intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để lại ấn tượng trong trò chuyện

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

161
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong cuộc sống và công việc, nghệ thuật giao tiếp liên quan rất lớn đến sự thành bại của bạn. Một cuộc nói chuyện với đối tác tại một bữa tiệc, ngoài những kỹ năng sẵn có, bạn cần tham khảo thêm những mẹo vặt dưới đây, nó sẽ giúp cho bạn thành công hơn trong cuộc trò chuyện. - Khi bạn chuẩn bị cho một hoạt động chuyên môn nào đó và gặp gỡ đối tác của mình, bạn nên thiết lập trước những vấn đề chủ chốt cho cuộc trò chuyện và những câu hỏi có thể xảy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để lại ấn tượng trong trò chuyện

  1. Để lại ấn tượng trong trò chuyện Trong cuộc sống và công việc, nghệ thuật giao tiếp liên quan rất lớn đến sự thành bại của bạn. Một cuộc nói chuyện với đối tác tại một bữa tiệc, ngoài những kỹ năng sẵn có, bạn cần tham khảo thêm những mẹo vặt dưới đây, nó sẽ giúp cho bạn thành công hơn trong cuộc trò chuyện. - Khi bạn chuẩn bị cho một hoạt động chuyên môn nào đó và gặp gỡ đối tác của mình, bạn nên thiết lập trước những vấn đề chủ chốt cho cuộc trò chuyện và những câu hỏi có thể xảy ra trong lúc trò chuyện. Khi gặp đối tác, nếu là người mà bạn đã từng gặp hãy cố gắng tìm cách nhớ lại tên và những dấu ấn tốt đẹp của cuộc gặp gỡ trước đó.
  2. - Khi gặp một đối tác bất kể quen hay lạ, câu nói đầu tiên phải là “Xin chào”. Nếu bạn không chắc chắn người đó nhớ bạn, hãy gợi ý bằng cách nêu ra tên của mình. Cuời thân thiện và chủ động bắt tay đầu tiên. - Hãy chú ý nhiều vào thời gian đầu của cuộc trò chuyện để tạo ấn tượng tốt sau đó. Cố gắng nhớ tên của đối tác, chủ đề của cuộc nói chuyện và sử dụng chúng thường xuyên. - Hãy dẫn dắt người đối thoại vào những câu chuyện, những sự kiện mà trong lúc nói chuyện cũng như khi mở đầu câu hỏi và kết thúc câu hỏi đều có liên quan với nhau. Chẳng hạn như: “Năm nay mọi người tham gia đông hơn năm ngoái nhỉ! Anh đã quen với cuộc sống ở đây chưa?” hoặc bạn cũng có thể hỏi về chuyến đi của họ và làm thế nào mà họ biết vị chủ nhân của bữa tiệc này. - Khi cuộc trò chuyện đi vào những vấn đề trọng điểm, bạn đừng lơ là mà càng thể hiện sự chăm chú lắng nghe và đưa ra một vài phản ứng. Đôi mắt phải chăm chú vào câu chuyện, đừng bao giờ liếc mắt nhìn xung quanh phòng tiệc trong lúc người ta đang nói chuyện với bạn. - Đôi khi bạn cũng nên góp vào một vài điều thú vị. Giữ cho cuộc trò chuyện theo xu hướng của những sự kiện, văn hóa chung. Tránh xa những chủ đề mang tính tranh luận, những câu chuyện dài dòng, đừng đưa ra nhiều chi tiết cho một đoạn hội thoại sơ sài. - Nếu có những người mà bạn đặc biệt muốn gặp và trò chuyện để tạo mối quan hệ, một trong những cách tốt nhất là chủ động tiếp cận, giới thiệu về mình và tỏ ra quý mến họ. Tìm hiểu họ từ những người bạn khác. Nếu họ đưa cho bạn danh thiếp của họ, hãy nhận nó như một món quà. Cầm lấy
  3. bằng hai tay và xem qua những gì trong đó viết rồi mới cẩn thận cất vào túi áo để thể hiện sự trân trọng. - Hãy luôn chú ý đến tác phong cũng như điệu bộ của bạn, đừng để người ta nhìn vào cảm thấy không được thoải mái. Nên giữ cử chỉ nhã nhặn và lịch sự ngay cả khi bạn không muốn. - Để cuộc trò chuyện tiến triển tốt đẹp, hãy luôn chú ý và lắng nghe. Dù bạn không muốn tiếp tục cuộc trò chuyện thì cũng phải tỏ ra chăm chú vào câu chuyện. Có một vài cách để bạn giải thoát ra khỏi cuộc trò chuyện đó một cách khéo léo và từ tốn. Chẳng hạn như: “Tôi xin lỗi, tôi cần đi gặp một vị khách khác", "Tôi đã quên mất bữa trưa hôm nay với đối tác rồi" hoặc bạn có thể đề nghị họ đi uống một thứ gì đó để họ tươi tỉnh lại
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2