SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br />
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2<br />
<br />
KỲ THI KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2018 - 2019<br />
ĐỀ THI MÔN: Lịch Sử KHỐI KHXH<br />
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề.<br />
Đề thi gồm: 04 trang.<br />
Mã đề thi 132<br />
<br />
Câu 1: Kết quả nào dưới đây được đánh giá là kết quả lớn nhất của việc sử dụng công cụ bằng<br />
kim khí, nhất là đồ sắt?<br />
A. Khai khẩn được đất bỏ hoang.<br />
B. Sản xuất đủ nuôi sống cộng đồng.<br />
C. Đưa năng suất lao động tăng lên.<br />
D. Sản phẩm làm ra không chỉ nuôi sống con người mà còn dư thừa.<br />
Câu 2: Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông là:<br />
A. Nông dân công xã<br />
B. Nô lệ.<br />
C. Thợ thủ công.<br />
D. Thương nhân.<br />
Câu 3: Nhờ lao động mà Người tối cổ đã làm được gì cho mình trên bước đường tiến hoá?<br />
A. Tự tìm kiếm được thức ăn.<br />
B. Tự chuyển hoá mình.<br />
C. Tự cải biến, hoàn thiện mình từng bước.<br />
D. Tự cải tạo thiên nhiên.<br />
Câu 4: Các tầng lớp chính trong xã hội phương Đông là:<br />
A. Nô lệ, quí tộc, nông dân công xã.<br />
B. Quý tộc, quan lại, nông dân công xã<br />
C. Vua, quý tộc, nô lệ<br />
D. Chủ nô, nông dân tự do, nô lệ<br />
Câu 5: Công việc nào đã khiến mọi người ở phương Đông có quan hệ gắn bó với nhau trong tổ<br />
chức công xã?<br />
A. Chăn nuôi.<br />
B. Làm nghề thủ công. C. Trị thủy.<br />
D. Trồng lúa<br />
nước.<br />
Câu 6: Nước nào đi đầu trong việc hiểu biết chính xác về Trái Đất và Hệ Mặt trời? Nhờ đâu?<br />
A. Rô-ma, Nhờ canh tách nông nghiệp.<br />
B. Hi Lạp. Nhờ đi biển.<br />
C. Hi Lạp. Nhờ buôn bán giữa các thị quốc<br />
D. Ba Tư. Nhờ khoa học - kỹ thuật phát<br />
triển.<br />
Câu 7: Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong thời kì nào ở Trung Quốc?<br />
A. Nhà Đường.<br />
B. Nhà Tống.<br />
C. Nhà Minh.<br />
D. Nhà Thanh.<br />
Câu 8: Trong thị tộc, quan hệ giữa các thành viên trong lao động là<br />
A. phân công lao động luân phiên.<br />
B. lao động độc lập theo hộ gia đình.<br />
C. hưởng thụ bằng nhau.<br />
D. hợp tác lao động.<br />
Câu 9: "Dưới bầu trời rộng lớn không có nơi nào là không phải đất của nhà vua; trong phạm vi<br />
lãnh thổ, không người nào không phải thần dân của nhà vua". Câu nói đó được thể hiện trong<br />
quốc gia cổ đại nào ở phương Đông?<br />
A. Ấn Độ<br />
B. Việt Nam<br />
C. Trung Quốc<br />
D. Ai Cập<br />
Câu 10: Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân phương Đông cổ đại được đánh giá là một<br />
trong bảy kì quan của thế giới cổ đại?<br />
A. Thành thị cổ Ha-rap-pa<br />
B. Kim tự tháp Ai Cập.<br />
C. Cổng I-sơ-ta thành Ba-bi-lon.<br />
D. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.<br />
Câu 11: Những công trình kiến trúc tạo nên dáng vẻ oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng và thiết<br />
thực, đó là đặc điểm nghệ thuật của quốc gia cổ đại nào?<br />
A. ấn Độ<br />
B. Hi Lạp<br />
C. Trung Quốc<br />
D. Rô-ma.<br />
Câu 12: Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ :<br />
A. quan lại.<br />
B. quan lại, quý tộc và tăng lữ.<br />
C. quý tộc và tăng lữ.<br />
D. quan lại và một số nông dân giàu có.<br />
Câu 13: Thành tựu văn hóa có ý nghĩa quan trọng nhất của cư dân cổ đại phương Đông là gì?<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 132<br />
<br />
A. Kiến trúc.<br />
B. Lịch và thiên văn học.<br />
C. Toán học.<br />
D. Chữ viết.<br />
Câu 14: Yếu tố nào sau đây không tác động đến thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại<br />
phương Đông?<br />
A. Đặc điểm kinh tế.<br />
B. Đặc điểm chủng tộc. C. Điều kiện tự nhiên. D. Đặc điểm<br />
chính trị.<br />
Câu 15: Ngành sản xuất nào phát triển sớm nhất và giữ vị trí quan trọng nhất ở các quốc gia cổ<br />
đại phương Đông?<br />
A. Nông nghiệp.<br />
B. Công nghiệp.<br />
C. Giao thông vận tải. D. Thương<br />
nghiệp.<br />
Câu 16: Người Hi Lạp và Rô-ma đã đưa các sản phẩm thủ công nghiệp bán ở đâu?<br />
A. Khắp mọi miền ven biển Địa Trung Hải.<br />
B. Khắp các nước phương Đông.<br />
C. Khắp thế giới.<br />
D. Khắp Trung Quốc và ấn Độ.<br />
Câu 17: Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà nào?<br />
A. Nhà Chu.<br />
B. Nhà Hán.<br />
C. Nhà Tần.<br />
D. Nhà Hạ.<br />
Câu 18: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân của sự hưởng thụ công bằng trong xã hội<br />
nguyên thủy?<br />
A. Do công cụ lao động quá thô sơ.<br />
B. Do quan hệ huyết tộc.<br />
C. Do sử dụng chung tư liệu sản xuất.<br />
D. Do của cải làm ra chỉ đủ ăn, chưa dư<br />
thừa.<br />
Câu 19: Lịch do người phương Đông tạo ra gọi là<br />
A. Âm lịch.<br />
B. Lịch Pháp.<br />
C. Nông lịch.<br />
D. Dương lịch.<br />
Câu 20: Ý nghĩa của cuộc thống nhất đất nước của nhà Tần là:<br />
A. chấm dứt thời kỳ chiến tranh loạn lạc kéo dài ở Trung Quốc.<br />
B. tạo điều kiện cho Tần Doanh Chính lập triều đại nhà Tần.<br />
C. tạo điều kiện cho chế độ phong kiến được xác lập ở Trung Quốc.<br />
D. chấm dứt chiến tranh, xác lập chế độ phong kiến Trung Quốc..<br />
Câu 21: Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến Trung Quốc là quan hệ giữa giai cấp nào với<br />
giai cấp nào?<br />
A. quý tộc và nông dân công xã.<br />
B. quý tộc và nô lệ.<br />
C. địa chủ với nông dân lĩnh canh.<br />
D. địa chủ với nông dân tự canh.<br />
Câu 22: Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là:<br />
A. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.<br />
B. giấy, kĩ thuật in, luyện sắt, thuốc súng.<br />
C. luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng. D. luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, men<br />
gốm.<br />
Câu 23: Khu vực nào sau đây không gắn liền với sự hình thành các quốc gia cổ đại phương<br />
Đông đầu tiên?<br />
A. Lưu vực sông Nin.<br />
B. Lưu vực sông Mê Kông.<br />
C. Lưu vực sông Hằng.<br />
D. Lưu vực sông Ti-gơ-rơ.<br />
Câu 24: Vì sao các nhà khảo cổ coi thời kì đá mới là một cuộc cách mạng?<br />
A. Con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá.<br />
B. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi.<br />
C. Con gười đã biết sử dụng đá mới để làm công cụ.<br />
D. Con người đã biết sử dụng kim loại.<br />
Câu 25: Người tối cổ tự cải biến mình, hoàn thiện mình từng bước nhờ<br />
A. lao động .<br />
B. phát minh ra lửa.<br />
C. sự thay đổi của thiên nhiên.<br />
D. chế tạo đồ đá.<br />
Câu 26: Người tối cổ đã có phát minh lớn nào?<br />
A. Biết taọ ra lửa<br />
B. Biết chế tạo nhạc cụ<br />
<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 132<br />
<br />
C. Biết giữ lửa trong tự nhiên<br />
D. Biết chế tạo trang sức<br />
Câu 27: Đặc điểm của Thị quốc ở Địa Trung Hải là gì?<br />
A. ở Địa Trung Hải có nhiều phụ nữ sống ở thành thị.<br />
B. ở Địa Trung Hải mỗi thành thị có nhiều quốc gia.<br />
C. ở Địa Trung Hải mỗi thành thị là một quốc gia.<br />
D. ở Địa Trung Hải nhiều quốc gia có thành thị.<br />
Câu 28: Thành tựu quan trọng nhất của Người nguyên thủy trong quá trình chế tạo công cụ và<br />
vũ khí là:<br />
A. cung tên.<br />
B. làm đồ gốm.<br />
C. đá mài sắc, gọn.<br />
D. lưới đánh cá.<br />
Câu 29: Vào khoảng thời gian nào cư dân Đại Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt?<br />
A. Khoảng thiên niên kỉ I TCN<br />
B. Khoảng thiên niên kỉ II TCN<br />
C. Khoảng thiên niên kỉ IIII TCN<br />
D. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN<br />
Câu 30: Ngành sản xuất nào phát triển sớm và mạnh nhất khu vực Địa Trung Hải?<br />
A. Nông nghiệp<br />
B. Thủ công nghiệp<br />
C. Thương nghiệp<br />
D. Nông nghiệp và thương nghiệp.<br />
Câu 31: Bộ lạc là:<br />
A. tập hợp các gia đình cùng chung huyết thống.<br />
B. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng nguồn gốc tổ tiên.<br />
C. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng hợp tác với nhau trong lao động.<br />
D. tập hợp các gia đình cùng lao động trên một khu vực.<br />
Câu 32: Người Hi Lạp và Rô-ma đã mua những sản phẩm như lúa mì, súc vật, lông thú từ đâu<br />
về?<br />
A. Từ Địa Trung Hải.<br />
B. Từ Hắc Hải, Ai Cập.<br />
C. Từ ấn Độ, Trung Quốc.<br />
D. Từ các nước trên thế giới.<br />
Câu 33: Tính chất nổi bật của quan hệ trong thị tộc là:<br />
A. tính cộng đồng cao.<br />
B. sống theo bầy đàn.<br />
C. hưởng thụ bằng nhau.<br />
D. phụ thuộc vào thiên nhiên.<br />
Câu 34: Thể chế dân chủ ở A-ten của Hi Lạp cổ đại có bước tiến bộ như thế nào?<br />
A. Tạo điều kiện cho chủ nô quyết định mọi công việc.<br />
B. Tạo điều kiện cho chủ xưởng quyết định mọi công việc.<br />
C. Tạo điều kiện cho các công dân có quyền tham gia hoặc giám sát đời sống chính trị của đất<br />
nước.<br />
D. Tạo điều kiện cho vua thực hiện quyền chuyên chế thông qua các Viện nguyên lão.<br />
Câu 35: Trong lĩnh vực toán học thời cổ đại ở phương Đông, cư dân nước nào thành thạo về số<br />
học? Vì sao?<br />
A. Ai Cập-vì phải đo đạc lại ruộng đất hằng năm do phù sa bồi đắp.<br />
B. Trung Quốc - vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.<br />
C. Ấn Độ- vì phải tính thuế.<br />
D. Lưỡng Hà-vì phải đi buôn bán.<br />
Câu 36: Sự xuất hiện tư hữu, gia đình phụ hệ thay thế cho gia đình mẫu hệ, xã hội phân hóa<br />
giàu-nghèo...là những hệ quả của việc sử dụng:<br />
A. công cụ bằng kim loại.<br />
B. công cụ bằng đồng.<br />
C. công cụ đá mới.<br />
D. công cụ bằng sắt.<br />
Câu 37: Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao vào thời nhà nào?<br />
A. Thời nhà Hán<br />
B. Thời nhà Tần<br />
C. Thời nhà Tống<br />
D. Thời nhà<br />
Đường<br />
Câu 38: Ngành khoa học ra đời sớm nhất gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các cư<br />
dân cổ đại phương Đông là:<br />
A. chữ viết.<br />
B. thiên văn học và lịch pháp.<br />
C. chữ viết và lịch pháp.<br />
D. toán học.<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 132<br />
<br />
Câu 39: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân lí giải tại sao thời kì đồ đá, Người tinh khôn<br />
sống theo chế độ thị tộc mẫu hệ?<br />
A. Do nền kinh tế nông nghiệp chưa ra đời.<br />
B. Do vai trò to lớn của người phụ nữ.<br />
C. Do quan hệ hôn nhân tạp hôn.<br />
D. Do yếu tố tôn giáo nguyên thủy chi<br />
phối.<br />
Câu 40: Quá trình cải biến chữ viết của cư dân cổ đại phương Đông diễn ra lần lượt<br />
A. chữ tượng hình→chữ tượng thanh→chữ tượng ý.<br />
B. chữ tượng hình→chữ tượng ý→chữ tượng thanh.<br />
C. chữ tượng ý→chữ tượng hình→chữ tượng thanh.<br />
D. chữ tượng thanh→chữ tượng ý→chữ tượng hình.<br />
-----------------------------------------------<br />
<br />
----------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 4/4 - Mã đề thi 132<br />
<br />