TRƯỜNG THPT<br />
NGUYỄN KHUYẾN<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I<br />
NĂM HỌC: 2015 – 2016<br />
MÔN: NGỮ VĂN<br />
LỚP 12<br />
Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề<br />
(Đề kiểm tra gồm 02 trang)<br />
<br />
Phần I. Đọc hiểu ( 3.0 điểm ):<br />
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4:<br />
“ (1) Có thể nói đa phần người Việt nhất là người trẻ không biết tiết kiệm. Khái niệm<br />
keo kiệt và tiết kiệm bị tráo qua tráo lại và rốt cuộc người trẻ đang là nạn nhân. Tiết kiệm<br />
giúp mỗi con người thực hiện được sứ mệnh nhỏ, trung và lớn. Một người tiết kiệm thì có khả<br />
năng dự trữ vật chất ở mức an toàn cho cá nhân, cho những người anh ta có trách nhiệm, và<br />
xa hơn là cộng đồng, xã hội anh ta thuộc về. Chí ít là không gây xáo trộn cho đời sống xã hội,<br />
bình ổn thị trường, và không làm lãng phí các nguồn lực vật chất từ thiên nhiên hay tạo ra bởi<br />
con người…<br />
( 2) Ở những xã hội mà giáo dục, nhất là giáo dục cộng đồng còn non nớt thì những<br />
hoạt động thương mại rầm rồ, những chiến lược PR quảng cáo đã khiến người ta trở nên<br />
manh động, bị lung lay bởi những mong muốn thiển cận; nhận thức của giới trẻ dễ rơi vào một<br />
trào lưu và bị giựt dây dễ dàng… Tổ chức sinh nhật bằng 1 tháng lương. Ừ thì mỗi năm chỉ có<br />
1 lần, hoặc đời người chỉ có 1 lần tuổi 18! Hẳn rồi, vui là chính nhưng có ai tự hỏi, trong buổi<br />
tiệc sinh nhật linh đình ấy, có mấy ai nhớ đến sinh nhật mình năm sau? … Mua điện thoại<br />
thông minh bằng 2 tháng lương. Đi ăn tiệm thay vì nấu ăn. Chiếc điện thoại bằng 1 cái bếp ga<br />
loại tốt, bộ nồi sử dụng được 10 năm và dao nĩa, chén bát trong nhiều năm tháng... Ai ai cũng<br />
dùng điện thoại xịn, cuộc cạnh tranh tính bằng năm, chưa kể một kỳ nâng cấp, lên đời trong 6<br />
tháng, éo le ở chỗ: cuộc chạy đua đưa mọi người về 1 giá trị tương đồng.<br />
( 3) Bây giờ, người ta đối mặt với một khái niệm đầy bi quan và tiêu cực trong cạnh<br />
tranh thời đại: “cho bằng người ta”. Một người trẻ sống tiết kiệm sẽ đủ bản lĩnh để không rơi<br />
vào sự bấn loạn sợ bị đánh giá nọ kia, và trên hết tự bản thân họ không dùng thước đo vật chất<br />
để tự định vị mình.”<br />
( Theo Chương Đặng, Báo Vietnamnet, ngày 02/09/2016)<br />
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0.5 điểm )<br />
Câu 2: Đoạn trích trên đã đề cập đến nội dung gì ? Hãy đặt nhan đề cho đoạn trích. (1.0 điểm )<br />
Câu 3: Theo tác giả, một người biết tiết kiệm là một người như thế nào? ( 0.5 điểm)<br />
Câu 4: Theo anh/chị, ở đoạn văn (2), người viết đã nêu lên thực trạng nào trong giới trẻ hiện<br />
nay? Quan điểm, thái độ của người viết được thể hiện như thế nào ? ( 1.0 điểm )<br />
<br />
Phần II. Làm văn ( 7.0 điểm)<br />
Câu 1 ( 2.0 điểm)<br />
Hãy viết 01 đoạn văn ( khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được<br />
nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Một người trẻ sống tiết kiệm sẽ đủ bản lĩnh để không<br />
rơi vào sự bấn loạn sợ bị đánh giá nọ kia, và trên hết tự bản thân họ không dùng thước đo vật<br />
chất để tự định vị mình.”<br />
Câu 2: ( 5.0 điểm)<br />
Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “ Tây Tiến” của Quang Dũng qua<br />
đoạn thơ sau:<br />
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!<br />
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi<br />
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi<br />
Mường Lát hoa về trong đêm hơi<br />
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm<br />
Heo hút cồn mây súng ngửi trời<br />
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống<br />
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi<br />
Anh bạn dãi dầu không bước nữa<br />
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!<br />
Chiều chiều oai linh thác gầm thét<br />
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người<br />
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói<br />
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”<br />
( Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục )<br />
<br />
-----Hết-----<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
ĐỂ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 12, NĂM HỌC 2016 – 2017<br />
( Hướng dẫn chấm có: 03 trang)<br />
Phần 1. Đọc hiểu (3 điểm)<br />
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận/ nghị luận<br />
Mức 0.5 điểm: Trả lời chính xác.<br />
Mức 0 điểm: Trả lời sai hoặc không trả lời<br />
Không chấp nhận câu trả lời có 2 phương thức biểu đạt trở nên.<br />
Câu 2:<br />
- Đoạn trích trên đã đề cập đến nội dung: một bộ phận lớn giới trẻ Việt Nam chưa học được<br />
cách tiết kiệm.<br />
Mức 0.5 điểm: Trả lời chính xác được nội dung của đoạn trích. Chấp nhận các cách diễn đạt<br />
khác nhau.<br />
Mức 0.25 điểm: Đã chạm tới nội dung chính nhưng chưa rõ, chung chung<br />
Mức 0 điểm: Trả lời sai hoặc không trả lời<br />
- Đặt nhan đề cho đoạn trích. Chấp nhận những nhan đề khác nhau nhưng phải phù hợp và làm<br />
toát lên được nội dung chính của đoạn.<br />
Mức 0.5 điểm: Nhan đề hay, phù hợp<br />
Mức 0.25 điểm: Đã thể hiện được nội dung nhưng chưa hay<br />
Mức 0 điểm: Trả lời sai hoặc không trả lời<br />
Câu 3: Theo tác giả, một người biết tiết kiệm là một người: có khả năng dự trữ vật chất ở mức<br />
an toàn cho cá nhân, cho những người anh ta có trách nhiệm, cho cộng đồng, xã hội; không<br />
gây ra sự xáo trộn cho đời sống xã hội và thị trường, không làm lãng phí các nguồn lực vật<br />
chất từ thiên nhiên hay tạo ra bởi con người…<br />
Mức 0.5 điểm: Trả lời được 2 ý. Chấp nhận các cách diễn đạt khác<br />
Mức 0.25 điểm: Trả lời được 1 ý<br />
Mức 0 điểm: Không trả lời hoặc trả lời chưa chính xác<br />
Câu 4:<br />
- Trong đoạn (2), người viết đã nêu lên một thực trạng trong giới trẻ hiện nay: chạy theo những<br />
mong muốn thiển cận, những hào nhoáng, vật chất bên ngoài mà chưa nhận thức được giá trị<br />
thực của cuộc sống<br />
Mức 0.5 điểm: Trả lời được 2 ý. Chấp nhận các cách diễn đạt khác<br />
Mức 0.25 điểm: Trả lời được 1 ý<br />
Mức 0 điểm: Không trả lời hoặc trả lời chưa chính xác<br />
- Quan điểm, thái độ của người viết: phê phán, mỉa mai<br />
Mức 0.5 điểm: Trả lời chính xác<br />
Mức 0 điểm: Trả lời sai hoặc không trả lời<br />
<br />
Phần II. Làm văn ( 7.0 điểm)<br />
Câu 1 ( 2.0 điểm)<br />
*Yêu cầu chung: HS biết cách viết một đoạn văn NLXH ( khoảng 200 chữ). Văn viết có cảm<br />
xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.<br />
* Yêu cầu cụ thể:<br />
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận với dung lượng khoảng 200 chữ 0.25điểm<br />
- Mức 0.25 điểm: Đúng cấu trúc, đúng dung lượng<br />
- Mức 0 điểm: Không đúng cấu trúc, dung lượng<br />
b. Xác định đúng vấn đề nghị luân: Vai trò, ý nghĩa của lối sống tiết kiệm 0.25 điểm<br />
- Mức 0.25 điểm: Xác định chính xác<br />
- Mức 0 điểm: Xác định sai hoặc không xác định<br />
c. Chia vấn đề NL thành các luận điểm hợp lí, lô gic. Biết cách sử dụng các thao tác lập luận để<br />
làm nổi bật được vấn đề nghị luận 1.5 điểm<br />
- Mức 1.25 - 1.5 điểm: Đảm bảo được các ý sau:<br />
+ Giải thích: “ Tiết kiệm là gì ?”, “ Sống tiết kiệm là gì ?” , Sống tiết kiệm sẽ giúp ích cho mọi<br />
người nói chung và giới trẻ nói riêng như thế nào?<br />
+ Lí giải được vì sao khi sống tiết kiệm các bạn trẻ sẽ không rơi vào sự bấn loạn, sẽ ý thức<br />
được giá trị thực của bản thân mà không dùng vật chất để làm thước đo ? Ý nghĩa của lối sống<br />
tiết kiệm? Lấy dẫn chứng chứng minh ý nghĩa của lối sống tiết kiệm, như: Lời dạy của chủ tịch<br />
Hồ Chí Minh: “ Cần, kiệm, liêm, chính” và lối sống của Người; cách sống của người Nhật...<br />
+ Bàn luận, mở rộng vấn đề: Tiết kiệm nhưng không có nghĩa là keo kiệt...Phê phán những con<br />
người sống hoang phí và cả những con người keo kiệt.<br />
+ Rút ra bài học về nhận thức và hành động: Ý thức được vai trò, ý nghĩa của cách sống tiết<br />
kiệm, cần có lối sống phù hợp với hoàn cảnh gia đình, bản thân, phù hợp với nghề nghiệp, vị<br />
trí của cá nhân trong xã hội...<br />
- Mức 0,75 -1.0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải<br />
thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.<br />
- Mức 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.<br />
- Mức 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.<br />
- Mức 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.<br />
Câu 2: ( 5.0 điểm)<br />
*Yêu cầu chung: HS biết cách tạo lập một bài văn nghị luận về một đoạn thơ. Văn viết có<br />
cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.<br />
* Yêu cầu cụ thể:<br />
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0.5 điểm:<br />
- Mức 0.5 điểm: Đúng cấu trúc. Phần mở bài, kết bài hay, độc đáo<br />
- Mức 0.25 điểm: Đúng cấu trúc nhưng chưa hay, hấp dẫn<br />
- Mức 0 điểm: Không đúng cấu trúc<br />
b. Xác định đúng vấn đề nghị luân: Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên qua đoạn thơ 0.5 điểm<br />
- Mức 0.5 điểm: Xác định chính xác<br />
- Mức 0 điểm: Xác định sai hoặc không xác định<br />
<br />
c. Chia vấn đề NL thành các luận điểm hợp lí, lô gic. Biết cách sử dụng các thao tác lập luận để<br />
làm nổi bật được vấn đề nghị luận 3.5 điểm<br />
- Mức 3.25 - 3.5 điểm: Đảm bảo được các ý sau:<br />
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn thơ và khái quát về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên<br />
Tây Bắc vừa dữ dội, hùng vĩ, hiểm trở vừa thơ mộng, lãng mạn ...<br />
+ Cảm nhận về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên Tây Bắc qua đoạn thơ:<br />
++ Bức tranh thiên nhiên dữ dội, hùng vĩ, hiểm trở: thể hiện qua những địa danh xa xôi<br />
“ Sông Mã, Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Mai Châu”, qua những hình ảnh: “ sương lấp,<br />
dốc khúc khuỷu, dốc thăm thẳm, cồn mây, súng ngửi trời, thác gầm thét, cọp trêu người”...<br />
++ Bức tranh thiên nhiên thơ mộng, lãng mạn: Bức tranh thiên nhiên được tái hiện qua<br />
nỗi nhớ của Quang Dũng “ Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi”; với những hình ảnh: “ hoa về, đêm<br />
hơi, nhà ai...mưa xa khơi, cơm lên khói, mùa em thơm nếp xôi”...<br />
++ Nghệ thuật thể hiện: Thể thơ 7 chữ, kết hợp giữa bút pháp hiện thực và bút pháp<br />
lãng mạn, nghệ thuật chấm phá; các biện pháp đối, lặp, nhân hóa, ẩn dụ; cách sử dụng từ láy;<br />
thanh điệu; các từ ngữ độc đáo...<br />
+ Lí giải vì sao bức tranh thiên nhiên Tây Bắc lại hiện lên với 2 vẻ đẹp đó:<br />
++ Nét đặc trưng của xứ sở Tây Bắc vừa hùng vĩ nhưng cũng rất đỗi thơ mộng...<br />
++ Bức tranh thiên nhiên đó lại được tái hiện qua đôi mắt, tâm hồn của một chiến sĩ –<br />
nghệ sĩ đa tài, phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa - Quang Dũng...<br />
++ Khắc họa vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên Tây Bắc cũng là để khắc họa khí phách<br />
anh dũng và tâm hồn lãng mạn hào hoa của những người lính Tây Tiến ( hào hùng nhưng cũng<br />
rất hào hoa )...<br />
- Mức 2.5 đến 3.0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân<br />
tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.<br />
- Mức 2.0 đến 2.5 : Đáp ứng 2/3 các yêu cầu trên.<br />
- Mức dưới 2.0: Đáp ứng được 1/2 các yêu cầu trên.<br />
- Mức dưới 1.0: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên<br />
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.<br />
d. Sáng tạo 0.5 điểm<br />
- Mức 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và<br />
các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt...<br />
- Mức 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng<br />
sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.<br />
- Mức 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo...<br />
Lưu ý: Giám khảo thống nhất hướng dẫn chấm, bổ sung, chỉnh sửa nếu cần thiết. Cân<br />
nhắc toàn bài để cho điểm<br />
<br />