SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2017-2018<br />
Môn: NGỮ VĂN 10<br />
Ngày thi: 06/ 03/ 2018<br />
Thời gian làm bài: 90 phút<br />
(Đề thi dành cho khối 10 - Không chuyên )<br />
Mã đề thi 01<br />
<br />
Họ, tên thí sinh:...............................................................SBD:………......................................<br />
<br />
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)<br />
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:<br />
“Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình<br />
và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng<br />
lực làm việc và năng lực làm dân.<br />
Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà,<br />
đúng - sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu<br />
thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn<br />
đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực<br />
làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những<br />
điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những<br />
điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy<br />
hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.<br />
Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự<br />
mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách,<br />
làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết<br />
chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi<br />
người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc<br />
hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc<br />
và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!.”<br />
(Để chạm vào hạnh phúc- Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online,<br />
3/2/2012 )<br />
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? ( 0.5 điểm)<br />
Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0.5 điểm)<br />
Câu 3: Theo tác giả, để có năng lực tạo ra hạnh phúc con người cần có những năng lực<br />
gì? Anh chị có đồng ý với quan điểm đó không, vì sao? (1.0 điểm)<br />
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (10-12 câu) nêu suy nghĩ của mình về ý kiến: “khi biết<br />
chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi<br />
người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn.” (2.0 điểm)<br />
<br />
Trang 1/2 - Mã đề thi 01<br />
<br />
II.<br />
<br />
PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)<br />
<br />
Nhận xét về nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên<br />
(trích Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ), Lã Nhâm Thìn khẳng định: “Đây là hình<br />
tượng tiêu biểu của kẻ sĩ cương trực, khảng khái, kiên quyết chống gian tà.”<br />
(Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại,<br />
NXB Giáo dục Việt Nam, 2009)<br />
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.<br />
------------------------HẾT----------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!<br />
<br />
Trang 2/2 - Mã đề thi 01<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN<br />
<br />
Phần<br />
I<br />
<br />
Câu<br />
1<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM<br />
THI GIỮA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2017-2018<br />
Môn: NGỮ VĂN 10<br />
Ngày thi: 06/ 03/ 2018<br />
(Đáp án – Thang điểm gồm có 03 trang)<br />
<br />
Nội dung<br />
ĐỌC HIỂU<br />
Phong cách ngôn ngữ: báo chí<br />
Phương thức biểu đạt: nghị luận<br />
- Theo tác giả để có năng lực tạo ra hạnh phúc con người cần<br />
có 3 năng lực: năng lực làm người, năng lực làm việc và năng<br />
lực làm dân.<br />
- Hs có thể tán thành hoặc không miễn là có lí lẽ phù hợp.<br />
Gợi ý: đồng tình với quan điểm của tác giả vì khi có 3 năng<br />
lực trên con người có thể làm được những việc đúng, việc tốt<br />
cho bản thân mình, cho những người xung quanh và cho đất<br />
nước. Và khi trở thành người tử tế, sống có ích con người sẽ có<br />
được cảm giác hạnh phúc.<br />
Hs viết đoạn văn thể hiện được quan điểm của mình.<br />
Gợi ý:<br />
- Giải thích: lẽ sống phù hợp là mục đích sống/lí tưởng sống<br />
hợp với năng lực của bản thân và đáp ứng đòi hỏi của xã hội.<br />
Ý kiến chỉ ra cách con người có được hạnh phúc trọn vẹn khi<br />
con người dồn hết tâm huyết, phát huy tận độ khả năng của<br />
mình để theo đuổi thực hiện lẽ sống đúng đắn, phù hợp.<br />
- Bàn luận:<br />
+ Cuộc sống của mỗi người chỉ có ý nghĩa khi có lí tưởng,<br />
mục tiêu rõ ràng; có khả năng đạt được mục tiêu ấy; cháy<br />
trong tận cùng đam mê với những điều tốt đẹp mà mình theo<br />
đuổi.<br />
+ Lựa chọn đúng lẽ sống con người sẽ không bị chới với,<br />
hoang mang khi gặp khó khăn trở ngại.<br />
+ Hạnh phúc của con người sẽ trọn vẹn khi họ cảm nhận<br />
được niềm vui trong cuộc sống và mang lại niềm vui cho<br />
người khác.<br />
- Liên hệ, bài học:<br />
+ Ý kiến trên có giá trị định hướng đối với tuổi trẻ, những<br />
<br />
Điểm<br />
4,0<br />
0.5<br />
0.5<br />
1.0<br />
<br />
2.0<br />
<br />
Trang 3/2 - Mã đề thi 01<br />
<br />
người đang “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”.<br />
+ Hạnh phúc chỉ thực sự trọn vẹn khi con người có năng lực<br />
tạo ra hạnh phúc cho mình và những người xung quanh.<br />
LÀM VĂN<br />
<br />
II<br />
<br />
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận<br />
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn<br />
đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn<br />
đề<br />
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận<br />
Cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật Ngô Tử Văn: kẻ sĩ cương trực,<br />
khảng khái, kiên quyết chống gian tà.<br />
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng<br />
tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn<br />
chứng.<br />
a) Vài nét về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm “Truyền kì mạn<br />
lục”<br />
b) Giải thích :<br />
- Lời nhận định của ông Lã Nhâm Thìn đã khái quát<br />
những phẩm chất, tính cách nổi bật của Ngô Tử Văn – nhân<br />
vật trung tâm của tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản<br />
Viên”, đó là “cương trực, khảng khái”. Tính cách ấy được biểu<br />
hiện thông qua hành động “chống gian tà” (đốt đền trừ tà) một<br />
cách kiên quyết<br />
c)<br />
Chứng minh : Tính cách cương trực của Ngô Tử Văn<br />
được thể hiện qua :<br />
- Cách giới thiệu nhân vật của tác giả : bên cạnh giới<br />
thiệu tên, quê quán là hành trạng, tính cách của nhân vật:<br />
“Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không<br />
chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương<br />
trực”<br />
- Sự tức giận trước việc “hưng yêu tác quái” của tên hung<br />
thần và hành động đốt đền trừ hại cho dân<br />
- Thái độ điềm nhiên, không hề run sợ trước những lời đe<br />
dọa của tên hung thần<br />
- Sự gan dạ trước bọn quỷ Dạ Xoa và quang cảnh đáng<br />
sợ nơi âm phủ “gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương”<br />
- Thái độ cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương đầy<br />
quyền lực, thẳng thắn tâu trình sự việc để vạch rõ thói gian dối,<br />
xảo trá của tên Bách hộ họ Thôi<br />
d) Bình luận :<br />
<br />
6,0<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
1,0<br />
<br />
2,0<br />
<br />
Trang 4/2 - Mã đề thi 01<br />
<br />
- Bằng thái độ dũng cảm, cương trực đấu tranh cho công<br />
lí, cho lẽ phải đến cùng, cuối cùng Tử Văn đã chiến thắng.<br />
- Chiến thắng ấy giúp giải trừ được tai họa, bảo vệ cuộc<br />
sống an lành cho nhân dân ; diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược<br />
gian ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh dự cho thổ<br />
thần nước Nam<br />
- Phần thưởng mà Tử Văn nhận được là chức quan phán<br />
sự ở đền Tản Viên. Đây là phần thưởng xứng đáng dành cho<br />
những người cương trực, dũng cảm, dám đấu tranh chống lại<br />
cái ác, cái bất công ; bất tử hóa khát vọng công lí của con<br />
người. Kết thúc có hậu ấy vừa thể hiện tấm lòng nhân đạo của<br />
nhà văn, vừa có ý nghĩa củng cố niềm tin về chiến thắng chung<br />
cuộc tất yếu của cái thiện…<br />
- Đề cao nhân vật Tử Văn, truyện còn có ý nghĩa thể hiện<br />
tinh thần dân tộc mạnh mẽ<br />
Hình tượng nhân vật Tử Văn tiêu biểu cho phẩm chất của kẻ sĩ<br />
nước Nam, thấp thoáng bóng dáng của chính tác giả…<br />
d. Sáng tạo<br />
Có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc<br />
về vấn đề nghị luận<br />
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu<br />
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu<br />
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10, 00 điểm<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Trang 5/2 - Mã đề thi 01<br />
<br />