intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân ,tiểu sử

Chia sẻ: Buithi Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

754
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

ĐỆ NHẤT PHU NHÂN TRẦN LỆ XUÂN Ngô Đình Nhu (chữ Hán: ; 1910-1963) về danh nghĩa là Cố vấn chính trị cho anh mình là Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên, hầu hết các tài liệu lịch sử đều nhận định ông là kiến trúc sư của mọi chủ trương chính sách của nền Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam. Ông sinh năm 1911 tại Huế nhưng quê quán ở làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Thân phụ ông là Ngô Đình Khả, một trong những vị đại thần của nhà Nguyễn....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân ,tiểu sử

  1. ĐỆ NHẤT PHU NHÂN TRẦN LỆ XUÂN Ngô Đình Nhu (chữ Hán: ; 1910-1963) về danh nghĩa là Cố vấn chính trị cho anh mình là Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên, hầu hết các tài liệu lịch sử đều nhận định ông là kiến trúc sư của mọi chủ trương chính sách của nền Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam. Ông sinh năm 1911 tại Huế nhưng quê quán ở làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Thân phụ ông là Ngô Đình Khả, một trong những vị đại thần của nhà Nguyễn. Khác với hai người anh của mình là Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Diệm, vốn xuất thân Nho học và ra làm quan cho nhà Nguyễn, Ngô Đình Nhu lại theo Tây học. Ông tốt nghiệp trường Viễn Đông Bác cổ (École Nationale des Chartes) ở Paris, Pháp. Khoảng năm 1930, ông về nước làm việc ở Văn khố Phủ toàn quyền Đông Dương (Hà Nội), sau là Giám đốc Thư viện Bảo Đại, Giám đốc Sở lưu trữ văn thư Huế. Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm Giám đốc Nha Lưu trữ công văn và Thư viện toàn quốc ở Hà Nội (Theo sắc lệnh số 21 ngày 8 tháng 9 năm 1945, của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) nhưng ông bỏ việc trốn sang Lào, rồi về ẩn dật ở Đà Lạt. Từ thập niên 1950, ông bắt đầu hoạt động chống cộng sản với sự thành lập Liên đoàn Lao động Công giáo. Ông là cha đẻ của Đảng Cần Lao, dựa vào thuyết Nhân Vị (personnalisme) đúc kết hai xu hướng của triết gia công giáo Emmanuel Mounier và Jacques Maritain. Năm 1954, khi Ngô Đình Diệm lên cầm quyền, ông thành lập đảng chính trị Cần Lao, dựa vào một chủ thuyết do ông khởi xướng là học thuyết Cần lao - Nhân vị để hỗ trợ chính quyền của anh ông. Dưới sự giúp đỡ của người Mỹ, đảng Cần Lao phát triển lên nhanh chóng, thâm nhập vào hàng ngũ quân đội, công chức, trí thức và cả giới kinh doanh và trở thành chính đảng lớn nhất thời bấy giờ. Đồng thời, ông cũng cho thành lập một tổ chức có tên là "Thanh niên Cộng hòa", theo mô hình đảng sơ-mi nâu của Adolf Hitler, do ông làm Tổng thủ lãnh. Một tổ chức khác dành cho phụ nữ có tên là "Phụ nữ liên đới" cũng được thành lập và do vợ ông làm Tổng thủ lãnh. Ông là Chủ tịch Ủy ban Liên bộ đặc trách Ấp chiến lược, tổ chức thực hiện kế hoạch quốc phòng Ấp chiến lược từng gây khó khăn cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Về danh nghĩa, ông chỉ là một cố vấn chính trị, nhưng hầu hết các tài liệu đều ghi nhận ông là kiến trúc sư của chế độ, là người khởi xướng mọi chủ trương chính sách của nền Đệ nhất cộng hòa. Ông cũng cho lập và trực tiếp khống chế nhiều cơ quan tình báo và mật vụ (lúc cao trào có tới 13 cơ quan) với những quyền lực to lớn như được quyền bắt giam người không cần xét xử.
  2. Tuy nhiên, do tính chất độc tài gia đình trị, cộng với những biện pháp tàn bạo đối với những người bất đồng chính kiến dẫn đến việc ông bị xem là có trách nhiệm cho sự sụp đổ của nền Đệ nhất cộng hòa. Đặc biệt là những biện pháp được thực hiện trong vụ đàn áp Phật giáo năm 1963 đã dẫn đến sự phản ứng dữ dội. Ngày 1 tháng 11 năm 1963, các tướng lĩnh đã thực hiện cuộc đảo chính quân sự lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm. Ngô Đình Nhu và người anh phải chạy trốn vào nhà thờ Cha Tam. Tuy nhiên, vào ngày 2 tháng 11 năm 1963, người ta thấy một đoàn xe quân sự đến đón hai anh em ông về Bộ Tổng tham mưu. Tuy nhiên, khi chiếc thiết giáp M 113 chở hai anh em ông về đến nơi thì phát hiện thi thể của hai anh em ông với nhiều vết dao và dấu đạn trên người. Các câu nói nổi tiếng Cộng sản có gì hay ta phải học ! ĐỆ NHẤT PHU NHÂN TRẦN LỆ XUÂN Trần Lệ Xuân Trần Lệ Xuân (sinh năm 1924), vợ của Ngô Đình Nhu, là một phụ nữ được biết đến như một trong những gương mặt then chốt trong chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam cho đến khi anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị lật đổ và ám sát năm 1963. Trần Lệ Xuân sinh tại Huế (có tài liệu ghi là Hà Nội). Bà là cháu gái của vua Đồng Khánh và là con của luật sư Trần Văn Chương (đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Mỹ do Ngô Đình Diệm bổ nhiệm). Lúc nhỏ bà học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, tốt nghiệp tú tài Pháp. Năm 1943 bà kết hôn với Ngô Đình Nhu (em ruột Tổng thống Ngô Đình Diệm) và cải đạo theo Thiên Chúa, từ bỏ đạo Phật. Bà là dân biểu, chủ tịch Hội Phụ nữ Liên đới, thường được gọi là Bà Cố vấn và được coi là Đệ nhất Phu nhân (First Lady) của Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1955 đến năm 1963 vì Tổng thống không lập gia đình. Trong thời Đệ nhất Cộng hoà của miền Nam Việt Nam, Trần Lệ Xuân bị cho là người lộng quyền. Việc Ngô Đình Diệm để cho bà cũng như Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Luyện và người em út Ngô Đình Cẩn tham gia sâu vào việc nước tạo nên hình ảnh gia đình trị độc đoán kiểu phong kiến. Trong sự kiện Phật Đản 1963, ngày 3 tháng 8 năm 1963, trong cuộc nói chuyện với phụ nữ bán quân sự, Trần Lệ Xuân lên tiếng rằng "hoạt động của Phật Giáo là một hình thức phản bội xấu xa...". Về sự tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức, bà nhiều lần công khai phát biểu "Vỗ tay hoan nghênh các vụ tự thiêu, nếu ai có thiếu xăng dầu thì tôi sẽ cho" và gọi vụ tự thiêu là "nướng thịt sư". Trả lời phỏng vấn của ký giả báo New York Times, Trần Lệ Xuân nói: "Tôi còn thách mấy ông sư thêm mười lần nữa. Phương pháp
  3. giải quyết vấn đề Phật Giáo là phớt tỉnh, không cần biết tới". Các hành động, phát biểu thiếu cân nhắc và quá khích của bà góp phần đổ thêm dầu vào lửa dẫn đến cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963, chấm dứt nền Đệ nhất Cộng hòa của Việt Nam Cộng Hòa. Trần Lệ Xuân cũng là người khởi xướng kiểu áo dài cổ thuyền, khoét sâu (mà dân chúng vẫn gọi nôm na là "Áo dài Trần Lệ Xuân") tạo ra một làn sóng thời trang áo dài hở cổ mới mà những người cổ học lên tiếng phê phán. Bà còn cho xây dựng tượng Hai Bà Trưng, nhưng với khuôn mẫu Trưng Trắc giống hệt bà còn Trưng Nhị giống hết con gái Lệ Thủy của bà. Ba năm sau ngày bà đi lưu vong, 2 tượng này bị đập vỡ. Sống lưu vong Trong tháng 10 năm 1963, Trần Lệ Xuân cùng con gái Ngô Đình Lệ Thủy đi Hoa Kỳ và Roma với dự định sẽ vạch trần mưu đồ của Tổng thống Kennedy và CIA trước công chúng Mỹ. Ngày 1 tháng 11 năm 1963 Trần Lệ Xuân và con gái đang trú ngụ tại khách sạn sang trọng Wilshire Hotel ở Beverly Hill, California thì cuộc đảo chính xảy ra, chồng và anh chồng bà bị giết. Ngày 15 tháng 11 năm 1963, Trần Lệ Xuân và Lệ Thủy rời khỏi Los Angeles để đi Roma sinh sống sau khi phát biểu: "Tôi không thể cư ngụ ở Mỹ, vì lý do đơn giản chính phủ của họ đã đâm sau lưng tôi." Ngày 16 tháng 10 năm 1971, tờ New York Times đưa tin bà bị đánh cướp số nữ trang trị giá trên 32 ngàn dollar tại Roma. Ngày 9 tháng 5 năm 1975 khi trả lời phỏng vấn đài truyền hình NBC Trần Lệ Xuân đã tố cáo chính quyền Kennedy can thiệp vào Nam Việt Nam là "nhằm tạo thanh thế và sự ủng hộ cho Đảng Dân chủ (Hoa Kỳ)".
  4. Ngày 2 tháng 11 năm 1986, Trần Lệ Xuân tố cáo Mỹ chơi xấu với gia đình bà trong việc bắt giữ Trần Văn Khiêm (em trai bà) về tội giết cha mẹ là ông bà Trần Văn Chương tại nhà riêng ở Washington, D.C. hồi tháng 7 năm 1986. Những năm đầu thập niên 1990, Trần Lệ Xuân sống tại vùng Riviera Pháp và thường chỉ trả lời phỏng vấn nếu được trả tiền. Hiện nay Trần Lệ Xuân đang sống một mình, viết hồi ký tại 1 trong 2 căn hộ thuộc quyền sở hữu của bà (căn thứ hai cho thuê) trên tầng 11 của một tòa nhà cao tầng gần tháp Eiffel tại quận 15, thủ đô Paris (Pháp) và cắt đứt mọi quan hệ với các nhân vật chính trị. Hai căn hộ này theo bà là của một nữ bá tước tỉ phú người Ý là Capici tặng mặc dù hai người chưa từng gặp nhau. Con cái Ngô Đình Trác, tốt nghiệp kỹ sư canh nông, 55 tuổi (2007), lấy vợ người Ý, có 4 con (3 trai, 1 gái). Ngô Đình Quỳnh, tốt nghiệp ESSEC (Trường Kinh tế và Thương mại Pháp), hiện làm cho một công ty của Mỹ tại Bruxelles, Bỉ. Ngô Đình Lệ Thủy, trưởng nữ, mất vì tai nạn giao thông tại Paris năm 1968. Ngô Đình Lệ Quyên, tiến sĩ Luật đại học Roma, không nhập quốc tịch Ý tuy có chồng người Ý. Con trai 7 tuổi (2007) mang họ mẹ trên giấy tờ là : Ngô Đình Sơn. Nhân vật Trần Văn Đỗ: em Trần Văn Chương
  5. Trần Văn Khiêm: em ruột Lệ Xuân (năm 1993 giết chết cha mẹ đẻ là ông bà Trần Văn Chương ở Hoa Kỳ) Lệ Ngọc chị ruột Lệ Xuân, vợ Nguyễn Hữu Châu Luật sư Nguyễn Hữu Châu, anh em cọc chèo của Nhu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2