SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH<br />
TRƯỜNG THPT MỸ LỘC<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
(Đề gồm 4 trang)<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I<br />
Năm học 2016 – 2017<br />
Môn: ĐỊA LÍ LỚP: 12<br />
(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
MÃ ĐỀ 689<br />
Câu 1:Trong công cuộc đổi mới ở nước ta, lĩnh vực được đổi mới đầu tiên là<br />
A. công nghiệp<br />
B. nông nghiệp<br />
C. dịch vụ<br />
D. công – nông nghiệp – dịch vụ<br />
Câu 2: Nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ thứ 7, điều này có nghĩa là<br />
A. tính toán múi giờ quốc tế dễ dàng<br />
B. thống nhất quản lí trong cả nước về thời gian sinh hoạt và các hoạt động khác<br />
C. phân biệt múi giờ với các nước láng giềng<br />
D. thuận lợi cho việc tính giờ của các địa phương<br />
Câu 3: Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian<br />
A. 05/1993<br />
B.06/1994<br />
C. 07/1995<br />
D. 08/1996<br />
Câu 4: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN thường được gọi là<br />
A. AFTA<br />
B.AFFA<br />
C. AFAT<br />
D.NAFTA<br />
Câu 5: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta là<br />
A. công nghiệp nặng và khoáng sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp<br />
B. máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên, nhiên, vật liệu<br />
C. nguyên, nhiên, vật liệu và hàng tiêu dùng, sản phẩm ngành nông nghiệp<br />
D. công nghiệp nặng và khoáng sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, nông, lâm thủy sản<br />
Câu 6:Tổng diện tích đất liền và hải đảo của nước ta (2006) là<br />
A. 331.212 km2<br />
B. 332.212 km2<br />
C. 331.363 km2<br />
D. 331.312 km2<br />
Câu 7: Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới Bắc Bán Cầu, nên thường xuyên chịu ảnh hưởng của loại<br />
gió<br />
A. mùa châu Á<br />
B. Tín phong (gió Mậu dịch)<br />
C. mùa Đông Bắc<br />
D. gió Mậu dịch và gió mùa<br />
Câu 8:Nước ta nằm trong hệ tọa độ địa lí<br />
A. 23023/B – 8030/B và 102o 9/Đ – 109024/Đ<br />
B. 23023/B – 8034/B và 1020 9 /Đ – 109024/Đ<br />
C. 23023/B – 8030/B và 1020Đ – 109024/Đ<br />
D. 23023/B – 8030/B và 1020Đ – 109024/Đ<br />
Câu 9:Quần đảo Hoàng Sathuộc tỉnh (thành phố)<br />
A. Khánh Hòa<br />
B. Bà Rịa – Vũng Tàu<br />
C. Đà Nẵng<br />
D. Kiên Giang<br />
Câu 10:Theo công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, thì vùng biển nước ta bao gồm các bộ phận<br />
A. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa<br />
1/4 Mã đề thi 689<br />
<br />
B. nội thủy, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế<br />
C. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa<br />
D. nội thủy, đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa, lãnh hải<br />
Câu 11: Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên<br />
nhiên ở vùng<br />
A. lãnh hải<br />
B. tiếp giáp lãnh hải<br />
C. đặc quyền kinh tế<br />
D. thềm lục địa<br />
Câu 12: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là<br />
A. đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích<br />
B. có địa hình cao nhất nước ta<br />
C. có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc - Đông Nam<br />
D. gồm các dãy núi liền kề với các cao nguyên<br />
Câu 13: Với tọa độ địa lí, địa hình và tác động của các khối khí dẫn đến hệ quả<br />
A.Hình thành các trung tâm nóng, lạnh.<br />
B. Hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít.<br />
C. Các kiểu khí hậu như nhiệt đới, á nhiệt đới, á xích đạo.<br />
D. Hình thành các trung tâm nóng, lạnh và hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít hoặc các kiểu khí<br />
hậu như nhiệt đới, á nhiệt đới, á xích đạo.<br />
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi<br />
A. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.<br />
B. Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.<br />
C. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.<br />
D. Địa hình đồi núi cao chiếm 1%.<br />
Câu 15: Trong các nhận định sau về địa hình Việt Nam, nhận định nào đúng nhất<br />
A. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn nhất.<br />
B. Địa hình đồng bằng chiếm diện tích lớn nhất.<br />
C. Địa hình cồn cát chiếm diện tích lớn nhất.<br />
D. Tỉ lệ giữa ba nhóm địa hình trên tương đương nhau.<br />
Câu 16: Vùng núi Trường Sơn Bắc có đặc điểm sau<br />
A. Gồm các khối núi cao nhất cả nước, địa hình chia thành 3 dải. Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn,<br />
phía Tây là các dãy núi trung bình, ở giữa và các cao nguyên xen lẫn các thung lũng sông.<br />
B. Các dãy núi, dòng sông có hướng vòng cung. Phía thượng nguồn sông Chảy là những đỉnh núi cao<br />
trên 2000m, dọc biên giới Việt – Trung là núi trung bình, trung tâm là đồi núi thấp.<br />
C. Các dãy núi chạy song song và so le nhau, hướng Tây Bắc – Đông Nam, địa hình cao ở hai đầu (Tây<br />
Huế, Nghệ An), thấp ở vùng núi đá vôi Quảng Bình, Quảng Trị.<br />
D. Có sự bất đối xứng giữa 2 sường Đông Tây. Sườn Đông là núi cao, sườn Tây là các cao nguyên<br />
badan xếp tầng.<br />
Câu 17: Dãy Bạch Mã là ranh giới của các tỉnh (thành phố)<br />
A. Quảng Nam – Đà Nẵng<br />
B. Thừa thiên Huế - Quảng Nam<br />
C. Thừa thiên Huế - Đà Nẵng<br />
D. Quảng Nam – Quảng Ngãi<br />
Câu 18: Địa hình đồi núi nước ta có nhiều độ cao khác nhau là do<br />
A. ngoại lực làm cắt xẻ các bề mặt địa hình trong giai đoạn tân kiến tạo<br />
B. kết quả của nhiều chu kì kiến tạo yếu trong giai đoạn Tân kiến tạo<br />
C. vận động tạo núi Anpơ yếu<br />
D. giai đoạn tiền Cambri chỉ hình thành một bộ phận nhỏ lãnh thổ nước ta<br />
Câu 19: Ở nước ta, trên bề mặt các cao nguyên và các thung lung thuận lợi để phát triển ngành<br />
A. trồng rừng, chăn nuôi, cây lương thực<br />
2/4 Mã đề thi 689<br />
<br />
B. trồng rừng, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản<br />
C. trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc<br />
D. chăn nuôi, thủy sản, lâm sản<br />
Câu 20: Các đồng bằng ven biển miền Trung, không có đặc điểm<br />
A. nhỏ, hẹp, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ<br />
B. được hình thành do vai trò chủ yếu của biền<br />
C. đất nhiều phù sa phù hợp với việc trồng lúa<br />
D. đồng bằng thường được chia thành 3 dải: cồn cát, đầm phá, vùng trũng và đồng bằng<br />
Câu 21: Đồng bằng sông Cửu Long được bồi tụ do phù sa của hệ thống sông<br />
A. Vàm Cỏ Đông – Vàm Cỏ Tây<br />
B. Tiền – Hậu<br />
C. Sài Gòn – Đồng Nai<br />
D. Đồng Nai – Tiền<br />
Câu 22: Điểm giống nhau ở hai đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là<br />
A. địa hình thấp, trũng nên thủy triều lấn sâu vào mùa khô<br />
B. có hệ thống đê điều bao quanh<br />
C. đất phù sa chiếm phần lớn diện tích<br />
D. đều là những đồng bằng châu thổ do phù sa của các con sông lớn bồi đắp<br />
Câu 23: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là<br />
A. đất mặn<br />
B. đất phù sa sông<br />
C. đất phèn<br />
D. đất xám trên phù sa cổ<br />
Câu 24: Những thuận lợi của khu vực đồng bằng nước ta là<br />
A. hình thành các khu công nghiệp tập trung, các thành phố lớn<br />
B. địa hình bằng phẳng thuận lợi cho giao thông phát triển<br />
C. nơi diễn ra các hoạt động kinh tế - xã hội sôi động<br />
D. tất cả các đáp trên.<br />
Câu 25: Nhận định nào sau đây chưa chính xác về vùng đồng bằng nước ta:<br />
A. Tất cả các đồng bẳng nước ta đều là những châu thổ rộng hay hẹp, cũ hay mới của các con sông lớn<br />
hay nhỏ.<br />
B. Nước ta có nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn được hình thành tại các vùng sụt võng.<br />
C. Các đồn bằng Duyên hải miền Trung có tính chất chân núi ven biển, trong lòng có nhiều đồi sót và<br />
các cồn cát, đụn cát, đầm phá chiếm một diện tích đáng kể.<br />
D. Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn nhất cả nước.<br />
Câu 26: Biển Đông có diện tích<br />
A. 3,447 triệu km2<br />
B. 3,774 triệu km2<br />
2<br />
C. 4,447 triệu km<br />
D. 4,547 triệu km2<br />
Câu 27: Loại khoáng sản nào có trữ lượng và giá trị lớn nhất ở vùng thềm lục địa nước ta<br />
A. Cát<br />
B. muối<br />
C. titan<br />
D. dầu khí<br />
Câu 28: Cho bảng số liệu:<br />
Diện tích gieo trồng và sản lượng lúa cả năm ở đồng bằng sông Hồng<br />
và đồng bằng sông Cửu Long qua các năm<br />
Vùng<br />
Diện tích (nghìn ha)<br />
Sản lượng lúa (nghìn tấn)<br />
2005<br />
2014<br />
2005<br />
2014<br />
1186,1<br />
1122,7<br />
6398,4<br />
7175,2<br />
Đồng bằng sông Hồng<br />
3826,3<br />
4249,5<br />
19298,5<br />
25475,0<br />
Đồng bằng sông Cửu Long<br />
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)<br />
Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả năm của<br />
Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 và năm 2014<br />
A. Diện tích giảm, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Hồng.<br />
B. Diện tích tăng, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long.<br />
C. Sản lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn Đồng bằng sông Hồng.<br />
3/4 Mã đề thi 689<br />
<br />
D. Diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng.<br />
Câu 29: Thiên tai ởbiển Đông gây hậu quả nặng nề nhất cho vùng đồng bằng ven biển nước ta là<br />
A. sóng thần<br />
B. triều cường<br />
C. bão<br />
D. xâm thực bờ biển<br />
Câu 30: Hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta là<br />
A. vịnh Bắc Bộ và vịnh Vân Phong<br />
B. Vịnh Cam Ranh và vịnh Nha Trang<br />
C. Vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ<br />
D. Vịnh Vân Đài và vịnh Hạ Long<br />
Câu 31: Địa hình ven biển nước ta đa dạng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành<br />
A. khai thác, nuôi trồng thủy sản, du lịch biển đảo<br />
B. xây dựng cảng và khai thác dầu khí<br />
C. chế biến nước mắm và xây dựng nhiều bãi tắm<br />
D. khai thác khoáng sản, thủy sản, phát triển giao thông và du lịch biển.<br />
Câu 32: Nơi có thềm lục địa hẹp nhất nước ta là vùng biển của khu vực<br />
A. Bắc Bộ<br />
B. Bắc Trung Bộ<br />
C. Nam Trung Bộ<br />
D. Nam Bộ<br />
Câu 33: Quá trình địa mạo chi phối đặc trưng địa hình vùng biển nước ta là<br />
A. xâm thực<br />
B. mài mòn<br />
C. vận chuyển<br />
D. xâm thực và bồi tụ<br />
Câu 34: Dựa vào Atlat trang Khí hậu, hãy cho biết phần đất liền nước ta được chia thành mấy miền khí hậu<br />
chính<br />
A.2 miền<br />
B.3 miền<br />
C.4 miền<br />
D.5 miền<br />
Câu 35: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểmcủa khí hậu Việt Nam<br />
A. mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa<br />
B. có mùa đông lạnh kéo dài 2 – 3 tháng trên toàn lãnh thổ<br />
C. có sự phân hóa đa dạng<br />
D. mang tính thất thường<br />
Câu 36: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quyết định bởi<br />
A. ảnh hưởng của biển Đông<br />
B. ảnh hưởng của hoàn lưu khí quyển<br />
C. vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến<br />
D. nằm trong vành đai sinh khoáng<br />
Câu 37: Độ ẩm trong không khí luôn vượt quá<br />
A. 60%<br />
B. 70%<br />
C. 80%<br />
D. 100%<br />
Câu 38:Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta là do:<br />
A. gió mùa Đông bị suy yếu<br />
B. gió mùa Đông di chuyển trên quãng đường xa trước khi ảnh hưởng đến nước ta<br />
C. ảnh hưởng của gió mùa hạ<br />
D. khối khí lạnh di chuyển qua biển<br />
Câu 39: Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa chủ yếu cho khu vực<br />
A. toàn lãnh thổ Việt Nam<br />
B. miền Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ<br />
C. duyên hải Nam Trung Bộ<br />
D. Tây Nguyên và Nam Bộ<br />
Câu 40: Lượng mưa trung bình năm của nước ta dao động trong khoảng<br />
A. 1000 – 1500 mm<br />
B. 1500 – 2000 mm<br />
C. 2000 – 2500mm<br />
D. 2500 – 3000 mm<br />
-------------------------------------------Hết ---------------------------------Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm<br />
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Namphát hành<br />
từ năm 2009 đến năm 2016<br />
<br />
4/4 Mã đề thi 689<br />
<br />