intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Sinh học 10 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển - Mã đề 275

Chia sẻ: Nguyễn Hường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

212
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Sinh học 10 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển - Mã đề 275 để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Sinh học 10 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển - Mã đề 275

SỞ GD&ĐT CÀ MAU<br /> TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN<br /> <br /> (Đề có 2 trang)<br /> <br /> KIỂM TRA 1 TIẾT - NĂM HỌC 2017 - 2018<br /> MÔN SINH 10<br /> Thời gian làm bài: 45 Phút<br /> Mã đề 275<br /> <br /> I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)<br /> <br /> Câu 1: Nước được tạo ra ở giai đoạn nào?<br /> A. Đường phân.<br /> B. Chu trình Crep.<br /> C. Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep.<br /> D. Chuỗi chuyền electron hô hấp.<br /> Câu 2: Các sắc tố quang hợp có nhiệm vụ<br /> A. tổng hợp glucôzơ.<br /> B. tiếp nhận CO2.<br /> C. hấp thụ năng lượng ánh sáng.<br /> D. thực hiện quang phân li nước.<br /> Câu 3: Diễn biến nào sau đây đúng trong nguyên phân?<br /> A. Nhân và tế bào chất phân chia cùng lúc.<br /> B. Nhân phân chia trước rồi mới phân chia tế bào chất.<br /> C. Tế bào phân chia trước rồi đên nhân phân chia.<br /> D. Chỉ có nhân phân chia còn tế bào chất thì không.<br /> Câu 4: Chu kỳ tế bào là khoảng<br /> A. thời gian kì trung gian.<br /> B. thời gian của quá trình nguyên phân.<br /> C. thời gian của các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân.<br /> D. thời gian giữa hai lần phân bào.<br /> Câu 5: Quang hợp chỉ được thực hiện ở<br /> A. tảo, thực vật và một số vi khuẩn.<br /> B. tảo, nấm và một số vi khuẩn.<br /> C. tảo, thực vật, nấm.<br /> D. tảo, thực vật, động vật.<br /> Câu 6: Giai đoạn nào của quá trình hô hấp tế bào sinh ra nhiều ATP nhất?<br /> A. Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep.<br /> B. Đường phân.<br /> C. Chuỗi chuyền electron hô hấp.<br /> D. Chu trình Crep.<br /> Câu 7: Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là đều<br /> A. có một lần nhân đôi nhiễm sắc thể.<br /> B. xảy ra ở tế bào sinh dục chín.<br /> C. xảy ra ở tế bào sinh dưỡng.<br /> D. xảy ra ở tất cả các loại tế bào.<br /> Câu 8: Hiện tượng trao đổi chéo xảy ra vào kì<br /> A. đầu II.<br /> B. sau II.<br /> C. đầu I.<br /> D. giữa I.<br /> Câu 9: Quan sát hình bên và cho biết đây là đặc điểm của kì nào?<br /> A.<br /> B.<br /> C.<br /> D.<br /> <br /> Kì sau II.<br /> Kì giữa I.<br /> Kì sau I.<br /> Kì đầu I.<br /> <br /> Câu 10: Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng?<br /> A. Nguyên liệu của quang hợp là H2O và O2.<br /> B. Trong quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ.<br /> C. Quang hợp là sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ.<br /> D. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2.<br /> Trang 1/2 - Mã đề 275<br /> <br /> Câu 11: Nhiễm sắc thể có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất vào kì<br /> A. đầu.<br /> B. sau.<br /> C. cuối.<br /> D. giữa.<br /> Câu 12: Kết thúc giảm phân II, mỗi tế bào con có số NST so với tế bào mẹ ban đầu là<br /> A. bằng.<br /> B. ít hơn một vài cặp.<br /> C. tăng gấp đôi.<br /> D. giảm một nửa.<br /> Câu 13: Ở những tế bào có nhân chuẩn, hoạt động hô hấp xảy ra chủ yếu ở loại bào quan nào<br /> sau đây?<br /> A. Ti thể.<br /> B. Không bào.<br /> C. Lục lạp.<br /> D. Ribôxôm.<br /> Câu 14: Bản chất của hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng<br /> A. thuỷ phân.<br /> B. tổng hợp.<br /> C. phân giải.<br /> D. oxi hoá khử.<br /> Câu 15: Chất hữu cơ trực tiếp đi vào chu trình Crep là<br /> A. axetyl – CoA.<br /> B. glucozo.<br /> C. axit lactic.<br /> D. axit axetic.<br /> Câu 16: Ở một loài thực vật có bộ NST 2n = 12. Hỏi ở kì sau của giảm phân II, 1 tế bào con có<br /> bao nhiêu tâm động?<br /> A. 24.<br /> B. 18.<br /> C. 6.<br /> D. 12.<br /> PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)<br /> Câu 1: Trình bày đặc điểm các kì của quá trình nguyên phân? (2điểm)<br /> Câu 2: Hãy cho biết vị trí, nguyên liệu, sản phẩm trong các pha của quá trình quang hợp? (2<br /> điểm)<br /> Câu 3: Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh hay yếu? Vì<br /> sao? (1 điểm)<br /> Câu 4: Người có bộ NST 2n = 46. Sau 2 lần nguyên phân. Hỏi<br /> a. ở kỳ đầu, số lượng cromatit ở tất cả các tế bào con là bao nhiêu? (0,5 điểm)<br /> b. ở kỳ giữa, số lượng tâm động ở tất cả các tế bào con là bao nhiêu? (0,5 điểm)<br /> ------ HẾT ------<br /> <br /> Trang 2/2 - Mã đề 275<br /> <br /> SỞ GD&ĐT CÀ MAU<br /> TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN<br /> <br /> KIỂM TRA 1 TIẾT - ĐÁP ÁN NĂM HỌC 2017 - 2018<br /> MÔN SINH – 10<br /> Thời gian làm bài : 45 Phút<br /> <br /> Phần đáp án câu trắc nghiệm:<br /> 176<br /> <br /> 199<br /> <br /> 275<br /> <br /> 298<br /> <br /> 1<br /> C<br /> A<br /> D<br /> C<br /> 2<br /> B<br /> D<br /> C<br /> D<br /> 3<br /> C<br /> C<br /> B<br /> D<br /> 4<br /> B<br /> D<br /> D<br /> C<br /> 5<br /> C<br /> A<br /> A<br /> D<br /> 6<br /> D<br /> C<br /> C<br /> A<br /> 7<br /> C<br /> B<br /> A<br /> A<br /> 8<br /> A<br /> B<br /> C<br /> C<br /> 9<br /> A<br /> D<br /> C<br /> D<br /> 10<br /> A<br /> D<br /> D<br /> B<br /> 11<br /> C<br /> A<br /> D<br /> A<br /> 12<br /> B<br /> A<br /> D<br /> B<br /> 13<br /> C<br /> D<br /> A<br /> B<br /> 14<br /> B<br /> C<br /> D<br /> C<br /> 15<br /> D<br /> C<br /> A<br /> C<br /> 16<br /> C<br /> D<br /> D<br /> C<br /> PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)<br /> Câu 1: Trình bày đặc điểm các kì của quá trình nguyên phân? (2điểm)<br /> - Kì đầu: Các NST kép sau khi nhân đôi ở kì trung gian dần được co xoắn. Màng nhân dần tiêu<br /> biến, thoi phân bào dần xuất hiện. Đây có thể xem như giai đoạn “bao gói” vật liệu di truyền và chuẩn<br /> bị phương tiện chuyển chở ( thoi phân bào).<br /> - Kì giữa: Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo.<br /> Thoi phân bào được đính vào 2 phía của NST tại tâm động.<br /> - Kì sau: Các nhiễm sắc tử tách nhau và di chuyển trên thoi phân bào về hai cực của tế bào.<br /> - Kì cuối: NST dãn xoắn dần và màng nhân xuất hiện.<br /> Câu 2: Hãy cho biết vị trí, nguyên liệu, sản phẩm trong các pha của quá trình quang hợp? (2 điểm)<br /> Pha sáng<br /> Pha tối<br /> Vị trí<br /> Màng tilacoit<br /> Chất nền của lục lạp<br /> Nguyên liệu<br /> Ánh sáng, H2O, ADP, NADP+<br /> ATP, NADPH, CO2<br /> Sản phẩm<br /> ATP, NADPH, O2<br /> (CH2O), ADP, NADP+<br /> Câu 3: Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao? (1<br /> điểm)<br /> Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh mẽ, vì khi tập<br /> luyện các tế bào cơ bắp cần nhiều năng lượng ATP, do đó quá trình hô hấp tế bào phải được tăng<br /> cường. Biểu hiện của tăng hô hấp tế bào là tăng hô hấp ngoài, người tập luyện sẽ thở mạnh hơn.<br /> Câu 4 (đề 176): Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Sau 4 lần nguyên phân. Hỏi<br /> a. ở kỳ giữa, số lượng NST kép ở tất cả các tế bào con là bao nhiêu? (0,5 điểm)<br /> b. ở kỳ sau, số lượng tâm động ở tất cả các tế bào con là bao nhiêu? (0,5 điểm)<br /> Số tế bào con được tạo ra sau 4 lần nguyên phân là: 24 = 16<br /> a. 1 tế bào ở kỳ giữa có số lượng NST kép là 8<br /> Vậy 16 tế bào ở kỳ giữa có số lượng NST kép là 16 * 8<br /> b. 1 tế bào ở kỳ sau có số lượng tâm động là 16<br /> Vậy 16 tế bào ở kỳ sau có số lượng tâm động là 16 * 16<br /> 1<br /> <br /> Câu 1: Trình bày đặc điểm các kì của quá trình giảm phân I? (2điểm)<br /> - Kì đầu I: Bước vào kì đầu I, các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng. Trong<br /> quá trình bắt đôi, các NST kép trong cặp NST kép tương đồng có thể trao đổi các đoạn crômatit cho<br /> nhau. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng trao đổi chéo. Sau khi tiếp hợp các NST kép dần co xoắn<br /> lại. Cuối kì đầu I, màng nhân và nhân con dần tiêu biến. Thoi phân bào xuất hiện.<br /> - Kì giữa I: Các cặp NST kép tương đồng co xoắn cực đại, tập trung thành hai hàng ở mặt phẳng<br /> xích đạo. Thoi vô sắc chỉ dính vào 1 phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng.<br /> - Kì sau I: Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển trên thoi phân bào về 1 cực<br /> của tế bào.<br /> - Kì cuối I: Các NST kép dần dãn xoắn. Màng nhân và nhân con dần xuất hiện, thoi phân bào<br /> biến mất. Kết thúc giảm phân I, từ 1 tế bào mẹ sẽ cho ra 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một<br /> nữa. Sau khi kết thúc giảm phân I, các tế bào bước vào giảm phân II mà không nhân đôi NST.<br /> Câu 2: Hãy cho biết vị trí, nguyên liệu, sản phẩm trong các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào?<br /> (2 điểm)<br /> Đường phân<br /> Chu trình Crep<br /> Chuỗi chuyền electron hô hấp<br /> Vị trí<br /> Bào tương<br /> Chất nền ti thể<br /> Màng trong ti thể<br /> Nguyên liệu<br /> C6H12O6<br /> 2 axit pyruvic  2 acetyl - CoA 2FADH2, 10NADH2<br /> Sản phẩm<br /> 2 axit pyruvic, 2ATP,<br /> 6CO2,<br /> 2FADH2, H2O, 34ATP<br /> 2ATP, 2NADH2<br /> 8NADH2<br /> Câu 3: Theo em câu nói: “Pha tối của quang hợp hoàn toàn không phụ thuộc vào ánh sáng” có chính<br /> xác không? Vì sao? (1 điểm)<br /> Câu nói này không đúng, tuy pha tối có thể diễn ra ngoài sáng và trong tối nhưng ATP, NADPH<br /> – nguyên liệu của pha tối là do pha sáng cung cấp, nếu không có ánh sáng thì pha sáng sẽ không diễn ra<br /> và sẽ không có ATP, NADPH để cung cấp cho pha tối. Vì vậy ánh sáng ảnh hưởng gián tiếp tới pha tối.<br /> Câu 4 (đề 199): Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Sau 3 lần nguyên phân. Hỏi<br /> a. ở kỳ đầu, số lượng cromatit ở tất cả các tế bào con là bao nhiêu? (0,5 điểm)<br /> b. ở kỳ sau, số lượng NST đơn ở tất cả các tế bào con là bao nhiêu? (0,5 điểm)<br /> Số tế bào con được tạo ra sau 3 lần nguyên phân là: 23 = 8<br /> a. 1 tế bào ở kỳ đầu có số cromatit là 8 *2 = 16<br /> Vậy 8 tế bào ở kỳ đầu có số cromatit là 8 * 16<br /> b. 1 tế bào ở kỳ sau có số lượng NST đơn là 16<br /> Vậy 8 tế bào ở kỳ sau có số lượng NST đơn là 8 * 16<br /> Câu 4 (đề 275): Người có bộ NST 2n = 46. Sau 2 lần nguyên phân. Hỏi<br /> a. ở kỳ đầu, số lượng cromatit ở tất cả các tế bào con là bao nhiêu? (0,5 điểm)<br /> b. ở kỳ giữa, số lượng tâm động ở tất cả các tế bào con là bao nhiêu? (0,5 điểm)<br /> Số tế bào con được tạo ra sau 2 lần nguyên phân là: 22 = 4<br /> a. 1 tế bào ở kỳ đầu có số cromatit là 46 * 2 = 92<br /> Vậy 4 tế bào ở kỳ đầu có số cromatit là 4 * 92<br /> b. 1 tế bào ở kỳ giữa có số lượng tâm động là 46<br /> Vậy 4 tế bào ở kỳ giữa có số lượng tâm động là 4 * 46<br /> Câu 4 (đề 298): Người có bộ NST 2n = 46. Sau 3 lần nguyên phân. Hỏi<br /> a. ở kỳ giữa, số lượng cromatit ở tất cả các tế bào con là bao nhiêu? (0,5 điểm)<br /> b. ở kỳ sau, số lượng NST tâm động ở tất cả các tế bào con là bao nhiêu? (0,5 điểm)<br /> Số tế bào con được tạo ra sau 3 lần nguyên phân là: 23 = 8<br /> a. 1 tế bào ở kỳ giữa có số cromatit là 46 * 2 = 92<br /> Vậy 8 tế bào ở kỳ giữa có số cromatit là 8 * 92<br /> b. 1 tế bào ở kỳ sau có số lượng tâm động là 92<br /> Vậy 8 tế bào ở kỳ sau có số lượng tâm động là 8 * 92<br /> <br /> 2<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2