Đề khảo sát chất lượng lần 4 môn Lịch sử lớp 11 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 204
lượt xem 3
download
Đề khảo sát chất lượng lần 4 môn Lịch sử lớp 11 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 204 sẽ giúp các bạn biết được cách thức làm bài thi trắc nghiệm cũng như củng cố kiến thức của mình, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề khảo sát chất lượng lần 4 môn Lịch sử lớp 11 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 204
- SỞ GD&DT VĨNH PHÚC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 4 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN Năm học 2017 2018 Môn: Lịch sử 11 Mã đề:204 Thời gian làm bài: 50 phút ( đề thi gồm 5 trang) (không kể thời gian giao đề) Câu 1: Đánh giá về vai trò của triều đình nhà Nguyễn trong cuộc kháng chiến chống Pháp khi đặt bút ký Hiệp ước Hácmăng? A. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp ở Trung kỳ. B. Đầu hàng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. C. Vẫn tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. D. Bí mật liên kết với các toán nghĩa quân âm thầm chống thực dân Pháp. Câu 2: Nhận xét của em về tính chất của phong trào Cần vương? A. nhằm chống lại triều đình nhà Nguyễn. B. nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân. C. mang tính tự phát. D. giúp vua cứu nước và mang tính dân tộc sâu sắc. Câu 3: Đặc điểm này chỉ có trong khởi nghĩa Yên Thế mà không có xuất hiện trong những phong trào Cần Vương là? A. Địa bàn hoạt động ở các tỉnh Bắc Kì và Trung Kì. B. Kết hợp đấu tranh vũ trang và thương lượng với Pháp. C. Có liên lạc và nhận được sự viện trợ bên ngoài. D. Kết hợp nhiều thành phần tham gia khởi nghĩa. Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không thuộc giai đoạn thứ nhất của phong trào Cần vương? A. Thu hút nhiều thành phần, tầng lớp tham gia. B. Quy tụ thành các trung tâm khởi nghĩa lớn, phát triển theo chiều sâu. C. Diễn ra sôi nổi, liên tục trên phạm vi rộng lớn. D. Đặt dưới sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết. Câu 5: Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở các n ước châu Âu cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX là gì? A. Góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố. B. Hình thành giai cấp tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. C. Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông. D. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản châu Âu. Câu 6: Lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Tư sản dân tộc. B. Tiểu tư sản. C. Công nhân. D. Công nhân và nông dân. Câu 7: Giai cấp công nhân Việt Nam hình thành trên cơ sở nào? A. Nền kinh tế thuộc địa phát triển. B. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. C. Nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến. D. Nền công nghiệp thuộc địa mới hình thành. Trang 1/5 Mã đề thi 204
- Câu 8: Nét đặc trưng nổi bật nhất của truyền thống yêu nước thời phong kiến của nước ta là A. Xây dựng nền kinh tế tự chủ. B. Xây dựng nền kinh tế tự chủ, văn hóa đậm đà bản sắc. C. Giai cấp thống trị tiến bộ yêu nước, thương dân. D. Chống ngoại xâm, bảo vệ dộc lập dân tộc. Câu 9: Với hiệp ước Giáp Tuất (ký năm 1874) , triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận A. sáu tỉnh Nam kỳ là đất thuộc Pháp. B. sáu tỉnh Nam kỳ và đảo Côn Lôn là đất thuộc Pháp. C. ba tỉnh miền Tây Nam kỳ là đất thuộc Pháp. D. ba tỉnh miền Đông Nam kỳ là đất thuộc Pháp. Câu 10: Vì sao nói: chiến thắng Xtalingrát (11/1942 đến 2/1943) đã tạo nên bước ngoặt của chiến tranh thế giới thứ hai? A. Từ đây, quân Đức liên tiếp thất bại trên các chiến trường. B. Từ đây, chủ nghĩa phát xít Italia bị sụp đổ. C. Từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt. D. Từ đây, khối Đồng minh chống phát xít hình thành. Câu 11: Khuynh hướng cứu nước mới ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là A. khuynh hướng dân chủ tư sản. B. khuynh hướng phong kiến. C. khuynh hướng vô sản. D. khuynh hướng cải cách. Câu 12: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam kì sau Hiệp ước 1862 là A. khởi nghĩa Phan Tôn, Phan Liêm. B. khởi nghĩa Trương Định. C. khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực. D. khởi nghĩa Trương Quyền. Câu 13: Sắp xếp theo thứ tự thời gian quá trình phát xít Đức tấn công châu Âu 1. Tấn công Liên Xô 2. Tấn công Ba Lan 3.Tấn công Bắc và Tây Âu 4.Tấn công Đông và Nam Âu A. 4, 1, 2, 3. B. 2, 1, 3, 4. C. 2, 3, 4,1. D. 3, 4, 2, 1. Câu 14: Hệ quả của chiến tranh thế giới thứ hai với các nước Đông Âu là A. hình thành trật tự hai cực Ianta. B. các nước thuộc địa giành được độc lập. C. hình thành hệ thống Vecxai – Oasinhton. D. hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa. Câu 15: Chủ nghĩa đế quốc Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX được mệnh danh là A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. B. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng. C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến. D. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi. Câu 16: Hướng đi tìm con đường chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với các bậc tiền bối là sang A. phương Đông. B. châu Mĩ. C. phương Tây. D. châu Phi. Trang 2/5 Mã đề thi 204
- Câu 17: Mục tiêu đấu tranh của nhân dân ta sau hiệp ước 1862 là gì? A. phong kiến đầu hàng. B. thực dân Pháp và Tây Ban Nha. C. thực dân Pháp và phong kiến đầu hàng. D. thực dân Pháp. Câu 18: Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức nào? A. Cuộc nội chiến. B. Cuộc cải cách kinh tế –xã hội. C. Cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. D. Cuộc chiến tranh giành độc lập. Câu 19: Thực dân Pháp tiến hành cuộc trình khai thác lần thứ nhất trên đất nước ta khi A. đã cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự. B. Pháp vừa vào xâm lược Việt Nam. C. triều đình Huế kí hiệp ước đầu hàng. D. Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kì. Câu 20: Sự khác biệt về nguyên nhân trực tiếp Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai so với lần thứ nhất? A. Mở rộng thị trường. B. Khai thác nguyên nhiên liệu. C. Cô lập triều đình nhà Nguyễn. D. Triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước 1874. Câu 21: Một trong những điểm khác biệt cơ bản của giai đoạn hai so với giai đoạn đầu trong phong trào Cần Vương là gì? A. Chỉ còn vài cuộc khởi nghĩa nhỏ. B. Không còn sự lãnh đạo của triều đình. C. Chủ động thương lượng với Pháp. D. Chỉ diễn ra ở các tỉnh Trung kì. Câu 22: Sự khác biệt về thành phần lãnh đạo của khởi nghĩa Yên Thế với phong trào Cần vương là A. các văn thân, sĩ phu yêu nước. B. phái chủ chiến của triều đình. C. các thủ lĩnh nông dân. D. các quan lại triều đình yêu nước. Câu 23: Nội dung nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Khởi đầu của chiến tranh nguyên tử. B. Nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy. C. Thế giới có nhiều thay đổi căn bản. D. Khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. Câu 24: Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là gì? A. Chiến thắng quân Nam Hán. B. Vua Nam Hán phải rút quân khỏi nước ta. C. Mở ra thời đại độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta. D. Đập tan ý đồ xâm lược của quân Nam Hán. Câu 25: Nơi xuất phát các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc? Trang 3/5 Mã đề thi 204
- A. Làng xóm. B. Quận, huyện. C. Châu, quận. D. Xã, huyện. Câu 26: Vào thời gian đầu của văn hóa Đông Sơn, công cụ lao động phổ biến được làm từ A. gỗ, đá và đồng. B. đồng thau, bắt đầu có công cụ sắt. C. đồng đỏ và nhôm. D. sắt và đồng. Câu 27: Tính chất phong trào công nhân trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất là? A. phong trào nổ ra lẻ tẻ. B. mang tính tự phát. C. phụ thuộc vào phòng trào yêu nước. D. mang tính tự giác. Câu 28: Cuộc cải cách hành chính lớn nhất nước ta từ thế kỉ X – XV do ai thực hiện? A. Trần Thánh Tông. B. Lý Thánh Tông. C. Lê Thánh Tông. D. Khúc Hạo. Câu 29: Nội dung không nằm trong cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kì năm 1906? A. thành lập Việt Nam Quang phục hội. B. chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh. C. cải cách trang phục và lối sống. D. mở trường dạy học với chương trình học tiến bộ. Câu 30: Vì sao các cơ sở sản xuất, buôn bán, giao thông vận tải, của người Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất được củng cố, mở rộng và xuất hiện nhiều cơ sở mới? A. Do chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho hàng hóa từ pháp đưa sang Việt Nam giảm sút. B. Do Việt Nam có điều kiện phát triển các nghề trên. C. Do Pháp không vận chuyển hàng hóa từ chính quốc sang Việt Nam. D. Do Việt Nam có thị trường rộng lớn. Câu 31: Đô thị lớn nhất trong các thế kỉ XI – XV là A. Thăng Long. B. Phố Hiến. C. Hội An. D. Vân Đồn Câu 32: Hệ quả bao trùm nhất của cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với nước ta là gì? A. Hàng loạt nông dân mất ruộng đất, đời sống trở nên bần cùng. B. Phương thức bóc lột phong kiến vẫn tồn tại trong đời sống kinh tế xã hội. C. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bước đầu du nhập vào Việt Nam. D. Nền kinh tế công nghiệp ở nước ta có bước phát triển hơn trước. Câu 33: Sau cách mạng tư sản, chế độ chính trị nào đã được thiết lập ở nước Anh? A. Chế độ quân chủ lập hiến. B. Chế độ dân chủ tư sản. C. Chế độ chuyên chính vô sản. D. Chế độ quân chủ chuyên chế. Câu 34: Kết quả hoạt động buổi đầu của Việt Nam Quang phục hội là A. Tuyên truyền vận động được quần chúng nhân dân ở trong nước. B. Mở được nhiều lớp huấn luyện đội ngũ cán bộ tại Quảng Châu. C. Khuấy động được dư luận trong và ngoài nước. D. Kích động được tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu 35: Giữa thế kỉ XIX, tính chất xã hội Việt Nam là Trang 4/5 Mã đề thi 204
- A. nửa thuộc địa. B. thuộc địa. C. nửa thuộc địa, nửa phong kiến. D. quốc gia phong kiến độc lập. Câu 36: Vai trò của phong trào Tây Sơn trong những năm 17861789 là A. kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm. B. kháng chiến chống quân xâm lược Thanh. C. đánh đổ tập đoàn PK Lê – Trịnh, bước đầu thống nhất đất nước. D. xây dựng vương triều Tây Sơn. Câu 37: Ý đồ của Pháp đối với Việt Nam về mặt kinh tế trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất là A. nới tay cho tư bản người Việt kinh doanh. B. biến thuộc địa thành nơi tiêu thụ hàng hóa. C. hạn chế sự phát triển công thương nghiệp của thuộc địa. D. vơ vét của cải để bù đắp cho tổn thất và thiếu hụt của Pháp. Câu 38: Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia và Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại bài học gì cho các quốc gia, dân tộc trên thế giới? A. Tập trung phát triển quân sự. B. Tập trung phát triển kinh tế, văn hóa hơn và đối ngoại hòa bình. C. Mở rộng liên kết để cùng phát triển. D. Sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp. Câu 39: Cuối thế kỷ XVIII xã hội Pháp được chia thành những đẳng cấp nào? A. Công nhân, nông dân, tăng lữ. B. Nông dân, quý tộc, tư sản. C. Nông nhân, tăng lữ, quý tộc. D. Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ 3. Câu 40: Việc Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện trong chiến tranh thế giới thứ hai có ý nghĩa như thế nào? A. Quân Nhật chính thức ngừng chiến đấu trên các mặt trận. B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận. C. Các nước thuộc địa của Nhật được giải phóng. D. Khẳng định sức mạnh của Liên Xô và Mĩ. HẾT Trang 5/5 Mã đề thi 204
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề khảo sát chất lượng lần 3 môn Vật lí lớp 11 năm 2017 - THPT Đồng Đầu - Mã đề 429
5 p | 211 | 13
-
Đề khảo sát chất lượng lần 1 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 12 - THPT Xuân Hòa - Mã đề 628
7 p | 170 | 8
-
Đề khảo sát chất lượng lần 1 năm 2017-2018 môn Lịch sử lớp 12 - THPT Xuân Hòa - Mã đề 207
4 p | 114 | 7
-
Đề khảo sát chất lượng lần 1 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 12 - THPT Xuân Hòa - Mã đề 135
7 p | 133 | 7
-
Đề khảo sát chất lượng lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017 - THPT Đồng Đầu - Mã đề 285
5 p | 94 | 4
-
Đề khảo sát chất lượng lần 3 môn Sinh học lớp 10 năm 2017 - THPT Đồng Đầu - Mã đề 201
3 p | 106 | 3
-
Đề khảo sát chất lượng lần 1 năm 2017-2018 môn Lịch sử lớp 12 - THPT Xuân Hòa - Mã đề 571
4 p | 127 | 3
-
Đề khảo sát chất lượng lần 1 năm 2017-2018 môn Lịch sử lớp 12 - THPT Xuân Hòa - Mã đề 130
4 p | 116 | 3
-
Đề khảo sát chất lượng lần 1 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 12 - THPT Xuân Hòa - Mã đề 482
7 p | 142 | 3
-
Đề khảo sát chất lượng lần 1 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 12 - THPT Xuân Hòa - Mã đề 357
7 p | 112 | 3
-
Đề khảo sát chất lượng lần 3 môn Lịch sử lớp 11 năm 2017 - THPT Đồng Đầu - Mã đề 222
8 p | 96 | 3
-
Đề khảo sát chất lượng lần 1 năm 2017-2018 môn Lịch sử lớp 12 - THPT Xuân Hòa - Mã đề 625
4 p | 93 | 3
-
Đề khảo sát chất lượng lần 1 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 12 - THPT Xuân Hòa - Mã đề 570
7 p | 68 | 2
-
Đề khảo sát chất lượng lần 1 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 12 - THPT Xuân Hòa - Mã đề 209
7 p | 103 | 2
-
Đề khảo sát chất lượng lần 3 môn Toán lớp 11 năm 2017 - THPT Đồng Đầu - Mã đề 02
1 p | 184 | 2
-
Đề khảo sát chất lượng lần 1 năm 2017-2018 môn Lịch sử lớp 12 - THPT Xuân Hòa - Mã đề 359
4 p | 88 | 2
-
Đề khảo sát chất lượng lần 1 năm 2017-2018 môn Lịch sử lớp 12 - THPT Xuân Hòa - Mã đề 486
4 p | 92 | 2
-
Đề khảo sát chất lượng lần 3 môn Toán lớp 11 năm 2017 - THPT Đồng Đầu - Mã đề 01
1 p | 126 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn