intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để giống rau muống

Chia sẻ: Nguyen UYEN | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

214
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giống rau muống bằng 3 cách: Lấy hạt, lấy xơ và lấy mầm. Cả 2 giống rau muống đỏ và trắng đều có thể cho quả và hạt, nhưng thường thì người ta hay để rau muống trắng cho ra hoa, kết hạt cất giữ để trồng trên ruộng cạn cho vụ sau, còn rau muống đỏ để lấy xơ thả bè. Để giống lấy hạt: Thời vụ tốt nhất cho trồng rau muống để lấy hạt làm giống cho vụ sau là vào cuối tháng 8, đầu tháng 9. Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống như...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để giống rau muống

  1. Để giống rau muống
  2. Để giống rau muống bằng 3 cách: Lấy hạt, lấy xơ và lấy mầm. Cả 2 giống rau muống đỏ và trắng đều có thể cho quả và hạt, nhưng thường thì người ta hay để rau muống trắng cho ra hoa, kết hạt cất giữ để trồng trên ruộng cạn cho vụ sau, còn rau muống đỏ để lấy xơ thả bè. Để giống lấy hạt: Thời vụ tốt nhất cho trồng rau muống để lấy hạt làm giống cho vụ sau là vào cuối tháng 8, đầu tháng 9. Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống như trồng để lấy rau ăn nhưng không được thu hái. Đến đầu tháng 10 bón thúc phân đạm và kali với tỷ lệ 1:1. Có thể phun thêm chế phẩm kích phát tố hoa trái Thiên Nông lên tán lá từ 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày cho cây sinh trưởng khỏe, cho nhiều hạt và hạt chắc. Đến trung tuần tháng 11 rau muống sẽ ra hoa, kết quả. Khi quả đã chín vàng nên thu hoạch ngay và đem phơi cho vỏ quả hơi khô rồi cho vào cối giã hay xay cho vỏ quả vỡ ra, sàng sảy lấy hạt và phơi cho khô kiệt đưa vào chum vại, hoặc túi nilon buộc kín bảo quản nơi khô ráo cho tới vụ sau để trồng. Nếu bảo quản tốt, hạt giống có thể cất giữ được 5-6 tháng mà tỷ lệ nảy mầm vẫn cao, chất lượng cây giống vẫn đảm bảo. Kinh nghiệm của bà con An Giang là nên trồng nơi tránh nắng và khi rau bò dài nên làm giàn thấp cho rau leo, hoa quả sẽ đậu nhiều, năng suất hạt sẽ cao. Năng suất hạt có thể đạt tới 30- 40 kg/sào. Để giống lấy xơ: Trên các chân ruộng trồng rau muống nước nếu muốn lấy xơ cho vụ sau bà con để liền ruộng rau 3-4 tháng không thu hái cho rau già, ngọn bò dài không cần chăm bón để thu lấy gọi là rau xơ. Khi
  3. thấy rau đã già tiến hành thu hái để đem đi thả bè. Tiếp tục chăm sóc bằng cách dùng dao sắc phát sát bằng đều, nhặt sạch cỏ dại, bón thúc cho rau mọc tiếp để thu hái các lứa rau xơ tiếp theo. Nếu làm tốt có thể thu được 3-4 lứa rau xơ làm giống thả bè từ tháng 3 - 8 hàng năm. Để giống lấy mầm: Kinh nghiệm của bà con miền Bắc là trên các chân ruộng trồng rau muống cạn, sau khi thu hoạch lứa rau cuối cùng vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 dùng dao, liềm cắt sát gốc, nhặt sạch cỏ dại rồi lấy bùn non từ ao hồ, sông rạch phủ lên một lượt dày độ 3-4 cm nhằm giữ ấm cho gốc rau qua đông không bị chết rét. Đợi cho bùn se mặt đem giống su hào hay bắp cải cấy vào với khoảng cách 40 x 40 cm hoặc 40 x 50 cm. Trong 3 tháng liền rau muống nằm im trong bùn ấm, bà con tiếp tục chăm bón su hào bắp cải để thu bán vào dịp Tết Nguyên đán. Vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 sau khi thu hoạch xong su hào, bắp cải, trời ấm dần lên, nhiệt độ tăng cao cộng với mưa xuân rau muống bắt đầu nhú mầm thì tiếp tục xới đất, làm cỏ, bón thúc cho rau mọc nhanh.
  4. Kỹ thuật trồng hoa LiLy
  5. Hoa lily có nguồn gốc ôn đới nên điều kiện khí hậu thời tiết, nhất là thời vụ trồng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, ra nụ, nở hoa và cuối cùng là hiệu quả kinh tế.
  6. - Yêu cầu sinh thái: Nói chung hoa lily chịu rét khá, chịu nóng kém do đó với các tỉnh miền núi phía Bắc như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sapa (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La), Đà Lạt (Lâm Đồng)... có khí hậu mát mẻ nên có thể trồng nhiều vụ trong năm. Với các tỉnh đồng bằng, đặc biệt là vùng ĐBSH chỉ nên trồng hoa lily vụ đông mới cho hiệu quả cao (từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau), còn các vụ khác do nhiệt độ cao nên cây khó phân hóa mầm hoa, ít nụ, ít hoa, hoa nhỏ và khó nở, không đẹp. Lily có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng đất nhiều mùn, thịt nhẹ là tốt nhất. Rễ hoa lily ăn nông nên cần chọn đất dễ thoát nước, độ pH thích hợp từ 6-7 (trừ các giống nhóm Phương Đông thích đất chua hơn, pH từ 5,5-6,5). - Về giống: Theo TS. Đặng Văn Đông, Trưởng bộ môn Hoa cây cảnh (Viện Nghiên cứu Rau quả) thì hiện có rất nhiều giống lily được ưa chuộng phân thành 4 nhóm chính: lai Á châu, nhóm lai Phương Đông, nhóm lily thơm và nhóm các loại hình khác. Các giống lily đang được ưa thích ở Việt Nam gồm có: TIBER cho hoa màu nâu hồng, có 3-5 hoa/cành, hoa to, cây cao vừa phải (80-90cm); SIBERIA cho hoa màu trắng, có 4-5 hoa/cành, hoa to, thấp cây (60-70cm); ACAPULCO cho hoa màu hồng sẫm, có 3-5 hoa/cành, hoa vừa, cây cao 90-120cm); SORBONNE cho hoa màu hồng nhạt, có 6-7 hoa/cành, hoa nhỏ, cây cao 90-120cm và một số giống màu vàng, sọc hồng, lily thơm v.v... Nếu bạn ở miền Bắc, có thể liên hệ với các đơn vị sau đây để mua giống và tư vấn thêm về kỹ thuật trồng, chăm sóc: Viện Di truyền Nông nghiệp (đường Phạm Văn Đồng-Từ Liêm-Hà Nội, ĐT: 04.7544712), Viện Nghiên cứu Rau quả (thị trấn Trâu Quỳ-Gia Lâm-Hà Nội, ĐT: 04. 8765625); Viện Sinh học nông nghiệp- ĐH Nông nghiệp 1-Hà Nội, thị trấn Trâu Quỳ-Gia Lâm-Hà Nội, ĐT:04.8767589).
  7. - Lựa chọn và xây dựng nhà trồng lily: Để tránh rủi ro và đảm bảo thành công khi trồng hoa lily thương phẩm nhất thiết phải xây dựng nhà có mái che. Tùy theo điều kiện đầu tư, thời vụ, vị trí địa lý và qui mô sản xuất mà người trồng quyết định chọn lựa: nhà kính hiện đại, nhà lưới hoặc nhà che đơn giản, hệ thống kho lạnh và các thiết bị bảo vệ, bảo quản và đóng gói hoa khác... Phần lớn các hộ nông dân mới trồng hoa hiện chọn kiểu nhà che đơn giản. Đây là kiểu nhà tạm, chi phí thấp do sử dụng các loại vật liệu rẻ tiền, sẵn có ở địa phương (tre, nứa, lưới sắt, màng cản quang và nilon chống mưa) dùng cho sản xuất 1 vụ. Mái che có thể hình vòm khum hoặc hình chữ nhật, có khẩu độ cao ở đỉnh là 2,5m, chiều rộng mỗi nhà 5-6m, chiều dài tùy thuộc vị trí lô đất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2