SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH<br />
TRƯỜNG THPT MỸ LỘC<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
(Đề có 4 trang)<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I<br />
<br />
Năm học 2016 – 2017<br />
Môn: SINH HỌC Lớp: 12<br />
(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề)<br />
Mã đề kiểm tra 132<br />
<br />
Họ và tên học sinh:....................................................Số báo danh:...................<br />
<br />
Câu 1: Ở cà chua có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội. Gen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so<br />
với alen a quy định quả màu vàng. Biết rằng, cây tứ bội giảm phân bình thường và cho giao tử 2n, cây<br />
lưỡng bội giảm phân bình thường và cho giao tử n. Các phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 11 quả màu<br />
đỏ: 1 quả màu vàng ở đời con là?<br />
A. AAaa x Aa và AAaa x aaaa.<br />
B. AAaa x aa và AAaa x Aaaa.<br />
C. AAaa x Aa và AAaa x AAaa.<br />
D. AAaa x Aa và AAaa x Aaaa.<br />
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng về đột biến lệch bội?<br />
A. Xảy ra ở một hoặc vài cặp nhiễm sắc thể tương đồng<br />
B. Cơ thể lệch bội có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khỏe<br />
C. Xảy ra đồng loạt, phụ thuộc vào điều kiện môi trường<br />
D. Thể lệch bội thường bất thụ<br />
Câu 3: Ở cà chua 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản của 1 tế bào sinh dưỡng ở loài này người ta đếm được<br />
23 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào này có kí hiệu là<br />
A. 2n – 1 – 1<br />
B. 2n – 2<br />
C. 2n – 2 + 4<br />
D. 2n - 1<br />
Câu 4: Nho không hạt, dưa hấu không hạt, chuối tiêu… là những ví dụ về?<br />
A. Thể đa bội lẻ<br />
B. Thể đa bội chẵn<br />
C. Cơ thể mang đột biến gen<br />
D. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể<br />
Câu 5: Biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau: 5’XGA3' mã hoá axit<br />
amin Acginin; 5'UXG3’ và 5’AGX3’ cùng mã hoá axit amin Xêrin; 5’GXU3' mã hoá axit amin<br />
Alanin. Biết trình tự các nuclêôtit ở một đoạn trên mạch gốc của vùng mã hoá ở một gen cấu trúc của<br />
sinh vật nhân sơ là 5’GXTTXGXGATXG3’ . Đoạn gen này mã hoá cho 4 axit amin, theo lí thuyết,<br />
trình tựcác axit amin tương ứng với quá trình dịch mã là<br />
A. Xêrin –Alanin –Xêrin –Acginin.<br />
B. Acginin –Xêrin – Acginin –Xêrin.<br />
C. Xêrin –Acginin –Alanin –Acginin.<br />
D. Acginin –Xêrin –Alanin –Xêrin.<br />
Câu 6: Ứng dụng thực tế của quy luật phân ly độc lập là gì?<br />
A. Nếu biết được các gen quy định tính trạng nào đó phân ly độc lập thì có thể dự đoán được kết<br />
quả phân ly kiểu hình ở đời sau<br />
B. Giải thích được các trường hợp bệnh tật di truyền như hội chứng Đao, hội chứng Tơcno<br />
C. Giải thích sự di truyền liên kết của nhiều tính trạng<br />
D. Giải thích được sự ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện gen<br />
Câu 7: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể<br />
có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?<br />
A. 6 loại mã bộ ba.<br />
B. 3 loại mã bộ ba.<br />
C. 27 loại mã bộ ba.<br />
D. 9 loại mã bộ ba.<br />
Câu 8: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, vùng khởi động<br />
(promoter) là<br />
A. nơi mà chất cảm ứng có thể liên kết để khởi đầu phiên mã.<br />
B. những trình tự nuclêôtit mang thông tin mã hoá cho phân tử prôtêin ức chế.<br />
C. nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.<br />
D. những trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.<br />
Câu 9: Cho các phát biểu sau:<br />
1. Tế bào đa bội có hàm lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ diễn ra<br />
mạnh mẽ.<br />
2. Thể đa bội có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt.<br />
3. Thể đa bội lẻ không có khả năng phát sinh giao tử bình thường<br />
4. Thể đa bội lẻ thường gặp ở động vật, đa bội chẵn thường gặp ở thực vật<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 132<br />
<br />
Số phát biểu đúng về đột biến đa bội là?<br />
A. 2<br />
B. 1<br />
C. 4<br />
D. 3<br />
Câu 10: Một trong những điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh<br />
vật nhân thực là<br />
A. đều diễn ra trên toàn bộ phân tửADN.<br />
B. đều có sự hình thành các đoạn Okazaki.<br />
C. đều tuân theo nguyên tắc bổ sung.<br />
D. đều có sự xúc tác của enzim ADN pôlimeraza.<br />
Câu 11: Kiểu gen AaBB tạo ra giao tử AB với tỉ lệ bao nhiêu?<br />
A. 50%<br />
B. 25%<br />
C. 100%<br />
D. 75%<br />
Câu 12: Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào<br />
A. tần số phát sinh đột biến.<br />
B. số lượng cá thể trong quần thể.<br />
C. tỉ lệ đực, cái trong quần thể.<br />
D. môi trường sống và tổ hợp gen.<br />
Câu 13: Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng?<br />
A. Vì lactôzơ làm thay đổi cấu hình không gian của của protein ức chế<br />
B. Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ.<br />
C. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động.<br />
D. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt.<br />
Câu 14: Phân tử tARN mang axit amin foocmin mêtiônin ở sinh vật nhân sơ có bộ ba đối mã<br />
(anticôđon) là<br />
A. 5’UAX3’.<br />
B. 3’UAX5’.<br />
C. 5’AUG3’.<br />
D. 3’AUG5’.<br />
Câu 15: Dưới đây là ảnh chụp sợi ADN của tế bào vi khuẩn dưới kính hiển vi điện tử. ADN đang trải<br />
qua quá trình nào?<br />
A. Phiên mã<br />
B. Nhân đôi<br />
C. Dịch mã<br />
D. Phiên mã và nhân đôi<br />
<br />
Câu 16: Đối tượng thí nghiệm của Menden là?<br />
A. Chuột<br />
B. Đậu Hà Lan<br />
C. Ruối giấm<br />
D. Người<br />
Câu 17: Với 3 cặp gen trội lặn hoàn toàn, phân ly độc lập. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd<br />
x aaBBDd sẽ cho ở thế hệ sau tỉ lệ phân ly lý thuyết là?<br />
A. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen<br />
B. 8 kiểu hình: 8 kiểu gen<br />
C. 4 kiểu hình: 8 kiểu gen<br />
D. 4 kiểu hình: 12 kiểu gen<br />
Câu 18: Trong quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn<br />
của phân tử ADN tách nhau tạo nên chạc hình chữ Y. Khi nói về cơ chế của quá trình nhân đôi ở chạc<br />
hình chữ Y,<br />
phát biểu nào sau đây sai?<br />
A. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.<br />
B. Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’ → 3’.<br />
C. Trên mạch khuôn 5’ → 3’ thì mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn.<br />
D. Trên mạch khuôn 3’ → 5’ thì mạch mới được tổng hợp<br />
liên tục.<br />
Câu 19: Hình ảnh bên là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường<br />
ở một người. Người mang bộ nhiễm sắc thể này<br />
A. là nam giới, mắc hội chứng Đao.<br />
B. là nam giới, mắc hội chứng Claiphentơ.<br />
C. là nam giới,mắc hội chứng Tớcnơ.<br />
D. là nữ giới, mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.<br />
Câu 20: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 132<br />
<br />
trong bảng sau:<br />
Codon<br />
<br />
5’AA<br />
5’XXX<br />
5’GGG<br />
5’UUU3’ hoặc<br />
5’XUU3’<br />
5’UX<br />
A3’<br />
3’<br />
3’<br />
5’UUX3’<br />
hoặc 5’XUX3’ U3’<br />
Axit amin<br />
Lysin<br />
Prôlin<br />
Glixin<br />
Phêninalanin<br />
Xerin<br />
Lơxin (Leu)<br />
tương ứng<br />
(Lys)<br />
(Pro)<br />
(Gly)<br />
(Phe)<br />
(Ser)<br />
Một đoạn gen sau khi bị đột biến điểm đã mang thông tin mã hóa chuỗi pôlipeptit có trình tự axit<br />
amin: Gly – Pro – Lys – Phe. Biết rằng đột biến đã làm thay thế một nucleotit ađênin (A) trên mạch<br />
gốc bằng guanin (T) và làm thay thế một axit amin. Trình tự nucleotit trên mạch gốc của gen trước khi<br />
bị đột biến có thể là?<br />
A. 3’ XXXGGGTTTAAT5’<br />
B. 3’ XXXGGGTATAAA5’<br />
C. 3’ XXXGGGATTAAA5’<br />
D. 3’ XXXGGGATTAAG5’<br />
Câu 21: Hình vẽ sau mô tả dạng đột biến nào?<br />
A. Mất đoạn<br />
B. Đảo đoạn<br />
C. Chuyển đoạn<br />
D. Thêm/ mất một vài cặp nucleotit<br />
<br />
Câu 22: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho một gen từ nhóm liên kết này<br />
chuyển sang nhóm liên kết khác?<br />
A. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể không tương đồng.<br />
B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.<br />
C. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.<br />
D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.<br />
Câu 23: Một gen có chiều dài 510 nm và trên mạch một của gen có A + T = 600 nuclêôtit. Số nuclêôtit<br />
mỗi loại của gen trên là<br />
A. A = T = 300; G = X = 1200.<br />
B. A = T = 1200; G = X = 300.<br />
C. A = T = 600; G = X = 900.<br />
D. A = T = 900; G = X = 600.<br />
Câu 24: Điều nào sau đây là đúng khi nói về đột biến gen?<br />
A. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu<br />
tính.<br />
B. phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ởmột mô cơ thểvà biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ<br />
thể.<br />
C. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu<br />
tính.<br />
D. thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống.<br />
Câu 25: Gen S đột biến thành gen s. Khi gen S và gen s cùng tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì sốnuclêôtit<br />
tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với cho gen S là 28 nuclêôtit. Dạng đột biến<br />
xảy ra với gen S là?<br />
A. đảo vịtrí 2 cặp nuclêôtit.<br />
B. mất 1 cặp nuclêôtit.<br />
C. thay thế1 cặp nuclêôtit.<br />
D. mất 2 cặp nuclêôtit.<br />
Câu 26: Cho cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Nếu các cặp gen này nằm trên các<br />
cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì số dòng thuần tối đa về cả ba cặp gen có thể được tạo ra là?<br />
A. 6.<br />
B. 8.<br />
C. 1.<br />
D. 3.<br />
Câu 27: Cho phép lai: AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn). Theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con<br />
của phép lai trên là?<br />
A. 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn.<br />
B. 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.<br />
C. 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.<br />
D. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.<br />
<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 132<br />
<br />
Câu 28: Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc<br />
lập. Cơ thể dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn, F1 thu được tổng số 300 hạt. Tính theo lí thuyết, số hạt dị<br />
hợp tử về 2 cặp gen ở F1 là?<br />
A. 60.<br />
B. 50.<br />
C. 75.<br />
D. 30.<br />
Câu 29: Biết alen A quy định quả dài trội so với alen a quy định quả tròn, cho các phép lai:<br />
1. AA x AA<br />
2. AA x Aa 3. AA x aa<br />
4. Aa x Aa5. aa x aa<br />
Số phép lai cho kết quả đời con 100% quả dài là?<br />
A. 1<br />
B. 2<br />
C. 3<br />
D. 4<br />
Câu 30: Bước đầu tiên trong phương pháp nghiên cứu của Menden là ?<br />
A. Tạo dòng thuần chủng<br />
B. Lai các dòng thuần chủng<br />
C. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả D. Tiến hành thí nghiệm chứng minh giả thuyết<br />
Câu 31: Cho các phát biểu sau đây:<br />
1. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.<br />
2. Đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể, vì vậy hoạt<br />
động của gen có thể bị thay đổi.<br />
3. Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể giảm khả năng sinh sản.<br />
4. Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa nhiễm sắc thể và không mang tâm động.<br />
Số phát biểu đúng là?<br />
A. 2<br />
B. 3<br />
C. 4<br />
D. 1<br />
Câu 32: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là<br />
A. các gen không hoà lẫn vào nhau<br />
B. mỗi gen phải nằm trên một NST khác nhau<br />
C. số lượng cá thể nghiên cứu phải lớn<br />
D. gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn<br />
Câu 33: Cho các hội chứng sau: Hội chứng AIDS, hội chứng Claiphentơ, hội chứng Tơcnơ, hội chứng<br />
Đao, hội chứng mèo kêu. Có bao nhiêu hội chứng do đột biến số lượng nhiễm sắc thể gây ra?<br />
A. 1<br />
B. 2<br />
C. 4<br />
D. 3<br />
Câu 34: Phép lai P: AabbDdEe x AabbDdEe có thể hình thành ở thế hệ F1 bao nhiêu loại kiểu gen?<br />
A. 10 loại kiểu gen.<br />
B. 54 loại kiểu gen.<br />
C. 28 loại kiểu gen.<br />
D. 27 loại kiểu gen.<br />
Câu 35: Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, ở giai đoạn hoạt hoá axit amin, ATP có vai trò cung<br />
cấp năng lượng<br />
A. để cắt bỏ axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi pôlipeptit.<br />
B. để các ribôxôm dịch chuyển trên mARN.<br />
C. để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN.<br />
D. để axit amin được hoạt hoá và gắn với tARN.<br />
Câu 36: Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng<br />
số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit do gen quy định vẫn không thay đổi. Giải thích<br />
nào sau đây là đúng?<br />
A. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin.<br />
B. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại axit amin.<br />
C. Mã di truyền là mã bộ ba.<br />
D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.<br />
Câu 37: Enzim ARN polimeraza chỉ khởi động được quá trình phiên mã khi tương tác được với vùng<br />
A. vận hành.<br />
B. điều hòa.<br />
C. khởi động.<br />
D. mã hóa.<br />
Câu 38: Enzim tham gia vào quá trình phiên mã là?<br />
A. ADN-polimeraza. B. ADN-ligaza.<br />
C. ARN-polimeraza. D. restrictaza.<br />
Câu 39: Người ta sử dụng một chuỗi pôlinuclêôtit có<br />
<br />
= 0.25 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một<br />
<br />
chuỗi pôlinuclêôtit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ<br />
các loại nuclêôtit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:<br />
A. A + G = 75%; T + X = 25%.<br />
B. A + G = 80%; T + X = 20%.<br />
C. A + G = 25%; T + X = 75%.<br />
D. A + G = 20%; T + X = 80%.<br />
Câu 40: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:<br />
A. UGU, UAA, UAG B. UUG, UGA, UAG C. UAG, UAA, UGA D. UUG, UAA, UGA<br />
-----Hết----Trang 4/4 - Mã đề thi 132<br />
<br />