ĐỀ DẪN HỘI THẢO<br />
Đánh giá 20 năm huy động và sử dụng ODA của Việt Nam<br />
(Đà Nẵng, ngày 07/8/2015)<br />
GS.TS. Vương Đình Huệ,<br />
Ủy viên Trung ương Đảng,<br />
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương<br />
Kính thưa đồng chí Vũ Văn Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng<br />
Chính phủ,<br />
Thưa đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng<br />
Thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư,<br />
Thưa đồng chí Huỳnh Đức Thơ, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch Ủy ban Nhân<br />
dân Thành phố Đà Nẵng,<br />
Thưa các đồng chí lãnh đạo bộ, ban ngành Trung ương và địa phương, các đại<br />
biểu quốc tế cùng toàn thể quý vị đại biểu!<br />
Thực hiện chương trình công tác năm 2015, hôm nay, Ban Kinh tế Trung ương<br />
phối hợp với UBND TP. Đà Nẵng và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt<br />
Nam - BIDV đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Đánh giá 20 năm huy động<br />
và sử dụng vốn ODA của Việt Nam”. Thay m t L nh đạo Ban Kinh tế Trung ương<br />
và Ban Tổ chức Hội thảo, tôi xin gửi lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe đến toàn<br />
thể quý vị đại biểu tham dự Hội thảo và chúc Hội thảo thành công tốt đẹp!<br />
Thưa quý vị đại biểu,<br />
Trong hơn 20 năm qua, chủ trương của Đảng và Nhà nước về thu hút các nguồn<br />
vốn ODA hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói, giảm nghèo đ được khẳng<br />
định và nhấn mạnh trong các Nghị quyết, đ c biệt Văn kiện Đại hội XI đ nêu rõ:<br />
“Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định, đồng thời tranh thủ<br />
ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng để phát triển nhanh, bền vững,<br />
xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ”.<br />
Trên cơ sở các Nghị quyết của Trung ương và Quốc hội, Ch nh phủ đ an hành<br />
05 Nghị định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, Nghị định sau tiến bộ hơn Nghị<br />
định trước theo hướng đồng bộ và nhất quán hơn với hệ thống quản lý nhà nước về<br />
đầu tư công, hài hòa quy trình, thủ tục với các nhà tài trợ, tiệm cận với các chuẩn<br />
mực và phù hợp thông lệ quốc tế.<br />
Bên cạnh đó, nhờ có sự đồng hành đáng tin cậy của cộng đồng hơn 50 nhà tài<br />
trợ quốc tế, hoạt động hợp tác phát triển trong hầu hết các ngành, lĩnh vực và trên địa<br />
bàn của tất cả các tỉnh và thành phố với quy mô vốn ODA cam kết khoảng 80 tỉ đô la<br />
1<br />
<br />
Mỹ thông qua hơn 20 Hội nghị CG từ năm 1993 đến nay, đ góp phần quan trọng hỗ<br />
trợ Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới và thực hiện thành công các mục tiêu phát triển<br />
kinh tế - xã hội của đất nước, cụ thể là:<br />
(1)- Góp phần thực hiện ch nh sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương<br />
hoá của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tạo niềm tin, khuyến khích các doanh nghiệp<br />
và nhà đầu tư nước ngoài tăng cường hoạt động thương mại và đầu tư ở Việt Nam.<br />
(2)- Các khoản ODA đ ký trong hơn 20 năm qua, ình quân khoảng 3 tỷ<br />
USD/năm là nguồn tài ch nh đáng kể, hỗ trợ sự nghiệp Đổi mới của Việt Nam đạt<br />
được những thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội.<br />
(3)- Hỗ trợ nghiên cứu và xây dựng chính sách phát triển, cải cách hành chính<br />
công, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua<br />
việc hỗ trợ xây dựng hệ thống pháp luật, hoạt động tuyên truyền và đào tạo pháp<br />
luật, đáp ứng nhu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế<br />
của Việt Nam.<br />
(4)- Góp phần quan trọng tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng cung cấp<br />
dịch vụ công cho xã hội của các ngành và lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội (giao<br />
thông vận tải, năng lượng, y tế, giáo dục và đào tạo.v.v...); phát triển sản xuất nông<br />
nghiệp; xóa đói giảm nghèo; cải thiện môi trường; giảm nhẹ thiên tai và thích ứng<br />
biến đổi khí hậu.<br />
(5)- Hỗ trợ tăng cường năng lực con người thông qua các hoạt động đào tạo<br />
trong và ngoài nước, chuyển giao công nghệ, cung cấp tri thức, chia sẻ kinh nghiệm<br />
tiên tiến về quản lý kinh tế và xã hội.<br />
Với những kết quả nói trên, Việt Nam được đánh giá là một mô hình thành công<br />
trong huy động và sử dụng ODA.<br />
Bên cạnh những kết quả nổi bật nêu trên, công tác thu hút, quản lý và sử dụng<br />
ODA trong thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế yếu kém là:<br />
(1)- Năng lực hấp thụ ODA của quốc gia, ngành, địa phương và những dự án cụ<br />
thể còn hạn chế, tỷ lệ giải ngân ODA so với nguồn vốn ODA đ ký còn rất thấp, tính<br />
chung mới đạt khoảng 63%.<br />
(2)- Thiết kế một số chương trình, dự án ODA chưa sát với thực tế, phân bổ<br />
ODA còn dàn trải; việc lồng ghép ODA với một số chương trình mục tiêu quốc gia<br />
còn trùng l p.<br />
(3)- Hiệu quả sử dụng đầu tư công nói chung, ODA nói riêng còn thấp. Đây<br />
cũng là một trong các nguyên nhân tác động đến tính bền vững và an toàn của nợ<br />
công, nợ nước ngoài của quốc gia.<br />
2<br />
<br />
(4)- Công tác quản lý ODA còn bất cập, còn có những sai phạm về vi phạm các<br />
quy định ODA của Chính phủ và của nhà tài trợ.v.v…<br />
Thưa quý vị đại biểu,<br />
Việt Nam đ từ một nước nghèo vươn lên trở thành nước có thu nhập trung<br />
ình. Đây là một thành công lớn nhưng cũng đ t ra thách thức trong tương lai không<br />
xa, Việt Nam không còn nhận được ODA dồi dào như trước, phải tiếp cận, huy<br />
động cả các nguồn vốn đắt hơn với các điều kiện khắt khe hơn. Quan hệ hợp tác<br />
phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ đang có những điều chỉnh nhất định về<br />
ch nh sách để phù hợp với bối cảnh mới như thay đổi về cơ cấu nguồn vốn viện trợ,<br />
phương thức hợp tác phát triển và chính sách viện trợ (gồm mở rộng đối tượng, lĩnh<br />
vực nhận viện trợ, tăng cường cạnh tranh nhằm nâng cao vai trò, vị thế và lợi ích<br />
quốc gia của nhà tài trợ)… đang đ t ra nhiều thách thức trong việc nâng cao hiệu<br />
quả thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đ i trong thời gian<br />
tới. Trong khuôn khổ Hội thảo với chủ đề “Đánh giá 20 năm huy động và sử dụng<br />
ODA của Việt Nam” hôm nay, đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận làm rõ thêm<br />
những kết quả đạt được, những thành công và cả những tồn tại, hạn chế, yếu kém<br />
trong huy động, sử dụng ODA của Việt Nam trong hơn 20 năm qua; phân t ch đánh<br />
giá các nguyên nhân khách quan, chủ quan; đúc rút những bài học kinh nghiệm từ<br />
thực tiễn và đề xuất các định hướng chiến lược, quan điểm và giải pháp để nâng cao<br />
hiệu quả huy động và sử dụng ODA của Việt Nam trong thời gian tới.<br />
Ban Tổ chức Hội thảo cũng đề nghị các tham luận, các đại biểu tập trung vào<br />
một số vấn đề sau:<br />
- Một là, những chính sách và thể chế thích hợp để tạo môi trường cho các mô<br />
hình viện trợ mới, mở rộng các quan hệ đối tác trực tiếp giữa các chủ thể của hai bên<br />
trong quan hệ hợp tác phát triển mới với sự tham gia rộng rãi của khu vực tư nhân và<br />
các tổ chức phi chính phủ;<br />
- Hai là, những thay đổi trong chính sách viện trợ theo hướng nguồn vốn ODA<br />
giảm dần và vốn vay kém ưu đ i, vay thương mại tăng lên đòi hỏi phải có những cơ<br />
chế, chính sách phù hợp nhằm đảm bảo mục tiêu duy trì nợ công bền vững với tỷ<br />
trọng ưu tiên 70% vốn tiếp nhận được từ ODA là hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội;<br />
trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay về cho vay lại với việc tăng<br />
cường cơ chế chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các<br />
ngân hàng TMCP cùng tham gia với vị thế định chế tài chính trung gian cho vay lại<br />
nguồn vốn từ các nhà tài trợ ODA quốc tế; mở rộng cơ chế cho vay lại đối với chính<br />
quyền địa phương; giảm thiểu rủi ro từ biến động về tỷ giá, lãi suất trên thị trường<br />
vốn quốc tế làm tăng nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ; hạn chế tình trạng<br />
3<br />
<br />
chuyển sang cơ chế đầu tư vốn nhà nước gây sức ép tăng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của<br />
Chính phủ; cải thiện năng lực hấp thụ nguồn vốn ODA của các cơ quan thụ hưởng<br />
Việt Nam…<br />
- Ba là, thực hiện tái cấu trúc dòng vốn ODA, xác định lĩnh vực, ngành trọng<br />
tâm ưu tiên sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đ i để hỗ trợ thực hiện các ưu tiên phát<br />
triển, các đột phá chiến lược; bao gồm việc hỗ trợ thực hiện các chương trình mục<br />
tiêu quốc gia, các chương trình và dự án trên các lĩnh vực phát triển hạ tầng, xây<br />
dựng chính sách và phát triển thể chế, tăng cường năng lực con người, đảm bảo an<br />
sinh xã hội (chương trình 135, 30A…), chăm sóc sức khỏe cho người dân, ứng phó<br />
với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh. Sử dụng vốn ODA làm “vốn mồi” k ch<br />
th ch đầu tư tư nhân góp phần tăng số lượng vốn giải ngân. Biện pháp khắc phục tình<br />
trạng thiếu vốn đối ứng, nhất là trong đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, đảm bảo kế<br />
hoạch vốn đối ứng ODA nguồn vốn trái phiếu chính phủ hàng năm…<br />
- Bốn là, tư duy mới về tính cần thiết, hữu ích của nguồn vốn ODA, sự kết hợp<br />
linh hoạt giữa viện trợ không hoàn lại, vay ODA và vay ưu đ i để “làm mềm” khoản<br />
vay; lựa chọn tập trung vào những nhà tài trợ tiềm năng, đ c biệt là nhóm các ngân<br />
hàng phát triển để tạo ra những hiệu ứng tác động lan toả thúc đẩy phát triển thương<br />
mại, đầu tư và các vùng kinh tế. Đồng thời tận dụng hỗ trợ kỹ thuật và viện trợ không<br />
hoàn lại của một số nhà tài trợ khác để hoàn thiện thể chế, tăng cường năng lực, chia<br />
sẻ kiến thức, chuyên giao kỹ thuật và công nghệ, hỗ trợ phát triển các địa phương trên<br />
các lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường, xoá đói, giảm nghèo,…<br />
- Năm là, những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thu hút, quản lý và sử<br />
dụng nguồn vốn ODA trong giai đoạn 2016-2020 về xây dựng chiến lược; hoàn thiện<br />
cơ chế ch nh sách; t nh chủ động, phối hợp ch nh sách và nghiệp vụ , trao đổi thông tin<br />
giữa các cơ quan quản lý; tạo lập môi trường vĩ mô cho việc quản lý và phương thức<br />
sử dụng; cơ cấu tổ chức quản lý và sử dụng; phân cấp quyền hạn và vai trò, trách<br />
nhiệm của tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình quản lý; cơ chế theo dõi, giám sát,<br />
phòng chống l ng ph , t nh minh ạch để khai thác các lợi thế, tiềm năng; nâng cao vai<br />
trò của Quốc hội, Chủ tịch nước và Ch nh phủ…<br />
Kính chúc Hội thảo thành công tốt đẹp!<br />
<br />
4<br />
<br />
CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN ODA VÀ CÁC KHOẢN VAY ƯU ĐÃI<br />
CỦA CÁC NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI TRONG BỐI CẢNH “HẬU ODA” VÀ<br />
TÁC ĐỘNG TỚI VIỆT NAM<br />
Bộ Kế hoạch và Đầu tư<br />
I. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ<br />
1. Bối cảnh trong nước<br />
Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 01 năm 2011) đ<br />
thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - x hội 10 năm (2011-2020) với mục tiêu<br />
đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.<br />
Tại kỳ họp thứ 2 khóa XIII, Quốc hội nước Cộng hòa X hội Chủ nghĩa Việt Nam đ<br />
phê chuẩn Kế hoạch phát triển kinh tế - x hội 5 năm 2011-2015.<br />
Để hỗ trợ thực hiện Kế hoạch 5 năm 2011-2015, Thủ tướng Ch nh phủ Việt<br />
Nam đ an hành Đề án “Định hướng thu hút quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và<br />
các khoản vốn vay ưu đ i khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011-2015”. Đề án này là<br />
ch nh sách ODA của Ch nh phủ Việt Nam với dự kiến thực hiện khoảng 16 tỷ USD<br />
vốn ODA và vay ưu đ i, đáp ứng khoảng 6% vốn đầu tư toàn x hội để đáp ứng nhu<br />
cầu đầu tư phát triển trong thời kỳ 2011-2015. Nhờ thực hiện thắng lợi Chiến lược<br />
phát triển kinh tế - x hội 10 năm 2001-2010 và Kế hoạch 5 năm 2006-2010, Việt<br />
Nam đ đạt cột mốc phát triển của một nước thu nhập trung ình thấp (LMIC), tạo ra<br />
những tiền đề quan trọng để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và<br />
nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.<br />
Tuy nhiên, Việt Nam phải đối m t với nhiều khó khăn và thách thức không<br />
nhỏ trong thời kỳ phát triển mới, chủ yếu là: (i) Cơ sở hạ tầng yếu kém; (ii) Năng lực<br />
cạnh tranh quốc gia thấp; (iii) Chất lượng nhân lực còn nhiều ất cập; (iv) Xóa đói<br />
giảm nghèo chưa ền vững; và (v) Hậu quả n ng nề của hiện tượng iến đổi kh hậu<br />
toàn cầu.<br />
Bước vào thực hiện Kế hoạch 5 năm đầu tiên của thời kỳ chiến lược 10 năm<br />
2011-2020, nền kinh tế Việt Nam g p nhiều khó khăn ở trong nước và sự tác động<br />
tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy ngăn ch n được lạm phát tăng cao từ<br />
18,58% năm 2011 xuống một con số 6,81% năm 2012, song trong hai năm gần đây,<br />
tăng trưởng GDP đều đạt thấp, tương ứng là 5,89% và 5,03% so với 6% và 6-6,5%<br />
dự kiến trong Kế hoạch 5 năm 2011-2015. Sản xuất và kinh doanh đình đốn, lượng<br />
hàng tồn kho lớn, xuất khẩu tăng chậm, nhiều doanh nghiệp phá sản ho c thu hẹp sản<br />
xuất kinh doanh, đời sống người dân, nhất là công nhân các khu công nghiệp g p<br />
nhiều khó khăn.<br />
5<br />
<br />