intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra vật lý lớp 11 - Học kỳ 1

Chia sẻ: Rose Sun | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

589
lượt xem
180
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo Đề kiểm tra vật lý lớp 11 - Học kỳ 1

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra vật lý lớp 11 - Học kỳ 1

  1. SỞ GD & ĐT AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010 - 2011 TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM MÔN VẬT LÝ 11CB ********** Thời gian làm bài: 45 phút; ĐỀ CHÍNH THỨC (20 câu trắc nghiệm) Mã đề Họ và tên :....................................................... Lớp : 11B…. SBD:....................... 132 PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Câu nào sau đây là sai ? A. Muốn cho một bộ pin có suất điện động lớn, người ta mắc các pin nối tiếp với nhau. B. Muốn cho một bộ điện trở có điện trở tương đương lớn, người ta mắc các điện trở song song với nhau. C. Muốn cho một bộ pin có điện trở trong lớn, người ta mắc các pin nối tiếp với nhau. D. Muốn cho một bộ pin có điện trở trong nhỏ, người ta mắc các pin song song với nhau. Câu 2: Tích một điện lượng Q = 10-4C cho một tụ điện có điện dung C = 5μF thì giữa hai bản tụ có hiệu điện thế U bằng A. Một giá trị khác. B. 2V C. 20V D. 200V Câu 3: Câu nào sau đây là sai ? A. Tia lửa điện là một quá trình phóng điện của chất khí dưới một áp suất cao, làm nảy sinh sự ion hóa trong chất khí. B. Tia lửa điện là một quá trình phóng điện tự lực của chất khí khi điện trường ngoài rất mạnh làm cho chất khí bị ion hóa. C. Sét là những tia lửa điện rất lớn phát sinh giữa hai đám mây hoặc giữa một đám mây và mặt đất. D. Tia lửa điện là một chùm tia ngoằn ngoèo, thường kèm theo tiếng nổ. Câu 4: Câu nào sau đây là sai ? A. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mối hàn của một cặp nhiệt điện làm thay đổi sự phân bố các electron tự do trong các thanh kim loại và tạo ra suất điện động nhiệt điện. B. Khi nhiệt độ tăng, sự mất trật tự của mạng kim loại cũng tăng nên điện trở của mạng kim loại cũng tăng. C. Sự mất trật tự của mạng tinh thể kim loại là nguyên nhân cơ bản gây ra điện trở của kim loại. D. Suất điện động nhiệt điện tỷ lệ thuận với hiệu nhiệt độ giữa hai mối hàn và không phụ thuộc bản chất hai kim loại của mạch kín. Câu 5: Khi nhúng một đầu của cặp nhiệt điện vào nước đá đang tan, đầu còn lại vào nước sôi thì suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện là E = 4mV. Hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện đó là A. αT = 4mV/K B. αT = 0,4μV/K C. αT = 40V/K D. αT = 40μV/K Câu 6: Khi điện phân dung dịch AgNO3 với cực dương là Ag, biết khối lượng mol của bạc là 108. Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân để trong 2h 40phút 50giây có 10,8gam Ag bám ở cực âm là A. 1A B. 10A C. 1,5A D. 2A Câu 7: Dòng điện nào sau đây không có hạt tải điện là electron ? A. Dòng điện trong chất khí. B. Dòng điện trong kim loại. C. Dòng điện trong chất điện phân. D. Dòng điện trong chân không. Câu 8: Hai điện tích điểm q1 = -8.10 C và q2 = 2.10-9C hút nhau bằng lực có độ lớn 1,6.10-4N -9 khi đặt trong không khí. Khoảng cách giữa chúng là A. 1cm B. 4cm C. 3cm D. 2cm Trang 1/3 - Mã đề thi 132
  2. Câu 9: Khi điện tích q di chuyển trong điện trường từ điểm M đến điểm N thì lực điện sinh công 6,5J. Nếu thế năng của q tại N là 2,5J, thì thế năng của nó tại M là bao nhiêu ? A. -4,0J B. 9,0J C. 4,0J D. 2,6J Câu 10: Suất điện động của một nguồn điện được đo bằng A. lượng điện tích dịch chuyển qua nguồn trong một đơn vị thời gian. B. công mà các lực lạ thực hiện được khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường. C. điện lượng lớn nhất mà nguồn điện đó có thể cung cấp khi phát điện. D. công mà các lực lạ thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Câu 11: Cho đoạn mạch có điện trở 20Ω, hiệu điện thế hai đầu mạch là 40V. Điện năng tiêu thụ của mạch trong 30 phút là A. 144kJ B. 14,4kJ C. 1440kJ D. 24kJ Câu 12: Vật A trung hòa điện đặt tiếp xúc với vật B đang nhiễm điện dương thì vật A cũng nhiễm điện dương là do A. electron di chuyển từ vật A sang vật B. B. điện tích dương từ vật B di chuyển sang vật A. C. electron di chuyển từ vật B sang vật A. D. ion âm từ vật A di chuyển sang vật B. Câu 13: Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc A. độ lớn điện tích đó. B. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó. C. hằng số điện môi của môi trường. D. độ lớn điện tích thử. Câu 14: Công mà lực điện tác dụng lên một điện tích 2μC sinh ra khi nó làm cho điện tích này di chuyển từ điểm có điện thế 50V đến điểm có điện thế 10V bằng A. 8.10-4J B. 8.10-5J C. 2.10-5J D. 5.10-8J Câu 15: Quan hệ giữa cường độ điện trường E và hiệu điện thế U giữa hai điểm mà hình chiếu nối hai điểm đó lên đường sức là d thì cho bởi biểu thức A. U = E.d B. U = A.d C. U = E/d D. U = q.E/d Câu 16: Khi nào có hiện tượng dương cực tan trong chất điện phân ? A. Khi anôt làm bằng một chất dễ tan trong chất điện phân. B. Khi sự điện phân diễn ra ở nhiệt độ cao. C. Khi chất điện phân là muối của một kim loại và và catôt làm bằng chính kim loại đó. D. Khi chất điện phân là muối của một kim loại và và anôt làm bằng chính kim loại đó. Câu 17: Công Ang của nguồn điện có suất điện động là E, điện trở trong r khi có dòng điện I đi qua trong khoảng thời gian t được biểu diễn bởi công thức nào sau đây ? I.t E. t E. I A. Ang = B. Ang = C. Ang = E.I.t D. Ang = E I t Câu 18: Công thức nào dưới đây để tính năng lượng điện trường trong tụ điện là không đúng? 1 Q2 1 1 1 C2 B. W = QU C. W = CU D. W = 2 A. W = 2 C 2 2 2 Q Câu 19: Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì cường độ dòng điện chạy trong mạch A. tỷ lệ nghịch với điện trở mạch ngoài. B. tỷ lệ thuận với điện trở mạch ngoài. C. giảm khi điện trở mạch ngoài tăng. D. tăng khi điện trở mạch ngoài tăng. Câu 20: Trong trường hợp nào sau đây ta có một pin điện hóa ? A. Hai cực nhựa khác nhau nhúng vào dầu hỏa. B. Một cực nhôm và một cực đồng cùng nhúng vào nước muối. Trang 2/3 - Mã đề thi 132
  3. C. Một cực nhôm và một cực đồng nhúng vào nước cất. D. Hai cực cùng bằng đồng giống nhau nhúng vào nước vôi. Trang 3/3 - Mã đề thi 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2