intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK1 Lý 10 năm 2010-2011

Chia sẻ: Nguyen Nha Linh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

84
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Vật Lý lớp 10 có nội dung xoay quanh: Đặc điểm của sự rơi tự do, điều kiện cân bằng... dành cho các bạn học sinh lớp 10 tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK1 Lý 10 năm 2010-2011

  1. ĐỀ THI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2010 – 2011. MÔN VẬT LÝ LỚP 10 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM). Thời gian làm bài : 20 phút. ĐẾ 1A Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của sự rơi tự do? A. Phương thẳng đứng. B. Chiều từ trên xuống. C. Là chuyển động thẳng nhanh dần đều. D. Có vận tốc không thay đổi Câu 2. Vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều có đặc điểm nào sau đây? A. Luôn có phương tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo. B. Luôn hướng vào tâm của đường tròn. C. Luôn không đổi theo thời gian. D. Có độ lớn luôn tỉ thuận với chu kỳ dao động. Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của hai lực cân bằng? A. Có điểm đặt nằm trên hai vật. B. Cùng độ lớn. C. Cùng phương. D. Ngược chiều. Câu 4. Độ lớn lực ma sát trượt không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Diện tích tiếp xúc. B. Áp lực giữa hai bề mặt tiếp xúc. C. Vật liệu tiếp xúc. D. Bản chất và các điều kiện bề mặt tiếp xúc. Câu 5. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực: A. Hai lực cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều. B. Hai lực cùng giá, cùng độ lớn, cùng chiều. C. Hai lực có giá bất kỳ, cùng độ lớn, ngược chiều. D. Hai lực cùng giá, có độ lớn bất kỳ, ngược chiều. Câu 6. Độ lớn hợp lực F của hai lực song song cùng chiều. F1 và F2 được tính theo công thức A. F = F1 + F2. B. F = F1 – F2. C. F = F1 . F2. D. F = F12 + F22. Câu 7. Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là: A. giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế. B. vật có vị trí trọng tâm thấp. C. vị trí trọng tâm của vật phải ở trên cao. D. vị trí trọng tâm của vật phải nằm ở giữa vật. Câu 8. Một hành khách ngồi trong toa tàu H nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu K bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau. Chọn câu đúng? A. Tàu H chạy, tàu K đứng yên. B. Tàu K chạy, tàu H đứng yên. C. Cả hai tàu đều chạy. D. Cả hai tàu đều đứng yên. Câu 9. Một vật đang chuyển động với tốc độ 5m/s. Giả sử đồng thời cùng một lúc các lực tác dụng lên vật mất đi thì A. vật tiếp tục chuyển động với tốc độ và hướng như cũ. B. vật dừng lại ngay.
  2. C. vật đổi hướng chuyển động. D. vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại. Câu 10. Hai chiếc xe con đứng yên trong không khí hút nhau bởi một lực hấp dẫn là F. Nếu giữa hai chiếc xe đó có một xe tải thì lực hấp dẫn giữa hai xe con này sẽ A. không thay đổi. B. tăng lên. C. giảm xuống. D. chưa đủ điều kiện để kết luận. Câu 11. Chọn câu đúng: Viên bi A có khối lượng lớn gấp đôi viên bi B. Cùng một độ cao, cùng một lúc viên bi A được thả rơi tự do, viên bi B được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản không khí. Chọn kết luận đúng? A. cả hai cùng chạm đất một lúc. B. bi A chạm đất trước. C. bi B chạm đất trước. D. chưa đủ điều kiện để kết luận. Câu 12. Một người chỉ đường cho một khách du lịch như sau: “Ông hãy đi dọc theo con đường này tới một cây cổ thụ, từ cây cổ thụ đó ông nhìn theo hướng Bắc ông sẽ thấy được trường học A”. Người chỉ đường đã xác định trường học A theo cách nào? A. Cách dùng đường đi. B. Cách dùng trục toạ độ. C. Cách dùng hệ quy chiếu. D. cách dùng đường đi và trục toạ độ. Câu 13. Một vật đang đứng yên thì bị một lực tác dụng lên vật làm vật chuyển động thẳng nhanh dần đều. Bỏ qua ma sát sau khi đi được quãng đường 2m thì tốc độ của vật là 2m/s. Thời gian để vật chuyển động được quãng đường trên là A. 1s. B. 2s. C. 3s. D. 4s. Câu 14. Người ta tác dụng một lực 2N vào một lò xo thì nó bị biến dạng 2cm. Độ cứng của lò xo là: A. 100N/m. B. 1N/m. C. 4N/m. D. 400N/m. Câu 15. Một vật khối lượng 100g chuyển động tròn đều bởi một lực hướng tâm là 40N, bán kính quỹ đạo là 1cm. Tốc độ chuyển động của vật là: A. 1m/s. B. 2m/s. C. 3m/s. D. 4m/s. Câu 16. Momen lực có đơn vị là A. N. B. N/m. C. N.m. D. N/m2.
  3. II/ PHẦN TỰ LUẬN (6 ĐIỂM). Thời gian làm bài: 25 phút. Đề 1A Câu 1: (1,5đ) a/ Phát biểu định luật Húc. b/ Vận dụng quán tính, giải thích tại sao khi ta đang đi mà vấp vật cản sẽ bị ngã về phía trước? Câu 2: (3đ ) Một vật khối lượng 400g đang đứng yên theo phương ngang trên mặt sàn thì bị một lực 2N tác dụng lên vật theo phương song song với mặt phẳng, biết hệ số ma sát là 0,15. Lấy g = 10m/s2. a. Vẽ hình phân tích các lực tác dụng lên vật? b. Tính gia tốc của vật? c. Nếu cứ giữ nguyên lực tác dụng như vậy. Sau bao lâu vật đạt được tốc độ 5,25m/s? Câu 3:(1,5đ ) Hai người dùng một chiếc gậy để khiêng một cỗ máy nặng 600N. Điểm treo cổ máy cách người đi trước 60cm và cách người đi sau 40cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy. Hỏi mỗi người chịu một lực tác dụng có độ lớn bao nhiêu?
  4. ĐỀ THI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2010 – 2011. MÔN VẬT LÝ LỚP 10 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM). Thời gian làm bài : 20 phút. ĐỀ 2B Câu 1. Từ độ cao 3m. Chuyển động của vật nào dưới đây được coi là rơi tự do? A. Một lá cây rụng. B. Một rợi chỉ. C. Một chiếc khăn tay. D. Một mẩu phấn. Câu 2. Vectơ gia tốc trong chuyển động tròn đều có đặc điểm nào sau đây? A. Luôn hướng vào tâm của đường tròn. B. Luôn có phương tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo. C. Luôn không đổi theo thời gian. D. Có độ lớn luôn tỉ thuận với chu kỳ dao động. Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của hai lực cân bằng? A. Có điểm đặt nằm trên hai vật. B. Cùng độ lớn. C. Cùng phương. D. Ngược chiều. Câu 4. Độ lớn lực ma sát trượt không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Diện tích tiếp xúc. B. Áp lực giữa hai bề mặt tiếp xúc. C. Vật liệu tiếp xúc. D. Bản chất và các điều kiện bề mặt tiếp xúc. Câu 5. Momen lực có đơn vị là A. N.m. B. N/m. C. N. D. N/m2. Câu 6. Độ lớn hợp lực F của hai lực song song cùng chiều. F1 và F2 được tính theo công thức A. F = F1 + F2. B. F = F1 – F2. C. F = F1 . F2. D. F = F12 + F22. Câu 7. Nguyên nhân gây ra các dạng cân bằng của vật là do: A. vị trí trọng tâm của vật. B. vật có vị trí trọng tâm thấp. C. giá của trọng lực của vật xuyên qua mặt chân đế. D. vị trí trọng tâm của vật phải nằm ở giữa vật. Câu 8. Một hành khách ngồi trong toa tàu H nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu K bên cạnh dang đứng yên nhưng gạch lát sân ga đang chuyển động. Chọn câu đúng? A. Tàu H chạy, tàu K đứng yên. B. Tàu K chạy, tàu H đứng yên. C. Cả hai tàu đều chạy với cùng một tốc độ. D. Cả hai tàu đều đứng yên. Câu 9. Một vật đang chuyển động với tốc độ 3m/s. Giả sử đồng thời cùng một lúc các lực tác dụng lên vật mất đi thì A. vật tiếp tục chuyển động với tốc độ và hướng như cũ. B. vật dừng lại ngay. C. vật đổi hướng chuyển động. D. vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.
  5. Câu 10. Hai chiếc xe con đứng yên trong không khí hút nhau bởi một lực hấp dẫn là F. Nếu giữa hai chiếc xe đó có một xe tải thì lực hấp dẫn giữa hai xe con này sẽ A. không thay đổi. B. tăng lên. C. giảm xuống. D. chưa đủ điều kiện để kết luận. Câu 11. Chọn câu đúng: Viên bi A có khối lượng lớn gấp đôi viên bi B. Cùng một độ cao, cùng một lúc viên bi A được thả rơi tự do, viên bi B được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản không khí A. cả hai cùng chạm đất một lúc. B. A chạm đất trước. C. B chạm đất trước. D. chưa đủ điều kiện để kết luận. Câu 12. Một người chỉ đường cho một khách du lịch như sau: “Ông hãy đi dọc theo con đường này tới một cây cổ thụ, từ cây cổ thụ đó ông nhìn theo hướng Bắc ông sẽ thấy được trường học A”. người chỉ đường đã xác định trường học A theo cách nào? A. Cách dùng đường đi. B. Cách dùng trục toạ độ. C. Cách dùng hệ quy chiếu. D. Cách dùng đường đi và trục toạ độ. Câu 13. Một vật đang đứng yên thì bị một lực tác dụng lên vật làm vật chuyển động thẳng nhanh dần đều. Bỏ qua ma sát sau 2s thì tốc độ của vật là 2m/s. Quãng đường vật chuyển động được trong thời gian trên là A. 1m. B. 2m. C. 3m. D. 4m. Câu 14. Người ta tác dụng một lực 2N vào một lò xo có độ cứng 50N/m. Độ biến dạng của lò xo là: A. 4cm. B. 0,04cm. C. 1cm. D. 10cm. Câu 15. Một vật khối lượng 100g chuyển động tròn đều bởi một lực hướng tâm là 20N, bán kính quỹ đạo là 0,5cm. Tốc độ chuyển động của vật là: A. 1m/s. B. 2m/s. C. 3m/s. D. 4m/s. Câu 16. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực: A. Hai lực cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều. B. Hai lực cùng giá, cùng độ lớn, cùng chiều. C. Hai lực có giá bất kỳ, cùng độ lớn, ngược chiều. D. Hai lực cùng giá, có độ lớn bất kỳ, ngược chiều.
  6. ……………………………………… ĐỀ THI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2010 – 2011. MÔN VẬT LÝ LỚP 10 II/ PHẦN TỰ LUẬN (6 ĐIỂM). Thời gian làm bài: 25 phút. Đề 2B Câu 1: (1,5đ) a/ Phát biểu điền kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song. b/ Vận dụng quán tính, giải thích tại sao khi ta đang đi mà trượt chân về phía trước thì thân người sẽ ngã về phía sau? Câu 2: (3đ ) Một xe khối lượng 2 tấn đang chuyển động với tốc độ 10m/s trên mặt đường nằm ngang thì người lái xe tắt máy, hãm phanh với một lực 100N, hệ số ma sát giữa bánh xe với mặt đường là 0,02. Lấy g = 10m/s2. a. Vẽ hình phân tích các lực tác dụng lên vật? b. Tính gia tốc của xe? c. Sau khi đi được quãng đường bao nhiêu thì xe dừng lại? Câu 3:(1,5đ ) Một tấm ván nặng 150N bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A là 2,4m và cách điểm tựa B là 1,2m. Tìm độ lớn lực do tấm ván tác dụng lên điểm tựa A và B?
  7. ĐÁP ÁN LÝ 10 ĐẾ 1A 1. a/ Trong giới hạn … 0,25 tỉ lệ…. 0,5 b/ Khi đang đi, chn v thn người cng chuyển động với một tốc độ. 0,25đ Khi chn dừng lại nhưng thn người vẫn tiếp tục chuyển động với vận tốc cũ nn ng về phía trước 0,5đ 2. a. a/ (0,5đ) Chọn chiều dương l chiều cđộng (0,25đ) b/ Fms=  N=  mg (0,25đ + 0,25đ) =0,15.0,4.10 = 0,6N (0,25đ)      P  N  F  Fms a (*) (0,25đ) m Chiếu (*) ln chiều dương ma = F – Fms = 2 – 0,6 = 1,4 (0,5đ)  a= 1,4/0,4 = 3,5m/s2 (0,25đ) c. a = (v – v0)/t (0,25đ) => t = (v – v0)/a = 1,5s (0,25đ) 3. ta cĩ P1 + P2 = 600 0,25đ = 1,5 0,5đ Giải hệ tìm được F2 = 240N 0,5đ F1 = 360N 0,25đ
  8. Đáp án ĐẾ 2B 4. a/ …đồng phẳng, đồng quy 0, 5 hợp 2 lực cn….. 0,25 b/ Khi đang đi, chân và thân người cng chuyển động với một tốc độ. 0,25đ Khi chân trượt nhanh về phía trước nhưng thân người vẫn tiếp tục chuyển động với vận tốc cũ nn ng về phía sau 0,5đ 1. a. (0,5đ) b. Fms=  N=  mg (0,25đ+ 0,25đ) =2.10-2. 2500.10 =500N (0,25đ) Chọn chiều dương là chiều cđộng (0,25đ)      P  N  F  Fms a (*) (0,25đ) m Chiếu (*) lên chiều dương  Fhl = ma = – Fhp – Fms (0,5đ)  a = (– Fhp – Fms)/m = -0,25m/s2 (0,25đ) c. a = (v 2 – v0 2)/2s (0,25đ) => s = (v 2 – v0 2)/2a = 200m (0,25đ) 2. ta cĩ FA + FB = 150 (0,25đ) = 0,5 (0,5đ) Giải hệ tìm được FB = 150N (0,5đ) FA = 75N (0,25đ) 5. a/ …đồng phẳng, đồng quy 0, 5 hợp 2 lực cân….. 0,25 b/ Khi đang đi, chân và thân người cùng chuyển động với một tốc độ. 0,25đ
  9. Khi chân trượt nhanh về phía trước nhưng thân người vẫn tiếp tục chuyển động với vận tốc cũ nên ngã về phía sau 0,5đ 3. a. (0,5đ) d. Fms=  N=  mg (0,25đ+ 0,25đ) -2 =2.10 . 2500.10 =500N (0,25đ) Chọn chiều dương l chiều cđộng (0,25đ)      P  N  F  Fms a (*) (0,25đ) m Chiếu (*) ln chiều dương  Fhl = ma = – Fhp – Fms (0,5đ)  a = (– Fhp – Fms)/m = -0,25m/s2 (0,25đ) e. a = (v 2 – v0 2)/2s (0,25đ) => s = (v 2 – v0 2)/2a = 200m (0,25đ) 4. ta cĩ FA + FB = 150 (0,25đ) = 0,5 (0,5đ) Giải hệ tìm được FB = 150N (0,5đ) FA = 75N (0,25đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0