intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để lành bệnh tự nhiên - Phần 10

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

75
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'để lành bệnh tự nhiên - phần 10', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để lành bệnh tự nhiên - Phần 10

  1. Để lành bệnh tự nhiên Chương 5 Hệ Thống Lành Lặn Nếu hệ thống lành lặn là vô hình hay khó thấy nếu nhìn từ điểm thuận lợi của phía Y khoa, sự tồn tại của nó lại rõ ràng từ những hướng nhìn khác. Đơn giản như một sự tiến hóa cần thiết, sinh vật cũng có những cơ cấu tự sửa chữa lấy để chống lại những lực vốn gây nên sự thương tổn (injury) hay bệnh tật (illness). Đối với hầu hết sự tồn tại của chúng ta như một loài, chúng ta không cần phải có bác sĩ, cho dù là quy ước (conventional) hay ngoại khoa (altemative) hay cách thức khác. Sự tồn tại của loài riêng thôi đã ngầm nói lên sự tồn tại của hệ thống lành lặn. Mục đích của tôi khi viết cuốn sách này là để thuyết phục nhiều người hơn trong chuyện nên dựa vào tiềm năng tự nhiên của cơ thể trong chuyện duy trì sức khỏe và vượt qua bệnh tật, nhưng tôi không thể dễ dàng gì mà đưa cho bạn một bức tranh của hệ thống này. Vì thiếu thốn sự nghiên cứu có tổ chức, chúng ta chỉ biết một vài chi tiết của những bộ phận và cơ cấu của chúng. Hơn nữa, hệ thống sinh vật con người là một hệ thống phức tạp đến đáng sợ, và khả năng tự sữa chữa của nó là một trong những nhiệm vụ phức tạp nhất. Sự tác động lẫn nhau giữa tâm trí và thân thể có vẻ phù hợp với
  2. kinh nghiệm của những người có chuyện lành lặn, nhưng chúng ta thiếu một mô hình kiểu mẫu nói lên chuyện tâm trí được bơm vào thực thể có tính chất luận lý sinh vật (biological reality). Có một câu tục ngữ mà tôi thấy thực dụng trong những trường hợp như thế này, "Trên cũng như dưới, dưới cũng như trên" (As above, so below; as below, so above) Điều này có nghĩa là những kiểu mẫu của sự thật dù được quan sát ở mức độ nào của thực tế cũng là sự thật ở bất cứ mức độ nào của sự thật. Vì thế, nếu chúng ta nhận thức rõ sự hoạt động của hệ thống lành lặn ở bất kỳ mức độ nào của cơ cấu sinh học, chúng ta có thể suy luận ra cái bản chất hoạt động của nó ở những mức độ khác. Tôi sẽ diễn tả những gì mà chúng ta biết về những cơ cấu của sự tự sửa chữa ở một vài điểm trọng yếu của cơ cấu con người, bắt đầu với DNA, là phân tử lớn để hình thành đời sống. Giọng điệu của chương này có vẻ có nhiều tính kỹ thuật hơn những chương trước đây. Đừng chán nản nếu bạn không thể hiểu thấu tất cả những chi tiết ở đây, bởi vì những gì đáng kể là những nguyên tắc chung. DNA có hình thức giống nhau ở tất cả cơ cấu sinh vật, từ con người đến vi khuẩn - là một phân tử lớn với một cấu trúc đôi hình xoắn ốc (double- helix structures) được làm thành bằng hai dãy phân tử đường, xoắn lại với nhau, với "những vòng" nối hai dãy. Những vòng tạo thành giữa những đôi hỗ trợ nhau của những đơn vị chứa chất nitrogen (nucleotides), mà những sự nối tiếp đặc biệt nào đó phân biệt DNA của một cơ cấu bộ phận từ cơ cấu khác. Chỉ có bốn loại tổng hợp cấu tạo bằng cách hydro hóa chất acids ở nhân (nucleiotide) xảy ra ở DNA; chúng là những "chữ" của một mật mã di truyền có thể phát ra "những chữ" của nguồn thông tin vốn hướng dẫn sự xây dựng và điều hành mọi hình thái của sự sống. Cái lý thuyết gọi là Lý
  3. thuyết chính của nền thực vật học phân tử hiện đại cho rằng DNA sao lại chính nó để có thể giao những thông tin di truyền từ một tế bào đến một tế bào khác và từ thế hệ này sang thế hệ khác. DNA cũng sao lại lượng thông tin của nó sang một phân tử khác là RNA vốn có thể du hành ra khỏi nhân của tế bào; rồi đến phiên RNA thông dịch lượng thông tin này thành một cơ cấu của một số protein nào đó để quyết định cấu trúc và nhiệm vụ của cơ thể sinh vật. Ba quá trình này- sự sao chép, sự lưu trữ và sự diễn dịch những thông tin di truyền- là những tiến trình căn bản của đời sống. Chúng cũng phức tạp và nguy hiểm đến mức kỳ lạ, bởi vì có quá nhiều điểm mà tại những điểm có những chuyện trật đường rầy xảy ra. Chẳng hạn như để cho DNA có thể tự sao chép nó, cái vòng xoắn đôi phải tháo ra và tách rời, để cho mỗi dây xoắn có thể hành động như một mẫu trên đó một dây mới phụ thuộc có thể được hình thành. Trong tiến trình này, DNA rất dễ bị thương tổn từ một vài hình thức của năng lực (quang tuyến ion hóa (ionizing radiation), ánh sáng cực tím (ultraviolet light) và vật chất (những hóa chất thay đổi). Những lỗi lầm có thể xảy ra trong dây chuyền lắp ráp đường xoắn mới, như chuyện thay thế sự sai lầm của diễn biến trong nhân (nucleotides). Những nguy hại đến với DNA sẽ dẫn đến những hậu quả hủy hoại cho cơ cấu sinh vật. Cho nên, một cơ cấu nhuần nhuyễn đã luân phiên để sữa chữa phân tử này hầu bảo đảm sự chuyển hóa gần như không có lỗi lầm của một lượng thông tin di truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, ngay cả những hình thái đơn giản nhất của cuộc sống. Tất cả những kỹ thuật sao chép, lưu trữ và diễn dịch được điều động bởi một loại protein đặc biệt tên là enzyme. Một số những mật mã di truyền chỉ rõ sự hình thành của những phân tử enzymes, và những phân tử này
  4. trông nom quan sát những phản ứng hóa học để phát triển những mật mã di truyền thành thực thể sinh học. Nói một cách cảm nhận thì enzymes là "những cánh tay" thi hành những chỉ thị của DNA. Không ai biết rõ điều này cho đến năm 1965, các khoa học gia dùng kỹ thuật quang tuyến X để có thể nhìn cơ cấu ba chiều của một enzyme, nhưng từ đó kiến thức của chúng ta về enzyme tăng trưởng nhanh chóng. Chúng ta càng hiểu biết về chúng thì chúng càng có vẻ thần diệu. Enzymes gây xúc tác cho những phản ứng hóa học trong đời sống - điều đó có nghĩa là, chúng tăng tốc độ để những phản ứng đạt đến sự quân bình nhưng bản thân chất enzymes không thay đổi trong tiến trình phản ứng đó. Enzymes cần thiết vì nếu phản ứng dành riêng cho chúng thì những phản ứng không xảy ra đủ nhanh chóng để hỗ trợ cho sức sống. Những nhà hóa học có thể làm tăng tốc độ những phản ứng chậm chạp bằng cách cho phản ứng nằm dưới nhiệt độ và áp suất cao và bằng cách tạo nên một môi trường thật nhiều độ acid và độ kiềm cao (alkalinity (pH)). Họ cũng có thể bỏ thêm vào những chất hóa học xúc tác cho sự phản ứng, nhưng những phản ứng này chỉ làm việc tốt dưới những điều kiện vật chất đã được dời bỏ từ những tế bào đó, những tế bào này thường sống ở nhiệt độ tương đối thấp, dưới áp suất không khí (atmospheric pressure), và ở gần độ kiềm trung tính (at nearly neutral pH). Ngược lại, enzymes trong tế bào có thể gây xúc tác trong những điều kiện nhẹ nhàng của đời sống và làm như thế với sự hữu hiệu năng lớn hơn so với người bạn đồng hành vô cơ. Chúng có thể coi như là những bộ máy phức tạp và có hiệu quả cao. Enzymes làm việc như thế nào? Câu trả lời phải liên quan đến hình thể ba chiều của nó, vốn cho chúng khả năng buộc với những phân tử khác
  5. một cách tuyệt vời - để làm thành chất nền- và làm tăng khuynh hướng của chúng để phản ứng. Sự dính líu xảy ra ở một nơi nào đó trên enzymes, vốn phụ trợ với nhau theo hình học và điện tử đến một phần của chất nền (substrates). Nhiều enzyms chỉ dính chặt với một chất nền và không dính tới một phân tử nào khác, ngay cả một chất có họ hàng gần. Khi đã dính chặt với enzymes, chất nền có thể tìm thấy chúng có sự chung chạ vật chất với một chất phản ứng khác hay nó có thể bị bắt buộc phải vào trong một hình dạng khác làm hao tổn một thứ kết hợp hóa học nào đó, làm cho chúng dễ dàng vỡ ra hay tái tạo theo những cách vốn chiếu cố một phản ứng thuận lợi. Enzymes có những cơ cấu trái ngược để từ đó chúng tạo ra những sự kết nối hóa học của chất nền thay đổi. Nói một cách thực tế, chúng hành động như những bộ máy khéo léo làm thay đổi những phân tử chất nền: cắt chúng ra, kéo chúng lại vào nhau, xén một phần nào của chúng, thêm vào lại phần khác, làm tất cả những điều này với sự chính xác và tốc độ khá kinh ngạc. Có một loại enzymes khá lý thú có bản thân dính chặt vào DNA để điều động sự sao chép từng bước một của thông tin di truyền và bảo đảm rằng không có lầm lỗi. Chẳng hạn như loại enzymes gọi là loại chẻ bổ nhân DNA ở một vào tiến trình nào đó trong khi phần ngoài nhân có thể cắt bỏ những phần cuối của những đường xoắn đơn độc. (Tên của những enzymes thường chấm dứt bằng vần -ase). Vòng xoắn ốc DNA gây xúc tác chuyện "mở" và tháo ra hai đường xoắn để cho sự phân gen (transcription) bắt đầu xảy ra. Một gia đình của enzymes gọi là DNA trùng hợp (DNA polymerase) rồi sẽ điều động dây chuyền của những đường xoắn mới. Loại DNA trùng hợp đầu tiên được nhận diện là loại I, được khám phá từ vi trùng E. coli, vốn được thường dùng rộng rãi trong những nghiên cứu
  6. về di truyền học. Các khoa học gia cho rằng loại enzyme này là nhân tố chủ yếu của chuyện sao chép, nhưng mười ba năm sau sự khám phá của nó, một phần sót lại của vi khuẩn lúc phân chia được tìm thấy không có dấu hiệu nào của loại DNA trùng hợp này. Dù chúng tái sinh ở một mức độ bình thường, đề xuất ra sự hiện diện của một loại enzyme khác, loại này dễ bị thụ cảm một cách bất thường đến những ảnh hưởng có tính chất tàn phá của tia quang tuyến UV và những chất hóa học lúc phân chia. Đây là một mẫu bằng chứng đầu tiên cho thấy loại DNA trùng hợp I, góp phần vào trong việc điều động chuyện sao chép, đóng một vai trò chủ động trong chuyện sữa chữa DNA bị thương tổn. Nếu tôi quên đội nón lúc đi từ văn phòng của tôi ra xe trong ngày nắng thì cái đầu hói của tôi sẽ nhận một số tia quang tuyến UV. Nếu mặt trời lên cao và đó là mùa hè, tia UV sẽ có nhiều năng lượng hơn. Ngay cả chỉ trong vòng vài phút, nhiều tia quang tuyến ấy sẽ thấm nhập vào trong những tế bào sống nằm dưới da đầu của tôi, và một số chúng sẽ tấn công sâu vào trong nhân những tế bào. Một số đánh vào phân tử DNA, và một số có thể đánh vào những điểm chủ yếu của phân tử DNA trong quá trình sao chép (replication) hay diễn giải mật mã( transcription), thay đổi nhân theo một cách làm cho nó dính chặt lấy ông bạn xóm giềng của nó theo một cách bất thường. Sự thay đổi này sẽ hình thành một nút thắt trên một dây trên dây xoắn cặp đôi (double helix), và đây là một lỗi phát sinh (genetic error). Lúc bạn xem xét 300 triệu tỷ tế bào trong một thân thể bình thường, có chừng mười triệu tế bào chết đi và được thay thế mỗi giây, bạn có thể có một ý niệm về số lượng tế bào đang ở tình trạng nguy hiểm dù chỉ tiếp xúc ngắn với những yếu tố có thể thay đổi DNA bằng hóa học.
  7. Những gì xảy ra trong nhân của một tế bào da mà cơ cấu DNA của nó bị thương tổn từ ánh sáng có chứa tia UV? Có thể và gần như ngay tức khắc cơ cấu trong nhân sẽ phát hiện sự yếu kém và cắt đi đường xoắn bị ảnh hưởng về phía bên bị thương tổn, cất ngay đi phần cuối bị hư hại. Cơ cấu trùng hợp I (polymerase I) sẽ lấp vào khoảng trống với một cái nhân không bị hư hại, và cuối cùng, một loại DNA gây xúc tác sẽ nối lại phần cuối bị đứt. Đây quả là một hình ảnh phân đoạn chi tiết về việc cắt- và- nối phân tử (dù phương cách lành lặn này hữu hiệu như thế, nó cũng không được coi như một thứ dùng để thay thế cho một cái nón dùng để bảo vệ da đầu khỏi bị ánh sáng mặt trời chiếu đến). Nếu trong quá trình sao chép, cơ cấu trùng hợp I (polymerase I) vô tình kết hợp sai lầm với phản ứng hóa học trong nhân vào vòng xoắn đang lớn lên, enzyme có thể phát hiện ra lỗi lầm đó, cắt bỏ bớt đi, và duy trì tiến trình đúng đắn. Cho nên cơ cấu trùng hợp I thật sự đọc và sửa công việc của chính nó, sữa chữa lỗi lầm lúc nó hướng dẫn sự tổng hợp mẫu DNA mới. Có nhiều sự thay đổi trên những đường hướng này, với nhiều enzymes khác nhau sẵn sàng cho sự lành lặn của DNA từ nhiều loại thương tổn mà nó có thể phải chịu đựng. Chúng ta biết nhiều chi tiết của một số bọn chúng; những chi tiết của một số khác còn mù mờ. Có một hệ thống rất chi tiết gọi là "sự đáp ứng S. O. S" (S O. S response), đã được khám phá trong khi đi tìm vi khuẩn E. coli. Những nhân tố làm tổn hại DNA gây nên một loạt những thay đổi phức tạp của những thứ vi khuẩn làm ngưng trệ những tế bào khỏi chia ra và tăng tiến mức sản suất để làm lành lặn enzymes. Đây là những hoạt động căn bản của hệ thống lành lặn, có thể thấy rõ ở dạng phân tử lớn (macromolecules), vốn là một cái chung giữa vấn đề
  8. sống và không sống (living and nonliving matter). Ở mức độ này thì không có hệ thống miễn nhiễm, cũng không có những dây thần kinh để mang những thông điệp đến bộ óc. Chúng ta ở dưới xa thế giới của những bộ phận. Cho dù không biết về những chi tiết của sự tự sữa chữa của DNA, chúng ta cũng có thể đề ra một vài kết luận như sau: * Lành lặn là một khả năng vốn có của đời sống. DNA có trong nó tất cả những thông tin cần thiết để chế tạo những enzymes để sữa chữa chính nó. * Hệ thống lành lặn điều hành liên tục và lúc nào cũng chuẩn bị sẵn sàng. * Hệ thống lành lặn có một khả năng chẩn đoán (diagnostic), nó có thể phát hiện sự tổn hại. * Hệ thống lành lặn có thể dời đổi một cấu trúc hư hại và thay nó bằng một cấu trúc bình thường. * Hệ thống lành lặn không những chỉ hành động để trung hóa những hậu quả của một vết thương trầm trọng (giống như sự báo động SOS trong E. coli), nó cũng hướng dẫn những sự sữa chữa bình thường, tùy tiện để duy trì cấu trúc và nhiệm vụ thông thường (giống như chuyện đọc và kiểm lại hoạt động của DNA tương đương loại I (DNA polymerase l). * Lành lặn là chuyện tự nhiên. Nó là một khuynh hướng tự nhiên phát ra từ bản chất bên trong của DNA. Sự xuất hiện của một vết thương tổn( như một nút thắt tạo nên bởi một sự kết hợp lầm lỗi (misbonding) như là một kết quả của một sự đụng chạm của tia UV), tự động tác động tiến trình sữa chữa của nó.
  9. Trong những mẫu lớn hơn của cơ cấu sinh học trong cơ thể con người, những tính chất giống nhau cũng đạt được như thế. Trên cũng như dưới; dưới cũng như trên; nhỏ cũng như lớn và lớn cũng có những tính chất như nhỏ. Điểm tiếp nối trong chuyến hành trình tìm hiểu của chúng ta là tế bào đơn độc, đặc biệt là màng bao quanh tế bào, màng nguyên sinh (plasma membrane), là màng bao quanh và tiếp xúc với môi trường chung quanh. DNA bây giờ đã quá thấp rồi, cách xa chúng ta cả một khoảng cách hạt nhân, và chúng ta đang ở giữa một thế giới giao tiếp giữa những bề mặt lớn. Lúc tôi học môn sinh vật học tại trường trung học ba mươi lăm năm trước đây, màng nguyên sinh được coi như một túi đựng thụ động để giữ cho những chất của tế bào khỏi chảy ra. Vào lúc tôi vào đại học, những chất màng nhầy có vẻ có nhiều điều thích thú. Chúng có những cấu trúc từng lớp chứa đựng chất béo và protein, và chất protein dính vào một màng dung dịch chất béo. Lúc tôi vào trường đại học Y khoa, những nhà nghiên cứu đã khám phá ta tính chất năng động của màng nguyên sinh. Chúng là những nơi của sự chuyên chở chủ động của những chất từ ngoài tế bào vào bên trong tế bào, với những chỗ nhận nằm bên ngoài bề mặt của chúng, chuyên tạo thành những cấu trúc protein hình thành để bám chặt vào, đặc biệt là hóc môn (hormone) và chất bổ (protein). Hơn nữa, người ta khám phá thêm là những màng nhầy nối với những hệ thống to lớn của những đường dây nhỏ trong những tế bào và như thế chúng giúp tế bào nhận những chất muốn nhận, đẩy ra những chất muốn đẩy. Màng nhầy mới luôn luôn tổng hợp trong tế bào và màng nhầy cũ luôn bị thu hút vào.
  10. Một trong những đặc tính năng động nhất của màng nhầy sinh học là một tiến trình gọi là bốc rỡ (endocytosis)- sự bóc màng nhầy trong một tế bào để tạo thành một cấu trúc lõm sâu gọi là những túi nhỏ. Trong những năm gần đây, những nhà điều tra đã duyệt xét những chi tiết của quá trình bốc rỡ này và chuyện bốc rỡ này, ít nhất đối với tôi, là một tiết lộ thêm về một phương diện khác của hệ thống lành lặn. Trường hợp nghiên cứu điển hình nhất của sự bốc rỡ này liên quan đến những túi nhận chất protein ở mật độ thấp LDL (low- density lipoprotein)- một phân tử lưu động vốn mang chất Cholesterol từ máu đến tế bào, cholesterol ở trong một dạng "xấu” có khuynh hướng muốn đóng vào thành động mạch (arterial walls) gây nên chứng vữa xơ động mạch (atherosclerosis) và viêm động mạch (coronary) của tim. Một mức độ cao của chất cholesterol LDL gây nhiều nguy cơ cho sự suy tim, nhưng có nhiều tế bào được trang bị với nhiều túi nhận để trộn lẫn với LDL và mang nó ra khỏi sự tuần hoàn của máu. Khi mà một túi nhận LDL trên bề mặt của một màng nhầy tế bào dính với một phân tử LDL, túi nhận di chuyển tới một cấu trúc đặc biệt trên màng nhầy, chỗ lõm đi với một mẫu protein bao ngoài gọi là "lỗ hõm được bao" (coated pit). Khi đã vào trong lỗ hõm, chỗ nhận được lấp đầy đi qua quá trình bốc rỡ (endocytosis) và đi đến chuyện nằm trong tế bào trong dạng một cái túi để rồi hòa trộn với những túi tương tự khác. Vật liệu trong những túi thống nhất này rồi được sắp loại và gửi đi theo những hướng khác nhau. Khi đã ở trong tế bào rồi, chất cholesterol LDL không thể làm hại động mạch của chúng ta thêm được nữa, những tế bào thật sự cần vài cholesterol trong cơ cấu của chúng và có thể quyết định số dư thừa như thế nào. Trong tiến trình
  11. phân loại, chỗ nhận LDL lại quay trở lại phần mặt của màng nhầy, trong lúc LDL (và những cholesteroi dư) được gửi cho cho một cấu trúc thuộc thể tiêu bào (lysosome) để tùy nghi sử dụng. Thể tiêu bào chứa đựng những enzymes mạnh mẽ có thể cắt đứt những phân tử lớn thành những miếng nhỏ có thể bỏ đi. Về phía mặt bên ngoài của màng huyết tương (plasma membrane), chất protein thấp LDL tái hồi (recycled) sửa soạn để lấy thêm nhiều chất protein thấp LDL nữa và làm thêm một chuyến đi nữa qua phần trong của tế bào. Những nghiên cứu cho thấy rằng chất Protein tái hồi trong chừng mười tới hai mươi phút. Vì thời gian sống của chúng chỉ từ mười đến ba mươi tiếng đồng hồ cho nên chúng có thể làm những chuyến đi vào ra tế bào, chuyên chở nhiều phân tử của protein thấp LDL (low-density lipoprotein). Rồi thì ở một vài thời điểm nào đó, chúng biến mất đi. Lúc cấu trúc và nhiệm vụ của một LDL yếu kém dần đi, nó biến thành một tiêu bào (lysosome) để rồi tiêu hủy, và chỗ của nó được thay thế bằng một vật nhận tổng hợp mới khác (newly synthesized receptor). Trong lúc những nhà nghiên cứu đang tìm cách phân biệt rõ những yếu tố vào và ra của quá trình phân hóa tế bào (endocytosis), thì có một hình ảnh của màng huyết tương có vẻ lộn xộn. Có vẻ tại nhiều điểm trên bề mặt tế bào, màng nhầy dính chặt vào tế bào vĩnh viễn (danh từ kỹ thuật gọi là "cho vào ống" (invaginated), soi xét, lựa chọn và tái hồi về lại trên bề mặt. Một giai đoạn của tiến trình này là sự công nhận và loại bỏ những cơ cấu khiếm khuyết của màng nhầy đối với tiêu bào. Ở đây một lần nữa, ở mức độ của DNA, chúng ta có thể thấy những sự vận động tiến hành của một hệ thống lành lặn tự nhiên sẵn có, trong một
  12. công việc liên tục, có khả năng phát hiện (chẩn đoán) cũng như dọn dẹp và thay thế (trị liệu ) của cơ cấu và nhiệm vụ thiếu kém. Ở đây ở mức độ tế bào, chúng ta có thể thấy một khả năng tái tạo một cấu trúc vốn cho phép hệ thống lành lặn tiến hành chuyện bảo trì từng lúc (moment-to-moment). Lành lặn ở mức độ màng nhầy quan trọng một cách đặc biệt, bởi vì những bề mặt tế bào hiển lộ trước sự lạm dụng (abuse) và là những nơi liên lạc giữa những tế bào qua những sự tiếp xúc của những vật nhận (receptors) với những phân tử được chế tạo ở một nơi khác. Chúng ta hãy nhảy lên một mức độ cao hơn của sự tổ chức. Những tập hợp tế bào tạo nên những mô, những mô tạo nên những bộ phận, những bộ phận tạo thành những hệ thống. Ở mức độ mô, sự lành lặn trở nên phức tạp hơn nhưng cũng chỉ những tính chất chung giống nhau. Quá trình của một vết thương lành lặn và được nghiên cứu kỹ ; cho dù như thế, nhiều người trong chúng ta thất bại không nhìn thấy ý nghĩa lớn hơn của nó. Giả dụ như bạn cắt ngón tay của bạn bằng một con dao. Sự lo lắng lập tức của bạn là sự đau đớn và máu chảy. Cái đau sẽ giảm đi nhanh chóng; đó là ý niệm bạn có thể cảm thế như thế nào về hoạt động của những dây thần kinh ngoại vi thông báo cho bộ óc về chuyện vết thương. Ngoại trừ khi bạn bị bệnh máu loãng, chuyện máu chảy cũng chấm dứt sớm với sự hình thành của một mặt có lớp vảy cứng. Nếu bạn chú ý, bạn sẽ thấy sự xuất hiện của vết sưng chung quanh mép của vết thương bắt đầu trong khoảng hai mươi bốn tiếng đồng hồ từ khi vết cắt xảy ra: sự mềm mại của thịt chung quanh vết thương, màu đỏ ửng nổi lên, sưng, và chỗ vết thương hơi ấm. Đó là sự phản ứng của hệ thống miễn nhiễm, tạo nên bởi sự di chuyển của những tế bào hồng huyết cầu tới khu vực vết thương để chống lại sự tiến vào của vi trùng cũng như làm sạch khu vực có những tế bào chết và đang chết.
  13. Làn sóng đầu tiên của những tế bào miễn nhiễm tấn công khu vực là những bạch cầu trung tính (neutrophils), đây là những tế bào bạch cầu thông thường nhất, vốn là "quân bộ binh" của lực lượng đề kháng của cơ thể. Chúng được theo sau bởi những đại thực bào (macrophages), vốn có thể nhận chìm và tiêu hóa một số lớn những rác rưởi tế bào. Đi cùng theo với hoạt động miễn nhiễm này là sự bắt đầu của sự phát triển tế bào từ bề mặt tế bào bình thường (epithelial=biểu mô) ở phần cạnh vết thương. Những cựa của những tế bào này lớn lên từ những cạnh dưới vết u tụ lại vào đường ở giữa, tạo nên một lớp mỏng nhưng liên tục của những gì sẽ trở thành lớp da mới. Rồi thì một sự phát triển tràn lan của những tế bào xảy ra với sự xuất hiện của một mô mềm màu hồng sần sùi gọi là mô hạt (granulation tissue). Cuối cùng nó sẽ lấp đầy chu vi của vết thương. Khi nhìn dưới máy hiển vi, mô hạt là những nguyên bào sợi (fibroblasts), là những tế bào tổng hợp những tế bào để đem lại cho cơ thể chúng ta sự tự hào về cấu trúc, cũng như những mạch máu mới tạo thành. Đầu tiên những mạch mới xuất hiện như những mầm trên những mạch máu hiện diện nơi những bờ lề của vết cắt. Cuối cùng, những tế bào miễn nhiễm tàn tạ đi, một lớp da mới phát triển và cứng dần làm cho vết vảy không còn cần thiết nữa, và, trừ phi vết thương quá sâu một cách bất thường, ngón tay của bạn sẽ lành lặn như mới. Nghiên cứu về cơ cấu của những bước của chuyện lành lặn vết thương đã chứng tỏ vai trò quan trọng của những nhân tố hóa học điều hòa gọi là những nhân tố lớn mạnh. Những nhân tố lớn mạnh là những protein rất nhỏ (polypeptides) sản xuất bởi tế bào hay hiện diện trong dòng máu dùng để kích thích hay ngăn chận sự lớn mạnh của tế bào. Chẳng hạn, một gia đình của tế bào nhỏ gọi là những nhân tố lớn mạnh của nguyên bào sợi (FGFS: fibroblast growth factors) không những kích thích nguyên bào sợi mà còn
  14. thúc dục tất cả những bước cần thiết cho sự cấu tạo mạch máu mới. Những nhân tố lớn mạnh của biểu bì (EGFS: Epidermal growth factors) kích thích sự phân chia tế bào bằng cách bám vào một vật nhận đặc biệt trên màng nhày của tế bào; khi dính với vật nhận của nó, bằng cách nào đó chúng làm tăng sự tổng hợp của cả DNA và RNA trong nhân của tế bào. Chuyển biến nhân tố lớn mạnh alpha (TGFα) dính với cùng vật nhận FGF và kích thích sự lớn mạnh tế bào, nhưng nhân tố họ hàng beta của nó, TGFβ, có một phản ứng ngược lại: nó ngăn cản sự lớn mạnh của nhiều loại tế bào. Sự cân bằng giữa những nhân tố chống đối rất nguy ngập tới sức khỏe và sự lành lặn, bởi vì sự áp lực không chống đối trên những tế bào cho dù trong chiều hướng nào cũng sẽ gây ra tai hại. EGF và FGF, nếu không có sự đối kháng (antagonism), có thể sinh ra sự lớn mạnh hỗn độn của những tế bào và có lẽ sẽ chuyển hóa tới bệnh ung thư (Chẳng hạn, sự phát triển không kiểm soát của những mạch máu mới là một yếu tố thông thường của sự lớn mạnh mau chóng của những mụt u nguy hiểm). Sự ngăn cản không chống đối sẽ cản trở sự lành lặn, gây ra cho những vết thương không sửa chữa được và dễ bị nhiễm trùng hay tạo ra nhiều sự thương tổn khác. Cho nên ở mức độ phức tạp hơn này của cơ cấu sinh học, thêm vào với tất cả những đặc điểm chúng ta thấy ở những mức độ của DNA và những màng nhày của nguyên sinh, chúng ta cũng có thể thấy rằng hệ thống lành lặn tùy thuộc phần lớn vào sự giao tiếp phối hợp của những nhân tố của sự kích thích và ngăn cản sự lớn mạnh và phát triển của những tế bào. Hơn nữa, loại cân bằng này có vẻ làm nền tảng cho một đời sống bình thường của một mô khoẻ mạnh, chứ không chỉ là chuyện sự lành lặn phản ứng đối với sự thương tổn. Một lần nữa hệ thống lành lặn có trách nhiệm
  15. duy trì sức khỏe từng lúc để thêm vào với những nhiệm vụ đặc biệt của nó vốn được yêu cầu để dàn xếp sự thương tổn và đau ốm. Có thêm một trường hợp được nghiên cứu kỹ càng ở mức độ mô là sự sửa chữa một chỗ gãy xương đơn giản. Hệ thống lành lặn rất hiệu quả về chuyện này đến nỗi một chuyên viên quang tuyến (radiologist) có thể không thể nói được nơi nào xương gãy khi mà tiến trình chấm dứt hoàn toàn. Khi chữa trị chuyện gãy xương này, những bước đầu tiên của sự lành lặn cũng tương tự như những bước mà chúng ta vừa nói ở trên. Một vết máu sưng lấp đầy chung quanh chỗ gãy xương, bao phủ nó và tạo ra một cấu trúc lỏng lẻo trong đó nguyên bào sợi (fibroblasts) và những mạch máu mới có thể lớn lên. Cuối cùng, chỗ sưng có tổ chức trở nên một đống mô được gọi là một vết chai mềm mại (soft Callus). Giờ đây, hệ thống lành lặn chọn một con đường khác với sự sữa chữa một vết thương ở bề mặt. Những sự bắt đầu của sụn và xương xuất hiện ở vết chai mềm mại xuất hiện nơi vết chai mềm mại vào thời gian cuối tuần thứ nhất, cuối cùng chuyển sang một vết chai có hình con suốt xe chỉ (spindle- shape) có tác dụng như một cái nẹp bó xương hữu hiệu. Nó sẽ có hình dạng lớn nhất vào khoảng tuần thứ hai hay thứ ba sau khi sự thương tổn xảy ra, rồi nó trở nên tiến triển mạnh mẽ khi cấu trúc của xương rắn chắc thêm. Sự tạo thành thật sự của xương mới một lần nữa dính líu đến những lực đối kháng với nhau, làm trung gian của cả những nhân tố lớn mạnh và bởi những tế bào đặc biệt gọi là nguyên bào xương (osteoblasts) và hủy cốt bào (osteoclasts). Cái đầu tiên bồi đắp cho xương trong khi cái thứ hai phá hủy xương, với bắp thịt và áp lực của sức nặng đè lên xương biểu thị sự dao
  16. động của hai pha(thời kỳ). Giả thử rằng vết gãy xương đã sắp cho thẳng hàng khi tiến trình lành lặn bắt đầu, sự tái tạo thường thường tuyệt hảo. Các khoa học gia đã tìm cách làm sáng tỏ những chi tiết rõ ràng hơn về chuyện xương lành lặn ở mức độ tế bào. Robert Becker, một bác sĩ giải phẫu chỉnh hình (orthopedic surgeon) và là một nhà nghiên cứu, đã trải qua nhiều năm tìm hiểu để chứng minh rằng những dòng điện nhỏ gây ra bởi vết thương làm cho những tế bào ở nơi rìa chỗ gãy xương không còn sự khác biệt (dedifferentiate)- có nghĩa là, có sự đổi ngược từ những tế bào già dặn thành những tế bào non nguyên thủy có nhiều khả năng cho sự lớn mạnh và tái tạo. Những tế bào non này tái thu hồi được sức mạnh mà tế bào già dặn đã mất; chúng giống như những tế bào của phôi thai (embryos), và có thể tái phân biệt (redifferentiate) để vào trong tất cả mọi loại tế bào cần thiết để tạo một xương mới hoàn toàn. Công việc nghiên cứu của Becker đã dẫn đến sự phát triển của một dụng cụ kích thích xương bằng điện, ứng dụng để thêm sức cho sự lành lặn ở những vết thương đầu phức tạp và những sự nhiễm trùng xương. Hiện nay phương pháp này được dùng rộng rãi. Nó cũng giúp ông nhìn ra ngoài vấn đề xương vào những loại lành lặn khác, như khả năng đặc biệt của những con kỳ nhông (salamander) để tái tạo lại những chân bị cắt đi khập khiểng. Sau khi tiến hành nhiều cuộc thí nghiệm, Bác sĩ Becker kết luận rằng sự tái tạo chân ở loài kỳ nhông trên căn bản không khác gì với sự lành lặn xương ở loài người. Nó cũng tùy thuộc vào những dòng điện nhỏ làm cho những tế bào phá đi sự khác biệt (dedifferentiate) và rồi tái phân biệt để vào trong tất cả những thành phần của cái chân mới. Kết luận chung chung của ông là, về mặt lý thuyết, loài người cũng có khả năng tương tự. Có nghĩa là,
  17. tất cả những mạch và cơ cấu thân thể đều nằm đó ; vấn đề là chỉ đơn giản khám phá ra cách mở cái chốt cho đúng để tiến hành sự tiến triển. Tái tạo một cấu trúc đã mất hay hư hại mà chúng ta vừa thấy là một khả năng của hệ thống lành lặn ở một mức độ như đã thấy từ trước đến giờ, là một công chuyện hàng ngày ở một vài mô, đặc biệt là ở những mô ở bề mặt phơi bày với sự kích thích thường xuyên. Thân thể chúng ta mãi mãi bỏ đi lớp da ngoài, và lớp da mới luôn được làm bằng lớp da nằm dưới. Toàn thể màng ruột tróc ra và được làm mới mỗi ngày, đây quả là biến cố tái tạo kỳ diệu. Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là khả năng của gan- cơ phận lớn nhất trong thân thể và là bộ phận hoạt động nhất- dùng để tái tạo những mô đã mất. Bạn có thể cắt phần lớn lá gan- cho tới tám mươi phần trăm của nó- mà phần còn lại sẽ tái lập những thực thể mất mát trong vài giờ, miễn là mô còn bình thường. Sự bảo quản của cấu trúc và nhiệm vụ có thể xẩy ra sau sự phá hủy một phần của những tế bào gan bởi bệnh viêm gan hay bởi những chất hóa học độc hại. Những bộ phận khác của cơ thể dường như không thể tái tạo. Những bắp thịt của tim khi bị mất do kết quả của sự ngưng trệ của nguồn cung cấp máu trong khi bị suy tim (heart attack) không thể thay thế bằng một bắp thịt. Sự lành lặn xảy ra dưới hình thức của một cái sẹo có sớ, nhưng không có sự tái tạo của mô nguyên thủy. Chuyện này cũng đúng giống như những neurons trong óc. Những tế bào của bắp thịt ở tim và những tế bào thần kinh có nhiệm vụ rất đặc biệt- rất phân biệt đến nỗi chúng có vẻ mất khả năng tạo ra mầm phát triển mới. Có lẽ cho đến bây giờ ngay cả trong những tế bào quan trọng này có những chốt chờ đợi để được khám phá và điều này có thể
  18. dẫn tới chuyện làm sống dậy những tiến trình thích hợp của DNA ở trong nhân. Nếu khoa học bắt đầu chú trọng đến hệ thống lành lặn, cô lập và tìm hiểu cơ cấu của nó, cả điện lực và hóa học, trong chuyện điều hành sự lớn mạnh và phân biệt của tế bào, không phải là chuyện không xảy ra nếu một ngày nào đó bác sĩ sẽ có thể làm cho hoạt động sự tái tạo những trái tim, bộ óc bị hư hại và những dây cột sống bị thương tổn. Điều này thực sự sẽ là một kỷ nguyên mới cho nền y khoa chuyên về lành lặn. Nếu chúng ta nhìn ở mức độ toàn thể hệ thống cơ thể, giống như hệ thống hô hấp, tiêu hóa, và hệ thống miễn nhiễm, sự lành lặn có vẻ không rõ rệt hay mạnh mẽ nhưng nhiều rườm rà và bí mật hơn. Lúc tôi còn ở trong trường Y khoa, tôi được dạy rằng bệnh vữa xơ động mạch (atherosclerosis) là không thể thay đổi được. Một khi mà những động mạch bị cứng và teo nhỏ bởi sự bám vào của chất cholesterol, vì viêm, và sự vôi hóa (calcification), những sách vở và những giáo sư cho rằng những động mạch này không bao giờ tiến bộ mà chỉ tệ hại thêm mà thôi. Thực ra, quan điểm bi quan này không dựa trên một bằng chứng thí nghiệm nào, bởi vì cho tới bây giờ không một ai cố gắng để tìm cách thay đổi lại bệnh vữa xơ động mạch. Có lần, trong khi làm chủ bút một tờ báo ở trường đại học, tôi phỏng vấn một chuyên viên về sông, chuyện này xảy ra lâu trước khi có môn sinh thái học (ecology) và chuyện quan tâm về môi trường sống vốn trở thành kiểu mẫu. Những câu nói của ông làm tôi kinh ngạc vì chúng có vẻ đúng và hợp lý với kinh nghiệm của chính tôi. Ông nói với tôi là sông cũng giống như vật thể sống cho nên chúng có nhiều cơ cấu để giữ cho chúng khỏe mạnh. Bạn có thể đổ nước bùn rác xuống sông và tới một mức độ nào đó, sông có thể tự mình hóa giải chất độc và duy trì tình trạng sức khỏe tốt.
  19. Chẳng hạn, sự hỗn loạn trên sông trộn nước và khí oxygen, là một chất làm sạch mạnh mẽ và là một chất giết vi trùng, giống như tia cực tím từ ánh nắng mặt trời. Rồi còn những cây cối thực vật sống ở trên sông, cả tảo (algae) và những thực vật cao hơn, có thể dọn đi những chất độc từ nước. Nhưng nếu bạn tiếp tục đổ chất dơ vào hồ, ở một vài mức độ nào đó, bạn sẽ vượt ra một mức độ nguy kịch nào đó nơi mà những cơ cấu làm sạch tự nhiên trở nên quá nhiều và bể ra. Những thực vật và những siêu vật thể nhỏ ích lợi (beneficial microrganisms) chết đi, dòng chảy của sông thay đổi, sông trở nên bệnh rồi đó. Tôi đang bận rộn ghi chép tất cả những thứ này xuống cuốn sổ tay cho câu chuyện tôi sẽ viết. Những gì tôi nghe thấy kế tiếp làm cho tôi quá sức chú ý làm tôi ngưng viết. Người chuyên viên tiếp tục, ông nói có con sông bị ô nhiễm đến độ tuyệt vọng không phải là ở ngoài vòng tay giúp đỡ. Nếu bạn ngừng bỏ thêm chất dơ vào nó, cuối cùng mức độ ô nhiễm sẽ giảm xuống một mức độ mà cơ cấu lành lặn tự nhiên sẽ sống lại. Sự ôxy sẽ tăng lên, ánh sáng, mặt trời chiếu xuống ở mức độ sâu hơn, những vật thể có ích lợi trở lại, và rồi con sông sẽ tự tẩy rửa nó. Tại sao những hệ thống động mạch lại không hành xử như vậy? Thực ra, bây giờ chúng ta có bằng chứng rõ rệt là bệnh vữa xơ động mạch (atherosclerosis) là có thể thay đổi được, nếu bạn chỉ đơn giản ngưng bỏ vào cơ thể những vật chất gây ra bệnh (chủ yếu là chất béo bão hòa: saturated fat) và tránh ngăn chận hệ thống lành lặn với tâm trí của bạn (chẳng hạn bằng cách nuôi dưỡng sự giận dữ hay sự cô lập cảm xúc). Chúng ta chưa biết được những cơ cấu gì hệ thống dùng trong trường hợp này, nhưng chúng ta có thể quan sát sự thoái bộ của những mảng vữa xơ động mạch
  20. trong những động mạch, với luồng máu di chuyển tăng lên, ở trong những bệnh nhân theo những chương trình để hạ chất cholesterol khá nhiều và học hỏi để điều chỉnh sự căng thẳng và xúc cảm khác nhau. Hơn thế nữa, sự đáp ứng đối với những thay đổi trong cách sống rất mau chóng. Dùng những thử nghiệm phức tạp của nhịp tim (giống như bảng phân hình thallium), bác sĩ có thể chỉ ra sức chảy tăng lên giữa những động mạch ở một vài bệnh nhân trong vòng một tháng kể từ khi bắt đầu thay đổi lề lối sống. Tôi cũng đã từng thấy sự đáp ứng mau chóng và ngoạn mục ở một số bệnh nhân với nhiều thứ bệnh đã chấm dứt lối sống nuôi dưỡng và làm tăng bệnh và thay đổi theo những lối sống vốn hỗ trợ sự lành lặn tự nhiên. Tôi không phải là nhà nghiên cứu Y khoa. Tôi là người thực hành Y khoa. Nhà nghiên cứu và nhà thực hành có cách nhìn và mục đích khác nhau. Là một nhà thực hành, sự quan tâm chủ yếu của tôi là giữ cho người khỏe mạnh được khỏe mạnh và giúp người bệnh bình phục tốt đẹp; tôi không chú trọng nhiều đến chuyện tại sao người ta khỏe mạnh hơn lên. Tuy nhiên tôi vẫn tin rằng nếu chúng ta không tìm ra một cơ cấu làm cho người ta khỏe mạnh không có nghĩa là cơ cấu này không tồn tại. Tôi vững tin rằng những cơ cấu của sự lành lặn ở mức độ phức tạp của hệ thống sinh học sẽ ló ra khi có những người điều tra bắt đầu đi tìm chúng. Tôi không muốn chấm dứt cuộc thảo luận về hệ thống lành lặn này mà ít nhất cũng có một cái nhìn lướt qua về những cách vận hành của nó trong lĩnh vực của trí não. Vì chúng ta biết quá ít về tâm trí và vì nền khoa học của chúng ta đã trang bị quá nghèo nàn để tiếp cận nó, không thể có cách để nhìn những cơ cấu. Tuy nhiên thật thú vị để quan sát tiến trình của sự lành lặn của sự thương tổn tâm lý, dùng sự khổ đau như là một thứ kiểu mẫu. Sự khổ đau
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2