intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn phân lập được trong đàm ở bệnh nhân cao tuổi vào đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị nội trú tại Bệnh viện Thống Nhất

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn phân lập được trong đàm ở bệnh nhân cao tuổi vào đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị nội trú tại Bệnh viện Thống Nhất trình bày khảo sát tình trạng đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn phân lập được trong đàm ở bệnh nhân cao tuổi vào đợt cấp BPTNMT điều trị nội trú tại Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 06 năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn phân lập được trong đàm ở bệnh nhân cao tuổi vào đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị nội trú tại Bệnh viện Thống Nhất

  1. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 124 | 2021 | TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN PHÂN LẬP ĐƯỢC TRONG ĐÀM Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI VÀO ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT Hồ Sĩ Dũng1,2 TÓM TẮT Hàn Đức Đạt1,2 Đặt vấn đề: Đề kháng kháng sinh làm tăng thêm tỷ lệ Ngô Thế Hoàng2 thất bại trong điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Hồ Thượng Dũng1,2 (BPTNMT), đặc biệt ở người cao tuổi. Nguyễn Đức Công1,2 Mục tiêu: Khảo sát tình trạng đề kháng kháng sinh của 1 Trường Đại học Y khoa một số vi khuẩn phân lập được trong đàm ở bệnh nhân cao Phạm Ngọc Thạch tuổi vào đợt cấp BPTNMT điều trị nội trú tại Bệnh viện Thống 2 Bệnh viện Thống Nhất Nhất từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 06 năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu cắt ngang mô tả. 167 bệnh nhân ≥60 tuổi nhập viện vì đợt cấp BPTNMT được khai thác tiền căn, bệnh sử, triệu chứng lâm sàng và được cấy đàm định lượng, sau đó tiến hành phân tích kết quả cấy đàm. Kết quả: Tỷ lệ đề kháng với nhóm quinolone của A. baumannii và P. aeruginosa lần lượt là >35,0% và 57,1%, riêng E. coli, MRSA kháng hoàn toàn với quinolone. Tỷ lệ đề kháng với nhóm beta-lactam ở A. baumannii là >45%, E. coli ≥50,0%, P. aeruginosa kháng với beta-lactam duy chỉ imipenem là còn nhạy cảm 71,4%. Colistin là kháng sinh duy nhất còn nhạy hoàn toàn với A. baumannii và P. aeruginosa. Còn K. pneumoniae nhạy cảm đa phần các kháng sinh được khảo sát (80,0-100%), trong khi MRSA nhạy cảm hoàn toàn với nhóm glycopeptide và linezolide. Tác giả chịu trách nhiệm: Kết luận: Tình trạng đề kháng kháng sinh của một số vi Hồ Sĩ Dũng khuẩn phân lập được trong đàm ở bệnh nhân cao tuổi vào Trường Đại học Y khoa đợt cấp BPTNMT điều trị nội trú tại bệnh viện Thống Nhất là Phạm Ngọc Thạch cao, trong đó đề kháng với kháng sinh nhóm beta-lactam và Email: dunghs@pnt.edu.vn quinolone là chủ yếu. Colistin còn nhạy cảm với các vi khuẩn Ngày nhận bài: 11/09/2021 gram âm phân lập được. Ngày phản biện: 25/10/2021 Từ khóa: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đề kháng kháng Ngày đồng ý đăng: 05/11/2021 sinh, người cao tuổi. Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 105
  2. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2021 | SỐ 124 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1. ĐẶT VẤN ĐỀ - Được chẩn đoán đợt cấp BPTNMT theo tiêu chuẩn Anthonisen 1987 (bệnh nhân có ít Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) nhất 1 trong 3 triệu chứng: tăng khó thở, tăng là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng hạn chế thể tích đàm, thay đổi tính chất đàm) [5]. luồng dẫn khí hồi phục không hoàn toàn, liên quan với những phản ứng viêm bất thường - Điều trị nội trú. của phổi do các hạt và khí độc hại [1]. Tần suất Tiêu chuẩn loại trừ BPTNMT gia tăng theo tuổi [2]. Đợt cấp của - Bệnh nhân đang điều trị lao và/hoặc AFB BPTNMT gây tử vong từ 4 đến 30%, trong đó đàm (+) và/hoặc PCR lao (+). khoảng 50 – 70% các đợt cấp có nhiễm trùng đường hô hấp (bao gồm vi khuẩn điển hình và - Bệnh nhân đã được chẩn đoán hoặc nghi không điển hình, virus) [1], [3]. Ngoài những ngờ hen phế quản. tác nhân nhiễm trùng hô hấp dưới thường gặp, - Bệnh nhân đã được chẩn đoán hoặc nghi bệnh nhân mắc BPTNMT còn có nguy cơ cao ngờ hen phế quản chồng lấp BPTNMT. nhiễm các chủng vi sinh vật đa kháng thuốc. - Bệnh nhân đã được chẩn đoán giãn phế Điều này làm tăng thất bại trong điều trị đợt quản. cấp, đặc biệt là ở bệnh nhân có sức đề kháng bị suy giảm như người cao tuổi [4]. - Bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán BPTNMT. Mục tiêu nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu Khảo sát tình trạng đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn phân lập được trong đàm Thiết kế nghiên cứu ở bệnh nhân cao tuổi vào đợt cấp BPTNMT điều Nghiên cứu tiến cứu cắt ngang mô tả. trị nội trú tại Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 10 Các bước tiến hành năm 2019 đến tháng 06 năm 2020. Bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn vào cũng 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP như không có những tiêu chuẩn loại trừ được: NGHIÊN CỨU - Khai thác thông tin cá nhân, tiền căn (triệu 2.1. Đối tượng nghiên cứu chứng khó thở, ho mạn tính, khác đàm mạn tính; 167 bệnh nhân ≥60 tuổi có đợt cấp tiếp xúc yếu tố nguy cơ; tiền căn được chẩn đoán BPTNMT nhập viện khoa Nội Hô hấp của Bệnh BPTNMT; kết quả thăm dò chức năng hô hấp; khả viện Thống Nhất – Thành phố Hồ Chí Minh từ năng gắng sức), bệnh sử, triệu chứng lâm sàng. tháng 10/2019 đến hết tháng 06/2020. - Lấy đàm theo hướng dẫn của Bộ y tế ngay Tiêu chuẩn chọn bệnh khi nhập viện, sau đó soi tươi để xem xét chất lượng theo tiêu chuẩn Murray – Washington - Bệnh nhân ≥60 tuổi. [6], [7]. Mẫu đàm đạt tiêu chuẩn sẽ được tiến - Đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu. hành nuôi cấy và làm kháng sinh đồ nếu kết quả cấy có mọc tác nhân vi sinh. - Được chẩn đoán BPTNMT theo hướng dẫn của GOLD 2019 (bệnh nhân có yếu tố nguy Các biến số nghiên cứu chính: cơ, triệu chứng của BPTNMT và bắt buộc có hội Kết quả cấy: biến nhị giá với giá trị có mọc chứng tắc nghẽn trên thăm dò chức năng hô hoặc không mọc. Cấy đàm có mọc tác nhân vi hấp, tức tỷ lệ FEV1/FVC sau nghiệm pháp giãn sinh khi định danh được tác nhân gây bệnh với phế quản
  3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 124 | 2021 | HỒ SĨ DŨNG VÀ CỘNG SỰ Tác nhân phân lập được: biến định danh là vị nếu không có phân phối chuẩn. Biến định tên các tác nhân vi sinh phân lập được. tính và biến định danh được trình bày dưới Đề kháng/Nhạy cảm: biến nhị giá dựa dạng tần suất và tỷ lệ. vào kết quả kháng sinh đồ của các tác nhân 2.4. Y đức phân lập được. Đây là nghiên cứu quan sát, không can 2.3. Phương pháp xử lý số liệu thiệp trong vào quá trình điều trị của bệnh Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống nhân. Đề tài đã được Hội đồng Y đức Bệnh viện kê SPSS 20. Biến định lượng được trình bày dưới Thống Nhất thông qua theo Giấy chấp thuận dạng trung bình ± độ lệch chuẩn nếu có phân Số 11/2019/BVTN-HĐYĐ ngày 01 tháng 10 năm phối chuẩn và dưới dạng trung vị hay tứ phân 2019. 3. KẾT QUẢ Bảng 1. Đặc điểm đối tượng tham gia nghiên cứu (n=167) Trung bình Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%) ± độ lệch chuẩn Tuổi (năm) 77,51±8,85 Giới tính Nam 146 87,4 Nữ 21 12,6 Nhóm tuổi 60-69 51 30,5 70-79 51 30,5 ≥80 65 39,0 Nghề nghiệp Cán bộ hưu trí 105 64,1 Công nhân 45 26,9 Nông dân 15 9,0 Hút thuốc lá 148 88,6 Lượng thuốc lá tiêu thụ (gói.năm) 31,10±17,29 Bảng 2. Đặc điểm kết quả cấy đàm (n=167) Kết quả cấy Tổng số Tỷ lệ (%) Dương tính 42 25,1 1 tác nhân 39 23,3 2 tác nhân 3 1,8 Âm tính 125 74,9 Tổng cộng 167 100 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 107
  4. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2021 | SỐ 124 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Có 167 mẫu đàm được xét nghiệm cấy định danh vi khuẩn. 42 mẫu cấy cho kết quả có mọc tác nhân vi sinh (25,1%), trong đó có 3 mẫu phân lập được 2 vi khuẩn (1,8%), còn lại 39 mẫu phân lập được 1 vi khuẩn (23,3%). Bảng 3. Đặc điểm các tác nhân phân lập được (n=42) Tác nhân Tổng số, n (%) Gram âm 33 (78,6) Acinetobacter baumannii 11 (26,2) Klebsiella pneumoniae 10 (23,8) Pseudomonas aeruginosa 7 (16,7) Escherichia coli 4 (9,5) Enterobacter spp. 1 (2,4) Gram dương 9 (21,4) Staphylococcus aureus 4 (9,5) Coagulase-negative Staphylococcus 4 (9,5) Streptococcus pneumoniae 1 (2,4) Vi nấm 3 (7,1) Candida albicans 3 (7,1) Vi khuẩn gram âm chiếm đa số (78,6%), trong đó ba tác nhân hàng đầu là Acinetobacter baumannii (26,2%), Klebsiella pneumoniae (23,8%) và Pseudomonas aeruginosa (16,7%). Vi khuẩn gram dương chiếm 21,4% với Staphylococcus aureus và Coagulase-negative Staphylococcus cùng chiếm tỷ lệ 9,5%. Bảng 4. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gram âm (%) Vi khuẩn Acinetobacter Pseudomonas Klebsiella Escherichia coli baumannii aeruginosa pneumoniae (n=4) Kháng sinh (n=11) (n=7) (n=10) Colistin 0,0 0,0 Levofloxacin 45,5 57,1 20,0 100 Ciprofloxacin 36,4 57,1 20,0 100 Tobramycin 18,2 0,0 0,0 50,0 Gentaymycin 18,2 14,3 0,0 50,0 TMP/SMZ 45,5 57,1 10,0 25,0 Meropenem 36,4 57,1 0,0 25,0 Imipenem 36,4 28,6 0,0 25,0 Cefepime 45,5 57,1 0,0 50,0 Ceftazidime 45,5 57,1 0,0 25,0 Ceftriaxone 90,9 85,7 20,0 100 Piperacillin/Tazobactam 45,5 57,1 0,0 25,0 Ampicillin/Sulbactam 45,5 57,1 20,0 50,0 Trang 108 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  5. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 124 | 2021 | HỒ SĨ DŨNG VÀ CỘNG SỰ Tỷ lệ đề kháng với nhóm quinolone của kháng sinh trong đó đề kháng nhóm beta- Acinetobacter baumannii và Pseudomonas lactam thông thường khoảng 50,0%, kháng aeruginosa lần lượt là >35,0% và 57,1%, riêng với carbapenem lên đến 36,4%, với quinolone Escherichia coli kháng hoàn toàn với quinolone. >35,0%. Nghiên cứu này khá tương đồng với Tỷ lệ đề kháng với nhóm beta-lactam ở nghiên cứu của Nguyễn Quang Minh được thực Acinetobacter baumannii là >45%, Escherichia hiện trên đối tượng người cao tuổi có đợt cấp coli ≥50,0%. Pseudomonas aeruginosa kháng BPTNMT tại bệnh viện Thống Nhất, cũng cho với beta-lactam duy chỉ imipenem là còn nhạy kết luận Acinetobacter baumannii đề kháng cao cảm 71,4%. Colistin là kháng sinh duy nhất còn với hầu hết các loại kháng sinh (>30,0) [8]. Đồng nhạy hoàn toàn với Acinetobacter baumannii thời, tác giả cũng ghi nhận các chủng nuôi và Pseudomonas aeruginosa. Còn Klebsiella cấy được cũng đã kháng cao với meropenem pneumoniae nhạy cảm đa phần các kháng sinh (42,4%), imipenem (51,5%) [8]. Nghiên cứu này được khảo sát (80,0-100%). ghi nhận các chủng Acinetobacter baumannii nhạy cảm 100% với colistin. Tác giả Ngô Thế Bảng 5. Tỷ lệ đề kháng với kháng sinh Hoàng cho kết quả Acinetobacter baumannii của MRSA* (%) nhạy cảm với colistin là 83,3% [9]. Vi khuẩn MRSA Pseudomonas aeruginosa trong nghiên cứu Kháng sinh (n=4) này đề kháng cao với gần như tất cả các kháng sinh beta-lactam (>57,0%), với levofloxacin và Vancomycin 0,0 ciprofloxacin (57,1%). Duy chỉ có imipenem Teicoplanin 0,0 là còn nhạy cảm với Pseudomonas aeruginosa Linezolide 0,0 71,4%. Tác giả Nguyễn Văn Nam cũng cho thấy TMP/SMZ 100 Pseudomonas aeruginosa kháng cao (>50,0%) với tất cả kháng sinh beta-lactam, chỉ có Erythromycin 100 meropenem là còn nhạy 75,0% và các chủng Moxifloxacin 100 này cũng đề kháng với các quinolone 75,0% Ciprofloxacin 100 [10]. Bên cạnh đó, nghiên cứu này ghi nhận các chủng Pseudomonas aeruginosa nhạy cảm Gentamycin 100 100% với colistin, một lần nữa khẳng định vai Benzyl-penicillin 100 trò của kháng sinh này trong điều trị các nhiễm Oxacillin 100 khuẩn gram âm đa kháng thuốc.Nghiên cứu này cho thấy các chủng Klebsiella pneumoniae còn *MRSA:Methicillin-resistant Staphylococcus nhạy cảm cao với nhiều loại kháng sinh với tỷ lệ aureus nhạy cảm là trên 80,0%. Nguyễn Quang Minh MRSA đề kháng hoàn toàn với quinolone, (2012) nghiên cứu tại bệnh viện Thống Nhất gentamycin, benzyl-penicillin, oxacillin tuy ghi nhận Klebsiella pneumoniae còn nhạy cảm nhiên còn nhạy cảm với nhóm glycopeptide và khá cao với nhiều loại kháng sinh, chỉ đề kháng linezolide. cao nhất là ở nhóm cephalosporin từ 15,2- 24,2% [8]. Tuy nhiên, Ngô Thế Hoàng (2015) 4. BÀN LUẬN nhận thấy các chủng Klebsiella pneumoniae Các chủng Acinetobacter baumannii trong đề kháng cao với cephalosporin 40,5-64,3%, nghiên cứu này đề kháng cao với nhiều nhóm kháng amikacin 57,1%, kháng piperacillin/ Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 109
  6. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2021 | SỐ 124 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC tazobactam 83,3%, kháng quinolone 73,0-100% kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus và kháng imipenem 12,8% [9]. Như vậy xét theo không có nhiều thay đổi khi kháng rất cao với thời gian, các chủng Klebsiella pneumoniae tại các kháng sinh thông thường nhưng vẫn còn bệnh viện Thống Nhất có khoảng thời gian gia nhạy cảm hoàn toàn với nhóm glycopeptide tăng đề kháng sau đó lại trở nên nhạy cảm hơn. mà tiêu biểu là vancomycin. Tuy nhiên, có một Matthew ghi nhận tỷ lệ Klebsiella pneumoniae thay đổi theo thời gian là sự tăng đề kháng kháng với carbapenem ở bệnh nhân BPTNMT mạnh của Staphylococcus aureus với kháng sinh là cao hơn so với nhóm không có (47,8% và nhóm aminoglycoside, có lẽ là do sự gia tăng sử 28,3%, p=0,04) [11]. Viêm phổi do Escherichia dụng kháng sinh này trong điều trị MRSA. Đây coli thường xảy ra ở những bệnh nhân là người cũng là tương lai đối với các kháng sinh nhóm cao tuổi, sa sút trí tuệ, có bệnh nền nặng hoặc glycopeptide nếu chúng ta không hợp lý hóa viêm phổi hít nên thường rất nặng nề với tiên việc sử dụng kháng sinh và lạm dụng nhóm lượng tử vong cao [12]. Nghiên cứu này ghi này trong điều trị Staphylococcus aureus. nhận toàn bộ các chủng Escherichia coli phân 5. KẾT LUẬN lập được là kháng thuốc. Escherichia coli phân Tình trạng đề kháng kháng sinh của một số lập được kháng cao với penicillin phổ rộng vi khuẩn phân lập được trong đàm ở bệnh nhân và aminoglycoside (≥50,0%), kháng 100% với cao tuổi vào đợt cấp BPTNMT điều trị nội trú tại quinolone, kháng 100% ceftriaxone. Các chủng bệnh viện Thống Nhất là cao, trong đó đề kháng này còn nhạy cảm 75,0% với piperacillin/ với kháng sinh nhóm beta-lactam và quinolone tazobactam, TMP/SMZ và nhóm carbapenem. là chủ yếu. Colistin còn nhạy cảm với các vi khuẩn Tác giả Nguyễn Quang Minh (2012) nhận thấy gram âm phân lập được. Trong khi các kháng các chủng Escherichia coli chỉ kháng khoảng sinh tác dụng mạnh lên vi khuẩn gram dương 22,2% với nhóm cephalosporin và 33,3% với như vancomycin, teicoplanin, linezolide còn amoxicillin/clavulanate, còn lại nhạy cảm rất nhạy cảm 100% với MRSA trong nghiên cứu này. tốt với các kháng sinh khác [8]. Viêm phổi do MRSA cần được điều trị với vancomycin có tỷ lệ tử vong đến 50,0% [13]. Nghiên cứu này ghi TÀI LIỆU THAM KHẢO nhận tất cả các chủng Staphylococcus aureus 1. Singh D, Agusti A, Anzueto A et al. đều là MRSA. MRSA nghiên cứu này phân (2019). Global Strategy for the Diagnosis, lập được kháng hoàn toàn với các penicillin, Management, and Prevention of Chronic aminoglycoside, quinolone, erythromycin Obstructive Lung Disease: the GOLD và TMP/SMZ. Bên cạnh đó, các chủng này science committee report 2019. Eur Respir nhạy cảm 100% với vancomycin, teicoplanin, J. 53 (5), pp. 4-39. linezolide là các kháng sinh tác dụng mạnh lên vi khuẩn gram dương. Lê Tiến Dũng 2. Halbert RJ, Natoli JL, Gano A et al. (2006). (2017) ghi nhận Staphylococcus aureus đề Global burden of COPD: systematic review and kháng cao nhóm beta-lactam 83,5%, kháng meta-analysis. Eur Respir J. 28 (3), pp. 523-532. macrolide 100%, kháng cephalosporin 100%, 3. Patil SP, Krishnan JA, Lechtzin N et al. kháng quinolone 50,0-100% tuy nhiên kháng (2003). In-hospital mortality following aminoglycoside chỉ 17,0% và có vancomycin acute exacerbations of chronic obstructive là không bị đề kháng [14]. Như vậy khi xem pulmonary disease. Arch Intern Med. 163 xét theo thời gian, chúng tôi nhận thấy sự đề (10), pp. 1180-1186. Trang 110 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  7. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 124 | 2021 | HỒ SĨ DŨNG VÀ CỘNG SỰ 4. Fuentes E, Fuentes M, Alarcón M et al. (2017), 10. Nam Nguyễn Văn (2015), Đặc điểm lâm Immune System Dysfunction in the Elderly, sàng và vi sinh trong đợt cấp bệnh phổi An Acad Bras Cienc. 89 (1), pp. 285-299. tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Chợ 5. Anthonisen NR, Manfreda J, Warren CP et al. Rẫy, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y dược (1987), Antibiotic therapy in exacerbations thành phố Hồ Chí Minh. of chronic obstructive pulmonary disease, 11. Falagas ME, Rafailidis PI, Kofteridis D et Ann Intern Med. 106 (2), pp. 196-204. al. (2007), Risk factors of carbapenem- 6. Bộ Y tế (2018), Hướng dẫn chẩn đoán, điều resistant Klebsiella pneumoniae infections: trị và dự phòng bệnh lao, Nhà xuất bản Y a matched case control study, J Antimicrob học, Hà Nội, tr. 92. Chemother. 60 (5), pp. 1124-1130. 7. Murray PR, Washington JA (1975), 12. Lin J, He SS, Xu YZ et al. (2019), Bacterial Microscopic and baceriologic analysis of etiology in early re-admission patients expectorated sputum, Mayo Clin Proc. 50 with acute exacerbation of chronic (6), pp. 339-344. obstructive pulmonary disease, Afr Health 8. Minh Nguyễn Quang (2012), Nhiễm trùng hô Sci. 19 (2), pp. 2073-2081. hấp dưới trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn 13. Rubinstein Ethan, Kollef Marin H, mạn tính ở người cao tuổi, Luận án chuyên Nathwani Dilip (2008), Pneumonia Caused khoa cấp II, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. by Methicillin-Resistant Staphylococcus 9. Hoàng Ngô Thế, Khoa Đặng Thị Anh (2015), aureus, Clinical Infectious Diseases. 46 Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây (Supplement_5), pp. S378-S385. đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại 14. Dũng Lê Tiến (2017), Viêm phổi cộng đồng: khoa Nội Hô hấp Bệnh viện Thống Nhất, Y đặc điểm vi khuẩn và đề kháng kháng học TP. Hồ Chí Minh. 19 (5), tr. 123-128. sinh in-vitro tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Thời sự Y học. 17 (10), tr. 64-68. Abstract ANTIBIOTIC RESISTANCE OF BACTERIA ISOLATED FROM THE SPUTUM OF INPATIENT GERIATRICS WITH EXACERBATION OF CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE AT THONG NHAT HOSPITAL Background: Antibiotic resistance induce increasing the rate of treatment failure of exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease (COPD), especially in the elderly. Objectives: The state of antibiotic resistance of bacteria isolated from the sputum of inpatient geriatrics with exacerbations of COPD at Thong Nhat Hospital from October 2019 to June 2020. Methods: Prospective cross-sectional study. 167 patients who admitted because of exacerbation of COPD were collected medical history, symptoms, signs and were instructed to spit out sputum. Good quality sputum samples would be cultured and analysed the results. Results: Resistance rates to quinolone groups of A. baumannii and P. aeruginosa were >35.0% and 57.1%, while E. coli and MRSA were completely resistant to quinolones. The rate of resistance to beta-lactam group in A. baumannii was >45%, E. coli ≥50.0%, P. aeruginosa was resistant to Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 111
  8. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2021 | SỐ 124 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC beta-lactam, only imipenem was sensitive to 71.4%. Colistin was the only antibiotic that was fully sensitive to A. baumannii and P. aeruginosa. K. pneumoniae was sensitive to most of the antibiotics surveyed (80.0-100%), while MRSA was completely sensitive to glycopeptide and linezolide groups. Conclusions: The antibiotic resistance of bacteria isolated in sputum in elderly patients during the exacerbation of inpatient treatment at Thong Nhat Hospital was high, in which resistance to beta-lactam and quinolone antibiotics was primarily. Colistin was sensitive to isolated gram- negative bacteria. Keywords: Chronic obstructive pulmonary disease, antibiotic resistance, the elderly. Trang 112 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0