intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để người cao tuổi dùng thuốc an toàn

Chia sẻ: Pham Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

118
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Do mắc nhiều bệnh cùng một lúc nên người cao tuổi thường phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau. Hơn nữa, chức năng gan thận ở người cao tuổi đã bị suy giảm, kết hợp với sự nhớ nhớ, quên quên khi về già... đã làm tăng nguy cơ tai biến do dùng thuốc ở lứa tuổi này. Tại sao người già lại dùng nhiều thuốc? Trước hết phải khẳng định già không phải là bệnh, nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển. Nếu như ở lứa tuổi trẻ, các bệnh thường gặp chủ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để người cao tuổi dùng thuốc an toàn

  1. Để người cao tuổi dùng thuốc an toàn Do mắc nhiều bệnh cùng một lúc nên người cao tuổi thường phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau. Hơn nữa, chức năng gan - thận ở người cao tuổi đã bị suy giảm, kết hợp với sự nhớ nhớ, quên quên khi về già... đã làm tăng nguy cơ tai biến do dùng thuốc ở lứa tuổi này. Tại sao người già lại dùng nhiều thuốc? Trước hết phải khẳng định già không phải là bệnh, nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển. Nếu như ở lứa tuổi trẻ, các bệnh thường gặp chủ yếu là bệnh cấp tính, bệnh nhiễm trùng thì ở người cao tuổi các bệnh thường gặp là bệnh mạn tính, thoái hóa, các bệnh không lây nhiễm. Nghiên cứu của Viện Lão khoa cho thấy trung bình một người cao tuổi mắc 2,69 bệnh và chủ yếu là bệnh mạn tính. Một người cao tuổi có thể đồng thời bị tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, hoặc đồng thời bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và bệnh loãng xương, bị viêm khớp dạng thấp đồng thời có loét dạ dày... Do đặc điểm bệnh lý ở người già là mắc nhiều bệnh cùng một lúc nên người cao tuổi thường phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau trong điều trị và dùng trong thời gian dài (vì
  2. mắc các bệnh mạn tính)... Khi dùng nhiều thuốc thì tỷ lệ ADR (tác dụng phụ của thuốc) sẽ tăng lên. Tỷ lệ ADR ở lứa tuổi 60-70 thường gấp đôi so với tuổi 30-40. Hướng dẫn bệnh nhân cao tuổi sử dụng thuốc. Biến đổi cơ thể ảnh hưởng tới việc dùng thuốc Tuổi tác ảnh hưởng nhiều đến sinh lý của cơ thể. Khi tuổi càng cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chuyển hoá, phân bố và thải trừ của thuốc. Do các cơ quan đã bị tổn thương, lưu cữu qua năm tháng, và do sự thay đổi tâm lý nên người có tuổi cũng nhạy cảm hơn với thuốc. Thực tế cho thấy thuốc tăng huyết áp khi dùng ở nguời cao tuổi rất dễ gây tụt huyết áp (chúng ta cần biết trước để đề phòng). Đối với các thuốc tác dụng thần kinh trung ương dùng
  3. ở người cao tuổi rất dễ bị trầm cảm. Về mặt tâm lý khi cao tuổi không còn đi làm nữa thì bản thân người ta dễ bị trầm cảm lại cộng thêm tác dụng phụ của thuốc nữa thì nguy cơ trầm cảm rất cao. Ở người cao tuổi, thường có sự giảm acid ở dạ dày và pH tăng lên làm ảnh hưởng tới việc hấp thu của thuốc. Khi acid dạ dày giảm sẽ làm giảm hấp thu một số thuốc có tính acid như aspirin, salicylat, barbiturat... Ngược lại một số base yếu lại tăng hấp thu như cafein, theophylin, ephedrin, quinin, morphin... Độ pH dạ dày tăng ở người già làm cho một số thuốc (đáng lẽ phải thủy phân ở pH acid của dạ dày mới hấp thu được) như kháng sinh cloramphenicol, một số ester của ampicillin... trở nên khó hấp thu. Chức năng gan ở người cao tuổi cũng giảm đi không đủ sức tổng hợp enzym nội bào, vì vậy thuốc sẽ giảm oxy hóa (ở pha I), chất mẹ tích tụ và nhiều thuốc (không phải tất cả) tăng hoạt tính, tăng độc. Tế bào gan không tổng hợp đủ UDP- glucuronyl-transferase, nên phản ứng liên hợp (ở pha II) “yếu” khó thải thuốc, quay lại đại tuần hoàn để tồn tại lâu, kéo dài tác dụng và độc tính. Lưu lượng máu qua gan giảm theo tuổi già (giảm 40-50% so với người trẻ) và khối lượng gan cũng giảm theo tuổi (giảm cả khối lượng tuyệt đối và giảm tỷ lệ phần trăm so với thể trọng) nên người
  4. cao tuổi thường kém khả năng chuyển hóa những thuốc đáng lẽ có thể chuyển hóa mạnh ở gan như morphin, clorpromazin, papaverin, nitroglycerin, paracetamol, propranolon, alprenolon... Khi chức năng thận ở người cao tuổi giảm, làm cho thời gian bán thải của nhiều thuốc ở huyết tương kéo dài (tăng lên) làm tăng tác dụng và độc tính của thuốc. Vì thế, cần theo dõi chặt chẽ tác dụng và độc tính của mỗi thuốc ở người cao tuổi, nhất là với những thuốc thải qua thận mà không qua khâu chuyển hóa đầu tiên ở gan (kháng sinh nhóm aminoglycosid, tetracyclin, lithium, saccharin - đường hóa học), thuốc mà khoảng cách giữa liều điều trị và liều độc quá hẹp (như digoxin, warfarin, furosemid, quinidin, ethambutol, sulfamid chống đái đường), thuốc mà chuyển hóa của chúng vẫn giữ tác dụng của chất mẹ như diazepam, pethidin, primidon, propranolon... Ở người 80 tuổi thời gian bán thải của digoxin ở huyết tương thường kéo dài gấp đôi ở lứa tuổi 30. Ở người bình thường mất ngủ uống 1 viên seduxen, sáng hôm sau dậy có thể tỉnh táo bình thường nhưng với người cao tuổi nếu uống với liều đó từ hôm trước đêm hôm đó ngủ ngon, thậm chí ngày hôm sau ngủ vẫn ngon nhưng khi dậy thì vẫn lơ mơ, mệt mỏi (đó là do thuốc thải trừ rất chậm). Đối với những trường hợp gan, thận có vấn đề thì việc sử dụng thuốc càng phải thận trọng.
  5. Hơn nữa, ở người già nhất là khi kèm những chứng bệnh về tiêu hóa, rối loạn dinh dưỡng, hoặc khi giảm dự trữ protein-huyết (trong những bệnh cấp tính, xơ gan, bỏng, suy kiệt, hư thận) làm cho nhiều thuốc khó gắn vào protein-huyết tương. Dạng tự do của thuốc (không gắn) trong máu tăng, dễ gây độc, như sulfamid kìm khuẩn, sulfamid chống đái tháo đường, thuốc bài acid uric niệu, dẫn xuất bezodiazepam (như diazepam), thuốc chống viêm không steroid (aspirin, phenylbutazon, indomethacin), phenobarbital, furosemid (lasix), prednisolon, penicillin G, tetracyclin, lincomycin, cephalosporin, warfarin, phenytonin, dicloxacilin... Dùng sao cho an toàn? Để phòng và chữa bệnh có nhiều biện pháp mà không cần dùng đến thuốc. Nhiều khi chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi... là bệnh đã ổn rồi mà không nên hễ nói đến bệnh là nghĩ ngay tới thuốc. Trường hợp cần phải dùng thuốc mới chữa được bệnh thì dùng càng ít loại thuốc càng tốt, chọn loại thuốc có ít độc tính mà có tác dụng điều trị. Đơn thuốc phải thích hợp với từng người bệnh đã già, căn cứ vào tình hình bệnh tật, hiệu quả của phương pháp điều trị, sức chịu đựng của cơ thể, khả năng giải độc của gan, thải trừ của thận và các bệnh đi kèm và các tương tác của thuốc trong một đơn thuốc... để tránh tình trạng chữa được bệnh này lại nảy sinh
  6. bệnh khác (do những tác dụng không mong muốn của thuốc gây nên). Đối với liều dùng, chọn liều thích hợp, tối ưu, đảm bảo điều trị và an toàn. Nên bắt đầu sử dụng thuốc với liều thấp, sau đó mới tăng lên từ từ. Vừa cho thuốc vừa thăm dò hiệu quả và nếu thấy vẫn còn phải tiếp tục dùng thuốc thì cho liều thấp nhất có hiệu quả. Chỉ tăng liều khi thấy điều đó là cần thiết, có hiệu quả và bệnh nhân chịu đựng được tốt. Do bệnh ở người cao tuổi thường là bệnh mạn tính nên chỉ định dùng thuốc có khi kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm. Việc dùng thuốc từng đợt dài hay ngắn tùy thuộc vào bệnh, tùy loại thuốc hoặc tùy kết quả chữa bệnh. Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của thày thuốc để tránh những tai biến do thuốc gây ra. Khi dùng thuốc ở người cao tuổi cũng cần chú ý, do nhu động ruột ở người cao tuổi giảm và có sự giảm tiết dịch nên người cao tuổi hay bị táo bón và dùng các thuốc nhuận tràng (có thể người bệnh tự dùng hoặc do bác sĩ chỉ định). Khi dùng một thuốc nào đó cùng với thuốc nhuận tràng rất có thể thuốc đó sẽ bị tống ra ngoài sớm (do thuốc nhuận tràng làm tăng nhu động ruột) do đó làm giảm hấp thu, tác dụng của thuốc chữa bệnh và hiệu quả điều trị sẽ không đạt
  7. được. Vì thế khi kê đơn hay bán thuốc cho người cao tuổi nên hỏi xem người bệnh có đang dùng thuốc nhuận tràng hay không để hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc đúng cách (nên uống các thuốc điều trị bệnh xa thời gian uống thuốc nhuận tràng). Người cao tuổi có thể quên tên thuốc, liều dùng hoặc nhầm lẫn thuốc (do trí nhớ giảm) nên việc dùng thuốc cần có y tá (ở bệnh viện) hoặc người nhà (khi ở nhà) trực tiếp hướng dẫn dùng thuốc, dù với bất kỳ dạng bào chế nào. Khi trở về già, hiện tượng đau xương khớp khiến cho người cao tuổi ngại vận động nên nhiều khi ngại dậy để uống thuốc mà uống thuốc trong tư thế nằm làm cho thuốc không xuống tới dạ dày kết hợp với lượng nước uống ít nên thuốc đọng lại ở thực quản gây loét (với một số thuốc), gây sỏi thận (như các sulfamid kháng khuẩn)... Vì vậy không nên uống thuốc ở tư thế này và cần uống cùng với nhiều nước. Người bệnh không tự ý sử dụng thuốc. Khi đang dùng thuốc, nếu thấy có những rối loạn, hay những phản ứng bất thường, không nên tự ý bỏ hoặc thay thế thuốc khác mà thông báo cho bác sĩ điều trị biết để có hướng xử trí phù hợp (nếu cần mới phải ngừng thuốc hoặc thay thế bằng thuốc điều trị khác).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2