SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH<br />
TRƯỜNG THPT MỸ LỘC<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
(Đề có 4 trang)<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I<br />
<br />
Năm học 2016 – 2017<br />
<br />
Môn: Lịch sử Lớp: 12<br />
(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề)<br />
Mã đề kiểm tra 987<br />
<br />
Họ và tên học sinh:......................................Số báo danh:............................<br />
Câu 1: Hội nghị Ianta được triệu tập vào thời điểm:<br />
A. chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn bùng nổ<br />
B. chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra ác liệt<br />
C. chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc<br />
D. chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc<br />
Câu 2: Cho các phát biểu sau đây về hội nghị Ianta:<br />
(1) Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhiều vấn đề bức thiết đặt ra: nhanh<br />
chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít, tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh, phân chia<br />
thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.<br />
(2) Hội nghị Ianta được triệu tập (2/1945) với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc là Đức,<br />
Mĩ, Liên Xô.<br />
(3) Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt<br />
Nhật Bản. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, trong thời gian từ 2 đến 3 năm sau khi đánh bại phát<br />
xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.<br />
(4) Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.<br />
(5) Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm<br />
vi ảnh hưởng ở Châu Âu, Châu Á.<br />
(6) Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc trở<br />
thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới sau chiến tranh, thường gọi là trật tự 2 cực Ianta.<br />
Trong các phát biểu trên đây, có bao nhiêu phát biểu đúng:<br />
A. 3<br />
B. 4<br />
C. 5<br />
D. 6<br />
Câu 3: Quan sát hình 1 và cho biết đây là nhân vật lịch sử nào?<br />
A. Phi đen Cátx tơ rô<br />
C. G. Nê ru<br />
<br />
B. N. Man đê la<br />
D. U. Sớc sin<br />
<br />
Câu 4: Trong thời kì từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế<br />
kỉ XX, về công nghiệp Liên Xô trở thành:<br />
A. cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới<br />
B. cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 trong giới tư bản<br />
C. trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới<br />
D. cường quốc công nghiệp đứng thứ nhất trên thế giới<br />
(Hình 1)<br />
Câu 5: Chính sách đối ngoại nổi bật của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ 2 là:<br />
A. đối đầu với Mĩ<br />
B. bảo vệ hòa bình<br />
C. ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa<br />
D. cả B và C<br />
Câu 6: Một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là:<br />
A. sự chống phá của các thế lực thù địch<br />
B. tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973<br />
C. khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.<br />
D. cả A và C<br />
Câu 7: Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về phương Tây, khôi<br />
phục và phát triển quan hệ với các nước ở:<br />
A. châu Á.<br />
B. châu Âu.<br />
C. châu Phi.<br />
D. châu Mĩ.<br />
Câu 8: Sau khi Liên Xô sụp đổ, vị trí của Liên Bang Nga là:<br />
A. quốc gia kế tục Liên Xô<br />
B. quốc gia đại diện cho Liên Xô<br />
C. quốc gia thay thế Liên Xô<br />
D. quốc gia còn lại của Liên Xô<br />
Trang 1/6 – Mã đề thi 987<br />
<br />
Câu 9: Một trong những chuyển biến lớn của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ 2 là:<br />
A. một loạt các quốc gia tư bản ra đời<br />
B. một loạt các nhà nước Xã hội chủ nghĩa ra đời<br />
C. trở thành khu vực có sự phát triển kinh tế năng động bậc nhất trên thế giới<br />
D. trở thành khu vực có sự bất ổn định vào bậc nhất trên thế giới<br />
Câu 10. Sự kiện nào cho thấy CNXH trở thành một hệ thống nối liền từ Châu Âu sang Châu Á?<br />
A. Sự thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu<br />
B. Sự thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa<br />
C. Sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa<br />
D. Sự ra đời của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên<br />
Câu 11: Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay là:<br />
A. thực hiện đượng lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc.<br />
B. bắt tay với Mỹ chống lại Liên Xô.<br />
C. gây chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam.<br />
D. bình thường hóa quan hệ với các nước láng giềng, mở rộng sự hợp tác với các nước trên thế<br />
giới<br />
Câu 12: Những quốc gia Đông Nam Á tuyên bố độc lập trong năm 1945 là:<br />
A. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.<br />
B. Campuchia, Malaixia, Brunây.<br />
C. Inđônêxia, Xingapo, Malaixia.<br />
D. Miến Điện, Việt Nam, Philippin.<br />
Câu 13: Thời gian thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á:<br />
A. Ngày 8-8-1967<br />
B. Ngày 8-8-1977<br />
C. Ngày 8-8-1987<br />
D. Ngày 8-8-1997<br />
Câu 14: ASEAN đã phát triển thành 10 nước thành viên vào năm nào?<br />
A. Năm 1967<br />
B. Năm 1984<br />
C. Năm 1997<br />
D. Năm 1999<br />
Câu 15: Quan sát hình 1 (câu 3) và cho biết, nhân vật lịch sử đó có vai trò quan trọng đối với:<br />
A. cuộc đấu tranh giải phóng Cu ba<br />
B. cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ<br />
C. cuộc đấu tranh giải phóng Nam phi<br />
D. Cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi<br />
Câu 16:<br />
<br />
Hình 2: Lược đồ châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai<br />
Dựa vào hình 2, hãy cho biết cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước châu Phi lên<br />
tới đỉnh cao vào thời gian nào?<br />
A. Từ năm 1945- 1954<br />
B. Từ năm 1954- 1960<br />
C. Từ năm 1960- 1975<br />
D. Từ năm 1975- 2000<br />
Câu 17: Dựa vào hình 2, hãy cho biết, vì sao năm 1960 được ghi nhận là năm Châu Phi?<br />
A. Có 17 quốc gia được trao độc lập<br />
B. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ cơ bản tan rã<br />
C. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ<br />
D. N. Manđêla được bầu làm tổng thống.<br />
Câu 18: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế<br />
giới thứ II:<br />
A. Mĩ đã áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng<br />
suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.<br />
B. các chính sách điều tiết của nhà nước có hiệu quả<br />
C. Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí và phương tiện chiến<br />
tranh.<br />
Trang 2/6 – Mã đề thi 987<br />
<br />
D. lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động dồi dào , trình độ kĩ thuật<br />
cao, năng động, sáng tạo.<br />
Câu 19. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ muốn thực hiện âm mưu “ bá chủ thế giới” thông qua việc<br />
ban hành:<br />
A. Chiến lược toàn cầu<br />
B. Chiến lược “ cam kết và mở rộng”<br />
C. Chiến tranh tổng lực<br />
D. Chiến tranh lạnh<br />
Câu 20: Đâu không phải là mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mĩ?<br />
A. Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới<br />
B. Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ<br />
C. Đàn áp phong trào cộng giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong<br />
trào chống chiến tranh, vì hòa bình dân chủ trên thế giới.<br />
D. Can thiệp vào các cuộc xung đột trên thế giới.<br />
Câu 21. Một trong những nguyên nhân giúp các nước Tây Âu phục hồi kinh tế sau chiến tranh là:<br />
A. bóc lột nhân dân các nước thuộc địa<br />
B. mua các phát minh về khoa học kĩ thuật<br />
C. nhờ vào nguồn viện trợ kinh tế của Mĩ D. được lợi từ chiến tranh thế giới thứ hai<br />
Câu 22: Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là:<br />
A. liên minh chặt chẽ với Mĩ<br />
B. mở rộng quan hệ với các nước Châu Á<br />
C. xâm lược thuộc địa<br />
D. phản đối Mĩ trên diễn đàn quốc tế<br />
Câu 23.Tổ chức liên kết về kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh xuất hiện sau Chiến tranh thế giới thứ<br />
hai đó là:<br />
A. Liên minh Châu Âu (EU)<br />
B. Liên Hợp Quốc<br />
C. Tổ chức Vacsava<br />
D. NATO<br />
Câu 24: Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất của thế giới từ thời gian<br />
nào?<br />
A. Từ đầu những năm 70 thế kỷ XX trở đi B. Từ đầu những năm 80 thế kỷ XX trở đi<br />
C. Từ đầu những năm 90 thế kỷ XX trở đi D. Từ năm 2000 đến nay<br />
Câu 25: Một nét đáng chú ý trong đời sống văn hóa Nhật Bản mà chúng ta cần suy ngẫm và học hỏi đó<br />
là:<br />
A. luôn tiếp thu những yếu tố văn hóa mới để làm đa dạng văn hóa đất nước<br />
B. có sự kết hợp hài hòa nền văn hóa các dân tộc trên đất nước<br />
C. có sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống và hiện đại<br />
D. không tiếp nhận văn hóa bên ngoài để bảo lưu văn hóa truyền thống<br />
Câu 26: Đâu không phải là khó khăn của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm đạt bước phát triển<br />
“thần kỳ” ?<br />
A. Cơ cấu vùng kinh tế của Nhật Bản thiều cân đối, tập trung vào một số trung tâm lớn<br />
B. Sự cạnh tranh quyết liệt của Mỹ, Tây Âu, Trung Quốc…<br />
C. Tỉ lệ dân số già ngày càng tăng làm sụt giảm nghiêm trọng nguồn lao động<br />
D. Lãnh thổ nhỏ, nghèo tài nguyên thiên nhiên<br />
Câu 27: Việc Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mỹ, để Mỹ đóng quân và<br />
xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật đã giúp cho Nhật Bản:<br />
A. tốn ít chi phí quốc phòng để tập trung phát triển kinh tế<br />
B. thực hiện mưu đồ trở thành một cường quốc hạt nhân sau này<br />
C. chống lại các hành vi xâm lược của bên ngoài và sự nổi dậy của các thế lực thù địch trong nước<br />
D. tạo thêm nguồn thu nhập đáng kể cho quốc gia.<br />
Câu 28: Mĩ phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa vào thời gian<br />
nào?<br />
A. Tháng 2/1945<br />
B. Ngày 12/3/1947<br />
C. Tháng 7/1947<br />
D. Ngày 4/4/1949<br />
Câu 29: Mục đích thực sự khi Mỹ đề ra và thực hiện kế hoạch Mác-san gì?<br />
A. Giúp đỡ các nước tư bản đồng minh<br />
B. Khống chế, chi phối các nước đồng minh<br />
C. Hiện thực hóa chính sách “cam kết và mở rộng”<br />
D.Tăng cường ảnh hưởng của Mỹ với vai trò siêu cường trên thê giới<br />
Câu 30. Sự kiện nào đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực (Liên Xô và Mĩ), hai phe ( Tư bản chủ nghĩa<br />
và Xã hội chủ nghĩa)?<br />
A. Sự ra đời của kế hoạch Macsan<br />
B. Sự ra đời của NATO<br />
C. Sự ra đời của Vacsava<br />
D. Sự ra đời của cả NATO và Vacsava<br />
Câu 31: Cuộc chiến tranh nào không phải là biểu hiện của sự đối đầu Đông – Tây?<br />
A. Chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp<br />
B. Chiến tranh Triều Tiên<br />
Trang 3/6 – Mã đề thi 987<br />
<br />
C. Chiến tranh Mĩ – Irac<br />
C. Chiến tranh Mĩ – Việt Nam<br />
Câu 32: Cuộc chiến tranh lạnh chấm dứt trong bối cảnh:<br />
A. Mĩ bị bao vây, cấm vận<br />
B. xu thế hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện<br />
C. Liên Xô đạt được nhiều thành tựu to lớn<br />
D. khủng hoảng năng lượng 1973<br />
Câu 33. Xu thế hòa hoãn Đông – Tây bắt đầu xuất hiện từ khi nào?<br />
A. Từ đầu những năm 60 của thế kỉ XX<br />
B. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX<br />
C. Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX<br />
D. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX<br />
Câu 34. Sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới như thế nào?<br />
A. Đa cực.<br />
B. Một cực nhiều trung tâm.<br />
C. Đa cực nhiều trung tâm<br />
D. Đơn cực.<br />
Câu 35: Một trong những nguy cơ khó lường của thế giới sau chiến tranh lạnh đó là:<br />
A. phát triển theo hướng đa cực.<br />
B. phát triển theo hướng đơn cực<br />
C. chủ nghĩa khủng bố<br />
D. chất lượng cuộc sống giảm sút<br />
Câu 36: Nguồn gốc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai là:<br />
A. do yêu cầu cuộc sống<br />
B. do yêu cầu chiến tranh thế giới thứ hai<br />
C. do yêu cầu của sản xuất<br />
D. Tất cả đều đúng<br />
Câu 37. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:<br />
A. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.<br />
B. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.<br />
C. sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học - công nghệ.<br />
D. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.<br />
Câu 38. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại bắt đầu từ khi nào?<br />
A. Những năm 40 của TK XX<br />
B. Sau chiến tranh thế giới thứ 2<br />
C. Từ năm 1973<br />
D. Từ năm 2000-> nay<br />
Câu 39. Xu thế toàn cầu hoá trên thế giới là hệ quả của<br />
A. sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế.<br />
B. cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.<br />
C. sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.<br />
D. quá trình thống nhất thị trường thế giới.<br />
Câu 40. Cho các phát biểu sau đây về nội dung lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 – 2000.<br />
<br />
1. Từ ngày 4-11/2/1945, một hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham<br />
dự của nguyên thủ ba cường quốc: Xtalin (Liên Xô), Ph. Rudơven (Mĩ), U. Sớcsin (Anh)<br />
2. Từ 25/4 - 26/6/1945, hội nghị quốc tế gồm đại biểu của 50 nước họp tại San Phranxixcô<br />
(Mĩ) đã thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên Hợp Quốc.<br />
3. Liên Xô hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm (1946-1950) trong vòng 4 năm 3 tháng.<br />
4. Năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Năm 1961, Liên Xô phóng tàu vũ<br />
trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái đất…<br />
5. Từ năm 2000, V.Putin lên làm tổng thống, nước Nga có nhiều biến chuyển khả quan và<br />
triển vọng phát triển.<br />
6. Ngày 1- 1 – 1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, do Mao Trạch<br />
Đông đứng đầu.<br />
7. 23-8-1945 nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền.12 – 10 – 1945: Chính phủ Lào tuyên<br />
bố độc lập<br />
8. 26-1-1950: Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa.<br />
9. 1-10-1959 cách mạng Cuba thắng lợi đã lật đổ chế độ độc tài Batixta, thành lập nước<br />
Cộng hòa Cuba, do Phi-đen Cátx tơ rô đứng đầu<br />
10. Tháng 8/1975, 53 nước châu Âu cùng Mĩ và Canađa đã kí Định ước Henxinki<br />
Trong các phát biểu trên đây có bao nhiêu phát biểu đúng?<br />
A. 6<br />
B. 7<br />
C. 8<br />
D. 9<br />
-------------- Hết -------------<br />
<br />
Trang 4/6 – Mã đề thi 987<br />
<br />