intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để diễn tả 50/50, mình xin dùng một từ: cliché

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

71
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn Bình Minh có vẻ bức xúc với Người xem sành điệu nào đó kia quá, nên bài viết hơi có vẻ thiên vị cho góc nhìn của bạn, và thiếu phần khách quan. Đương nhiên, trừ khi review phim chuyên nghiệp, chẳng có lý do gì chúng ta cứ phải mổ với xẻ từng khung hình ra, nói tại sao nó hay hay dở. Mà nếu làm thế, phải chăng sẽ bị quy ngay vào một loại ‘Sành điệu’ thì sao? Xin nói trước rằng mình đồng ý với cái quý bạn Sành điệu kia, mà tự mình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để diễn tả 50/50, mình xin dùng một từ: cliché

  1. Để diễn tả 50/50, mình xin dùng một từ: cliché Bạn Bình Minh có vẻ bức xúc với Người xem sành điệu nào đó kia quá, nên bài viết hơi có vẻ thiên vị cho góc nhìn của bạn, và thiếu phần khách quan. Đương nhiên, trừ khi review phim chuyên nghiệp, chẳng có lý do gì chúng ta cứ phải mổ với xẻ từng khung hình ra, nói tại sao nó hay hay dở. Mà nếu làm thế, phải chăng sẽ bị quy ngay vào một loại ‘Sành điệu’ thì sao? Xin nói trước rằng mình đồng ý với cái quý bạn Sành điệu kia, mà tự mình nhận thấy mình chả được Sành điệu mấy tí. Với cả, cái tít của bài viết làm cho mình cả cảm giác, hình như Sành điệu với Chân thật, nó là hai phạm trù không được đụng nhau ấy nhỉ? Mà mình thấy mình cũng tin vào những gì chân thật lắm. Phải làm sao? Ta sành điệu hay ta chân thật bây giờ?
  2. Trước tiên, mình nghĩ, trước khi phán xét một người xem là thế nào, thì xin bạn đừng quên, gout thẩm mỹ của mỗi người rất khác nhau. Mình mơ hồ cảm thấy chữ ‘Sành điệu’ của bạn hơi thiếu thiện chí, có vẻ như ám chỉ bạn nọ là một tay học đòi nghệ thuật và khinh rẻ những giá trị nhân văn cốt lõi. Nếu cảm giác này của mình là nhầm thì mình xin lỗi. Dù sao, khi nó đứng ở một vế ‘vs. sự thật’, khó lòng mà nghĩ khác được về ý nghĩa của nó trong kiến giải của bạn. Quay lại với bộ phim, mình đi xem vì mình thích Joseph Gordon- Levitt. Quả là trong quá trình xem phim, mình có lúc cười toáng lên, có lúc cũng rơm rớm nước mắt, nhưng khi đứng dậy, cả mình và người bạn đi cùng đều đồng tình rằng, bộ phim thật sự là ‘thường’ quá. Joseph Gordon-Levitt với nụ cười đáng yêu trong vai Adam Cái sự thường của nó chính nằm ở chỗ, nó tuân theo những motip quen thuộc của Hollywood đến độ cliché, như bạn ‘Sành điệu’ đã chỉ ra. Nếu
  3. có một từ để diễn tả đúng bộ phim này, mình sẽ dùng từ này: cliché. Không ai nói rằng nó là một bộ phim tồi. Mình thích Persona của Ingmar Bergman thì mình cũng khoái cả The Hangover của Todd Phillips. Mình thích Vivre sa vie của Godard nhưng mình cũng khoái cả Night At the Museum. Không ai nói The Hangover hay Night At The Museum là phim tồi. Nếu đi hẹn hò hoặc có cơ hội xem lại thì mình vẫn xem. Nhưng để xếp chung cùng thứ hạng với những phim được đề cập bên cạnh thì không bao giờ. The Hangover 50/50 cũng như thế, nó hiển nhiên rõ ràng thuộc về dòng phim tình cảm hài giải trí, không quá nặng nề, không quá sâu sắc, bài học rõ ràng, có đủ mắm muối gia vị, nhưng nó – đối với cá nhân mình – không vươn xa hơn được ngưỡng của một bộ phim thú vị. Bạn nói nó chân thật, nhưng mọi cảm xúc trong phim đều được xén bỏ đến mức ‘vừa phải’
  4. nhất, đau đớn vừa phải, cay đắng vừa phải, yêu thương vừa phải. Đấy là còn chưa nói tình huống phim thì khá là dễ đoán, xử lý đơn giản và chả giống cái cuộc đời phức tạp của chúng mình mấy tí. Xem xong về thì mình cũng chả còn vấn vương gì cả. Thế thì, bạn ơi, có lẽ nó chân phương nhiều hơn chân thật. Một bộ phim không tầm thường, theo mình nghĩ, là một bộ phim phải lay động được mình ở một chiều sâu tâm thức. Nói đơn giản là nó phải làm mình suy nghĩ, trăn trở. Đương nhiên, còn có một yếu tố quyết định: nếu bạn ít có kinh nghiệm với phim ảnh, chuẩn của bạn sẽ thấp hơn, và một bộ phim dễ dàng gây xúc động cho bạn hơn. Ngược lại, nếu bạn đã có nhiều kinh nghiệm với phim ảnh, thì càng ngày, những bộ phim cliché sẽ càng khó động chạm tới phần sâu kín nhất trong bạn hơn. Điều này đúng với không chỉ phim, mà còn sách, nhạc, hội họa, nhiếp ảnh, và mọi thứ dính dáng tới nghệ thuật khác (và có lẽ còn cả trong việc cảm nhận người khác nữa đấy ). Bộ phim làm mình thoáng nhớ tới hai phim gần đây mình xem, cũng nói về đề tài ung thư này: một là Biutiful (của Iñárritu, có cái anh đóng No Country for Old man mà mình rất ưng), với Ikiru của Akira Kurosawa. Có khi tại xem hai phim này mà mình thấy 50/50 nó thường. Bạn thử về xem rồi so sánh nhé. Nói thế chứ, mình vẫn thích Joe trong phim này. Cười xinh thế cơ mà
  5. Phim Biutiful Ikiru
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2