intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra giữa HK 1 môn Sinh học lớp 11 năm học 2017-2018 - THPT Lý Thái Tổ - Mã đề 209

Chia sẻ: Trang Vui Ve | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

59
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo Đề kiểm tra giữa HK 1 môn Sinh học lớp 11 năm học 2017-2018 của trường THPT Lý Thái Tổ Mã đề 209 kèm đáp án tư liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra giữa HK 1 môn Sinh học lớp 11 năm học 2017-2018 - THPT Lý Thái Tổ - Mã đề 209

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2017­2018 TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ SINH HỌC 11 Thời gian làm bài:50  phút;  (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi  Số báo danh:  ................... 209 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh:.....................................................................  Câu 1: Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào sau đây? A. Có tiêu dùng năng lượng ATP B. Chủ động và thẩm thấu. C. Chủ động và thụ động D. Thẩm thấu Câu 2: Câu nào đúng khi nói về áp suất rễ A. Tạo động lực đầu dưới đẩy dòng mạch rây lên cao. B. Là động lực của dòng mạch rây. C. Tạo lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. D. Tạo động lực đầu dưới đẩy dòng mạch gỗ lên cao. Câu 3: Chất khoáng hoà tan được vận chuyển từ A. Rễ lên lá theo mạch rây. B. Rễ lên lá theo mạch gỗ. C. Lá xuống rễ theo mạch gỗ. D. Lá xuống rễ theo mạch rây Câu 4: Cho các nhận định sau: I. Nước luôn xâm nhập thụ động theo cơ chế thẩm thấu từ đất vào rễ II. Con đường gian bào vận chuyển nước và ion khoáng đến nội bì thì bị  đai Caspari chặn lại và  chuyển sang con đường tế bào chất III. Cả 2 con đường gian bào và con đường tế bào chất đều điều chỉnh được dòng vận chuyển vào   trung trụ. IV. Các ion khoáng được hấp thụ  từ  đất vào tế  bào lông hút của rễ  theo 2 cơ  chế: thẩm thấu và   chủ động. Số nhận định đúng là: A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 5:  Ở một số cây (cây thường xuân ­ Hedera helix), mặt trên của lá không có khí khổng thì có sự  thoát hơi nước qua mặt trên của lá hay không? A. Có, chúng thoát hơi nước qua lớp biểu bì. B. Có, chúng thoát hơi nước qua các sợi lông của lá. C. Có, chúng thoát hơi nước qua lớp cutin trên biểu bì lá. D. Không, vì hơi nước không thể thoát qua lá khi không có khí khổng. Câu 6: Cho các nhận định sau: I. Chỉ có diệp lục a tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành  năng   lượng   của   các   liên   kết   hóa   học. II. Các tia sáng màu lục không được diệp lục hấp thụ. III. Những cây có lá màu đỏ, vàng hoặc cam vẫn quang hợp được vì lá cây không có diệp lục nhưng   có sắc tố carotenoit giúp chuyển hóa quang năng thành hóa năng. IV. Quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống của toàn bộ hành tinh trên Trái Đất. Số nhận định không đúng là: A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 7: Câu nào sau đây không đúng: A. Sắt là một nguyên tố khoáng vi lượng trong cây. B. Muối khoáng trong đất tồn tại ở dạng không tan hoặc hòa tan                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 209
  2. C. Phân bón là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố dinh đưỡng khoáng cho cây. D. Đảm bảo độ thoáng cho đất là một biện pháp giúp chuyển hóa muối khoáng từ dạng không tan  thành dạng hòa tan. Câu 8: Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng: A. N2, NO2­, NH4+ và NO3­ B. NO, NH4+ và NO3­ C. NO2­, NH4+ và NO3­ D. NH4+ và NO3­ Câu 9: Sắc tố nào tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành hóa năng trong  sản phẩm của quang hợp ở cây xanh? A. Diệp lục b B. Diệp lục a, b và carôtenôit. C. Diệp lục a D. Diệp lục a, b Câu 10: Câu nào sau đây là không đúng? A. Khí khổng thường phân bố ở mặt dưới nhiều hơn mặt trên của lá B. Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng là hàm lượng nước trong tế bào khí khổng C. Khi đưa cây vào trong tối thì sự thoát hơi nước của cây giảm rõ rệt. D. Lá non thoát hơi nước qua cutin nhiều hơn so với lá già vì lá non có lớp cutin dày hơn lá già. Câu 11: Vi khuẩn nốt sần có khả năng cố định nito vì chúng có enzim A. amilaza. B. nuclêaza. C. caboxilaza. D. nitrôgenaza. Câu 12: Thành phần dịch mạch rây gồm: A. Chất hữu cơ được tổng hợp ở lá và một số ion khoáng được sử dụng lại. B. Chủ yếu là nước và các ion khoáng. C. Chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ và một số ion khoáng được sử dụng lại. D. Chất hữu cơ được tổng hợp ở lá và một số ion khoáng mới hấp thụ Câu 13: Sự mở khí khổng ngoài vai trò thoát hơi nước cho cây, còn có ý nghĩa A. Để khí oxi khuếch tán từ không khí vào lá. B. Tạo lực vận chuyển chất hữu cơ từ lá đến các cơ quan khác. C. Giúp lá dễ hấp thu ion khoáng từ rễ đưa lên. D. Giúp lá nhận CO2 để quang hợp. Câu 14: Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng? A. Có cuống lá. B. Có diện tích bề mặt lớn. C. Phiến lá mỏng. D. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới của lá nên không chiếm mất diện tích hấp thụ ánh sáng. Câu 15: Bào quan thực hiện chức năng quang hợp: A. Lá cây B. Tilacoit C. Lục lạp D. Diệp lục Câu 16: Cho các nhận định sau: I. Quá trình cố định nito phân tử là quá trình liên kết N2 và H2 tạo ra NH3. II. Quá trình phản nitrat hóa giúp bù lại lượng nito khoáng cho đất đã bị cây lấy đi III. Vai trò sinh lí của nito gồm vai trò điều tiết và vai trò cấu trúc. IV. Có 2 nhóm vi sinh vật cố định nito là: vi sinh vật sống tự do và vi sinh vật sống cộng sinh với   thực vật Số nhận định đúng là: A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 17: Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường: A. Dòng mạch gỗ và dòng mạch rây. B. Gian bào và tế bào biểu bì C. Dòng mạch gỗ. D. Gian bào và tế bào chất Câu 18: . Nhận định không đúng khi nói về khả năng hấp thụ nitơ của thực vật: A. Thực vật có khả năng hấp thụ nitơ phân tử.                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 209
  3. B. Nitơ trong NO và NO2 trong khí quyển là độc hại đối với cơ thể thực vật. C. Rễ cây chỉ hấp thụ nitơ khoáng từ đất dưới dạng NO3­ và NH4+. D. Cây không thể trực tiếp hấp thụ được nitơ hữu cơ trong xác sinh vật. Câu 19: Câu nào sau đây là không chính xác: A. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ là động lực đẩy nước từ  dưới lên trên. B. Dịch mạch gỗ được vận chuyển theo chiều từ dưới lên. C. Sự thoát hơi nước ở lá là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ. D. Áp suất rễ gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá cây. Câu 20: Cho các nhận định sau: I. Cây sống  ở  vùng khô hạn, mặt trên của lá thường không có khí khổng để  giảm sự  thoát hơi   nước. II. Cây trên đồi thường có cường độ thoát hơi nước qua lớp cutin mạnh hơn so với cây trong vườn  III. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất vào lúc chiều tối, ban đêm khí khổng   đóng lại. IV. Con đường thoát hơi nước qua cutin có vận tốc lớn và không được điều tiết. Số nhận định sai là: A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 21: Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa: A. Cành và lá B. Rễ và thân C. Lá và rễ D. Thân và lá Câu 22: Hiện tượng nào sau đây dẫn đến sự mất cân bằng nước trong cây? A. Cây hút nước ít hơn thoát hơi nước. B. Cây thoát nước ít hơn hút nước. C. Rễ cây hút nước quá ít. D. Cây thoát hơi nước nhiều. Câu 23: Lá thoát hơi nước: A. qua toàn bộ tế bào của lá. B. qua khí khổng và qua lớp cutin. C. qua lớp cutin. D. qua khí khổng. Câu 24: Cây hấp thụ Canxi ở dạng: A. CaSO4 B. Ca2+ C. Ca(OH)2 D. CaCO3 Câu 25: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ ? A. Đỉnh sinh trưởng B. Miền sinh trưởng dãn dài C. Miền lông hút D. Tất cả đều đúng. Câu 26: Hiện tượng thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu trong cây thường biểu hiện ở A. sự thay đổi màu sắc lá cây. B. sự thay đổi số lượng quả trên cây. C. sự thay đổi số lượng lá trên cây. D. sự thay đổi kích thước của cây. Câu 27: Nhận định không đúng khi nói về vai trò của nitơ đối với cây xanh: A. Nitơ là nguyên tố khoáng vi lượng trong cây. B. Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật. C. Thiếu nitơ cây sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng nhạt D. Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin, enzim, côenzim, axit nuclêic, diệp lục... Câu 28: Nguồn chủ yếu cung cấp nitơ tự nhiên cho cây là: A. Nitơ trong không khí B. Nitơ trong đất C. Nitơ trong nước D. Nitơ trong đất và trong không khí. Câu 29: Cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp A. Xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong  quang hợp. B. Tất cả đều đúng.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 209
  4. C. Chất nềnstrôma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp D. Màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng Câu 30: Dịch tế bào lông hút của rễ ưu trương hơn so với dung dịch đất do A. Quá trình thoát hơi nước ở lá và nồng độ chất tan trong lông hút cao. B. Quá trình thoát hơi nước ở lá và nồng độ chất tan trong lông hút thấp. C. Nồng độ chất tan trong lông hút cao hơn nồng độ chất tan trong dung dịch đất. D. Nồng độ chất tan trong dung dịch đất cao hơn nồng độ chất tan trong lông hút. Câu 31: Xác động thực vật phải trải qua quá trình biến đổi nào cây mới sử dụng được nguồn nito? A. Qúa trình nitrat hóa và phản nitrat hóa B. Qúa trình amôn hóa và nitrat hóa C. Qúa trình cố định nito D. Qúa trình amôn hóa và phản nitrat hóa Câu 32: Động lực của dịch mạch gỗ là: A. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ. B. Lực hút do thoát hơi nước ở lá C. Do sự phối hợp của 3 lực: lực đẩy, lực hút và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với  thành tế bào mạch gỗ. D. Lực đẩy (áp suất rễ) Câu 33: Nguyên tố nào sau đây là thành phần của diệp lục A. Magiê. B. Kali. C. Clo. D. Kẽm. Câu 34: Sự hút khoáng thụ động của tế bào lông hút của rễ cây: A. Là sự di chuyển của các ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút theo chiều gradien nồng độ. B. Cần cung cấp năng lượng C. Theo cơ chế thẩm thấu D. Là sự di chuyển của các ion khoáng từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và không  tiêu tốn năng lượng. Câu 35: Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì: A. Lông hút bị chết B. Cân bằng nước trong cây bị phá hủy C. Rễ cây thiếu ôxi, nên cây hô hấp không bình thường D. Tất cả đều đúng Câu 36: Vì sao lá cây có màu xanh lục? A. Vì hệ sắc tố của lá cây không hấp thu ánh sáng màu xanh lục. B. Vì diệp lục b hấp thu ánh sáng màu xanh lục. C. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. D. Vì nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh. Câu 37: Ở thực vật thuỷ sinh cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng là: A. Thân B. Rễ C. Rễ, thân , lá D. Lá Câu 38: Cơ chế đóng mở khí khổng là do A. sự co giãn không đều giữa mép trong và mép ngoài của tế bào khí khổng. B. áp suất thẩm thấu trong tế bào khí khổng luôn thay đổi. C. sự thiếu hay thừa  nước của 2 tế bào khí khổng và sự co giãn không đều giữa mép trong và mép  ngoài của tế bào khí khổng. D. sự thiếu hay thừa  nước của 2 tế bào khí khổng Câu 39: Nitơ trong xác thực vật, động vật là dạng A. nitơ phân tử tự do nhờ vi sinh vật cố định cây mới sử dụng được B. nitơ muối khoáng cây hấp thu được. C. nitơ độc hại cho cây. D. nitơ hữu cơ cây không hấp thu được.                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 209
  5. Câu 40: Thành phần dịch mạch gỗ gồm A. Nước, ion khoáng và một số chất hữu cơ dự trữ ở quả, củ. B. Nước, ion khoáng và một số chất hữu cơ tổng hợp từ lá. C. Nước, ion khoáng. D. Nước, ion khoáng và một số chất hữu cơ tổng hợp từ rễ. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 209
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2