intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Làm rõ nguồn gốc lợi nhuận thương nghiệp, góp phần phát triển lý luận giá trị thặng dư của Các Mác

Chia sẻ: Nguyen Truong Son | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

307
lượt xem
68
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tuy nhiên, khi phân tích quá trình lao động sản xuất hàng hóa, đặc biệt là quá trình sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa, Ông chỉ tập trung phân tích quá trình sản xuất ra hàng hóa hiện vật, mà trên thực tế, đôi khi việc phân chia ranh giới giữa hàng hóa hiện vật và hàng hóa vô hình gặp rất nhiều khó khăn. Chính điều này đã dẫn tới việc tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về một loại hàng hóa vô hình cụ thể: dịch vụ thương nghiệp. Nhưng trước khi phân tích loại hàng hóa cụ thể này, chúng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Làm rõ nguồn gốc lợi nhuận thương nghiệp, góp phần phát triển lý luận giá trị thặng dư của Các Mác

  1. 1 BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài: Làm rõ nguồn gốc lợi nhuận thương nghiệp, góp phần phát triển lý luận giá trị thặng dư của Các Mác
  2. 2 M ỤC L ỤC Trang Phần mở đầu 2 1 Hàng hóa vô hình 7 2 Dịch vụ thương nghiệp trong nền sản xuất hàng 8 hóa giản đơn 3 Dịch vụ thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản, 11 nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận thương nghiệp 4 Kết luận 16 Danh mục tài liệu tham khảo 19
  3. 3 P HẦ N M Ở Đ Ầ U 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây, phong trào nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn nói chung, phong trào nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn của Học viện Chính trị Quân sự - Trường Sĩ quan Chính trị nói riêng, được tổ chức sôi nổi và đã đạt những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, hầu hết các đề tài đều đi vào nghiên cứu ứng dụng, mảng nghiên cứu cơ bản gần như còn bỏ trống. Trong khi đó, có nhiều vấn đề lý luận cần được làm sáng tỏ trong điều kiện nước ta vừa tiến hành, vừa hoàn thiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tác giả nhận thấy trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển kinh tế nước ta, lĩnh vực lưu thông, hay nói cụ thể hơn là việc xây dựng hệ thống thương nghiệp, chưa được coi trọng đúng mức, điều này dẫn đến một thực trạng là thương nghiệp nước ta đang phát triển một cách tự phát, gây trở ngại không nhỏ cho việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo tác giả, một trong những nguyên nhân quan trọng của hạn chế nói trên bắt nguồn từ nhận thức lý luận. Chúng ta xây dựng đường lối phát triển kinh tế trên cơ sở nền tảng là Học thuyết Kinh tế chính trị Mác - Lênin, ở đó khẳng định lưu thông (ở đây nói tới lưu thông thuần túy) không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Từ góc độ nhận thức của bản thân, tác giả nhận thấy quan niệ m này chưa đúng. Nhằ m cung cấp cơ sở lý luận cho quá trình phát triển hệ thống thương nghiệp nước ta, tác giả đã nghiên cứu và chứng minh lĩnh vực lưu thông thuần túy cũng tạo ra giá trị, từ đó khẳng định rõ hơn vai trò của hoạt động thương nghiệp trong phát triển kinh tế hàng hóa nói chung, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói riêng.
  4. 4 Tuy nhiên, để tránh việc hiểu sai ý nghĩa đề tài của mình, coi nó như một sản phẩm xét lại Học thuyết Giá trị thặng dư của Các Mác, tác giả đi sâu vào phân tích hoạt động thương nghiệp tư bản chủ nghĩa, chỉ rõ nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp tư bản chủ nghĩa và khẳng kết quả nghiên cứu này không mâu thuẫn với Học thuyết Giá trị thặng dư của Các Mác, trái lại còn góp phần bổ sung và hoàn thiện nó. Với ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn vấn đề: “Làm rõ nguồn gốc lợi nhuận thương nghiệp, góp phần phát triển lý luận giá trị thặng dư của Các Mác” làm đề tài khoa học cá nhân năm 2009, đồng thời thực hiện chủ trương của Nhà trường nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu cơ bản ở các Khoa lý luận. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Lịch sử tư tưởng kinh tế có cả một trường phái khẳng định thương nghiệp tạo ra của cải. Đó là những người theo chủ nghĩa Trọng Thương (thế kỷ XVI, XVII), với các đại biểu tiêu biểu như: Williams Stafford, Thomas Mun, Montchretien, Kolbert, … Tuy nhiên quan điểm của các nhà tư tưởng này mang tính chất kinh nghiệ m, họ mới chỉ đánh giá được bề ngoài của hoạt động thương nghiệp, chưa hiểu đúng mối quan hệ của nó với lĩnh vực sản xuất và còn nhiều hạ n chế khi tuyệt đối hóa thương nghiệp, coi tiền là nội dung căn bản của của cải. Sau sự tan rã của học thuyết kinh tế Trọng Thương, Các nhà Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh lại từng bước phủ nhận vai trò của lưu thông trong việc tạo ra giá trị. Các Mác kế thừa tư tưởng đó và hoàn thiện lý luận giá trị - lao động của mình, Ông khẳng định chỉ có lao động trong lĩnh vực sản xuất mới tạo ra giá trị, lưu thông thuần túy không trực tiếp tạo ra giá trị mà chỉ thực hiện những giá trị đã được tạo ra từ trước.
  5. 5 Sau Các Mác, các nhà kinh tế học hoặc thừa nhận tuyệt đối lý luận giá trị - lao động của Ông, hoặc không trực tiếp bàn tới nó. Gần đây, trên các tạp chí nghiên cứu lý luận, tác giả thấy có một số nhà khoa học bàn tới và giải quyết vấ n đề này ở mức độ nhất định, trong đó có hai tác giả tiêu biểu. Một là tác giả Lâm Cần Thanh* với bài “Kinh tế tri thức và lý luận giá trị thặng dư của Các Mác”, Ông cho rằng chi phí lưu thông thuần túy trực tiếp cấu thành giá thành hàng hóa, trực tiếp được bù đắp trong giá cả hàng hóa … Hai là tác giả Đỗ Thế Tùng với bài “Phải chăng khiếm khuyết của C.Mác là chưa nói rõ lao động thể lực và lao động trí lực của nhân viên bán hàng đã làm tăng thêm giá trị của hàng hóa”, Ông cho rằng lao động dịch vụ (của nhân viên bán hàng thuần túy) cũng tạo ra giá trị mới, nhưng không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư vì lao động thặng dư ở đây không tính được. Như vậy, các tác giả đã đề cập tới lưu thông (mà trực tiếp là lao động của nhân viên bán hàng) có tạo ra giá trị, nhưng chưa luận giải thật rõ ràng và đặc biệt chưa thừa nhận lao động của họ tạo ra giá trị thặng dư. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích Kế thừa lý luận kinh tế chính trị của Các Mác và kết quả nghiên cứu của các nhà nhà khoa học đi trước, tập trung nghiên cứu lĩnh vực lưu thông, chứng minh hoạt động thương nghiệp trực tiếp tạo ra giá trị, thương nghiệp tư bản chủ nghĩa trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị thặng dư, từ đó góp phần bổ sung lý luận giá trị thặng dư của Các Mác và cung cấp cơ sở lý luận để phát triển hệ thống thương nghiệp ở nước ta hiện nay. * Một nhà nghiên cứu kinh tế người Trung Quốc ** GS, TS, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
  6. 6 * Nhiệm vụ - Chứng minh d ịch vụ t hươ ng nghiệp là một hàng hoá, có giá tr ị và giá tr ị sử dụng. - Chứng minh lao động của thương nhân cũng tạo ra giá trị, lao động của công nhân bán hàng trong thương nghiệp tư bản chủ nghĩa cũng tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. - Bảo vệ và phát triển lý luận giá trị thặng dư của Các Mác. - Khẳng định vai trò của thương nghiệp trong kinh tế hàng hoá nói chung, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói riêng. 4. Phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu ở đây khá rộng, phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong không gian và thời gian tồn tại của sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên trong một phạ m vi rộng như vậy, tác giả không thể trực tiếp khảo sát thực tế, mà kế thừa kết quả khảo sát của các nhà khoa học đã được công bố và thừa nhận. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, mà trực tiếp là học thuyết giá trị - lao động và học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác. * Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và đặc biệt là phương pháp trừu tượng hoá khoa học - phương pháp nghiên cứu kinh tế điển hình của Các Mác
  7. 7 6. Ý nghĩa của đề tài Đề tài cung cấp cơ sở lý luận giúp nhận thức đúng hơn về vai trò của lưu thông hàng hoá trong việc tạo ra giá trị mới và cung cấp cơ sở lý luận để phát triển hệ thống thương nghiệp ở nước ta hiện nay. Đề tài góp phần bổ sung lý luận giá trị thặng dư của Các Mác và có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy Kinh tế Chính trị Mác - Lênin. 7. Kết cấu Là một đề tài nghiên cứu lý luận cơ bản, nội dung đề tài là các phần lý luậ n nối tiếp nhau theo một lôgic chặt chẽ, phần trước là tiền đề trực tiếp của phần sau, vì vậy tác giả không kết cấu thành các chương độc lập. Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 4 mục, đánh số từ 1-4.
  8. 8 NỘI DUNG 1. Hàng hóa vô hình. C. Mác có đề cập tới hàng hóa vô hình, tồn tại song song với hàng hóa hữu hình. Tuy nhiên, khi phân tích quá trình lao động sản xuất hàng hóa, đặc biệt là quá trình sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa, Ông chỉ tập trung phân tích quá trình sản xuất ra hàng hóa hiện vật, mà trên thực tế, đôi khi việc phân chia ranh giới giữa hàng hóa hiện vật và hàng hóa vô hình gặp rất nhiều khó khăn. Chính điều này đã dẫn tới việc tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về một loại hàng hóa vô hình cụ thể: dịch vụ thương nghiệp. Nhưng trước khi phân tích loại hàng hóa cụ thể này, chúng ta cần thống nhất một số điểm chung về hàng hóa vô hình. Khác với hàng hóa hữu hình, hàng hóa vô hình không tồn tại dưới dạng hiện vật mà tồn tại dưới dạng các loại hình dịch vụ: Y tế, giáo dục, tư vấn, vận tải, giả i trí, thương mại, … Vì không tồn tại dưới dạng hiện vật nên hàng hóa vô hình không dự trữ được, quá trình sản xuất ra nó và quá trình tiêu dùng nó không tách rời nhau. Giống như các hàng hóa hữu hình, để tạo ra hàng hóa vô hình, xã hội cũng cần tiêu tốn lao động quá khứ và lao động sống. Nếu như việc tạo ra hàng hóa vô hình được tổ chức theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhà tư bản hoạt động trong lĩnh vực này cũng thu được lợi nhuận, mà nguồn gốc của nó không ở đâu khác, chính là giá trị thặng dư do công nhân tạo ra. Ví dụ nhà tư bản đầu tư xây dựng một bệnh viện, tư bản của anh ta cũng chia làm hai phần, phần tư bản bất biến xây nhà, mua trang thiết bị y tế, thuốc men, … và phần tư bản khả biến dùng trả công cho bác s ĩ, các nhân viên y tế. Hoạt động của bệnh viện không sản xuất ra hàng hóa tồn tại dưới dạng hiện vật mà tạo ra
  9. 9 hàng hóa vô hình, tồn tại dưới dạng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Loại hàng hóa này cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng của thứ hàng hóa vô hình này là khả năng phục hồi và nâng cao sức khỏe cho người tiêu dùng nó. Giá trị của hàng hóa này cũng là hao phí lao động xã hội cần thiết để tạo ra nó, cả lao động quá khứ vật hóa trong cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện và lao động sống của các bác sĩ, nhân viên y tế, … Người hưởng giá trị sử dụng là các bệnh nhân, và đương nhiên để tiêu dùng loại hàng hóa này, họ phải trả tiền cho chủ sở hữu nó là nhà tư bản. Toàn bộ số tiền mà nhà tư bản thu được của bệnh nhân, sau khi bù đắp đủ chi phí đã bỏ ra để xây dựng bệnh viện, thuê bác sĩ và nhân viên y tế, bao giờ cũng dôi ra một khoản nhất định gọi là lợi nhuận, mà nguồn gốc của nó không ở đâu khác, chính là phần giá trị thặng dư, dôi ra ngoài giá trị sức lao động của những người làm thuê nói trên. Như vậy, trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, hàng hóa hữu hình cũng như hàng hóa vô hình đều kết tinh lao động của người sản xuất ra nó, trong đó có lao động thặng dư. 2. Dịch vụ thương nghiệp trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn. Khi phân công lao động phát triển đến một mức độ nhất định và có sự độc lập tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất, thì con người bắt đầu xuất hiện một nhu cầu mới, nhu cầu trao đổi sản phẩm, tức là nhu cầu biến một giá tr ị sử dụng do mình tạo ra, nhưng không thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của mình, thành một giá trị sử dụng do người khác tạo ra, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của mình. Việc xuất hiện nhu cầu trao đổi sản phẩ m và hình thành mối quan hệ trao đổi sản phẩ m giữa những người sản xuất là một bước tiến vĩ đại của lịch sử, nó đánh dấu sự ra đời của kiểu tổ chức kinh tế sản xuất hàng hóa. Để thoả mãn nhu cầu mới nảy sinh này, con người đã phải thực hiện một lao động cụ thể mới, lao động thực hiện quá trình trao đổi sản phẩm của người sản
  10. 10 xuất này với sản phẩ m của người sản xuất khác, sau này ta gọi nó là dịch vụ thương nghiệp. Cũng giống như tất cả những lao động cụ thể khác, người tiến hành loại lao động thực hiện quá trình trao đổi sản phẩ m cũng phải tiêu tốn sức lao động, tức là tiêu hao thần kinh và sức bắp của mình. Khi mỗi người sản xuất tự mang hàng hóa của mình trao đổi lấy hàng hóa của người khác thì chưa có dịch vụ thương nghiệp. Khi hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa được tách rời ra, do thương nhân đảm nhiệ m thì xuất hiện dịch vụ thương nghiệp. Thương nghiệp – hoạt động chuyên phục vụ việc trao đổi sản phẩ m giữa những người sản xuất – ngay từ khi xuất hiện, đã là một hàng hóa. Thương nhân trong quá trình hoạt động phải hao phí lao động, nhưng kết quả lao động của anh ta không thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của anh ta mà thoả mãn nhu cầu trao đổi sản phẩm giữa những người sản xuất khác … Đối với mỗi người sản xuất trong nền sản xuất hàng hóa, sản phẩm trong tay họ là những vật mang giá trị trao đổi, họ muốn biến nó thành những vật ngang giá có giá trị sử dụng phù hợp với nhu cầ u tiêu dùng của họ, dịch vụ thương nghiệp thoả mãn nhu cầu này. Giá trị dịch vụ thương nghiệp cũng bao gồ m cả lao động quá khứ và lao động sống đã hao phí để thực hiện công việc mua bán, trao đổi hàng hóa, giá cả của nó là phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hóa. Tuy nhiên, c ũng giống như việc sản xuất ra hàng hóa hữu hình, xã hội chỉ chấp nhận những hoạt động thương nghiệp có mức hao phí lao động trung bình, tức là lao động thương nghiệp cũng phải phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết theo yêu cầu của quy luật giá trị. Từ đây trở đi, để tiện cho việc phân tích, tôi giả định những hao phí lao động được nhắc tới đều phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết và mọi sự trao đổi đều tuân thủ nguyên tắc ngang giá.
  11. 11 Như vậy, thương nghiệp là hoạt động có mục đích của con người, đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội, hoạt động thương nghiệp đòi hỏi phải tiêu tố n một lượng lao động nhất định, và sự hao phí lao động đó được xã hội thừa nhận, tức là chi phí lưu thông là cần thiết và thiết thực, hoàn toàn không phải “hư phí”. Vấn đề đặt ra là ai trả tiền cho dịch vụ thương nghiệp, người bán hay người mua hàng hóa hiện vật? Tức là, giá cả của dịch vụ thương nghiệp được cộng thêm vào giá bán khi thương nhân bán hàng cho người tiêu dùng hay trừ vào giá mua khi thương nhân mua hàng của người sản xuất? Thực ra sự phân biệt này tuyệt nhiên không ảnh hưởng tới số lượng giá trị trong tay mỗi người (người bán, thương nhân hay người mua). Chúng ta biết rằng, trong nền sản xuất hàng hóa, mỗi người sản xuất đồng thời cũng là người tiêu dùng, mỗi người bán đồng thời cũng là người mua. Không một người sản xuất nào thực hiện hành vi bán hàng xong mà không thực hiện tiếp theo đó một hành vi mua hàng, vì nếu chỉ bán hàng mà không mua gì cả thì không những anh ta không có các yếu tố đầu vào để tiếp tục sản xuất mà chắc chắn anh ta sẽ chết đói với một đống tiền trong tay mình. Với ý nghĩa đó việc phân biệt người bán hay người mua trả tiền cho dịch vụ thương nghiệp hoàn toàn không quan trọng, đằng nào thì anh ta cũng chỉ trả tiền có một lần, nếu trả với tư cách là người bán thì khi là người mua anh ta không phải trả nữa, và ngược lại. Nhưng vấn đề ai trả tiền cho dịch vụ thương nghiệp vẫn cần được làm rõ, vì một sự thiếu rõ ràng ở chỗ này sẽ là nguyên nhân gây tranh cãi ở chỗ khác. Khi hàng hóa hiện vật được sản xuất ra, nó đã chứa đựng một lượng giá trị nhất định, đó là toàn bộ hao phí lao động quá khứ và lao động sống của người sản xuất kết tinh trong nó. Khi hàng hóa hiện vật này vừa rời khỏi tay người sản xuất để chuyển sang tay thương nhân thì hoạt động thương nghiệp mới chỉ bắt đầu chứ chưa hoàn
  12. 12 tất. Bắt người sản xuất bán hàng với giá thấp hơn giá trị, tức là bắt anh ta trả giá cả của hàng hóa dịch vụ thương nghiệp khi dịch vụ này chưa hoàn tất là điều không hợp lý. Trái lại, thương nhân sẽ mua hàng của người sản xuất với giá cả bằng giá trị, sau đó anh ta thực hiện công việc của mình: đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng, đây là quá trình anh ta tạo ra hàng hóa vô hình: hàng hóa dịch vụ thương nghiệp. Như vậy, khi thương nhân bán hàng cho người tiêu dùng với giá cao hơn giá mua, điều đó không có nghĩa anh ta bán hàng với giá cả cao hơn giá trị mà phầ n cao hơn ở đây là giá cả của hàng hóa dịch vụ thương nghiệp. Người tiêu dùng đã thực hiện cả giá trị của hàng hóa hiện vật và giá trị của hàng hóa dịch vụ thương nghiệp, vì anh ta tiêu dùng cả hai loại hàng hóa này. Còn đối với thương nhân, anh ta phải ứng trước tư liệu sản xuất và sức lao động của mình để tạo ra hàng hóa dịch vụ thương nghiệp, và chỉ nhận được giá cả của hàng hóa này sau khi anh ta đã hoàn tất việc tạo ra nó, tức là sau khi anh ta đưa được hàng hóa hiện vật tới tay người tiêu dùng. Điều này hoàn toàn hợp lý, nó cũng giống như việc người sản xuất hàng hóa hiện vật phải ứng trước tư liệu sản xuất và sức lao động để tạo ra hàng hóa hiện vật trước khi nhận lại giá cả của nó từ tay thương nhân. 3. Dịch vụ thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản, nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận thương nghiệp. Khi sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa đã thay thế nền sản xuất hàng hóa giản đơn, khi quy mô sản xuất đã trở nên rất lớn thì hoạt động thương nghiệp cũng cần thay đổi để thích ứng với tính chất và trình độ của nền sản xuất. Tư bản thương nhân xuất hiện, tồn tại song hành với tư bản sản xuất, và cạnh tranh với tư bản sản xuất.
  13. 13 Đứng từ góc độ sản xuất hàng hóa hiện vật, C. Mác không coi dịch vụ thương nghiệp là một hàng hóa có giá trị và giá trị sử dụng, do đó, Ông chia chi phí lưu thông tư bản chủ nghĩa thành chi phí lưu thông thuần túy và chi phí tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông. Đối với khoản chi phí tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông, nó giống như quá trình sản xuất hàng hóa hiện vật tư bản chủ nghĩa được kéo dài ra, cho nên mọi sự phân tích về nó bây giờ giống như lĩnh vực sản xuất hàng hóa hữu hình và chúng ta không cần bàn thêm gì cả. Đối với khoản chi phí lưu thông thuần túy, C. Mác cho rằng khoản chi này không làm thay đổi giá trị sử dụng của hàng hóa hiện vật, mà chỉ chuyển hình thái giá trị của hàng hóa thành tiền và ngược lại, do đó nó không làm cho giá trị hàng hóa (hiện vật) tăng lên chút nào: “Lẽ dĩ nhiên là quy mô của chu chuyển hàng hóa ở trong tay nhà tư bản không thể nào biến lao động đó - lao động không sáng tạo ra giá trị mà chỉ làm cho giá trị tạm thời biến đổi hình thái - thành lao động sáng tạo ra giá trị”.[1] Theo C. Mác, chi phí lưu thông thuần túy tư bản chủ nghĩa là những “hư phí” vì đó là những chi phí không sản xuất, nhưng nó vẫn cần phải được bù đắp vì nó là những khoản chi cần thiết, quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa không thể thiếu lưu thông được. C. Mác đưa ra giả định là phần bù đắp cho chi phí lưu thông thuần túy sẽ được lấy từ bộ phận giá trị thặng dư do công nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa hiện vật tạo ra, tức là nhà tư bản công nghiệp sẽ bán hàng cho nhà tư bản thương nhân với giá cả thấp hơn giá trị, bằng cách này, tư bản công nghiệp không những bù đắp lại khoản tư bản đã ứng ra của tư bản thương nhân, mà còn trả thêm cho tư bản thương nhân một phần lợi nhuận tương ứng với số tư bản đó, tính theo tỷ
  14. 14 suất lợi nhuận bình quân. Tất cả đều khấu trừ vào bộ phận giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất hàng hóa hiện vật. Đề cập vấn đề này, tác giả Lâm Cần Thanh cho rằng: “Lao động cụ thể của người bán hàng trong thương nghiệp không tạo ra giá trị sử dụng mới, nhưng lao động của họ cũng phân chia thành lao động cần thiết và lao động thặng dư, quá trình lao động của họ là quá trình thực hiện giá trị hàng hóa bao hàm giá trị thặng dư trong hàng hóa, trong quá trình đó họ cũng chi ra thể lực và trí lực của mình, hơn nữa đem thể lực và trí lực kết tinh vào hàng hóa cho nên khi bán hàng thì phải cộng thêm vào giá thành hàng hóa trên cơ sở giá thành sản xuất”.[2] Ở đây, Lâm Cần Thanh đã phát hiện ra vai trò của người lao động thương nghiệp thuần túy, ông yêu cầu hao phí lao động của họ cần được bù đắp bằng cách tính vào giá thành sản phẩm. Hạn chế của Ông là không chỉ rõ lao động này tạo ra giá trị kết tinh trong dịch vụ thương nghiệp thuần túy, ông không thừa nhận lao động thương nghiệp tạo ra giá trị sử dụng mới, mà vẫn cho rằng sức lao động của người bán hàng kết tinh trong hàng hóa hiện vật. Như vậy, bản thân lý luận của Lâm Cần Thanh tự nó đã chứa đựng mâu thuẫn. Giáo sư Đỗ Thế Tùng tiến xa hơn tác giả Lâm Cần Thanh khi khẳng định lao động của người bán hàng tồn tại nhưng không kết tinh trong sản phẩm hàng hóa hữu hình, Ông cho rằng: “Nhân viên làm dịch vụ thương nghiệp cũng chi phí lao động tất yếu và lao động thặng dư, các chi phí đó đều không kết tinh trong sản phẩm hữu hình, nhưng thời gian lao động tất yếu được bù lại bằng tư liệu sinh hoạt theo nguyên tắc ngang giá, nên có thể thống kê được và được cộng vào giá trị của tổng sản phẩm xã hội, bao gồm cả hàng hóa hữu hình và dịch vụ, còn thời gian lao động thặng dư thì góp phần giảm chi phí lưu thông thuần túy, nhưng không được trao đổi lấy hiện vật nên không thống kê được. Như vậy lao động dịch vụ cũng tạo ra giá trị
  15. 15 mới nhưng không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư vì lao động thặng dư ở đây không tính được”[3]. Ở đây, Giáo sư Tùng đã nhận thấy có một lượng giá trị được tạo ra do lao động của nhân viên bán hàng, khẳng định nó tồn tại độc lập với hàng hóa hữu hình, nhưng Ông cũng chưa chỉ ra được lượng giá trị này kết tinh trong hàng hóa vô hình – dịch vụ thương nghiệp thuần túy. Chính vì hạn chế này mà Ông chỉ nhận thấy phần lao động tất yếu thống kê được nhờ nó được bù lại bằng tư liệu sinh hoạt nuôi sống những người công nhân, mà không nhận thấy phần lao động thặng dư kết tinh thành giá trị thặng dư trong hàng hóa vô hình – dịch vụ thương nghiệp thuần túy, nó biểu hiện thành một bộ phận của lợi nhuận thương nghiệp, và nó hoặc biến thành tư liệu sinh hoạt của tư bản thương nhân, hoặc biến thành tư bản phụ thêm của hắn để mở rộng kinh doanh. Phần này cũng hoàn toàn có thể thống kê được. Nếu phần giá trị thặng dư kết tinh trong dịch vụ thương nghiệp thuần túy chỉ là một bộ phận của lợi nhuận thương nghiệp, thì bộ phận còn lại là gì? Chúng ta sẽ phân tích khoản lợi nhuận này một cách toàn diện hơn. Khi chúng ta đã chứng minh được dịch vụ thương nghiệp là một hàng hóa vô hình, có đầy đủ giá trị và giá trị sử dụng. Việc tạo ra thứ hàng hóa này dưới chủ nghĩa tư bản cũng đồng thời là quá trình tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Để tổ chức hoạt động, tư bản thương nhân cũng phải ứng trước tư bản của mình, việc phân chia tư bản ứng trước của tư bản thương nhân thành chi phí lưu thông thuần túy và chi chi phí tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông không ảnh hưởng gì tới nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận thương nghiệp. Bởi vì, đối vớ i tư bản thương nhân, chi phí c ủa anh ta có tác động tới hàng hóa hiện vật, làm thay đổi giá trị sử dụng của hàng hóa hiện vật, hay chỉ thuần túy tạo ra hàng hóa vô hình
  16. 16 cũng không quan trọng gì, mục đích của anh ta là tạo ra giá trị thặng dư, dù giá tr ị thặng dư ấy kết tinh trong hàng hóa hiện vật hay hàng hóa vô hình thì nó cũng đều biến thành lợi nhuận, sau khi anh ta bán trọn gói cả hai “loại hàng hóa” này cho người tiêu dùng. Như vậy lưu thông dưới chủ nghĩa tư bản hiểu theo nghĩa rộng, tức là quá trình bắt đầu từ khi tư bản thương nhân tiếp nhận hàng hoá hiện vật từ tay tư bả n sản xuất cho tới khi bàn giao hàng hoá hiện vật đó tới tay người tiêu dùng, chẳng khác gì một quá trình sản xuất được kéo dài ra, cả việc tiếp tục sản xuất ra hàng hoá hữu hình (gia công, đóng gói, ...) và việc sản xuất ra hàng hoá vô hình (dịch vụ thương nghiệp thuần tuý). Cả hai công đoạn của quá trình này đều tạo ra giá trị và giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Khi chúng ta đồng nhất được vai trò của chi phí lưu thông thuần tuý và chi phí tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông đối với việc tạo ra giá trị và giá trị thặng dư, thì tình hình đối với lĩnh vực lưu thông bây giờ hoàn toàn giống như lĩnh vực sản xuất hàng hóa hữu hình. Tư bản thương nghiệp bây giờ chia làm hai phần: phần tư bản bất biến để mua tư liệu sản xuất (chi phí xây cửa hàng, mua phương tiện vận tải, mua hàng hoá hiện vật của nhà tư bản sản xuất, sổ sách kế toán, ...) và phần tư bản khả biến trả công cho công nhân hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp, ta thống nhất gọi chung là công nhân thương nghiệp (gồm cả những người làm công việc gia công, đóng gói sản phẩm và những người làm công việc bán hàng thuần tuý). Giá trị tư bản bất biến sẽ được lao động cụ thể của công nhân thương nghiệp bảo toàn nguyên vẹn và chuyển hoá nó sang sản phẩm hàng hoá hiện vật (lao động gia công, đóng gói) hoặc chuyển hoá nó sang hàng hoá vô hình - dịch vụ thương nghiệp (lao động bán hàng thuần tuý). Đồng thời, lao động trừu tượng của công
  17. 17 nhân thương nghiệp bây giờ kết tinh cả trong hàng hoá hiện vật (lao động gia công, đóng gói) và kết tinh cả trong hàng hoá vô hình (lao động bán hàng thuần tuý) tạo ra một lượng giá trị mới. Theo tính chất đặc biệt của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động, lượng giá trị mới nói trên sẽ lớn hơn bản thân giá trị sức lao động của công nhân thương nghiệp, phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư được tạo ra trong lĩnh vực lưu thông, đó là nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp. Như vậy, nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp là do công nhân thương nghiệp tạo ra. Bản chất của nó là giá trị thặng dư, là phần lao động không được trả công của công nhân thương nghiệp bị tư bản thương nhân tước đoạt. Lợi nhuận thương nghiệp phản ánh mối quan hệ bóc lột trực tiếp của tư bản thương nhân đố i với lao động làm thuê trong lĩnh vực lưu thông. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, tư bản thương nhân cạnh tranh với tư bản sản xuất hàng hoá hiện vật và lợi nhuận thương nghiệp cũng tham gia vào quá trình bình quân hoá lợi nhuận. Khi nói toàn bộ giai cấp tư sản bóc lột toàn bộ giai cấp vô sản thì đã bao hàm cả nhà tư bản hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng hoá hiện vật và nhà tư bản thương nhân, bao hàm cả công nhân công nghiệp và công nhân thương nghiệp. 4. Kết luận Việc khẳng định thương nghiệp là hàng hóa vô hình, chỉ ra lĩnh vực lưu thông cũng tạo ra giá trị và trình bày nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận thương nghiệp như trên đã giúp bác bỏ mọi quan niệm thần bí hóa khoản thu nhập này của các nhà tư bản. Bây giờ sự vận động T – H – T’ trong lưu thông không có nghĩa tiền tự nó đẻ ra tiền, mà đằng sau đó là một quá trình sản xuất, sản xuất ra thứ hàng hóa vô hình – dịch vụ thương nghiệp.
  18. 18 Kết luận trên hoàn toàn không trái với lý luận giá trị - lao động của C. Mác, trái lại việc khẳng định rõ nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận thương nghiệp càng giúp cũng cố vững chắc lý luận giá trị thặng dư của Ông. Điều đó thể hiện trên các nội dung sau: Thứ nhất, nguồn gốc duy nhất của giá trị vẫn là lao động trừu tượng, dù lao động trừu tượng này ẩn chứa đằng sau loại lao động cụ thể sản xuất hàng hóa hiện vật hay lao động cụ thể sản xuất hàng hóa vô hình, thì kết quả tạo ra giá trị của nó không có gì thay đổi. Thứ hai, lợi nhuận thương nghiệp là biểu hiện bằng tiền của giá trị thặng dư được tạo ra trong lĩnh vực thương nghiệp, đó là lượng giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động của công nhân thương nghiệp, bị tư bản thương nhân tước đoạt, bất kể lượng giá trị này do người công nhân bán hàng tạo ra hay do người công nhân tiếp tục quá trình sản xuất hàng hóa hiện vật trong lưu thông tạo ra. Thứ ba, thương nghiệp là một ngành sản xuất hàng hóa vô hình, nó vừa tồn tại độc lập tương đối, vừa không thể tách rời các ngành sản xuất hàng hóa hiện vật. Trong phương thức sản xuất TBCN, giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, lợi nhuận thương nghiệp tham gia trực tiếp vào quá trình bình quân hóa lợi nhuận. Do đó, kết luận của Các Mác: “toàn bộ giai cấp tư sản tham gia bóc lột toàn bộ giai cấp vô sản” là hoàn toàn chính xác. Trên cơ sở đó, chúng ta cũng cần có nhận thức đúng hơn về vai trò của thương nghiệp. Lao động trong lĩnh vực thương nghiệp cũng hữu ích như bất cứ loại lao động sản xuất hàng hóa hữu hình nào. Chi phí lưu thông không phải là hư phí, đó là những chi phí cần thiết, nó cần được xã hội thừa nhận và thực sự vẫn đang được thừa nhận. Việc tổ chức mạng lưới thương nghiệp đồng bộ, rộng khắp
  19. 19 và khoa học sẽ nâng cao năng suất lao động, giả m giá trị dịch vụ thương nghiệp, vừa phục vụ tốt hơn người tiêu dùng, vừa tác động tích cực tới quá trình tái sản xuất. Nhận thức rõ điều này là cần thiết để chúng ta có quan điểm đúng đắn trong xây dựng hoàn thiện mạng lưới thương nghiệp, phục vụ cho quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tôi đã cố gắng chứng minh quan điểm của mình trên cơ sở một trình độ hiểu biết có hạn. Tôi mong muốn nhận được ý kiến phản biện của những người nghiên cứu đang quan tâm đến vấn đề này với một tinh thần cầu thị.
  20. 20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] C.Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, Nxb CTQG Sự thật, H-1994, tập 24, tr 199 [2] Lâm Cần Thanh: “Kinh tế tri thức và lý luận giá trị thặng dư cảu Mác”, Thông tin những vấn đề lý luận, phục vụ lãnh đạo, số 8, tháng 4/2000. [3] Đỗ Thế Tùng: “Phải chăng khiếm khuyết của C.Mác là chưa nói rõ lao động thể lực và trí lực của nhân viên bán hàng đã làm tăng thêm giá trị của hàng hóa?”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2