SỞ GD-ĐT TP. HỒ CHÍ MINH<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NH: 2016 – 2017<br />
Môn: NGỮ VĂN – Khối: 10<br />
Thời gian: 90 phút<br />
<br />
ĐỀ 1<br />
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm):<br />
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:<br />
“Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non<br />
Mấy trăm đời lấn luôn ra biển;<br />
Phù sa vạn dặm tới đây tuôn,<br />
Đứng lại; và chân người bước đến.<br />
Tổ quốc tôi như một con tàu,<br />
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.<br />
Những dòng sông rộng hơn ngàn thước.<br />
Trùng điệp một màu xanh lá đước.<br />
Đước thân cao vút, rễ ngang mình<br />
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!<br />
Tổ quốc tôi như một con tàu,<br />
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.<br />
( Mũi Cà Mau - Xuân Diệu, 10-1960)<br />
<br />
1.Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (0,5 đ)<br />
2. Nêu nội dung đoạn thơ. (0,5đ)<br />
3. Hãy xác định các biện pháp tu từ trong khổ thơ cuối.( 0,5đ)<br />
4. Từ hình ảnh mũi Cà Mau trong đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn (khoảng 1 trang giấy thi) nêu lên suy<br />
nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước (2,5đ).<br />
<br />
II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)<br />
Em hãy đóng vai nhân vật Cám kể lại câu chuyện Tấm Cám từ lúc Tấm vào cung.<br />
____________________________<br />
<br />
K10 1<br />
<br />
SỞ GD-ĐT TP. HỒ CHÍ MINH<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NH: 2016 – 2017<br />
Môn: NGỮ VĂN – Khối: 10<br />
Thời gian: 90 phút<br />
<br />
ĐỀ 2<br />
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm):<br />
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:<br />
Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị giáo sĩ để biết<br />
được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: “Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng<br />
cao giá trị con người.”<br />
Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời: “Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian,<br />
bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho kẻ khóc than, làm cho điều bé<br />
nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu?”<br />
Cuối cùng họa sĩ gặp một người lính mới từ trận mạc trở về. Được hỏi, người lính trả lời: “Hòa<br />
bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình ở đó có cái đẹp.” Và họa sĩ đã tự hỏi mình: “Làm sao<br />
tôi có thể vẽ cùng lúc niềm tin, hòa bình và tình yêu?”<br />
...Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ.<br />
Chính những điều đó làm tâm hồn ông tràn ngập hạnh phúc và bình an. Họa sĩ đã hiểu thế nào là điều<br />
đẹp nhất trần gian, sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là: “Gia đình”.<br />
(Chung Sa, Phép màu nhiệm của cuộc đời, NXB Trẻ 2014,tr58)<br />
1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (0,5 đ)<br />
2. Vì sao vị giáo sĩ, cô gái và người lính có câu trả lời khác nhau với cùng một câu hỏi của ông họa sĩ?<br />
(0,5đ)<br />
3. Hãy đặt nhan đề cho văn bản. (0,5đ)<br />
4. Từ nội dung văn bản, em rút ra bài học gì cho mình trong cuộc sống? Hãy viết một đoạn văn (khoảng<br />
1 trang giấy thi) nêu lên suy nghĩ của em. (2,5đ).<br />
<br />
II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)<br />
Em hãy đóng vai nhân vật Cám kể lại câu chuyện Tấm Cám từ lúc Tấm vào cung.<br />
____________________________<br />
<br />
K10 2<br />
<br />
SỞ GD-ĐT TP. HỒ CHÍ MINH<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU<br />
Phần<br />
<br />
Câu<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
I<br />
<br />
4<br />
<br />
ĐÁP ÁN THI GIỮA HỌC KÌ I – NH 2016 - 2017<br />
Môn: NGỮ VĂN - Khối 10<br />
Nội Dung<br />
ĐỌC HIỂU<br />
ĐỀ I<br />
<br />
Điểm<br />
4,0<br />
<br />
Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả.<br />
0,5<br />
Nội dung của đoạn văn: từ vẻ đẹp mũi Cà Mau, tác giả thể hiện<br />
0,5<br />
lòng tự hào về quê hương.<br />
Các biện pháp tu từ:<br />
+ nhân hóa: “ôm đất nước”<br />
0,5<br />
+ so sánh “như một con tàu”<br />
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận : Có câu mở đoạn, các<br />
câu triển khai đoạn , câu kết thúc đoạn.<br />
0,25<br />
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tình yêu dành cho cho<br />
quê hương đất nước.<br />
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng<br />
tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn<br />
chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động.<br />
Nội dung gợi ý:<br />
- Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm thiêng liêng<br />
của mỗi người.<br />
- Tình cảm ấy phải được nuôi dưỡng và trở thành ý thức<br />
cá nhân.<br />
- Có yêu quê hương đất nước, mỗi người mới trưởng<br />
thành được.<br />
- Liên hệ bản thân.<br />
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện ý nghĩa sâu<br />
sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.<br />
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng<br />
từ, đặt câu.<br />
<br />
0,25<br />
<br />
1,5<br />
<br />
0,25<br />
0,25<br />
<br />
ĐỀ II<br />
1<br />
<br />
Phương thức biểu đạt: tự sự.<br />
<br />
0,5<br />
K10 3<br />
<br />
2<br />
3<br />
<br />
Khác biệt là do: Khác nhau về tuổi tác, nghề nghiệp. Quan<br />
niệm của mỗi người khác nhau. (Vị giáo sĩ truyền đạo nên coi<br />
trọng đức tin; Cô gái trẻ sống không thể thiếu tình yêu; Anh<br />
lính thấu hiểu giá trị của hòa bình).<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Gia đình: là tác phẩm của ông họa sĩ. Đó là bức tranh<br />
tuyệt vời nhất<br />
- Niềm tin, tình yêu, hạnh phúc: ba điều được coi là đẹp<br />
nhất trần gian. Đều được hội tụ trong mái ấm gia đình.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Bức tranh tuyệt vời: Hàm chứa nội dung của hai nhan<br />
đề trên.<br />
4<br />
<br />
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận (giống đề I).<br />
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : Tùy HS chọn.<br />
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng<br />
tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn<br />
chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động.Đây là gợi ý:<br />
Nhận thức:<br />
<br />
0,25<br />
0,25<br />
<br />
Gia đình là nơi ta được an ủi và nâng đỡ.<br />
Gia đình là thánh đường cho ta niềm tin.<br />
Gia đình là cội nguồn của hạnh phúc và cái đẹp.<br />
<br />
1,5<br />
<br />
Hành động:<br />
Trân trọng, vun đắp gia đình mỗi người.<br />
Giữ vững sự bình yên, niềm tin, tình yêu cho gia đình.<br />
Liên hệ bản thân.<br />
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện ý nghĩa sâu<br />
sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.<br />
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng<br />
từ, đặt câu.<br />
LÀM VĂN<br />
II<br />
<br />
Hãy đóng vai nhân vật Cám kể lại câu chuyện Tấm Cám từ<br />
lúc Tấm vào cung.<br />
<br />
<br />
0,25<br />
0,25<br />
<br />
6.0<br />
<br />
Yêu cầu về kĩ năng:<br />
- Học sinh nắm vững kĩ năng làm văn tự sự.<br />
K10 4<br />
<br />
Lời văn rõ ràng, mạch lạc, lối kể chuyện hấp dẫn.<br />
<br />
Yêu cầu về kiến thức:<br />
a. Mở bài:<br />
- Giới thiệu truyện cổ tích “Tấm Cám” và tự giới thiệu mình là<br />
Cám, em cùng cha khác mẹ với Tấm.<br />
0,5<br />
- Thể hiện tâm trạng ghen tức, buồn bã từ sau khi Tấm vào<br />
cung.<br />
b. Thân bài:<br />
- Tóm tắt ngắn gọn phần truyện đã qua.<br />
- Trình bày sơ lược về thân phận của Tấm và mình.<br />
- Tính cách của Tấm: Siêng năng chăm chỉ, hiền lành, thật<br />
thà, chất phác nên được mọi người yêu quý. Còn mình thì lười<br />
biếng nên không ai chơi. Từ đó nảy sinh ganh tị.<br />
- Từ sau khi Tấm vào cung, Cám lại buồn bực hơn nữa.<br />
4,0<br />
Vì vậy đã cùng mẹ tìm cách hãm hại Tấm: chặt cau, làm thịt<br />
vàng anh, chặt xoan đào, đốt khung cửi.<br />
- Cám yên tâm, ngày ngày ở bên vua nhưng thấy vua<br />
cứ rầu rĩ.<br />
- Bất ngờ một ngày nọ Tấm trở về, mẹ con Cám trả giá<br />
bằng cái chết.<br />
c. Kết bài:<br />
- Thể hiện thái độ hối hận về những điều đã làm.<br />
0,5<br />
- Khuyên mọi người không nên sống ác, luôn làm điều<br />
thiện.<br />
d. Sáng tạo<br />
0,5<br />
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện ý nghĩa sâu sắc, mới mẻ.<br />
Cách kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn.<br />
e. Chính tả, dùng từ , đặt câu.<br />
0,5<br />
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.<br />
Lưu ý : HS có thể viết theo cách riêng của mình, giám khảo dựa vào kĩ năng và nội dung<br />
bài làm của HS để đánh giá.<br />
-<br />
<br />
K10 5<br />
<br />