intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề phòng bệnh gia tăng đầu năm ở trẻ

Chia sẻ: Viem Chinhlaem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

42
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TPHCM tiếp nhận nhiều trẻ viêm hô hấp nhập viện vào ngày Tết Với những trẻ có cơ địa hen suyễn, thời tiết lạnh mùa Tết là điều kiện thuận lợi cho bệnh hen suyễn hoành hành Bắt đầu từ những ngày trước Tết đến nay, các bé có triệu chứng nôn ói đến khám tại phòng khám Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 TPHCM bắt đầu tăng. Có không ít trẻ nhập viện vì nhiễm lạnh dẫn đến viêm đường hô hấp cấp do các hoạt động du Xuân và đi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề phòng bệnh gia tăng đầu năm ở trẻ

  1. Đề phòng bệnh gia tăng đầu năm ở trẻ Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TPHCM tiếp nhận nhiều trẻ viêm hô hấp nhập viện vào ngày Tết Với những trẻ có cơ địa hen suyễn, thời tiết lạnh mùa Tết là điều kiện thuận lợi cho bệnh hen suyễn hoành hành
  2. Bắt đầu từ những ngày trước Tết đến nay, các bé có triệu chứng nôn ói đến khám tại phòng khám Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 TPHCM bắt đầu tăng. Có không ít trẻ nhập viện vì nhiễm lạnh dẫn đến viêm đường hô hấp cấp do các hoạt động du Xuân và đi chúc Tết họ hàng. Trẻ mắc nhiều bệnh liên quan đến ăn uống Bác sĩ Nguyễn Văn Tân Minh, BV Nhi Đồng 2, cho biết có nhiều nguyên nhân gây nôn ói ở trẻ, những ngày trước và trong Tết do các phụ huynh muốn tăng cường năng lượng cho trẻ bằng cách cố ép trẻ ăn nhiều hơn hoặc do bố mẹ nhiều việc nên không kiểm soát việc ăn uống của trẻ, dễ dẫn đến các rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ đang khỏe mạnh bỗng nôn ói kèm sốt, tiêu chảy có thể do bị bệnh thuộc loại tai-mũi-họng hoặc vì các chất tiêu hóa di chuyển ngược chiều đoạn dạ dày - ruột. Còn nếu trẻ bỗng nhiên bị nôn ói, không sốt, bị
  3. đau bụng không đi tiêu được, có thể bị rối loạn tiêu hóa hoặc lồng ruột, tắc ruột, cần tới bác sĩ ngay. Còn trẻ bị nôn nhiều lần, bị đi bị lại, ngưng tăng cân là do viêm tai hay viêm niệu đạo. Phần lớn các cháu bé nôn ói vì thức ăn chuyển động ngược lại đoạn thực quản – dạ dày. Các cháu nhỏ thường nôn ói vì động cơ tâm lý, làm nũng mẹ. Các cháu lớn hơn nếu bị nôn ói kèm theo đau bụng và sốt có thể do các bệnh đau ruột thừa, viêm gan... Còn theo bác sĩ Trịnh Hữu Tùng, BV Nhi Đồng 2, tình trạng trẻ bị hạ đường huyết cũng gặp nhiều vào ngày Tết là những ngày mà các bậc phụ huynh thường cho trẻ vui chơi thoải mái. Có không ít trẻ mê chơi điện tử quên cả ngủ và bỏ cả bữa ăn. Một số trẻ đã ngồi chơi nhiều giờ liền mà không ăn uống gì nên dễ bị hạ đường huyết. Ngoài ra, có một số trẻ bị “bỏ đói” do bố thì nghĩ mẹ đã cho ăn, còn mẹ lại nghĩ bố đã cho ăn. Việc bị “bỏ đói” cũng có thể khiến bé bị hạ đường huyết. Trẻ bị hạ đường huyết thường có biểu hiện
  4. chóng mặt, vã mồ hồi, tay chân lạnh ngắt, thậm chí ngất xỉu. Để xử trí, cha mẹ cần nới lỏng quần áo, cho trẻ nằm đầu bằng (không gối), uống ngay một ly nước ấm pha đường, khi trẻ đã tỉnh thì cho trẻ ăn một chén cháo hay xúp nóng. Nên duy trì lịch ăn uống hằng ngày cho trẻ một cách nghiêm túc. Có thể cho trẻ vui chơi nhiều hơn thường ngày một chút nhưng phải bảo đảm trẻ ngủ đủ giấc, nhất là giấc ngủ đêm. Bệnh do không khí lạnh và khói bụi Ngày Tết, thời tiết ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung nước ta thường lạnh, có nơi còn có mưa phùn, các hoạt động du Xuân và chúc Tết họ hàng sẽ khiến các bé phải đi lại và di chuyển thường xuyên ngoài đường do đó cơ thể sẽ rất dễ bị nhiễm sương, không tốt cho sức khỏe. Bác sĩ Trịnh Hữu Tùng cho biết triệu chứng hay gặp nhất là bé hắt hơi, sổ mũi, họng bị viêm tấy đỏ... Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày nếu bớt tiếp xúc với không khí lạnh. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo
  5. dài thì cũng có nguy cơ bị bội nhiễm với vi trùng dẫn đến viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản hay viêm xoang cần phải được các bác sĩ điều trị bằng kháng sinh. Khi bị cảm lạnh nên giữ ấm cho trẻ, bổ sung vitamin C, hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người hoặc khu vực ô nhiễm, khói bụi và cho trẻ đi khám ngay nếu có dấu hiệu sốt cao, khó thở, ho nhiều, khò khè. Chú ý giữ ấm cho trẻ khi có việc phải đi ra ngoài. Không cho trẻ ra khỏi nhà khi nhiệt độ dưới 10 độ C. Cần giữ ấm thân thể cho trẻ, nên che khẩu trang và choàng khăn cho trẻ khi đi ra ngoài, nhất là phần cổ, ngực, chân, tay, không dùng chung khăn mặt với người khác, che miệng khi ho và hắt hơi. Không cho trẻ ra đường quá sớm và về nhà quá trễ vì dễ bị nhiễm lạnh do sương. Với những trẻ có cơ địa hen suyễn, thời tiết lạnh mùa Tết là điều kiện thuận lợi cho bệnh hen suyễn hoành hành. Để phòng ngừa căn bệnh này, cần tránh xa
  6. khói thuốc lá, hạn chế cho trẻ đi ra ngoài khi thời tiết trở lạnh, sương, gió hay mưa, không nên ngủ chung với chó hoặc mèo, tránh cho trẻ ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, hải sản, dâu tây, trứng, dùng kháng sinh không đúng cách và không phù hợp sẽ khiến cho tình trạng của bệnh sẽ ngày càng trở nên xấu hơn, tránh xa những loại thức ăn có chứa phẩm màu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2