intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KTCL ôn thi ĐH lần 1 Địa lí khối C (2013-2014) - GD&ĐT Vĩnh Phúc (Kèm Đ.án)

Chia sẻ: Van Nhu Loan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

113
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với nội dung: Các bộ phận vùng biển nước ta, sự phát triển kinh tế và xã hội ở nước ta, thiên nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ...đề kiểm tra chất lượng ôn thi Đại học lần 1 môn Địa lí khối C năm 2013-2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc sẽ giúp các em học sinh có cơ hội thử sức của mình với các đề thi trước khi vào đề thi chính thức mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KTCL ôn thi ĐH lần 1 Địa lí khối C (2013-2014) - GD&ĐT Vĩnh Phúc (Kèm Đ.án)

  1. www.DeThiThuDaiHoc.com 0 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KTCL ÔN THI ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM HỌC 2013 – 2014 MÔN: ĐỊA LÍ; KHỐI: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I (2,5 điểm) 1. Trình bày các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta. 2. Trình bày những thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Câu II (2,5 điểm) 1. Nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất ở nước ta. 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất và đời sống ở nước ta? Câu III (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại Huế và thành phố Hồ Chí Minh (Đơn vị: 0C) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Địa điểm Huế 19,7 20,9 23,2 26,0 28,0 29,2 29,4 28,8 27,0 25,1 23,2 20,8 Thành phố 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 Hồ Chí Minh (Nguồn SGK Địa lí 12 Nâng cao) 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diễn biến nhiệt độ các tháng trong năm của Huế và thành phố Hồ Chí Minh. 2. Hãy nhận xét và giải thích sự khác biệt trong chế độ nhiệt của hai địa điểm trên. II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu (Câu IV. a hoặc câu IV. b) Câu IV. a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm) Trình bày đặc điểm thiên nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Nêu ảnh hưởng của địa hình tới sông ngòi của vùng? Câu IV. b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm) Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí? Trình bày chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động ở nước ta. ----------HÕt---------- Thí sinh không được sử dụng Atlat Địa lí. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ………………………………………………………; Số báo danh: ………………. http://facebook.com/ThiThuDaiHoc
  2. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐÁP ÁN KTCL ÔN THI ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM HỌC 2013 – 2014 MÔN: ĐỊA LÍ; KHỐI: C (Đáp án gồm 04 trang) Lưu ý chung: Thí sinh trình bày khác nhưng đủ ý vẫn cho điểm tối đa. Câu Nội dung Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH: (8,0 điểm) I. 1. Trình bày các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta. (2,5 Các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, 0,25 điểm) vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa: - Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ 0,25 sở, được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền. - Lãnh hải: là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở. Ranh giới của lãnh hải chính là 0,25 đường biên giới quốc gia trên biển. - Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển, rộng 12 hải lí. Nước 0,25 ta có quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư… - Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng tiếp giáp với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, nhưng các nước khác được 0,25 đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do hoạt động về hàng hải, hàng không. - Thềm lục địa: là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200 m hoặc hơn nữa. Nước ta có chủ 0,25 quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên. 2. Trình bày những thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. * Các thế mạnh: 0,25 - Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản. - Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như thuỷ sản, khoáng sản 0,25 và lâm sản. - Là nơi có điều kiện thuận lợi để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại. Phát triển giao thông vận tải 0,25 đường bộ và đường sông. * Hạn chế: Các thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán… thường xảy ra, gây 0,25 thiệt hại lớn về người và tài sản. II. 1. Nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất ở nước ta. (2,5 - Đối với đất vùng đồi núi: 1
  3. điểm) + Để hạn chế xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện 0,25 pháp thuỷ lợi, canh tác hợp lí: làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng. + Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc bằng các biện pháp nông - lâm kết hợp. Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư 0,25 miền núi. - Đối với đất nông nghiệp: + Do diện tích ít, nên cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế 0,25 hoạch mở rộng diện tích. + Cùng với thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lí, chống bạc màu, glây hoá, nhiễm phèn, nhiễm mặn. 0,25 Bón phân, cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất do chất độc hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải… 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất và đời sống ở nước ta? * Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp - Thuận lợi: nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa thuận lợi để phát triển 0,25 nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình nông - lâm kết hợp. - Khó khăn: lũ lụt, hạn hán, khí hậu thất thường… gây nhiều khó khăn 0,25 cho sản xuất nông nghiệp. * Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống - Thuận lợi: phát triển các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản, giao thông vận 0,25 tải, du lịch và các hoạt động khai thác, xây dựng … nhất là vào mùa khô. - Khó khăn: + Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác… chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu và chế độ 0,25 nước của sông ngòi. Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc thiết bị, nông sản. + Các thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán hàng năm gây tổn thất lớn cho 0,25 mọi ngành sản xuất, gây thiệt hại về người và tài sản của dân cư. + Thời tiết bất thường: dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng.. gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. 0,25 + Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái III. 1. Vẽ biểu đồ (3,0 - Biểu đồ đường biểu diễn (vẽ biểu đồ khác không cho điểm). điểm) - Yêu cầu: vẽ chính xác số liệu. Có đầy đủ: tên biểu đồ, chú giải, ghi số 1,5 liệu, đơn vị, tháng. Trình bày sạch, đẹp, rõ ràng. (Nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm) 2. Hãy nhận xét và giải thích sự khác biệt trong chế độ nhiệt của hai địa điểm trên. * Nhận xét - Nhiệt độ trung bình năm: Huế có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn 0,25 2
  4. thành phố Hồ Chí Minh (dẫn chứng). - Biến trình nhiệt độ: Huế có 1 tháng nhiệt độ xuống dưới 200C. Thành phố Hồ Chí Minh quanh năm nóng (tháng thấp nhất nhiệt độ cũng đạt 0,25 25,70C), tuy nhiên có 4 tháng nhiệt độ thấp hơn Huế (dẫn chứng). - Biên độ nhiệt trung bình năm ở Huế cao hơn thành phố Hồ Chí Minh 0,25 (dẫn chứng). * Giải thích - Huế có 1 tháng nhiệt độ xuống dưới 200C, nhiệt độ trung bình năm thấp hơn, biên độ nhiệt trung bình năm cao hơn thành phố Hồ Chí Minh là do: + Vĩ độ địa lí: Huế ở vĩ độ cao hơn, góc nhập xạ nhỏ hơn nên lượng nhiệt nhận được ít hơn. Thành phố Hồ Chí Minh ở gần xích đạo hơn, 0,25 góc nhập xạ lớn hơn nên lượng nhiệt nhận được nhiều hơn. + Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh: Huế chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh nên có nhiệt độ thấp trong các tháng mùa 0,25 đông, Thành phố Hồ Chí Minh hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh nên quanh năm nóng. - Huế có các tháng 6,7,8,9 nhiệt độ cao hơn thành phố Hồ Chí Minh vì: Huế nằm gần chí tuyến Bắc hơn, thời gian giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên 0,25 đỉnh ngắn hơn. Hơn nữa Huế còn chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn trong mùa hạ. II. PHẦN RIÊNG: (2,0 điểm) IV.a. Theo chương trình Chuẩn. (2,0 Trình bày đặc điểm thiên nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. điểm) Nêu ảnh hưởng của địa hình tới sông ngòi của vùng? * Đặc điểm thiên nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: 0,25 - Phạm vi: từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy núi Bạch Mã. - Địa hình: cao nhất cả nước (đỉnh Phanxipăng cao 3143m), độ dốc lớn. Hướng tây bắc – đông nam, nhiều bề mặt sơn nguyên, cao 0,25 nguyên, đồng bằng giữa núi. Đồng bằng nhỏ hẹp, ven biển có nhiều cồn cát, bãi tắm đẹp. - Khí hậu: gió mùa đông bắc suy yếu và biến tính, số tháng lạnh dưới 2 tháng (ở vùng thấp). Bắc Trung Bộ mùa hạ có gió phơn tây nam, bão 0,25 hoạt động mạnh, mùa mưa lùi vào thời kì thu đông, có lũ tiểu mãn tháng 6. - Sông ngòi: hướng tây bắc – đông nam, ở Bắc Trung Bộ sông có hướng tây – đông, sông có độ dốc lớn. 0,25 - Sinh vật, thổ nhưỡng: có đầy đủ hệ thống đai cao, rừng còn nhiều ở Hà Tĩnh, Nghệ An. - Khoáng sản đáng chú ý là: sắt, thiếc, crôm, ti tan, vật liệu xây dựng… 0,25 - Khó khăn: bão, lũ, trượt lở đất, hạn hán là những thiên tai thường xảy ra trong miền. 3
  5. *Ảnh hưởng của địa hình tới đặc điểm sông ngòi của vùng: - Địa hình quy định hướng sông ngòi của miền: hướng Tây Bắc – Đông 0,25 Nam có sông Đà, sông Mã, sông Cả… hướng Tây – Đông ở Bắc Trung Bộ. - Độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến độ dốc của sông: các sông ở Tây Bắc dài, diện tích lưu vực lớn, nhiều thác ghềnh, các sông ở Bắc Trung 0,25 Bộ thường ngắn, dốc và diện tích lưu vực nhỏ. - Địa hình ảnh hưởng đến chế độ nước sông, tới khả năng xâm thực, 0,25 vận chuyển và bồi tụ của sông ngòi. IV.b. Theo chương trình Nâng cao. (2,0 Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí? Trình điểm) bày chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động ở nước ta. * Nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí vì: - Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí giữa các vùng + Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi: Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở 0,25 trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước. + Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa thành thị và nông thôn: dân cư sống chủ yếu ở nông thôn, ít ở thành thị (năm 2006 tỉ lệ dân thành thị là 0,25 26,9%, tỉ lệ dân nông thôn là 73,1%). + Ngay trong một vùng dân cư cũng có sự phân bố không hợp lí. - Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế. Vì vậy việc 0,25 phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là cần thiết. * Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động ở nước ta: - Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy 0,25 mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình. - Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân 0,25 cư, lao động giữa các vùng. - Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế 0,25 chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị. - Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi 0,25 mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tay nghề cao, có tác phong công nghiệp. - Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp ở nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối 0,25 đa nguồn lao động của đất nước. ---------Hết--------- 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2