nước ngoài thì phải nắm bắt được văn hóa của các quốc gia đó. 8. Văn hóa là một hệ điều tiết quan trọng đối với lối sống và hành vi của mỗi doanh nhân và ảnh hưởng đến việc  hình thành văn hóa doanh nhân. 9. Phạm vi điều chỉnh và ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh hẹp hơn là luật pháp kinh doanh. 10. Doanh nhân là người sáng tạo ra sản phẩm, dịch vụ, phương thức sản xuất mới góp phần thúc đẩy sự phát  triển. 11. Văn hóa doanh nghiệp giúp cán bộ công nhân viên có thêm lòng tin và sự nhiệt huyết khi làm việc. 12. Sự kích thích về tinh thần không phải là biện pháp để tạo hứng khởi làm việc của cán bộ công nhân viên trong  doanh nghiệp. 13. Không nên có thái độ ganh đua nhau không lành mạnh với đồng nghiệp trong doanh nghiệp. 14. Tính trung thực, tôn trọng con người là các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh. 15. Mở rộng tìm kiếm thị trường, giao lưu kinh tế văn hóa xã hội không phải là nhiệm vụ của doanh nhân. 16. Sự phân cấp quyền lực ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành văn hóa doanh nghiệp. 17. Lãnh đạo doanh nghiệp cần tránh việc dùng người khi không làm được việc mà chỉ là vì đó là người thân. 18. Kiểu văn hóa gia đình là nhấn mạnh đến thứ bậc và có định hướng về cá nhân.
  3. 19. Đạo đức kinh doanh giúp các chủ thể kinh doanh làm theo khuôn khổ pháp luật và đi theo chiều hướng tích  cực hơn tiêu cực. 20. Trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay triết lý tiêu cực phát huy tác dụng trong hoạt động của các doanh  nghiệp. 21. Đạo đức kinh doanh có nghĩa là gắn lợi ích của DN với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả  gắn liền với trách nhiệm xã hội. 22. Năng lực của doanh nhân là nhân tố quyết định đến sự hình thành văn hóa doanh nhân. 23. Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần bắt nguồn từ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. 24. Lãnh đạo doanh nghiệp nên tránh việc dùng người khi đó là những người có năng lực thực sự trong công việc. 25 Xác định một kế hoạch rõ ràng và một định hướng dài hạn cho doanh nghiệp là một trong những tố chất của   doanh nhân. 26 Hình thức thể hiện của triết lý kinh doanh có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. 27. Để phát huy triết lý kinh doanh của các DNVN thì cần phải tăng cường công tác giảng dạy và quảng bá về triết  lý kinh doanh. 28. Sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa có chất lượng cho xã hội là việc DN thể hiện trách nhiệm xã hội đối với  khía cạnh kinh tế. 29. Văn hóa là một hệ điều tiết quan trọng đối với lối sống và hành vi của mỗi doanh nhân và ảnh hưởng đến việc  hình thành văn hóa doanh nhân. 30. Nhà lãnh đạo hay những sáng lập viên không đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành văn hóa doanh  nghiệp. 31. Người lao động nên sử dụng điện thoại thường xuyên khi làm việc để giảm bớt thời gian làm việc thực tế . 32. Đạo đức kinh doanh và pháp luật kinh doanh là 2 phạm trù giống nhau
  4. 33. Thực hiện đầy đủ các quy định về pháp lý cũng như các điều luật là việc DN thể hiện trách nhiệm xã hội đối  với khía cạnh pháp lý. 34. Môi trường kinh doanh không đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành lực lượng doanh nhân. 35. Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp có thể học hỏi từ các nền văn hóa khác. 36. Khuyến khích, tôn vinh các doanh nhân là một trong các biện pháp để phát huy sức mạnh của triết lý kinh  doanh. 37. Trong giai đoạn chín muồi của việc hình thành văn hóa doanh nghiệp thì không có sự thay đổi trong văn hóa  doanh nghiệp. 38. Trong thương lượng và đàm phán thì văn hóa kinh doanh không đóng vai trò gì trong việc thành công hay thất  bại. 39. Đạo đức kinh doanh giúp cho nhân viên trong DN yên tâm hơn trong công việc và sẵn sàng cống hiến sức lực  của mình cho DN. 40. Tố chất của doanh nhân được thể hiện trong việc thích ứng với môi trường và linh hoạt, nhậy cảm. 41. . Trong giai đoạn giữa của việc hình thành văn hóa doanh nghiệp thì vai trò của người sáng lập vẫn giữ vị trí  thống trị. 42. Năng lực của doanh nhân là nhân tố quyết định đến sự hình thành văn hóa doanh nhân. 43. . Đạo đức kinh doanh có nghĩa là gắn lợi ích của DN với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả  gắn liền với trách nhiệm xã hội. 44. Văn hóa kinh doanh là một công cụ để các doanh nghiệp bước qua rào  cản khi hội nhập kinh tế quốc tế. 45. Đạo đức kinh doanh góp phần làm tăng lợi nhuận của DN và làm tăng lòng tin của các nhà đầu tư vào DN đó. 46. Văn hóa, tâm lý cá nhân, kinh nghiệm cá nhân là những yếu tố làm nên phong cách doanh nhân. 47. Đối với người Việt Nam nói riêng và người phương đông nói chung khil giao tiếp trong đàm phán họ thường  nhìn thẳng vào người đối diện.
  5.    VĂN HÓA KINH DOANH_ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG   Kinh nghiệm của công ty cà phê Starbuck ủng hộ ý kiến rằng đối xử với nhân viên công bằng sẽ nâng cao năng  suất và lợi nhuận. Starbuck là công ty đầu tiên nhập khẩu hàng nông sản để phát triển những quy định bảo vệ  công nhân thu hái hạt cà phê tại các nước như Costa Rica. Starbuck đã đưa ra những lợi ích về y tế tuyệt vời và  kế hoạch cổ phần hoá sở hữu cho tất cả các nhân viên, ngay cả khi hầu hết họ đều là những công nhân làm việc  bán thời gian. Chính sách mang lại lợi ích cho công nhân của Starbuck mở rộng và tốn kém hơn nhiều so với đôi  thủ. Các nhân viên có vẻ đánh giá rất cáo những nỗ lực của công ty, kim ngạch hàng năm của công ty là 50% và  doanh thu, lợi nhuận tăng 50% một năm trong 6 năm liên tục. Một khách hàng của công ty có thể tin tưởng rằng  những người thu hoạch và chế biến cà phê được công ty đối xử một cách rất công bằng. Công ty cũng làm rõ với  các cổ đông là công ty phải tìm cách xây dựng các giá trị cho nhân viên của mình. Câu hỏi:       a/Hãy phân tích cách ứng xử của công ty Starbuck với nhân viên, để từ đó thấy được sự cam kết và   tận tâm của nhân viên với công ty này?  b/ Lấy ví dụ cụ thể của một công ty về sự cam kết và tận tâm của nhân viên với công ty?   Chiến lược quảng cáo của nhiều công ty đều nhằm vào đối tượng trẻ em vì tuy trẻ em không làm ra tiền nhưng lại  là động cơ quan trọng thúc đẩy cha mẹ tiêu tiền. Đặc biệt ngày nay với chính sách dân số ít nên các ông bố, bà  mẹ không tiếc tiền khi mua cho con. Lợi dụng đặc điểm này, nhiều nhà kinh doanh đã tấn công vào các em nhỏ  nhằm moi tiền của cha mẹ. Thâm độc hơn nhiều hãng sản xuất thuốc lá đã chuẩn bị cho thị trường tương lai của  mình bằng cách kích thích, quảng cáo, khuyến khích trẻ em hút thuốc. Họ biết rằng những trẻ em hút thuốc từ bé  sẽ trở thành người nghiện thuốc khi lớn lên và sẽ trở thành người phục vụ lợi ích cho chúng. Câu hỏi:      a/ Hãy phân tích và chỉ ra để thấy cách thức quảng cáo phi đạo đức của các công ty trong tình huống   trên?      b/ Từ đó đưa ra một ví dụ cụ thể về hình thức quảng cáo phi đạo đức của doanh nghiệp?     Sự việc xảy ra hôm 12/8/2007   khi ông Tân đưa vợ và con gái ra sân bay Tân Sơn Nhất đi Hà Nội. Sau khi hoàn  tất các thủ tục cần thiết, hai mẹ con chuẩn bị lên máy bay thì xảy ra sự cố. Bà Nguyễn Hải Yến, vợ ông Tân, bị  khuyến tật, không thể tự đi cầu thang lên máy bay như người bình thường mà phải sử dụng xe lăn. "Nhân viên sân  bay nằng nặc yêu cầu tôi trả thêm phí 50 USD (tương đương 808.000 đồng) cho dịch vụ xe lăn (wheelchair) vì vợ  tôi là người khuyết tật. Vì gần đến giờ khởi hành nên tôi chấp nhận trả thêm tiền cho vợ, mặc dù lâu nay chúng tôi  mua vé của Vietnam Airlines chưa bao giờ phải thanh toán khoản xe lăn", ông Tân kể. Theo ông Tân, vợ ông đã  trực tiếp mua vé tại đại lý bán vé máy bay, với giá 1.132.500 đồng. Con gái 6 tháng tuổi đi kèm cũng phải mua vé  với giá 210.000 đồng. Dù nhìn thấy vợ ông là người khuyết tật, nhưng nhân viên bán vé không tư vấn gì thêm về  phí dịch vụ hỗ trợ. Mọi việc chưa dừng lại ở đây, đến sân bay Nội Bài (Hà Nội), bà Yến bị nhân viên hàng không  yêu cầu phải tự đi bộ ra cửa vì nhà ga không có xe lăn. Trong khi đó bà Yến chỉ có một mình và trên tay đang bế  con nhỏ. Ông Tân bức xúc: "Đó là sự thiếu hỗ trợ của hãng dịch vụ đối với người khuyết tật, cũng như không làm  tròn trách nhiệm của mình vì chúng tôi đã trả phí cao cho toàn bộ dịch vụ ở 2 đầu sân bay".Vì lẽ đó, ông Tân đại  diện cho vợ, khởi kiện đòi Pacific Airlines trả lại 25 USD đã nộp cho chiều dịch vụ còn lại mà bà Yến không được  thụ hưởng. Ông nói, số tiền đòi lại không bao nhiêu, nhưng điều ông muốn làm qua việc khởi kiện Pacific Airlines  là yêu cầu hãng hàng không phải có trách nhiệm đầy đủ hơn với hành khách, đặc biệt là người khuyết tật. Phía Pacific Airlines cho rằng lỗi là do vợ chồng ông Tân khi mua vé máy bay đã không thông báo trước tình trạng  khuyết tật nên nhân viên bán vé không biết mà hướng dẫn. Hơn nữa, dịch vụ xe lăn là do đơn vị khác (là Xí nghiệp  thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất và Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài) cung cấp, chứ không phải của hãng.  Trưởng phòng dịch vụ của Pacific Airlines Nguyễn Kim Hải cho hay, khi nhận được phản ánh của khách hàng,  hãng đã rà soát lại toàn bộ quy trình mua vé, di chuyển ở 2 đầu sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài của bà Nguyễn 
  6. Hải Yến và con gái trên chuyến bay đi Hà Nội ngày 12/8. Hãng cho biết, bà Yến chỉ yêu cầu xe lăn khi làm thủ tục  check­in, và chấp nhận trả tiền cho dịch vụ này. Tại sân bay Nội Bài, do xe lăn không vào bên trong nhà ga, bà  Yến đã chống nạng tự đi, có tiếp viên giúp mang hành lý và bế em bé. Khi còn là hãng hàng không kinh doanh theo phương thức truyền thống, giá vé của Pacific Airlines cũng bao gồm  cả dịch vụ xe lăn cho những người tàn tật. Song từ khi chuyển qua hoạt động theo mô hình hàng không giá rẻ,  mọi chi phí dịch vụ được tách khỏi giá vé nên riêng xe lăn, khách hàng của hãng phải mua lại dịch vụ từ công ty  thứ 3 cung cấp tại sân bay. Hãng cho biết khách hàng là người khuyết tật đều phải mua dịch vụ xe lăn. Tiến sĩ Phạm Liêm Chính, thuộc Đoàn luật sư Hà Nội, vấn đề này không liên quan đến luật pháp mà thuộc về  hành vi ứng xử. Phía Pacific Airlines nên có lời xin lỗi với hành khách, đồng thời phải có quy chế rèn giũa nhân  viên của mình để họ ứng xử có văn hóa hơn. Câu hỏi:  a/  Tình huống trên đề cập đến những vấn đề nào của văn hóa kinh doanh?  b/ Với tư cách là  người đứng đầu Pacific Airlines, anh/ chị có thái độ với tình huống trên như thế nào? c/ Nếu được thuê làm tư vấn, anh/chị sẽ tư vấn cho Pacific Airlines để giải quyết vấn đề trên như thế nào?    Ngày vui gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO 11­7 cũng là ngày hơn 1 ngàn nhà đầu tư riêng lẻ của Việt  Nam bị lừa 10 triệu đôla. Chưa thực sự bước vào sân chơi lớn của thế giới, thế mà người dân TP.HCM đã bị sa vào  mê hồn trận của lợi nhuận, của công cụ tài chánh do các bàn tay phù thuỷ đạo diễn. Vụ lừa đảo này ước khoảng  10 triệu đô la với số nạn nhân được biết khoảng hơn 1 ngàn người, tất cả là cư dân TP.HCM, thuộc thành phần  giàu có với không ít là trí thức, nhân viên công ty nước ngoài. Cách thức lừa đảo của văn phòng đại diện Golden Rock là chiêu dụ khách hàng bỏ tiền đầu tư và uỷ quyền cho  Tan và Chan kinh doanh tiền tệ qua mạng, kiếm lời từ sự chênh lệch tỷ giá lên xuống giữa các đồng tiền trên thế  giới. Tan hứa hẹn tiền lời rất cao khoảng 14 tới 15% một tháng, rồi sau giảm còn 5% một tháng. chỉ với 5 ngàn đô  la tức khoảng 80 triệu đồng mà tiền lãi 250 đô la khoảng hơn 4 triệu, thì lãi suất năm là 60%. Nạn nhân bỏ tiền  cho Golden Rock là những người không hiểu gì về buôn tiền, môi giới tài chánh, kinh doanh tiền tệ quốc tế. Các  khách hàng bị lóa mắt bởi tiền lãi đã lao vào cuộc chơi, người ít nhất 5 ngàn 10 ngàn đô la, người nhiều nhất góp  vốn tới 200 ngàn đô la.Golden Rock lôi kéo ngừơi bỏ tiền bằng những lời nói chắc như đinh, công ty mẹ bên Thụy  Sĩ có nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới sẽ buôn bán ngoại tệ trên sàn giao dịch quốc tế để luôn bảo đảm mức  lời tối thiểu 5% sau khi đã trừ mọi chi phí.Golden Rock huy động được nhiều tiền đến nỗi từ một văn phòng nhỏ đã  bung ra thuê cả 4 tầng lầu của cao ốc 35 Nguyễn Huệ Quận 1 để làm trụ sở giao dịch.  Ngày 6/11 Ngân hàng Nhà Nước đã nắm tình hình, ông Trương Văn Phước Vụ trưởng vụ quản lý ngoại hối cho  biết đã chỉ đạo chi nhánh TP.HCM rà soát và thanh tra hoạt động của những công ty môi giới tiền tệ kiểu như  Golden Rock. Ngày 7/11 UBND TP.HCM đã ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra Văn phòng đại diện Golden  Rock. Tuy nhiên chưa kịp tiến hành, thì công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất đã báo về  là ngày 8­11 cho biết, trưởng  văn phòng đại diện công ty Golden Rock là Stanley Elliot Tan bỏ trốn, 10 triệu đô la huy động từ khách hành cũng  bốc hơi theo. Nhân vật này là một người Canada gốc Hoa, và văn phòng được cấp phép hoạt động ở TP.HCM từ  hơn 1 năm qua. Trưởng văn phòng Stanley Elliott Tan và giám đốc tài chánh Chan đã đáp máy bay rời khỏi VN  lúc 3 giờ sáng ngày 8/11. Theo luật pháp Việt nam, khách hàng không thể kiện Golden Rock Viet Nam vì trên nguyên tắc họ chỉ là môi giới.  Bản thân khách hàng cũng tham gia vào việc kinh doanh chuyển ngân ngoại hối bất hợp pháp này. Câu hỏi: a/ Tình huống trên đề cập đến những vấn đề nào của văn hóa kinh doanh?. b/ Bài học đắt giá cho các nhà đầu tư của Việt Nam ở đây là gì? c/Nếu được thuê làm tư vấn, anh/chị sẽ tư vấn cho các ngành hữu quan của Việt Nam để khắc phục tình   trạng trên như thế nào?   Ngày 9.10.2002, Cty TNHH thương mại Sông Tiền (Tiền Giang) ký hợp đồng bán 16.000kg tôm đông lạnh trị giá  144.000USD cho Cty Taifun. Ngày 1.11.2002, lô hàng này đã được vận chuyển từ Cảng TP. Hồ Chí Minh đến  Hamburg (Đức) trên tàu biển Hanjin. Ngày 11.11.2002, tàu Hanjin bị cháy tại Sri Lanka, và trong ngày Cty Việt  Thái Phong do Phạm Hồng Thu làm giám đốc (Phạm Hồng Thu là vợ của ông Hải ­ Giám đốc Công ty Taifun) đã  nhờ người đến chi nhánh Cty cổ phần bảo hiểm Pjico ­ Sài Gòn làm thủ tục mua bảo hiểm cho các container hàng  xuất khẩu đông lạnh này. Sau khi tàu Hanjin bị cháy và hàng hoá bị tổn thất, ngày 26.11.2002, Cty Việt Thái 
  7. Phong có công văn gửi chi nhánh Cty Pjico ­ Sài Gòn yêu cầu bồi hoàn lô hàng theo đơn bảo hiểm đã mua và phí  bảo hiểm đã đóng, số tiền 3,8 tỉ đồng. Vì vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp và số tiền phải bồi thường lớn vượt  thẩm quyền nên chi nhánh Pjico ­ Sài Gòn đã báo cáo và chuyển nội dung vụ việc cho Cty Pjico tại Hà Nội để giải  quyết. Tại Hà Nội, sau khi gặp bà Phạm Hồng Thu ­ Giám đốc Cty Việt Thái Phong, Trần Nghĩa Vinh và Hồ Mạnh  Quân đã yêu cầu bà Thu phải chi lại 50% số tiền được bồi thường, tức là 1,9 tỉ đồng và bà Thu đã phải chấp nhận  yêu cầu này. Sau khi nhận đủ 1,9 tỉ đồng của bà Thu chi lại, Trần Nghĩa Vinh và Hồ Mạnh Quân mới làm thủ tục  bồi thường cho cho Công ty Việt Thái Phong. Số tiền mà Trần Nghĩa Vinh và Hồ Mạnh Quân nhận hối lộ không phải là tiền túi của Cty Việt Thái Phong, mà là  50% của số tiền trả bảo hiểm hàng hoá, tiền đó là của Cty Pjico ­ nghĩa là tiền của các cổ đông, của các khách  hàng mua bảo hiểm... Câu hỏi:  a/ Tình huống trên đề cập đến những vấn đề nào của văn hóa kinh doanh?.  b/ Bài học rút ra về vấn đề văn hóa kinh doanh trong loại hình DNNN của Việt Nam ở đây là gì?  c/ Nếu được thuê làm tư vấn, anh/chị sẽ tư vấn cho các ngành hữu quan của Việt Nam để khắc phục tình   trạng trên như thế nào?     Tốt nghiệp ra trường được một năm, Nam may mắn thi đỗ vào làm ở một công ty lớn tại Hà Nội. Vị trí làm việc khá  tốt, có nhiều điều kiện giao tiếp, mở mang kiến thức cũng như có thể phát huy chuyên ngành mà Nam đã được  học. Nam đi làm với tất cả niềm say mê, háo hức. Tiếp nhận việc mới cũng có nhiều bỡ ngỡ nhưng với bản tính  cầu tiến, ham học hỏi và cẩn thận nên Nam dần phát huy được khả năng của mình. Mọi người trong phòng hoà  đồng và vui vẻ nên Nam cũng thấy thoải mái. Sau một thời gian vào làm, anh chị em càng trở nên thân thiết với  nhau. Nam luôn kính trọng và quan tâm đến mọi người, trong số đó có chị N ­ Trưởng phòng. Chị vẫn còn khá trẻ,  mới chỉ 32 nhưng rất giỏi về chuyên môn cũng như kinh nghiệm công tác. Việc nhiều nên thời gian làm việc mỗi  ngày đều được mọi người tận dụng tối đa. Có việc gì mấy chị em đều đưa ra thảo luận và góp ý với nhau rất thẳng  thắn. Mỗi lần họp đều rất rôm rả vì phòng của Nam toàn người trẻ và đóng góp ý kiến rất nhiệt tình. Nam cũng là  một thành viên tích cực, và với bản tính vốn khẳng khái nên Nam luôn luôn không chấp nhận việc "góp ý" sau  lưng. Một lần, Nam phải thuyết trình đề án mới trước phòng. Sau bao công sức đổ ra ngày đêm, đề tài không được  thông qua. Người phản đối kịch liệt nhất là chị N. trưởng phòng của Nam. Với khả năng phân tích nhạy bén, chị N.  đã chỉ cho nhóm Nam thấy những kỹ năng bị thiếu sót. Tuy hơi buồn nhưng Nam thấy rất biết ơn chị về điều này.  Công việc đang tốt đẹp thì một ngày, Nam vô tình được biết trong thời gian qua chị N. luôn đặt điều nói xấu Nam  với mọi người. Chị nói rằng khi gặp đối tác Nam luôn làm việc không theo kế hoạch rõ ràng, thiếu hiểu biết và  năng lực kém; rằng Giám đốc bộ phận đã gặp riêng chị nói là cho Nam nghỉ việc vì tác phong làm việc  chưa phù  hợp, khả năng giao tiếp không có... Thực sự Nam rất bất ngờ và sốc vì đây toàn những điều không đúng với sự  thật và cảm nhận của Nam với công việc đã đảm nhiệm. Nam thấy rất buồn vì mình cũng khá quý mến và tôn  trọng chị N., Nam không biết mình đã làm gì gây tổn hại tới chị và công việc chung của cả phòng để chị phải làm  như vậy. Một chị trong phòng cho Nam biết vì Nam hay lí luận và đưa ra ý kiến phản bác của chị N. nên chị không  mấy hài lòng... Ngoài ra, tin mới nhất Nam nhận được đó là đề tài mà Nam không hoàn thành dạo nọ giờ đây  đang được chính công ty sử dụng với tác giả là chị N, dĩ nhiên đã được sửa những lỗi nhỏ... Thực sự với một người  luôn tự hào vì có nhiều kinh nghiệm, ứng xử trong công việc như chị N. thì cách chị làm như vậy khiến Nam, "lính  mới" trong nghề thấy rất ngạc nhiên. Giờ đây, Nam rất băn khoăn: phải đối xử như thế nào với người anh từng  kính trọng là chị N, to tiếng thì anh không muốn, anh cũng không muốn làm chị phải xấu hổ. Câu hỏi:        a/ Tình huống trên đề cập đến những vấn đề nào của văn hóa kinh doanh?.        b/ Phân tích các đối tượng hữu quan trong tình huống. Nếu là Nam, Anh/Chị sẽ làm gì?               c/ Bài   học rút ra từ tình huống này là gì?   Hùng Long tốt nghiệp loại suất xắc khoa chế tạo máy của ĐH Bách Khoa, An Dương bạn thân từ hồi cấp 1 của  Hùng Long học không giỏi nhưng có bố mẹ rất giàu có và đều đang công tác tại nước ngoài. Tình cờ gặp lại nhau  trong buổi sinh nhật cô bạn lớp trưởng cũ, Hùng Long và An Dương đã nói chuyện và đi đến quyết định sẽ hợp tác  với nhau để để lập công ty TechBC kinh doanh trong lĩnh vực máy ép với thoả thuận Hùng Long bỏ chất xám, An  Dương góp vốn là chính. Sau một thời gian, công ty lớn mạnh, Hùng Long lúc này đã tích lũy đủ vốn và tạo được 
  8. nhiều mối quan hệ rộng rãi với khách hàng, âm thầm lập thêm một công ty TechDG cùng ngành nhờ người nhà  đứng tên hoạt động song song và “hốt trọn” khách hàng của TechBC. Câu hỏi:   a/ Tình huống trên đề cập đến  những vấn đề gì của văn hoá kinh doanh?    b/ Phân tích các đối  tượng hữu quan trong tình huống? Với tư cách là những đối tượng ấy, anh (chị) sẽ   xử lý như thế nào ?     Taxi 88 được hình thành theo chiến lược phát triển của Tổng Công ty du lịch Hà nội. Đó là xây dựng một thương  hiệu taxi mới không chỉ vận chuyển khách trong hệ thống khách sạn của TCty mà lái xe còn được đào tạo để có  khả năng trở thành người “hướng dẫn du lịch” của Thủ đô. Để thực hiện chủ trương này, 15 khách sạn lớn của  TCty sẽ chấm dứt các hợp đồng hoặc thoả thuận về hợp tác vận chuyển khách đang có với các hãng taxi khác để  ký hợp đồng chính thức với Taxi 88. Khách sạn Hà Nội (KS HN) là khách sạn đầu tiên thực hiện việc chuyển giao  này. Trong suốt mấy ngày đầu tháng 10/2005, lái xe của Cty Taxi 53 đã gây ra nhiều hành động tranh giành khách và  quấy rối đối với lái xe Taxi 88 ngay tại thềm Khách sạn Hà Nội. Thậm chí, lãnh đạo KS HN phải nhiều lần phải gọi  Cảnh sát 113 và Công an phường vào can thiệp. Sự việc chỉ tạm lắng lại sau khi UBND phường Giảng Võ làm  việc với các bên liên quanvà yêu cầu hai hãng taxi cần phải chủ động giải quyết vụ việc, chấm dứt tình trạng gây  rối mất trật tự. Ông Nguyễn Văn Hưởng ­ Giám đốc Cty Taxi 53 cho biết, Cty đã thông báo với các lái xe rút khỏi KS HN vì thoả  thuận vận chuyển với khách sạn này đã chấm dứt. Ông Hưởng phủ nhận chuyện lãnh đạo Cty có liên quan đến  việc hành động quá khích của các lái xe, nhưng cũng thừa nhận, ban lãnh đạo đã "không thể ngờ trước tình trạng  lái xe của hãng đã phản ứng đến mức như thế". ông Hưởng đưa ra đề nghị, Taxi 53 sẽ rút hẳn khỏi KS HN nhưng  theo lộ trình và sau một khoảng thời gian nữa để lái xe đỡ "shock" và "thu xếp với khách quen". Trả lời câu hỏi, liệu những gì Taxi 88 đã phải nhận khi chân ướt chân ráo vào thị trường có phải là hệ quả của việc  TCty Du lịch HN "ép" DN ngoài và "nương" cho DN của mình hay không. Lãnh đạo Taxi 88 khẳng định, việc ký kết  hợp đồng với các khách sạn trong hệ thống TCty là hoàn toàn hợp pháp và đúng pháp luật. Tuy nhiên, để giải  quyết vấn đề nảy sinh, 2 hãng đang có những động thái để thương thảo. Mặc dù đã phải “ngồi lại” tìm hướng giải  quyết nhưng theo thông tin mới nhất, cả 2 bên chưa có được quan điểm thống nhất. Thiết nghĩ, việc cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật và ứng xử có văn hoá trong kinh doanh là một yêu cầu thiết  yếu. Thử hỏi nếu cứ giành giật thị phần như câu chuyện ở trên thì du khách quốc tế, DN nước ngoài sẽ nghĩ sao  về môi trường đầu tư VN?     Câu hỏi: a/ Tình huống trên đề cập đến những vấn đề nào của văn hóa kinh doanh?. b/ Bài học đắt giá cho các doanh nghiệp của Việt Nam ở đây là gì? c/ Nếu được thuê làm tư vấn, anh/chị sẽ tư vấn cho các ngành hữu quan của Việt Nam để khắc phục tình   trạng trên như thế nào?     Trong những ngày cuối tháng 11/2007, rất nhiều khách hàng tại TP HCM đến đổi quà ở những cửa hàng Vinamilk  không được, đã giận dữ kéo đến trụ sở công ty trên đường Ngô Đức Kế để phản đối. Tuy nhiên, câu trả lời vẫn là  hết hàng và chờ. Nếu không muốn chờ, khách được khuyên nên chọn quà là nam châm chẳng hạn, còn rất nhiều.  Vinamilk nói cần thêm thời gian chuẩn bị hàng mới đáp ứng kịp nhu cầu của khách, trên tinh thần hàng về đến  đâu công ty sẽ tiến hành trả khuyến mãi đến đó. Không ít ông bố bà mẹ chiều con, muốn cho trẻ thỏa mãn sở  thích, đã mạnh tay mua hàng trăm hộp sữa cho bé uống tham gia chương trình khuyến mãi. Ghi nhận của  VnExpress, trong đám đông phụ huynh đến đổi quà, nhiều người cầm cả những lọ thủy tinh chứa toàn tem hộp  sữa lên đến cả trăm chiếc cũng đành lủi thủi trở về. Câu hỏi:        a/ Tình huống trên đề cập đến những vấn đề gì của văn hoá kinh doanh? 
  9.        b/ Phân tích các đối tượng hữu quan trong tình huống? Nếu là giám đốc của Vinamilk, Anh/Chị sẽ   hành động như thế nào để giải quyết vấn đề này? Đức làm cho một công ty truyền thông khá có tiếng ở Hà Nội. Anh cần mẫn làm việc, hòa nhã với mọi người nên  hầu hết các đồng nghiệp đều quý mến. Các sếp cũng biết điều đó và đánh giá cao nỗ lực mà anh luôn thể hiện.  Nhưng mọi chuyện đều thay đổi từ khi anh Q được nhận vào làm. Anh Q là người vui tính, tốt bụng và toàn tâm,  toàn ý cho bạn bè. Sau một thời gian làm việc, anh Q được cất nhắc lên vị trí trưởng nhóm. Anh Q cũng giúp đỡ  Đức rất nhiều. Anh khuyên Đức năng lực hơi hạn chế nên phải cải thiện bằng bằng cấp, và học MBA – Đại học  Ngoại Thương là cách tốt nhất. Thậm chí anh còn cho Đức vay 3 triệu đồng tiền học chuyển đổi Cao học. Vì Đức  tiếp thu khá chậm nên anh Q bắt anh tập trung cao độ cho việc ôn thi. Thỉnh thoảng anh còn cho phép Đức nghỉ  học để ở nhà ôn bài. Ban đầu Đức từ chối vì cảm thấy ái ngại nhưng anh Q ngọt ngào anh em mình chứ đi đâu mà  thiệt. Vì coi Q như anh trai, như bạn thân nên Đức cũng đồng ý. Một tháng trôi qua, mọi việc diễn ra vô cùng tốt  đẹp. Đến tháng thứ hai, thậm chí Đức còn được khen vì hoàn thành tốt công việc. Đức rất xúc động trước những gì  anh Q dành cho mình. Rồi gần đến ngày thi, vì quyết tâm nên Đức vùi đầu vào ôn thi và dần chểnh mảng với  công việc. Thế rồi một hôm, bất ngờ sếp gọi Đức vào phòng và hỏi cặn kẽ những công việc mà anh đã làm trong  thời gian qua. Thực ra, Đức chỉ để ý theo dõi sát sao công việc trong tháng đầu tiên thế nên anh đã loay hoay  không biết giải trình sếp như thế nào về công việc mấy tháng gần đây. Sếp nhìn anh đầy thất vọng rồi hỏi tại sao  lại có việc gian dối này. Thế là anh Q cũng bị gọi lên. Anh kể câu chuyện giúp Đức ôn  thi cao học và nhận hết  trách nhiệm về mình. Sếp tỏ vẻ thông cảm khiến Đức an lòng, bớt áy náy hơn. Thế nhưng đùng một cái, mấy hôm  sau, Đức có quyết định bị sa thải. Anh ngỡ ngàng không hiểu chuyện gì xảy ra. Lúc đó, anh Q an ủi Đức như một  người bạn chân thành nhất. Đức ra về với 2 tháng tiền lương đền bù… đuổi việc. Anh mất lòng tin vào rất nhiều điều nhưng vẫn thầm cảm ơn  Chúa vì cho anh quen biết một người tốt như anh Q. Khoảng 1 tháng sau khi Đức bị nghỉ việc, công ty có nhân  viên mới. Đó chính là… người yêu anh Q. Ban đầu, Đức cũng hơi ngỡ ngàng không hiểu chuyện gì đang xảy ra.  Và anh đã nhanh chóng có được câu trả lời đau đớn nhất. Thì ra, chị Lệ, người yêu anh Q, là cô họ của Trà, nhân  viên phòng hành chính – nhân sự. Mãi sau này, Hương, cùng phòng với Trà, mới tiết lộ cho anh bí mật động trời  này. Thực tế, ngay từ khi anh Q mới vào công ty, anh Q và Trà đã lên kế hoạch hất cẳng Đức. Và chị Lệ sẽ là  người thay thế. Trở lại câu chuyện của Đức sau khi bị sếp gọi lên. Lúc đó, sếp đã bỏ qua cho Đức và anh Q. Kế hoạch hất cằng  Đức không thành nên anh Q và Trà đã nghĩ ra phương pháp chữa cháy. Trà ton hót với sếp là anh Q bị Đức lừa,  họ bịa chuyện rằng anh đang làm thêm cho một công ty khác và vì chỗ làm thêm giục giã quá nên Đức bày kế đổ  việc cho anh Q. Họ còn khéo léo tạo bản copy giả những tài liệu chứng tỏ Đức làm thêm. Câu hỏi: a/ Tình huống trên đề cập đến những vấn đề nào của văn hóa kinh doanh?. b/ Phân tích các đối tượng hữu quan trong tình huống. Nếu là Đức, Anh/Chị sẽ làm gì? c/ Bài học rút ra từ tình huống này là gì?   Ở một công ty kinh doanh thời trang, Mai Hân là Trưởng Phòng Thiết kế Mẫu, Cẩm Thúy là Trưởng Phòng Sản  xuất, còn Minh Thùy là Trưởng Phòng Nguyên liệu. Giám đốc là Lệ Thy. Thời gian qua, rất ít mẫu thời trang của công ty được khách hàng ủng hộ, nên đã có tranh chấp giữa 3 Phòng.  Cẩm Thúy cho rằng Mai Hân đã thiết kế ít sáng tạo, làm sao lên hàng đẹp được. Mai Hân thì lại đổ thừa cho Minh  Thùy, mua về những mẫu vải quá bình thường, khó thiết kế đẹp được. Còn Minh Thùy thì lại qui kết rằng Mai Hân  không đủ óc nghệ thuật nên không tạo mẫu đẹp với bất cứ nguyên liệu nào, và còn cho rằng Cẩm Thúy máy móc,  khi lên hàng thấy kỳ quặc cũng chẳng có ý kiến gì góp ý cho Mai Hân.   Họ đã cãi nhau lớn tiếng thường xuyên và chỉ trao đổi công việc với nhau một cách miễn cưỡng. Giám đốc Lệ Thy  cảm thấy tình hình không ổn và chị muốn giải quyết sao cho hoạt động của công ty tốt hơn và mọi người đều  hướng về mục tiêu chung. Câu hỏi:   a/ Tình huống trên đề cập đến  những vấn đề gì của văn hoá kinh doanh?    b/ Nếu là giám đốc Lệ Thy, anh(chị) sẽ làm gì để khắc phục tình trạng trên? Bài học rút ra ở khía cạnh   văn hoá kinh doanh.  
  10. Cảnh dưa hấu tràn ngập ở cửa khẩu Tân Thanh hồi đầu hè vẫn đang ám ảnh các nhà trồng vải Việt nam khi vài  tháng nữa loại trái cây đặc sản này vào mùa thu hoạch. Tình cảnh quả vải chẳng khác quả dưa hấu là mấy. Người  trồng vải lo sợ tình trạng bấp bênh của thị trường Trung Quốc trong khi đây là thị trường xuất khẩu chính ( trên  90%) của Việt Nam. Hiện nay, thị trường trong nước chỉ tiêu thụ quả vải tươi mà khả năng bảo quản vải tươi của  Việt Nam chỉ được 3 ngày. Trong khi đó công nghệ chế biến lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của khách  hàng và các thị trường khó tính. Chính vì vậy, dù Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã cùng các địa phương  có trồng vải họp bàn tìm cách tiêu thụ vải cho mùa vụ năm nay, nhưng bà con trồng  vải vẫn chưa hết lo vì ta  chưa chủ động được đầu ra, còn giải pháp cho khâu chế biến mới chỉ ở mức cải tiến quy trình kỹ thuật cho các lò  sấy thủ công. Câu hỏi: a/ Tình huống trên đề cập đến vấn đề nào của văn hóa kinh doanh? b/ Đối tượng hữu quan nào được đề cập trong tình huống này?      c/ Bạn có lời khuyên nào cho các cơ quan chức năng có liên quan?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1