TRƯỜNG THCS LÂM SƠN<br />
<br />
Họ và tên học sinh: ...................................<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT – HK1<br />
<br />
Lớp: ................................................................<br />
<br />
MÔN: LỊCH SỬ 6<br />
ĐỀ BÀI<br />
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)<br />
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.<br />
1. Bằng chứng chứng tỏ thuật luyện kim được phát minh ở nước ta là<br />
A. phát hiện được nhiều thạp đồng.<br />
B. phát hiện được nhiều trống đồng.<br />
C. phát hiện được nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đổng, dùi đồng...<br />
D. phát hiện được nhiều công cụ lao động bằng đồng.<br />
2. Người Phùng Nguyên - Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim trong quá trình<br />
A. chế tác công cụ đá.<br />
<br />
B. khai thác đất đai<br />
<br />
C. nung gốm D. gồm cả A, B, C<br />
<br />
3. Sản xuất ngày càng phát triển ở thời nguyên thuỷ đã dẫn đến sự thay đổi trong xã hội<br />
là<br />
A. công cụ lao động bằng kim loại thay thế công cụ lao động bằng đá.<br />
B. sự phân biệt giàu nghèo, xã hội phân chia thành giai cấp rõ rệt.<br />
C. các chiềng, chạ (làng bản), bộ lạc ra đời, chế độ phụ hệ thay thế dần chế độ mẫu<br />
hệ.<br />
D. thủ công nghiệp phát triển tách khỏi sản xuất nông nghiệp.<br />
4. Cây trồng chính của cư dân Văn Lang là<br />
A. cây lúa nước.<br />
<br />
B. khoai, đậu, cà, bầu, bí.<br />
<br />
C. cây ăn quả (chuối, cam).<br />
<br />
D. cây lượng thực và cây ăn quả.<br />
<br />
5. Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang là<br />
<br />
A. nhà gạch.<br />
<br />
B. nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.<br />
<br />
C. nhà sàn mái ngói.<br />
<br />
D. nhà nổi trên sông.<br />
<br />
6. Hiện vật tiêu biểu nhất cho tài năng và kĩ thuật tinh xảo trong nghề đúc đồng của người Việt<br />
xưa là<br />
A. các loại vũ khí bằng đồng.<br />
C. trống đồng, thạp đồng.<br />
<br />
B. công cụ sản xuất bằng đồng<br />
D. cả A và B.<br />
<br />
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)<br />
Câu 1 (2,0 điểm). Hãy giải thích nguyên nhân có sự thay đổi trong phân công lao động cuối thời<br />
nguyên thuỷ.<br />
Câu 2 (2,0 điểm). Hãy cho biết những điều kiện cơ bản dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn<br />
Lang.<br />
Câu 3 (3,0 điểm). Nêu nhận xét về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang.<br />
<br />
HƯỚNG DẪN GIẢI<br />
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)<br />
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.<br />
<br />
Câu<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
Đáp án<br />
<br />
C<br />
<br />
C<br />
<br />
C<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)<br />
Câu 1 (2,0 điểm). Nguyên nhân có sự thay đổi trong phân công lao động cuối thời<br />
nguyên thuỷ :<br />
Do sản xuất phát triển, đòi hỏi phải có sự phân công lao động mới để phù hợp với<br />
khả năng, trình độ của con người và sự chuyên tâm với từng công việc.<br />
-<br />
<br />
Đàn bà lo việc nhà, làm đồ gốm, dệt vải, một phần sản xuất nông nghiệp, trông nom con cái,<br />
nhà cửa...<br />
<br />
-<br />
<br />
Đàn ông đảm đương những công việc nặng nhọc hơn : săn bắn, đánh cá, sử dụng trâu bò kéo,<br />
đúc đồng, chế tạo công cụ lao động...<br />
<br />
-<br />
<br />
Do đó, bước đầu thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.<br />
<br />
Câu 2 (2,0 điểm). Những điều kiện cơ bản dẫn đến sự ra đời của nhà nước<br />
Văn Lang :<br />
Do sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, làng, chạ mở rộng, hình thành những bộ lạc lớn.<br />
-<br />
<br />
Xã hội có sự phân chia thành kẻ giàu, người nghèo.<br />
<br />
-<br />
<br />
Nhu cầu đoàn kết để bảo vệ sản xuất nông nghiệp (chống thiên tai).<br />
<br />
-<br />
<br />
Nhu cầu mở rộng giao lưu, tự vệ và đoàn kết chống ngoại xâm.<br />
<br />
Cần có người chỉ huy (tổ chức) để giải quyết các xung đột.<br />
Đó là những điều kiện cơ bản dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang.<br />
-<br />
<br />
Câu 3 (3,0 điểm) : Nhận xét về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân<br />
<br />
Văn Lang :<br />
•<br />
<br />
Đời sống vật chất :<br />
<br />
-<br />
<br />
Là một nước nông nghiệp, thóc lúa trở thành lương thực chính, ngoài ra, cư dân còn trồng<br />
khoai, đậu, cà, bầu, bí, chuối, cam...<br />
<br />
-<br />
<br />
Nghề trồng dâu, đánh cá, chăn nuôi gia súc và các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải,<br />
xây nhà, đóng thuyền... đều được chuyên môn hoá.<br />
<br />
-<br />
<br />
Nghề luyện kim đạt trình độ kĩ thuật cao (trống đồng, thạp đồng,...). Cư dân cũng bắt đầu<br />
biết rèn sắt.<br />
<br />
-<br />
<br />
Thức ăn chính của người Văn Lang là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá, biết làm mắm và<br />
dùng gừng làm gia vị.<br />
<br />
-<br />
<br />
Cư dân ở nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá. Họ sống tập trung thành các làng, chạ thường<br />
gồm vài chục gia đình, sống ven đồi, ven sông, ven biển. Họ đi lại bằng thuyền.<br />
<br />
-<br />
<br />
Về trang phục, nam đóng khố mình trần, nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực, tóc cắt<br />
ngắn hoặc bỏ xoã, búi tó, hoặc tết đuôi xam. Ngày lễ họ thích đeo các đồ trang sức như vòng<br />
tay, khuyên tai, đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau.<br />
<br />
•<br />
<br />
Đời sống tinh thần :<br />
<br />
-<br />
<br />
Xã hội thời Văn Lang đã chia thành nhiều tầng lớp khác nhau : những người quyền quý, dân<br />
tự do, nô tì. Sự phân biệt các tầng lớp còn chưa sâu sắc.<br />
<br />
-<br />
<br />
Thường tổ chức lễ hội, vui chơi (được phản ánh qua những hình khắc trên mặt trống đồng).<br />
<br />
-<br />
<br />
Cư dân Vãn Lang có một số phong tục, tập quán : tục săm mình, ăn trầu, nhuộm răng đen...<br />
<br />
-<br />
<br />
Tín ngưỡng : thờ cúng các lực lượng tự nhiên ; có tục chôn cất người chết kèm theo những<br />
công cụ và đồ trang sức quý.<br />
<br />