intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra khảo sát môn Lịch sử lớp 10 năm 2016-2017 - THPT Nguyễn Văn Cừ - Mã đề 326

Chia sẻ: An Phong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

43
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây là Đề kiểm tra khảo sát môn Lịch sử lớp 10 năm 2016-2017 - THPT Nguyễn Văn Cừ - Mã đề 326 giúp các bạn học sinh tự đối chiếu, đánh giá sau khi thử sức mình với đề thi. Cùng tham khảo nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra khảo sát môn Lịch sử lớp 10 năm 2016-2017 - THPT Nguyễn Văn Cừ - Mã đề 326

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẮC  ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT NĂM 2016­2017  NINH MÔN LỊCH SỬ LỚP 10  TRƯỜNG  THPT NGUY   ỄN VĂN CỪ  Thời gian :45phút   Mã đề thi  326 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh:.....................................................................  Số báo danh: ............................. Câu 1: Để  đối phó với quân Mông – Nguyên, quân dân nhà Trần đã thực hiện kế  sách   nào để đánh giặc ? A. Chinh phục từng gói nhỏ. B. Đánh lâu dài. C. Đánh nhanh thắng nhanh. D. Vườn không nhà trống. Câu 2:  Trong lịch sử  chống ngoại xâm của dân tộc ta, người thực hiện chiến lược “  Tiên phát chế nhân” là ? A. Lê Hoàn. B. Lý Thường Kiệt. C. Lý Công Uẩn. D. Trần Hưng Đạo. Câu 3: Lịch sử  dân tộc ta đã ghi nhận những chiến thắng vang dội nào trên sông Bạch   Đằng trong thế kỉ X – XV ? A. Chiến thắng của Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông. B. Chiến thắng của Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Khúc Hạo. C. Chiến thắng của Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo. D. Chiến thắng của Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt. Câu 4:  Câu nào dưới đây không nằm trong ý nghĩa của thắng lợi ba lần kháng chiến  chống Mông ­ Nguyên? A. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí giá. B. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới. C. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc. D. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông ­ Nguyên, bảo vệ nền độc  lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Câu 5: Dưới thời Lê Thánh Tông, ở địa phương cả nước được chia thành: A. 13 lộ. B. 13 trấn. C. 13 đạo thừa tuyên. D. 13 phủ. Câu 6: Quốc gia Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào? A. Khoảng thế kỉ thứ I. B. Khoảng thế kỉ II TCN. C. Khoảng thế kỉ II. D. Khoảng thế kỉ thứ VII TCN. Câu 7:  Hiện vật   tiêu biểu cho tài năng và kĩ thuật tinh xảo của nghề  đúc đồng của   người Việt xưa là gì? A. Trống đồng. B. Các loại vũ khí bằng đồng. C. Công cụ sản xuất bằng đồng. D. Thạp đồng. Câu 8: Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta dưới thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa: A. nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc. B. quý tộc phong kiến Việt Nam với chính quyền đo hộ phương Bắc. C. giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến. D. thuộc địa và chính quốc.                                                Trang 1/4 ­ Mã đề thi 326
  2. Câu 9: Nguyên nhân  nào sau đây khiến cho các triều đại phong kiến phương Bắc không   thể  đồng hóa được dân tộc Việt Nam? A. Nhân dân ta đã có ý thức bảo vệ độc lập dân tộc từ rất sớm. B. Nhân dân ta đã tổ chức dạy tiếng mẹ đẻ từ lâu đời. C. Nhân dân ta có ý thức bảo vệ, duy trì và phát trền nền văn hóa của mình. D. Nhân dân ta luôn đấu tranh chống lại phong kiến phương Bắc. Câu 10: Hình ảnh sau đây phản ánh nội dung lịch sử gì? A. Một đoạn ngoại thành Cổ Loa. B. Bia tiến sĩ trong Văn Miếu ( Hà Nội). C. Đền thờ Hai Bà Trưng. D. Thành nhà Mạc. Câu 11: Những năm 60 của thế kỉ XV, vị vua nào của nhà Lê sơ tiến hành một cuộc cải   cách hành chính lớn ? A. Lê Thánh Tông. B. Lê Nhân Tông. C. Lê Thái Tổ. D. Lê Thái Tông. Câu 12: Những chính sách cai trị của triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta  từ năm 179 TCN đến thế kỉ thứ X nhằm thực hiện âm mưu gì? A. Biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới của chúng. B. Sáp nhập lãnh thổ nước ta vào lãnh thổ của chúng. C. Biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của chúng. D. Biến nước ta thành căn cứ quân sự để xâm lược các nước khác. Câu 13: Cấm quân là: A. quân bảo vệ Vua và Kinh thành. B. quân phòng vệ các phủ. C. quân phòng vệ các lộ. D. quân phòng vệ biên giới. Câu 14: Cho đoạn dữ liệu: “ Ta thường tới bữa quyên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như   cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ  giận không ăn thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù...”.   Đoạn dữ liệu này được trích từ tác phẩm và tác giả nào ? A. Chiếu Dời đô – Lý Công Uẩn. B. Bình Ngô Đại Cáo – Nguyễn Trãi. C. Hịch Tướng Sĩ – Trần Quốc Tuấn. D. Bạch Đằng Giang Phú – Trương Hán Siêu. Câu 15: Yếu tố nào sau đây không thuộc cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang? A. Do xã hội hình thành nên giai cấp phong kiến và  giai cấp nông dân. B. Yêu cầu bảo vệ nền kinh tế nông nghiệp lúa nước. C. Phân hóa xã hội sâu sắc. D. Yêu cầu chống ngoại xâm.                                                Trang 2/4 ­ Mã đề thi 326
  3. Câu 16: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất trong các nguyên nhân dẫn đến thắng lợi trong  ba lần kháng chiến chống quân Mông­Nguyên? A. Nhà Trần được nhân dân các dân tộc ủng hộ. B. Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn sáng tạo và có những  danh tướng tài ba. C. Nhân dân có lòng yêu nước và tích cực tham gia kháng chiến. D. Nội bộ lãnh đạo nhà Trần đoàn kết một lòng. Câu 17: Từ năm 1527 đến năm 1592, đất nước ta diễn ra cục diện: Nam – Bắc triều. Đó  là cuộc tranh giành quyền lực giữa tập đoàn phong kiến nào? A. Trịnh (Nam Triều) – Mạc ( Bắc triều). B. Mạc ( Nam triều) – Nguyễn (Bắc triều). C. Lê, Trịnh ( Nam triều) – Mạc ( Bắc triều). D. Lê ( Nam triều) – Trịnh ( Bắc triều). Câu 18: Quốc gia cổ Lâm Ấp – Chăm pa được hình thành trên địa bàn cư trú của nền văn  hóa nào? A. Đồng Nai. B. Đông Sơn. C. Óc Eo. D. Sa Huỳnh. Câu 19: Thời nhà Lê sơ, hệ tư tưởng nào chiếm vị trí độc tôn trong xã hội? A. Đạo giáo. B. Nho giáo. C. Thiên Chúa giáo. D. Phật giáo. Câu 20: Những nét tương đồng của các quốc gia Cham – pa cổ, Phù Nam cổ, Văn Lang –   Âu Lạc cổ: A. Mỗi cư dân có đặc điểm nghệ thuật, xây dựng, kiến trúc riêng nhưng thống nhất. B. Có một nền kinh tế, văn hóa phát triển và quan hệ với nhau. C. Mỗi cư dân đều có nét chung về văn hóa, xã hội như tôn giáo, tín ngưỡng. D. Có một nền kinh tế, văn hóa đa dạng trong thống nhất. Câu 21:  Đâu không phải là chính sách bóc lột về  kinh tế  mà các triều đại phong kiến   phương Bắc thực hiện ở nước ta trong thời kì Bắc thuộc ? A. Quan lại đô hộ ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu. B. Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp. C. Nắm độc quyền muối và sắt. D. Đặt chức quan riêng phụ trách về kinh tế ở nước ta. Câu 22: Tín ngưỡng, phong tục tập quán của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là: A. sùng bái đạo Hin­đu, thờ mẫu, thờ thần Mặt trời, ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình. B. sùng bái thần linh, thờ mẫu, thờ nữ thần, ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình. C. sùng bái thần linh, thờ đạo Phật, thần Mặt trời, ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình. D. sùng bái thần linh, thờ cúng tổ tiên, ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình. Câu 23: Khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài từ năm nào đến năm nào? A. 1418 – 1427. B. 1418 – 1428. C. 1417 – 1427. D. 1417 – 1428. Câu 24: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là gì? Do ai ban hành? A. Quốc triều hình luật. Do Lê Thánh Tông ban hành. B. Hình Thư. Do Lý Thánh Tông ban hành. C. Luật Hồng Đức. Do Lê Thánh Tông ban hành. D. Hình Luật. Do Lý Thánh Tông ban hành.                                                Trang 3/4 ­ Mã đề thi 326
  4. Câu 25: Đâu là nhận xét không đúng về các phong trào đấu tranh của nhân dân ta trong  thời kì Bắc thuộc ? A. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp, quy mô rộng lớn, thu hút nhiều người tham  gia. B. Nhiều cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ. C. Tất cả các phong trào đều thất bại, dân tộc Việt tiếp tục nằm dưới sự cai trị của  các thế lực phương Bắc. D. Các phong trào thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức tự chủ và tinh thần dân tộc của  nhân dân Việt. Câu 26: Trong cải cách hành chính của mình, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vị nào? A. Tể tướng. B. Ngự sử đài. C. Tể tướng, Đại hành khiển. D. Đại hành khiển. Câu 27: Đâu là nhận xét đúng về đời sống của cư dân Văn Lang – Âu Lạc ? A. Đời sống ổn định phát triển, giàu có, thịnh vượng. B. Đời sống bấp bênh, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. C. Đời sống phong phú, hòa nhập với thiên nhiên. D. Đời sống phụ thuộc hoàn toàn vào các nước phương Bắc. Câu 28: Nhận xét nào sau đây đúng và đầy đủ nhất? A. Dưới thời Lê, nhà nước quân chủ lập hiến đạt mức độ cao. B. Dưới thời Lê, nhà nước quân chủ lập hiến đạt mức độ cao, hoàn chỉnh từ trung  ương đến địa phương. C. Dưới thời Lê, nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao. D. Dưới thời Lê, nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh từ trung  ương đến địa phương. Câu 29: Các triều đại phương Bắc truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải   đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì? A. Khai phá văn mình cho dân tộc ta. B. Thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc ta. C. Mở rộng quan hệ giao lưu. D. Truyền bá văn minh Trung Quốc vào nước ta. Câu 30: Năm 905, nhân cơ hội nhà Đường suy sụp, ai là người được nhân dân  ủng hộ,   đánh chiếm Tống Bình giành quyền tự do cho đất nước ta? A. Đinh Công Trứ. B. Khúc Hạo. C. Khúc Thừa Dụ. D. Dương Đình Nghệ. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­                                                Trang 4/4 ­ Mã đề thi 326
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2