SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH<br />
TRƯỜNG THPT MỸ LỘC<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
(Đề gồm 4 trang)<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I<br />
Năm học 2016 – 2017<br />
Môn: ĐỊA LÍ LỚP: 12<br />
(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
MÃ ĐỀ 898<br />
Câu 1: Biển Đông có diện tích<br />
A. 3,447 triệu km2<br />
B. 3,774 triệu km2<br />
C. 4,447 triệu km2<br />
D. 4,547 triệu km2<br />
Câu 2: Loại khoáng sản có trữ lượng và giá trị lớn nhất ở vùng thềm lục địa nước ta là<br />
A. Cát<br />
B. muối<br />
C. titan<br />
D. dầu khí<br />
Câu 3: Thiên tai ở biển Đông gây hậu quả nặng nề nhất cho vùng đồng bằng ven biển nước ta là<br />
A. sóng thần<br />
B. triều cường<br />
C. bão<br />
D. xâm thực bờ biển<br />
Câu 4: Hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta là<br />
A. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Vân Phong<br />
B. Vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ<br />
C. Vịnh Cam Ranh và vịnh Bắc Bộ<br />
D. Vịnh Vân Đài và vịnh Hạ Long<br />
Câu 5: Địa hình ven biển nước ta đa dạng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành<br />
A. khai thác, nuôi trồng thủy sản, du lịch biển đảo<br />
B. xây dựng cảng và khai thác dầu khí<br />
C. chế biến nước mắm và xây dựng nhiều bãi tắm<br />
D. khai thác tài nguyên khoáng sản, thủy sản, phát triển giao thông và du lịch biển<br />
Câu 6: Nơi có thềm lục địa hẹp nhất nước ta thuộc vùng biển của khu vực<br />
A. Bắc Bộ<br />
B. Bắc Trung Bộ<br />
C. Nam Trung Bộ<br />
D. Nam Bộ<br />
Câu 7: Quá trình địa mạo chi phối đặc trưng địa hình vùng biển nước ta là<br />
A. xâm thực<br />
B. mài mòn<br />
C. vận chuyển<br />
D. xâm thực và bồi tụ<br />
Câu 8: Trong công cuộc đổi mới ở nước ta, lĩnh vực nào được đổi mới đầu tiên là<br />
A. công nghiệp<br />
B. nông nghiệp<br />
C. dịch vụ<br />
D. công – nông nghiệp – dịch vụ<br />
Câu 9: Nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ thứ 7, điều này có nghĩa là<br />
A. tính toán múi giờ quốc tế dễ dàng<br />
B. thống nhất quản lí trong cả nước về thời gian sinh hoạt và các hoạt động khác<br />
C. phân biệt múi giờ với các nước láng giềng<br />
D. thuận lợi cho việc tính giờ của các địa phương<br />
Câu 10: Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian<br />
1/4 Mã đề thi 898<br />
<br />
A. 05/1993<br />
B.06/1994<br />
C. 07/1995<br />
D. 08/1996<br />
Câu 11: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN thường được gọi là<br />
A. AFTA<br />
B.AFFA<br />
C. AFAT<br />
D. NAFTA<br />
Câu 12: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta gồm<br />
A. công nghiệp nặng và khoáng sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp<br />
B. máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên, nhiên, vật liệu<br />
C. nguyên, nhiên, vật liệu và hàng tiêu dùng, sản phẩm ngành nông nghiệp<br />
D. công nghiệp nặng và khoáng sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, nông, lâm thủy sản<br />
Câu 13: Đồng Bằng Sông Hồng được bồi tụ do phù sa của hệ thống sông<br />
A. Sông Hồng<br />
B. Sông Hồng và Sông Đà<br />
C. Sông Hồng – Sông Thái Bình<br />
D. Sông Đà và Sông Lô<br />
Câu 14: Những hạn chế của khu vực đồng bằng là:<br />
A. Gây khó khăn cho việc đi lại và phát triển giao thông.<br />
B. Chịu ảnh hưởng của thiên tai: xói mòn, lũ quét…<br />
C. Địa hình thấp chịu tác động mạnh của thủy triều<br />
D. Tập trung nhiều loại khoáng sản thuận lợi phát triển ngành khai khoáng<br />
Câu 15: Điểm giống nhau ở hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long là<br />
A. có hệ thống đê điều chạy dài<br />
B. có mạng lưới kênh gạch chằng chịt<br />
C. đều là những đồng bằng châu thổ do phù sa của các con sông lớn bồi đắp<br />
D. bị nhiễm mặn nặng nề<br />
Câu 16: Đặc điểm nào sau đây không phải của đồng bằng ven biển miền Trung<br />
A. hẹp ngang<br />
B. bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ<br />
C. chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông<br />
D. được hình thành do các sông bồi đắp<br />
Câu 17: Đồng bằng mở rộng ở cửa sông Thu Bồn là đồng bằng<br />
A. Phú Yên<br />
B. Bình Định<br />
C. Quảng Nam<br />
D. Nghệ An<br />
Câu 18: Đất mặn, đất phèn chiếm tới 2/3 diện tích tự nhiên của<br />
A. đồng bằng sông Hồng<br />
B. đồng bằng sông Cửu Long<br />
C. các đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ<br />
D. các đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ<br />
Câu 19: Ở Đồng bằng sông Hồng vùng đất ngoài đê là nơi<br />
A. không được bồi đắp phù sa hàng năm<br />
B. có nhiều ô trũng ngập nước<br />
C. thường xuyên được bồi phù sa<br />
D. có bậc ruộng cao, bạc màu<br />
Câu 20: Hãy điền mũi tên thích hợp về hệ tọa độ địa lí của nước ta<br />
Hệ tọa độ địa lí<br />
Thuộc tỉnh (thành phố)<br />
0<br />
/<br />
1. Vĩ độ 23 23 B<br />
A. Khánh Hòa<br />
2. Vĩ độ 8034/B<br />
B. Cà Mau<br />
0<br />
/<br />
3. Kinh độ 102 09 Đ<br />
C. Hà Giang<br />
4. Kinh độ 109024/Đ<br />
D. Điện Biên<br />
2/4 Mã đề thi 898<br />
<br />
Câu 21: Nước ta có chung đường biên giới trên biển và đất liền với<br />
A. Trung Quốc, Lào, Campuchia<br />
B. Trung Quốc, Lào<br />
A. Trung Quốc, Campuchia<br />
B. Lào, Campuchia<br />
Câu 22: Đường bờ biển nước ta chạy dài theo hình chữ S từ……………….đến………………..<br />
A. Móng Cái - Cà Mau<br />
B. Móng Cái – Hà Tiên<br />
C. Quảng Ninh – Kiên Giang<br />
D. Quảng Ninh – Cà Mau<br />
Câu 23: Tỉnh nào dưới đây không giáp biển<br />
A. Trà Vinh<br />
B. Vĩnh Long<br />
C. Kiên Giang<br />
D. Sóc Trăng<br />
Câu 24:Sự đa dạng về bản sắc dân tộc do nước ta là nơi:<br />
A. có sự gặp gỡ nhiều nền văn minh lớn Á, Âu với văn minh bản địa<br />
B. đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động<br />
C. giao nhau của các dân tộc trên thế giới<br />
D. đã từng bị các đế quốc đô hộ.<br />
Câu 25. Hạn chế nào không phải do hình dạng dài và hẹp của lãnh thổ Việt Nam mang lại:<br />
A. khoáng sản nước ta đa dạng, nhưng trữ lượng không lớn<br />
B. giao thông Bắc- Nam trắc trở<br />
C. việc bảo vệ an ninh và chủ quyền lãnh thổ khó khăn<br />
D. khí hậu phân hoá phức tạp<br />
Câu 26. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết trong số 7 tỉnh biên giới trên đất liền giáp<br />
với Trung Quốc, không có tỉnh nào sau đây<br />
A. Điện Biên<br />
B. Yên Bái<br />
C. Lai Châu<br />
D. Hà Giang<br />
Câu 27: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là<br />
A. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích<br />
B. Có địa hình cao nhất nước ta<br />
C. Có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc - Đông Nam<br />
D. Gồm các dãy núi liền kề với các cao nguyên<br />
Câu 28: Với tọa độ địa lí, địa hình và tác động của các khối khí dẫn đến hệ quả<br />
A.Hình thành các trung tâm nóng, lạnh.<br />
B. Hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít.<br />
C. Các kiểu khí hậu như nhiệt đới, á nhiệt đới, á xích đạo.<br />
D. Hình thành các trung tâm nóng, lạnh và hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít hoặc các kiểu khí<br />
hậu như nhiệt đới, á nhiệt đới, á xích đạo.<br />
Câu 29: Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi<br />
A. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.<br />
B. Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.<br />
C. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam<br />
D. Địa hình đồi núi cao chiếm 1%<br />
Câu 30: Trong các nhận định sau về địa hình Việt Nam, nhận định nào đúng nhất<br />
A. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn nhất<br />
B. Địa hình đồng bằng chiếm diện tích lớn nhất<br />
C. Địa hình cồn cát chiếm diện tích lớn nhất<br />
3/4 Mã đề thi 898<br />
<br />
D. Tỉ lệ giữa ba nhóm địa hình trên tương đương nhau<br />
Câu 31: Dãy Bạch Mã là ranh giới của các tỉnh (thành phố)<br />
A. Quảng Nam – Đà Nẵng<br />
B. Thừa thiên Huế - Quảng Nam<br />
C. Thừa thiên Huế - Đà Nẵng<br />
D. Quảng Nam – Quảng Ngãi<br />
Câu 32: Địa hình đồi núi nước ta có nhiều độ cao khác nhau là do<br />
A. ngoại lực làm cắt xẻ các bề mặt địa hình trong giai đoạn Tân kiến tạo<br />
B. kết quả của nhiều chu kì kiến tạo yếu trong giai đoạn Tân kiến tạo<br />
C. vận động tạo núi Anpơ yếu<br />
D. giai đoạn tiền Cambri chỉ hình thành một bộ phận nhỏ lãnh thổ nước ta<br />
Câu 33: Ở nước ta, trên bề mặt các cao nguyên và các thung lung thuận lợi để phát triển ngành:<br />
A. trồng rừng, chăn nuôi, cây lương thực<br />
B. trồng rừng, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản<br />
C. trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc<br />
D. chăn nuôi, thủy sản, lâm sản<br />
Câu 34: Thời gian hoạt động của gió mùa mùa Đông:<br />
A. từ tháng 5 đến tháng 10<br />
B. từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau<br />
C. từ tháng 6 đến tháng 12<br />
D. từ tháng 5 đến tháng 11<br />
Câu 35: Mưa phùn là kiểu thời tiết đặc trưng của vùng :<br />
A. Bắc Bộ<br />
B. Tây Nguyên<br />
C. Nam Bộ<br />
D. Duyên hải Nam Trung Bộ<br />
Câu 36: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta thể hiện rõ rệt qua yếu tố:<br />
A. Bức xạ và nhiệt độ.<br />
B. Nhiệt độ các tháng mùa hè cao trên 250C<br />
C. Bức xạ Mặt Trời<br />
D. Nhiệt độ các tháng mùa đông thấp hơn 180C<br />
Câu 37: Lãnh thổ Việt Nam nằm gần trung tâm của khu vực gió mùa châu Á, là nơi<br />
A. Các khối khí hoạt động tuần hoàn, nhịp nhàng<br />
B. Gió mùa hạ hoạt động quanh năm<br />
C. Gió mùa đông hoạt động quanh năm<br />
D. Giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa<br />
Câu 38: Gió Mậu dịch (tín phong) ở nước ta có đặc điểm<br />
A. Thổi quanh năm với cường độ như nhau<br />
B. Chỉ xuất hiện vào các thời kì chuyể tiếp xuân – thu<br />
C. Hoạt động quanh năm, nhưng bị suy yếu vào các thời kì chuyển tiếp xuân – thu<br />
D. Hoạt động quanh năm, nhưng mạnh lên vào các thời kì chuyển tiếp xuân – thu<br />
Câu 39: Khu vực Móng Cái (Quảng Ninh) có lượng mưa nhiều do nằm ở sườn đón gió<br />
A. Tây Nam<br />
B. Đông Nam<br />
C. Đông Bắc<br />
D. Mậu dịch<br />
Câu 40: Gió Tây khô nóng (gió Lào) là hiện tượng thời tiết đặc trưng nhất cho khu vực<br />
A. Đông Bắc<br />
B. Tây Bắc<br />
C. Bắc Trung Bộ<br />
D. Nam Trung Bộ.<br />
--------------------------------------------Hết ---------------------------------Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm<br />
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam<br />
phát hành từ năm 2009 đến năm 2016<br />
<br />
4/4 Mã đề thi 898<br />
<br />