Ngày soạn: 15/3/18<br />
Ngày giảng: 20/3/18<br />
Tiết 28: Kiểm tra 45’<br />
I Mục đích của đề kiểm tra<br />
a. Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 20 đến tiết thứ 27 theo PPCT (sau khi học xong<br />
bài Nhiệt năng).<br />
b. Mục đích:<br />
- Kiến thức:<br />
+ Nhận biết được các dạng của cơ năng<br />
+ Hiểu được động năng của vật chỉ có tính tương đối<br />
+ Nắm được cấu tạo của chất, và các hiện tượng do chuyển động nhiệt của các<br />
phân tử cấu tạo nên vật<br />
+ Hiểu được khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật thay đổi thì<br />
đại lượng nào của vật thay đổi.<br />
- Kỹ năng:<br />
+ Vận dụng được công thức tính công, công suất vào giải bài tập<br />
+ Biến đổi được công thức tính công, công suất và các công thức có liên quan vào<br />
giải bài tập<br />
+ Giải thích được hiện tượng khuếch tán.<br />
- Thái độ:<br />
+ Nghiêm túc, trung thực, yêu môn học<br />
II. Hình thức đề kiểm tra<br />
Kết hợp TNKQ và Tự luận (30% TNKQ, 70% TL)<br />
III. Ma trận đề kiểm tra.<br />
1. Phần bổ trợ cho các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra:<br />
a. Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình<br />
Tỉ lệ thực dạy<br />
Nội dung<br />
<br />
Tổng số<br />
tiết<br />
<br />
Lí<br />
thuyết<br />
<br />
4<br />
<br />
1. Công cơ học ,Công suất, cơ<br />
năng<br />
2. Các chất được Cấu tạo ntn,<br />
Nguyên tử, phân tử, Nhiệt năng<br />
Tổng<br />
<br />
Trọng số<br />
<br />
3<br />
<br />
LT<br />
(Cấp độ<br />
1, 2)<br />
2,1<br />
<br />
VD<br />
(Cấp độ<br />
3, 4)<br />
1,9<br />
<br />
LT<br />
VD<br />
(Cấp<br />
(Cấp độ<br />
độ 1, 2)<br />
3, 4)<br />
26,3<br />
23,8<br />
<br />
4<br />
<br />
3<br />
<br />
2,1<br />
<br />
1,9<br />
<br />
26,3<br />
<br />
23,8<br />
<br />
8<br />
<br />
6<br />
<br />
4,2<br />
<br />
3,8<br />
<br />
52,5<br />
<br />
47,5<br />
<br />
b. Tính số câu hỏi và điểm số chủ đề kiểm tra ở các cấp độ<br />
Cấp độ<br />
Nội dung (chủ đề)<br />
Cấp độ 1,3<br />
(lí thuyết)<br />
<br />
1. Công cơ học ,Công<br />
suất, cơ năng<br />
<br />
Trọng<br />
số<br />
26,3<br />
<br />
Số lượng câu (chuẩn cần<br />
kt)<br />
T.số<br />
3<br />
<br />
TN<br />
<br />
TL<br />
<br />
2 (1)<br />
<br />
1 (2)<br />
<br />
Điểm số<br />
3<br />
<br />
Cấp độ 3,4<br />
(Vận dụng)<br />
<br />
Số câu<br />
hỏi<br />
Số điểm<br />
2. Cấu<br />
tạo<br />
phân<br />
tử,<br />
truyền<br />
nhiệt<br />
3 tiết<br />
<br />
26,3<br />
<br />
2. Các chất được Cấu<br />
tạo ntn, Nguyên tử,<br />
phân tử, Nhiệt năng<br />
<br />
23,8<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
100<br />
<br />
Nhận biết<br />
<br />
Tên<br />
chủ đề<br />
1. Công<br />
suất,<br />
công cơ<br />
học<br />
4 tiết<br />
<br />
2. Các chất được Cấu<br />
tạo ntn, Nguyên tử,<br />
phân tử, Nhiệt năng<br />
1. Công cơ học ,Công<br />
suất, cơ năng<br />
<br />
TNKQ<br />
<br />
23,8<br />
<br />
Thông hiểu<br />
TNKQ<br />
<br />
TL<br />
<br />
1. Nhận biết được<br />
các dạng của cơ<br />
năng.<br />
2. Sự chuyển hoá<br />
giữa các dạng của<br />
cơ năng<br />
2<br />
C1.1,2<br />
<br />
3. Hiểu được động<br />
năng của vật chỉ có<br />
tính tương đối<br />
<br />
1<br />
6. Nắm được cấu<br />
tạo của chất, và<br />
các hiện tượng do<br />
chuyển<br />
động<br />
nhiệt của các<br />
phân tử cấu tạo<br />
nên vật<br />
<br />
1<br />
7. Giải thích được<br />
hiện tượng khuếch<br />
tán.<br />
8. Hiểu được khi<br />
chuyển động nhiệt của<br />
các phân tử cấu tạo<br />
nên vật thay đổi thì<br />
đại lượng nào của vật<br />
thay đổi.<br />
<br />
3<br />
C6.3,4,6<br />
<br />
Số câu<br />
hỏi<br />
<br />
TL<br />
<br />
Số điểm<br />
TS câu<br />
hỏi<br />
TS<br />
điểm<br />
<br />
IV.<br />
<br />
1,5<br />
<br />
1<br />
(0,5)<br />
<br />
1 (2)<br />
<br />
2,5<br />
<br />
2(1)<br />
<br />
1 (2)<br />
<br />
3<br />
<br />
1(1)<br />
<br />
1,5<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
(0,5)<br />
<br />
10<br />
<br />
6 (3)<br />
<br />
4 (7)<br />
<br />
10<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
C3.8<br />
<br />
3<br />
<br />
Vận dụng<br />
Cấp độ thấp<br />
Cấp độ cao<br />
TNKQ TL<br />
TNKQ<br />
TL<br />
4. Vận dụng 5. Biến đổi được<br />
được<br />
công công thức tính<br />
thức<br />
tính công, công suất<br />
công,<br />
công và các công thức<br />
suất vào giải có liên quan vào<br />
bài tập<br />
giải bài tập<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
1<br />
C4.9<br />
<br />
1<br />
C5.10<br />
<br />
4<br />
<br />
3<br />
<br />
2<br />
<br />
7<br />
<br />
1<br />
C7.5<br />
<br />
1<br />
C8.7<br />
<br />
5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
5<br />
<br />
3<br />
<br />
2<br />
<br />
10<br />
<br />
2,5<br />
<br />
2,5<br />
<br />
5<br />
<br />
10,0<br />
(100%)<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT<br />
Môn : Vật Lý - Lớp 8<br />
A. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm).<br />
* Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời mà em cho là đúng.<br />
Câu 1(0.5đ). Trong dao động của con lắc vẽ ở hình<br />
1. Khi nào chỉ có một hình thức chuyển hoá năng<br />
lượng từ thế năng sang động năng?<br />
A. Khi con lắc chuyển động từ A đến C.<br />
B. Khi con lắc chuyển động từ C đến A.<br />
<br />
Hình 1<br />
<br />
C. Khi con lắc chuyển động từ A đến B.<br />
D. Khi con lắc chuyển động từ B đến C.<br />
Câu 2(0.5đ). Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa<br />
có động năng, vừa có thế năng?<br />
A. Khi vật đang đi lên và đang rơi xuống.<br />
<br />
C. Chỉ khi vật đang rơi xuống.<br />
<br />
B. Chỉ khi vật đang đi lên.<br />
<br />
D. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất.<br />
<br />
Câu 3(0.5đ).. Vì sao quả bóng bay dù buộc thật chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?<br />
A.Vì khi thổi,không khí từ miệng vào bóng còn nóng,sau đó lạnh dần nên co lại<br />
B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng, nó tự động co lại;<br />
C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua lỗ buộc ra ngoài;<br />
D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử<br />
không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài.<br />
Câu 4(0.5đ). Hiện tượng nào dưới đây không phải do chuyển động không ngừng<br />
của các nguyên tử, phân tử gây ra?<br />
A. Sự khuếch tán của dung dịch đồng sunfat vào nước.<br />
B. Sự tạo thành gió<br />
C. Sự tăng nhiệt năng của vật khi nhiệt độ tăng<br />
D. Sự hòa tan của muối vào nước<br />
Câu 5(0.5đ). Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm dần thì<br />
đại lượng nào dưới đây của vật không thay đổi?<br />
A. Khối lượng và trọng lượng<br />
<br />
C. Thể tích và nhiệt độ<br />
<br />
B. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng<br />
<br />
D. Nhiệt năng<br />
<br />
Câu 6 (0.5đ). Nhỏ 1 giọt nước đang sôi vào 1 cốc đựng nước ấm thì nhiệt năng của<br />
giọt nước và của nước trong cốc thay đổi như thế nào?<br />
A: Nhiệt năng của giọt nước tăng, của nước trong cốc giảm.<br />
B: Nhiệt năng của giọt nước giảm, của nước trong cốc tăng<br />
C: Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều tăng.<br />
D: Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều giảm.<br />
B. Trắc nghiệm tự luận: (7 điểm).<br />
Câu 7(1đ): Tại sao nhỏ 1 giọt mực vào 1 chén nước thì nước trong chén chuyển<br />
dẫn thành màu mực.<br />
Câu 8(1đ): Ngân và Hằng quan sát một hành khách ngồi trong một toa tàu đang<br />
chuyển động:<br />
Ngân nói: "Người hành khách có động năng vì đang chuyển động".<br />
Hằng phản đối: "Người hành khách không có động năng vì đang ngồi yên trên tàu".<br />
Hỏi ai đúng, ai sai. Tại sao?<br />
Câu 9(3đ): Cần cẩu A nâng được 1100kg lên cao 6m trong 1 phút. Cần cẩu B nâng<br />
được 800kg lên cao 5m trong 30 giây. Tính công suất của hai cần cẩu và cho biết cần<br />
cẩu nào có công suất lớn hơn?<br />
Câu 10(2đ): Tính công suất của dòng nước chảy qua đập ngăn cao 25m xuống dưới,<br />
biết rằng lưu lượng dòng nước là 120m3/phút, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3.<br />
<br />
V. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM<br />
A. trắc nghiệm khách quan (3 điểm).<br />
* Khoanh đúng mỗi câu được 0,5 điểm.<br />
Đáp<br />
án<br />
<br />
1.C 2.A 3.D 4.B 5.A 6.B<br />
<br />
B. Trắc nghiệm tự luận (7 điểm).<br />
Câu 7(1đ): Vì các phân tử mực cũng như các phân tử nước có khoảng cách mà<br />
chúng chuyển động hỗn độn không ngừng nên các phân tử mực xen vào khoảng cách<br />
của các phân tử nước và ngược lại nên nước chuyển dần thành màu mực.<br />
Câu 8(1đ): Ngân và Hằng đều có thể đúng, có thể sai vì chuyển động mang tính<br />
tương đối phụ thuộc vào việc chọn vật mốc.<br />
- Ngân nói đúng khi lấy hàng cây bên đường làm mốc.<br />
- Hằng nói đúng khi lấy người lái xe làm mốc.<br />
Câu 9(3đ):<br />
Công của cần cẩu A<br />
A P.h 11000.6 66000( J ) (0,5 điểm)<br />
Công suất của cần cẩu A<br />
PA <br />
<br />
A 66000<br />
<br />
1100(w) (0,75 điểm)<br />
t<br />
60<br />
<br />
Công của cần cẩu B<br />
A P.h 8000.5 40000( J ) (0,5 điểm)<br />
<br />
Công suất của cần cẩu B<br />
PB <br />
<br />
A 40000<br />
<br />
1333(w) (0,75 điểm)<br />
t<br />
30<br />
<br />
Cần cẩu B có công suất lớn hơn cần cẩu A: PB > PA (0,5 điểm)<br />
<br />
Câu 10(2đ):<br />
Trọng lượng của dòng nước chảy trong 1 phút là:<br />
P = 10.120.1000=1 200 000(N)<br />
(1 điểm)<br />
Công của dòng nước chảy trong 1 phút là<br />
A = P.h = 1 200 000.25 = 30 000 000(J) = 30 000(KJ)<br />
Công suất của dòng nước<br />
P <br />
<br />
A 30000<br />
<br />
500( Kw)<br />
t<br />
60<br />
<br />
(0,5 điểm)<br />
<br />
(0,5 điểm)<br />
<br />