SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
(Đề thi có 04 trang)<br />
<br />
KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT LẦN 1 NĂM HỌC 2018 – 2019<br />
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 12<br />
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề<br />
Mã đề: 113<br />
<br />
Câu 1: Ngành kinh tế nào được thực dân Pháp đầu tư số vốn nhiều nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần<br />
thứ hai ở Việt Nam (1919 - 1929)?<br />
A. Thương nghiệp.<br />
B. Công nghiệp nhẹ.<br />
C. Nông nghiệp.<br />
D. Công nghiệp.<br />
Câu 2: Sau Hiệp ước 1862, triều đình nhà Nguyễn đã hạ lệnh cho Trương Định phải<br />
A. kiên quyết chống Pháp.<br />
B. đầu hàng Pháp.<br />
C. đàm phán với Pháp.<br />
D. bãi binh.<br />
Câu 3: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thực hiện “Chiến lược toàn cầu” với tham vọng chủ yếu là<br />
A. khống chế các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.<br />
B. đàn áp phong trào cách mạng thế giới.<br />
C. ngăn chặn, tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.<br />
D. làm bá chủ thế giới.<br />
Câu 4: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức cách mạng theo khuynh hướng<br />
A. vô sản.<br />
B. cải cách.<br />
C. dân chủ tư sản.<br />
D. phong kiến.<br />
Câu 5: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941) chủ trương<br />
thành lập<br />
A. Mặt trận Liên Việt.<br />
B. Mặt trận Việt Minh.<br />
C. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.<br />
D. Mặt trận Thống nhất nhân dân Phản đế Đông Dương.<br />
Câu 6: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam đã thực hiện nhiệm vụ chống<br />
A. đế quốc và tư sản.<br />
B. phong kiến và tay sai.<br />
C. phong kiến và tư sản.<br />
D. đế quốc và phong kiến.<br />
Câu 7: Trước nguy cơ bị các nước phương Tây xâm lược, Xiêm đã thực hiện biện pháp gì để bảo vệ nền độc<br />
lập?<br />
A. Chuẩn bị lực lượng quân sự hùng mạnh.<br />
B. Quân sự hóa nền kinh tế trong nước.<br />
C. Dựa vào thế lực của các nước láng giềng.<br />
D. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.<br />
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải là quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2 - 1945)?<br />
A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.<br />
B. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.<br />
C. Thành lập khối Đồng minh chống phát xít.<br />
D. Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.<br />
Câu 9: Năm 1921, nước Nga thực hiện chính sách nào?<br />
A. Chính sách mới.<br />
B. Chính sách cộng sản thời chiến.<br />
C. Chính sách kinh tế mới.<br />
D. Chính sách láng giềng thân thiện.<br />
Câu 10: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) kết thúc với sự thất bại của phe nào?<br />
A. Đồng minh.<br />
B. Liên minh.<br />
C. Phát xít.<br />
D. Hiệp ước.<br />
Câu 11: Hội nghị Ianta diễn ra trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai<br />
A. bắt đầu diễn ra ác liệt.<br />
B. đã kết thúc.<br />
C. bắt đầu bùng nổ.<br />
D. bước vào giai đoạn kết thúc.<br />
Câu 12: Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ là<br />
A. hợp tác.<br />
B. đồng minh.<br />
C. đối đầu.<br />
D. đối tác.<br />
Câu 13: Yêu cầu nào dưới đây đặt ra đối với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á sau khi giành được<br />
độc lập?<br />
A. Liên kết chặt chẽ với Mĩ.<br />
B. Phát triển kinh tế độc lập.<br />
C. Hợp tác chặt chẽ với Liên Xô.<br />
D. Hợp tác cùng phát triển.<br />
Câu 14: Thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX với mục đích chủ yếu là<br />
A. mở rộng thị trường.<br />
B. biến Việt Nam thành căn cứ quân sự.<br />
C. truyền đạo Thiên chúa.<br />
D. khai hóa văn minh.<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 113<br />
<br />
Câu 15: Ý nghĩa quốc tế của sự ra đời nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1949) là<br />
A. đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới.<br />
B. đánh dấu chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.<br />
C. đánh dấu sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.<br />
D. tăng cường lực lượng của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.<br />
Câu 16: Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã<br />
A. thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari.<br />
B. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.<br />
C. thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.<br />
D. triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.<br />
Câu 17: Từ thập niên 90 của thế kỉ XX, để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, Mĩ đã sử dụng khẩu<br />
hiệu gì?<br />
A. “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.<br />
B. “Tự do - dân chủ”.<br />
C. “Thúc đẩy dân chủ”.<br />
D. “Châu Mĩ của người châu Mĩ”.<br />
Câu 18: Phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là<br />
A. cách mạng Tân Hợi.<br />
B. khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc.<br />
C. cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất.<br />
D. phong trào Nghĩa Hòa đoàn.<br />
Câu 19: Nội dung nào dưới đây là tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?<br />
A. Chính nghĩa thuộc về phe Liên minh.<br />
B. Chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.<br />
C. Chính nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.<br />
D. Chiến tranh phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước đế quốc.<br />
Câu 20: Cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng là tờ báo<br />
A. Thanh niên.<br />
B. An Nam trẻ.<br />
C. Đỏ.<br />
D. Búa liềm.<br />
Câu 21: Điểm giống nhau về mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga và Mĩ sau khi Chiến<br />
tranh lạnh kết thúc là đều<br />
A. muốn nâng cao vị thế trên trường quốc tế.<br />
B. xây dựng vị thế quốc tế chỉ trên cơ sở sức mạnh quân sự.<br />
C. tiếp tục chạy đua vũ trang để khẳng định sức mạnh của mình.<br />
D. trở thành trụ cột trong trật tự thế giới hai cực.<br />
Câu 22: Biến động to lớn của quan hệ quốc tế năm 1991 là gì?<br />
A. Trật tự hai cực Ianta bị xói mòn.<br />
B. Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt "chiến tranh lạnh".<br />
C. Trật tự hai cực Ianta bị sụp đổ.<br />
D. Xô - Mĩ tuyên bố hợp tác trên mọi phương diện.<br />
Câu 23: Tính cách mạng trong phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam đầu thế kỉ XX thể hiện chủ yếu<br />
ở nội dung nào?<br />
A. Chủ trương cầu ngoại viện.<br />
B. Quy mô đấu tranh.<br />
C. Mục tiêu đấu tranh.<br />
D. Phương pháp đấu tranh vũ trang.<br />
Câu 24: Sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai để lại bài học kinh<br />
nghiệm gì cho các nước đang phát triển?<br />
A. Tranh thủ tối đa giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba.<br />
B. Tăng cường sự hợp tác quốc tế và khu vực.<br />
C. Phát huy nội lực là động lực duy nhất đưa đất nước phát triển.<br />
D. Nguồn viện trợ từ các nước lớn là vấn đề cốt lõi của sản xuất.<br />
Câu 25: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi trở thành “Lục địa mới trỗi dậy” vì<br />
A. phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ ở châu lục.<br />
B. đã xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trên thế giới.<br />
C. khởi nghĩa vũ trang trở thành con đường đấu tranh chủ yếu.<br />
D. nhân dân châu Phi đi đầu trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.<br />
Câu 26: Phong trào Cần vương giai đoạn 1888 - 1896 có điểm khác biệt gì so với giai đoạn 1885 - 1888?<br />
A. Đặt dưới sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết.<br />
B. Thu hút tất cả các lực lượng trong xã hội tham gia.<br />
C. Quy tụ thành các trung tâm lớn, phát triển theo chiều sâu.<br />
D. Diễn ra sôi nổi, liên tục trên phạm vi rộng lớn.<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 113<br />
<br />
Câu 27: Nội dung nào dưới đây không là hạn chế của Chiến lược kinh tế hướng nội do nhóm năm nước<br />
sáng lập ASEAN thực hiện?<br />
A. Chưa giải quyết được quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội.<br />
B. Chịu tác động sâu sắc từ những biến động của nền kinh tế thế giới.<br />
C. Thiếu vốn và nguyên liệu trầm trọng do kinh tế đóng kín.<br />
D. Tệ nạn tham nhũng phát triển khiến đời sống nhân dân khó khăn.<br />
Câu 28: Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về phong trào công nhân Việt Nam giai đoạn 1925 1930?<br />
A. Công nhân đã thành lập được tổ chức đầu tiên của mình.<br />
B. Sử dụng hình thức đấu tranh chủ yếu là bãi công.<br />
C. Phong trào nổ ra ở khắp các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước.<br />
D. Chủ nghĩa Mác - Lênin được vận dụng trong thực tiễn đấu tranh.<br />
Câu 29: Cách mạng Tân Hợi (năm 1911) ở Trung Quốc có hạn chế chủ yếu là<br />
A. giải quyết chưa triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân.<br />
B. ban bố chưa rộng rãi các quyền tự do dân chủ.<br />
C. không chủ trương đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến.<br />
D. không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc.<br />
Câu 30: Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 để lại bài học kinh nghiệm nào dưới đây cho<br />
cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?<br />
A. Xác định đối tượng số một của cách mạng là giai cấp tư sản.<br />
B. Tiến hành đồng thời cách mạng tư sản và cách mạng xã hội chủ nghĩa.<br />
C. Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ khởi nghĩa.<br />
D. Xác định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng là chống phong kiến.<br />
Câu 31: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 quyết định đặt<br />
nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu vì<br />
A. mâu thuẫn sâu sắc giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc và tay sai.<br />
B. quân Pháp ở Đông Dương suy yếu không thể tiếp tục thống trị như cũ.<br />
C. nhân dân Việt Nam phải chịu hai tầng áp bức bóc lột của Pháp – Nhật.<br />
D. quân Nhật hoàn thành xâm lược và thống trị nhân dân Đông Dương.<br />
Câu 32: Điểm khác nhau về nhiệm vụ của phong trào giải phóng dân tộc châu Phi so với châu Á sau Chiến<br />
tranh thế giới thứ hai là gì?<br />
A. Chống chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ.<br />
B. Chống chủ nghĩa thực dân cũ và chế độ phân biệt chủng tộc.<br />
C. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa thực dân mới.<br />
D. Chống chủ nghĩa thực dân mới và chủ nghĩa khủng bố.<br />
Câu 33: Cách mạng Việt Nam thời kì 1939 - 1945 có điểm tương đồng so với cách mạng thời kì 1936 1939 là ở<br />
A. việc thành lập chính phủ công - nông - binh.<br />
B. giai cấp lãnh đạo cách mạng.<br />
C. việc tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”.<br />
D. việc đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.<br />
Câu 34: Những hạn chế trong Luận cương chính trị của Đảng tháng 10 - 1930 được khắc phục hoàn toàn ở<br />
A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7- 1936.<br />
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11 - 1939.<br />
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5 - 1941.<br />
D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 3 - 1938.<br />
Câu 35: Điểm khác nhau cơ bản của cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới so với cuộc cách mạng dân<br />
chủ tư sản kiểu cũ là về<br />
A. nhiệm vụ đánh đổ chế độ phong kiến .<br />
B. giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng.<br />
C. phương pháp đấu tranh vũ trang.<br />
D. lực lượng quần chúng tham gia.<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 113<br />
<br />
Câu 36: Tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng không giành được quyền lãnh đạo độc tôn đối với cách mạng<br />
Việt Nam vì lí do chủ yếu là<br />
A. chưa có đường lối đúng đắn, khoa học.<br />
B. địa bàn chủ yếu là hoạt động ở Bắc Kì.<br />
C. phương pháp đấu tranh là bạo động ám sát cá nhân.<br />
D. tổ chức cơ sở trong quần chúng rất ít.<br />
Câu 37: Hai khẩu hiệu “ Độc lập dân tộc” và “người cày có ruộng” lần đầu tiên được thực hiện song song<br />
trong phong trào yêu nước nào ở Việt Nam?<br />
A. Phong trào cách mạng 1930 - 1931.<br />
B. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945.<br />
C. Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX.<br />
D. Cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.<br />
Câu 38: Thành quả của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là gì?<br />
A. Chính quyền Xô viết được thành lập trong cả nước.<br />
B. Khối liên minh công - nông được hình thành trong thực tiễn.<br />
C. Thực dân Pháp phải nhượng bộ mọi yêu sách của nhân dân.<br />
D. Mặt trận dân tộc thống nhất của riêng Việt Nam được thành lập.<br />
Câu 39: Thực hiện tham vọng bá chủ thế giới, mối lo ngại chủ yếu của Mĩ ngay sau Chiến tranh thế giới thứ<br />
hai là<br />
A. sự lớn mạnh và ảnh hưởng của Liên Xô.<br />
B. sự phục hồi và vươn lên mạnh mẽ của Tây Âu.<br />
C. thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.<br />
D. sự thành công của các tổ chức liên kết khu vực.<br />
Câu 40: Điểm giống nhau giữa cách mạng Ấn Độ (1945 - 1950) và cách mạng Trung Quốc (1946 - 1949) từ<br />
sau Chiến tranh thế giới thứ hai là<br />
A. kết quả đấu tranh.<br />
B. giai cấp lãnh đạo.<br />
C. hình thức đấu tranh.<br />
D. kẻ thù của cách mạng.<br />
----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm<br />
<br />
Trang 4/4 - Mã đề thi 113<br />
<br />