intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài : “Báo cáo ĐTM dự án chợ Hải Tân-Thành phố Hải Dương”

Chia sẻ: Nhu Chau | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

415
lượt xem
115
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT COD BOD5 DO TSS SS HC ĐTM TCVN QCVN BTNMT BKHNCN WHO BTCT Ths KS CN UBND UBMTTQ BYT CTCC HTKT TXLNT KL TB Nhu cầu oxy hóa hóa học Nhu cầu oxy hóa sinh học (5 ngày). Hàm lượng oxy hòa tan Tổng hàm lượng chất rắn Hàm lượng chất rắn lơ lửng Hàm lượng hydrocacbon Đánh giá tác động môi trường Tiêu chuẩn Việt Nam Quy chuẩn Việt Nam Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ Khoa học công nghệ Tổ chức Y tế Thế giới Bê tông cốt thép Thạc sỹ Kỹ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài : “Báo cáo ĐTM dự án chợ Hải Tân-Thành phố Hải Dương”

  1. Đề tài : “Báo cáo ĐTM dự án chợ Hải Tân-Thành phố Hải Dương” 1
  2. CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT COD Nhu cầu oxy hóa hóa học BOD5 Nhu cầu oxy hóa sinh học (5 ngày). DO Hàm lượng oxy hòa tan TSS Tổng hàm lượng chất rắn SS Hàm lượng chất rắn lơ lửng HC Hàm lượng hydrocacbon ĐTM Đánh giá tác động môi trường TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam QCVN Quy chuẩn Việt Nam BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BKHNCN Bộ Khoa học công nghệ WHO Tổ chức Y tế Thế giới BTCT Bê tông cốt thép Ths Thạc sỹ KS Kỹ sư CN Cử nhân UBND Uỷ ban Nhân dân UBMTTQ Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc BYT Bộ Y tế CTCC Công trình công cộng HTKT Hệ thống kỹ thuật TXLNT Trạm xử lý nước thải KL Khối lượng TB Thiết bị 2
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 I. Xuất xứ của dự án ..................................................................................................... 1 1. Hoàn cảnh ra đời ................................................................................................. 1 2. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư ................................................................... 1 3. Mối quan hệ của Dự án với các quy hoạch phát triển ........................................... 1 II. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường ........... 2 1. Các văn bản pháp luật .......................................................................................... 2 2. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng .................................................................. 3 3. Các nguồn tài liệu ................................................................................................ 4 III. Phương pháp áp dụng trong quá trình lập báo cáo ĐTM ......................................... 5 IV. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường .................................................... 6 CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN ..................................................................... 7 I. Tên Dự án ................................................................................................................. 7 II. Chủ Dự án................................................................................................................ 7 III. Vị trí địa lý của Dự án............................................................................................. 7 IV. Nội dung chủ yếu của Dự án ................................................................................... 8 1. Quy mô xây dựng: ................................................................................................ 8 2. Tiến độ thực hiện Dự án: ...................................................................................... 9 3. Phương án giải phóng mặt bằng ......................................................................... 10 4. Giải pháp tổ chức quy hoạch: ............................................................................. 11 5. Giải pháp kiến trúc và xây dựng ......................................................................... 12 6. Giải pháp hạ tầng kỹ thuật ................................................................................. 15 7. Quy trình thi công............................................................................................... 21 8. Quy trình vận hành khi Dự án đi vào hoạt động ................................................. 22 9. Mô hình quản lý.................................................................................................. 23 10. Tổng vốn đầu tư xây dựng của Dự án ............................................................... 24 11. Hiệu quả xã hội: ............................................................................................... 25 CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN ....................................................................................................... 26 I. Điều kiện tự nhiên và môi trường ............................................................................ 26 1. Điều kiện về địa lý, địa hình, địa chất ................................................................. 26 2. Điều kiện về khí tượng, thủy văn ......................................................................... 27 3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên ................................................. 29 II. Điều kiện kinh tế - xã hội phường Hải Tân:............................................................ 35 1
  4. CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG .................................. 38 I. Nguyên tắc đánh giá: ............................................................................................... 38 II. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị ............................................................ 38 1. Đánh giá công tác lựa chọn vị trí dự án: ............................................................ 38 2. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng: .............................................................. 39 III. Đánh giá tác động trong giai đoạn san lấp mặt bằng.............................................. 40 1. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí .......................................................... 40 2. Tác động qua lại giữa hoạt động san lấp mặt bằng và hoạt động của chợ .......... 43 IV. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng ........................................... 44 1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải: ................................................. 44 2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải: ........................................... 55 3. Đối tượng bị tác động: ....................................................................................... 56 4. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng . 56 V. Đánh giá tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động .................................... 57 1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải:.................................................. 57 2. Nguồn gây tác động không có liên quan đến chất thải ........................................ 71 3. Đối tượng bị tác động: ....................................................................................... 72 4. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động ............. 73 VI. Đánh giá tổng hợp tác động tới môi trường xã hội khi triển khai dự án ................. 73 VII. Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường 1. Giai đoạn san lấp mặt bằng và thi công xây dựng .............................................. 76 2. Giai đoạn hoạt động ........................................................................................... 76 VIII. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá .................................... 79 CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG ............................................................................. 80 I. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn chuẩn bị dự án ................... 80 1. Các biện pháp nghiên cứu, đánh giá cụ thể về vị trí và hiện trạng khu đất.......... 80 2. Các giải pháp quy hoạch mặt bằng: ................................................................... 81 II. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn san lấp mặt bằng và thi công xây dựng ..................................................................................................................... 81 1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí……………………………………………81 2. Giảm thiểu sự cố môi trường nước…………………………………………………….81 3. Giảm thiểu tác động tiêu cực của chất thải rắn……………………………………..82 4. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của tiếng ồn............................................82 5. Biện pháp giảm thiểu sự cố môi trường .............................................................. 83 2
  5. 6. Các biện pháp an toàn đối với dân cư xung quanh khu vực Dự án...................... 83 7. Các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông ........................................................ 84 8. Các biện pháp đảm bảo an ninh khu vực ........................................................... 84 III. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn hoạt động............................... 84 1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí…………………………………………..84 2. Giảm thiểu sự cố môi trường nước…………………………………………………….85 3. Giảm thiểu tác động tiêu cực của chất thải rắn……………………………………..94 4. Khống chế ô nhiêm nhiệt......................................................................................96 5. Khống chế ô nhiêm tiếng ồn..................................................................................96 6. Biện pháp giảm thiểu sự cố môi trường .............................................................. 97 7. Biện pháp giảm thiểu an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng chống dịch bệnh .... 100 8. Biện pháp đảm bảo an ninh trật tự khu vực của dự án……………………………100 9. Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông cho khu vực……………………………..101 CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ...... 102 I. Chương trình quản lý môi trường .......................................................................... 102 1. Tổ chức quản lý về môi trường: ........................................................................ 102 2. Chương trình quản lý môi trường: .................................................................... 102 II. Chương trình giám sát môi trường........................................................................ 104 1. Giai đoạn xây dựng dự án ................................................................................ 104 2. Giai đoạn hoạt động ......................................................................................... 105 CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG ................................................. 107 I. Ý kiến của Uỷ ban Nhân dân phường Hải Tân....................................................... 107 II. Ý kiến của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc phường Hải Tân ......................................... 107 III. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án trước các ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp phường và Ủy ban mặt trận Tổ quốc cấp phường ............................................... 108 IV. Ý kiến tham vấn của các hộ kinh doanh và nhân dân khu vực..............................108 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT ................................................................ 109 I. Kết luận:................................................................................................................ 109 II. Kiến nghị: ............................................................................................................ 110 III. Cam kết: ............................................................................................................. 110 1. Cam kết trong giai đoạn xây dựng cơ bản: ....................................................... 110 2. Cam kết trong giai đoạn hoạt động của dự án: ................................................. 111 3. Cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường: ................................................... 112 3
  6. CÁC BẢNG BIỂU KÈM THEO Bảng 1: Danh sách tham gia lập báo cáo ĐTM của Dự án................................................. 6 Bảng 2: Cơ cấu sử dụng đất .............................................................................................. 9 Bảng 3: Dự trù kinh phí đền bù giải tỏa .......................................................................... 10 Bảng 4: Diện tích khu nhà ở và thương mại dịch vụ ........................................................ 12 Bảng 5: Bảng thống kê các loại đường giao thông .......................................................... 15 Bảng 6: Vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật................................................................ 24 Bảng 7: Vốn đầu tư xây dựng chợ chính và chợ dân sinh ................................................ 24 Bảng 8: Tiền đất dự kiến ................................................................................................. 25 Bảng 9 : Vị trí các điểm lấy mẫu ..................................................................................... 30 Bảng 10: Kết quả đo vi khí hậu và tiếng ồn ..................................................................... 30 Bảng 11: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí......................................... 31 Bảng 12: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án ..................................... 31 Bảng 13: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực dự án .................................. 33 Bảng 14: Kết quả phân tích chất lượng đất khu vực dự án............................................... 34 Bảng 15: Lưu lượng xe san lấp mặt bằng khu vực Dự án. ............................................... 40 Bảng 16: Tải lượng bụi trong quá trình san lấp mặt bằng. ............................................... 41 Bảng 17: Hệ số khuyếch tán bụi trong không khí theo phương z. .................................... 42 Bảng 18: Nồng độ bụi trong không khí ........................................................................... 42 Bảng 19: Hệ số phát thải khí do 1 phương tiện tham gia giao thông ................................ 42 Bảng 20: Lượng khí phát thải và bụi tương ứng với số xe vận chuyển. ........................... 43 Bảng 21: Nguồn phát sinh ra chất thải trong quá trình xây dựng ..................................... 44 Bảng 22: Lưu lượng xe ra vào khu vực Dự án trong giai đoạn tập kết nguyên vật liệu .... 45 Bảng 23: Dự báo tải lượng bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển. ............................. 46 Bảng 24: Hệ số phát thải khí do 1 phương tiện tham gia giao thông. ............................... 46 Bảng 25: Lượng khí phát thải và bụi tương ứng với số xe vận chuyển. ........................... 47 Bảng 26: Dự báo tải lượng bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển. ............................. 47 Bảng 27: Lượng khí phát thải và bụi tương ứng với số xe vận chuyển. ........................... 47 Bảng 28: Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới ............................................................................................................................ 49 Bảng 29: Các tác hại của tiếng ồn có mức ồn cao đối với sức khoẻ con người. ............... 50 Bảng 30: Hệ số các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt. ....................................... 51 Bảng 31: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm ............................................................ 51 Bảng 32: Đánh giá tổng hợp tác động môi trường trong quá trình thi công xây dựng Dự án ....................................................................................................................................... 56 4
  7. Bảng 33: Nguồn phát sinh chất thải trong quá trình hoạt động ........................................ 57 Bảng 34: Hệ số ô nhiễm của xe chạy xăng ...................................................................... 58 Bảng 35: Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động giao thông ......................... 59 Bảng 36: Nồng độ các chất ô nhiễm tại các khoảng cách khác nhau................................ 60 Bảng 37: Tác động của SO2 đối với người và động vật. .................................................. 61 Bảng 38: Tác động của CO2 đối với con người. .............................................................. 62 Bảng 39: Nhu cầu sử dụng nước .................................................................................... 63 Bảng 40: Hệ số các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt. ....................................... 64 Bảng 41: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải .............................. 64 Bảng 42: Nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải......................................................... 66 Bảng 43: Khối lượng chất thải rắn phát sinh ở khu vực bán hàng thực phẩm tươi sống ... 69 Bảng 44: Thành phần rác thải khi Dự án đi vào hoạt động .............................................. 70 Bảng 45: Tóm tắt mức độ tác động đến môi trường của các hoạt động khi dự án đi vào hoạt động ........................................................................................................................ 73 Bảng 46: Danh sách các hạng mục xây dựng – TXLNT chợ Hải Tân.............................. 89 Bảng 47: Danh sách thiết bị lắp đặt cho TXLNTchợ Hải Tân ......................................... 90 Bảng 48: Danh mục công trình xử lý và quản lý môi trường và dự toán kinh phí……….98 CÁC HÌNH VẼ KÈM THEO Hình 1: Sơ đồ quy trình xây dựng các hạng mục công trình ............................................ 21 Hình 2: Quy trình hoạt động của chợ .............................................................................. 22 Hình 4: Sự thay đổi độ ẩm trung bình trong năm 2008 .................................................... 27 Hình 5: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm 2008 .............................................. 28 Hình 6: Sơ đồ thu gom, xử lý nước mưa ......................................................................... 94 Hình 7: Sơ đồ thu gom, xử lý chất thải rắn ...................................................................... 95 5
  8. MỞ ĐẦU I. Xuất xứ của dự án 1. Hoàn cảnh ra đời Hải Dương là đầu mối giao thông quan trọng nối liền Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong những năm qua cùng với sự đi lên của cả khu vực và xu thế phát triển chung của toàn xã hội, Hải Dương đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ phù hợp với đường lối chủ trương chính sách và định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển. Phường Hải Tân là cửa ngõ của thành phố Hải Dương. Dân cư ở đây hầu hết có nghề buôn bán, dịch vụ, thương mại, sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Chợ Hải Tân là trung tâm buôn bán lâu đời song vì diện tích đất hạn chế không thể mở rộng nên không đáp ứng được tốc độ phát triển kinh tế, nhu cầu buôn bán ngày càng gia tăng, yêu cầu chất lượng phục vụ ngày càng cao. Chính vì vậy việc lập “Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu chợ Hải Tân thuộc phường Hải Tân, thành phố Hải Dương” ngoài việc đáp ứng cho nhu cầu của người dân trong phường và các vùng lân cận mà còn tạo ra công ăn việc làm cho người dân góp phần thông thương hàng hoá giữa các vùng Gia Lộc, Tứ Kỳ và thành phố hiện nay. Thực hiện nghiêm chỉnh điều 18 Luật Bảo vệ môi trường của Nhà nước Việt Nam, Công ty TNHH một thành viên Tây Bắc Hải Dương - Chủ đầu tư “Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu chợ Hải Tân thuộc phường Hải Tân, thành phố Hải Dương” đã phối hợp với Trung tâm ứng dụng vật lý y sinh và kỹ thuật môi trường tiến hành lập báo cáo ĐTM trình cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường để thẩm định và phê duyệt (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương tổ chức thẩm định và UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt theo điều 11, Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ). 2. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hải Dương 3. Mối quan hệ của Dự án với các quy hoạch phát triển “Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu chợ Hải Tân thuộc phường Hải Tân, thành phố Hải Dương” được xây dựng trên nền khu chợ cũ, tiếp giáp với các khu dân cư nên việc xây đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu chợ Hải Tân là thích hợp với nhu cầu phát triển của người dân trên địa bàn phường Hải Tân và khu vực lân cận. 1
  9. II. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 1. Các văn bản pháp luật Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu chợ và dân cư thuộc phường Hải Tân, thành phố Hải Dương” được lập trên cơ sở các văn bản pháp luật hiện hành sau đây: - Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006. - Luật Phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 10, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001 và có hiệu lực từ ngày 04 tháng 10 năm 2007. - Luật Xây dựng số 16/2003/QH được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003. - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường”. - Nghị định 02/CP ngày 14/01/2003 của chính phủ về phát triển và quản lý chợ - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc "Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường". - Nghị định số 12 NĐ-CP ngày 12/02/2009 của chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình. - Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc Xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn. - Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Nghị định số 112/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư - Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ - Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và 2
  10. cam kết bảo vệ môi trường. - Thông tư số 12/2006/TT- BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. - Thông tư số 04/2009/TT – BYT ngày 17 tháng 6 năm 200 9của Bộ Y Tế về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống - Thông tư số 05/2009/TT – BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Y Tế về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. - Thông tư số 16/2009/TT – BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Thông tư số 25/2009/TT - BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại. - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. - Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường - Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. - Quyết định 2809/QĐ-UBND ngày 16/08/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2010 và định hướng 2020. - Quyết định 45/2009/QĐ-UBND ngày 20/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc đơn giá đất đền bù năm 2010. - Quyết định 05/2009/QĐ-UBND ngày 23/03/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc ban hành quy định về quản lý trật tự xây dựng công trình trong đô thị trên địa bàn tỉnh. - Tiêu chuẩn phân loại, phân hạng chợ của Bộ Công Thương. - Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm đã được Ủy ban Thường vụ QH khóa XI thông qua ngày 26-7-2003. 2. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng a. Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí - TCVN 5937:2005 - Chất lượng không khí. Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. 3
  11. - TCVN 5938:2005 - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí. - QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. - QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. b. Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn - TCVN 5949:1998 - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư, mức ồn tối đa cho phép. c. Các quy chuẩn liên quan đến chất lượng nước - QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 09:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. - QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt. d. Các tiêu chuẩn liên quan đến rung động - TCVN 6962:2001 - Rung động và chấn động. Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp. Mức độ tối đa cho phép đối với khu công nghiệp và dân cư. - Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 10/10/2002 về việc áp dụng 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động. 3. Các nguồn tài liệu a. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo 1. Lê Thạc Cán và tập thể tác giả (1994), Đánh giá tác động môi trường, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 2. Trịnh Xuân Lai (2002), Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 3. Luật bảo vệ môi trường nước CHXHCN Việt Nam, năm 2005. 4. Bộ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN – 1995, 1998, 2005 về môi trường, Bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, TC BYT và các tiêu chuẩn bổ sung hiện hành. 5. Đặng Kim Chi (2000), Hoá học môi trường, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 6. Hoàng Trọng Yêm (2000), Hóa học hữu cơ - Tập 3, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 7. Trần Ngọc Chấn (2000), Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - Tập 1, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 8. Trần Ngọc Chấn (2000), Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - Tập 2, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 9. Trần Ngọc Chấn (2000), Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - Tập 3, Nhà xuất 4
  12. bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 10. WHO - Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí - Tập I, II Generva, 1993. 11. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (1999), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 12. Phạm Ngọc Đăng (2003), Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 13. http://www.nea.gov.vn. b. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ Dự án tạo lập 1. Báo cáo nghiên cứu khả thi “Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu chợ Hải Tân thuộc phường Hải Tân, thành phố Hải Dương” 2. Kết quả đo đạc, khảo sát và phân tích chất lượng môi trường tại khu vực dự áncủa Trung tâm nghiên cứu Vi khí hậu Kiến trúc & Môi trường. 3. Các bản vẽ quy hoạch tổng thể của Dự án. 4. Các văn bản pháp lý liên quan đến Dự án. III. Phương pháp áp dụng trong quá trình lập báo cáo ĐTM Quá trình lập báo cáo ĐTM “Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu chợ và dân cư thuộc phường Hải Tân, thành phố Hải Dương” sử dụng những phương pháp sau: Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm thu thập và xử lý các số liệu khí tượng thủy văn và kinh tế xã hội tại khu vực dự án. Phương pháp điều tra kinh tế - xã hội: Được sử dụng trong quá trình điều tra ý kiến dân cư, chính quyền địa phương liên quan đến Dự án, điều tra tình hình kinh tế xã hội tại khu vực Dự án. Phương pháp điều tra khảo sát và lấy mẫu hiện trường: Phương pháp này nhằm xác định vị trí các điểm đo đạc và lấy mẫu các thông số môi trường phục vụ cho công việc phân tích và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực dự án. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu trong phòng thí nghiệm: Được thực hiện theo quy định của TCVN, QCVN để phân tích các thông số môi trường phục vụ việc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực dự án. Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở tiêu chuẩn Việt Nam và thế giới về môi trường. Phương pháp ma trận: Xây dựng ma trận tương tác giữa các hoạt động xây dựng, quá trình sử dụng và các tác động tới các yếu tố môi trường để xem xét đồng thời nhiều tác động. Phương pháp đánh giá nhanh và phương pháp mô hình hóa: Được thực hiện theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm ước tính tải lượng của các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải để đánh giá các tác động của dự án. Phương pháp phân tích tổng hợp báo cáo: Phân tích, tổng hợp các tác động của dự 5
  13. án đến các thành phần môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực IV. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường Báo cáo ĐTM cho “Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu chợ Hải Tân thuộc phường Hải Tân thành phố Hải Dương” do Công ty TNHH một thành viên Tây Bắc Hải Dương chủ trì thực hiện với sự tư vấn của Trung tâm ứng dụng vật lý y sinh và kỹ thuật môi trường - Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Quyền Giám đốc Trung tâm: Thạc sỹ Trịnh Ngọc Diệu Địa chỉ: Nhà A26, Số 18A Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội. Điện thoại: (04)7910347 , Fax: (04)7913995 Bảng 1: Danh sách tham gia lập báo cáo ĐTM của Dự án T Họ và tên Phần công việc Nơi công tác T I Trung tâm Ứng dụng vật lý y sinh và Kỹ thuật môi trường (CPE) 1 Ths. Hồ Thị Hương Chủ trì thực hiện/Chuyên gia môi trường CPE 2 Ths. Nguyễn Mai Hoa Chuyên gia môi trường CPE 3 CN. Nguyễn Thị Thúy Chuyên gia môi trường CPE II Trung tâm nghiên cứu Vi khí hậu Kiến trúc & Môi trường 1 Trương Mạnh Toàn Giám đốc trung tâm RCAICE 2 Ts. Trịnh Văn Khoa Phụ trách trung tâm RCAICE 3 Ks. Nguyễn Văn Hĩu Cán bộ phân tích RCAICE Trong quá trình thực hiện báo cáo đã có sự phối hợp chặt chẽ của: - Chi cục bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương. - Phòng tài nguyên và môi trường thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. - UBND, UBMTTQ phường Hải Tân, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. - Các chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường. - Cán bộ Công ty TNHH một thành viên Tây Bắc Hải Dương. Báo cáo được trình bày trong 6 chương, có minh họa các bảng biểu và hình ảnh thu được từ thực tế của địa phương thực hiện Dự án. Bố cục sắp xếp như sau: Mở đầu. Chương 1: Mô tả tóm tắt Dự án. Chương 2: Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội. Chương 3: Đánh giá các tác động môi trường. Chương 4: Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường. Chương 5: Chương trình quản lý và giám sát môi trường . Chương 6 : Tham vấn ý kiến cộng đồng. Kết luận, kiến nghị và cam kết. 6
  14. CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN I. Tên Dự án “Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu chợ Hải Tân thuộc phường Hải Tân, thành phố Hải Dương” II. Chủ Dự án + Công ty TNHH một thành viên Tây Bắc Hải Dương. + Đại điện theo pháp luật: Đỗ Tuấn Anh + Chức vụ: Tổng giám đốc + Điện thoại: 03203514222 Fax: 03203514222 + Địa chỉ liên hệ: Thôn Thượng Khuông, xã Hưng Thịnh – huyện Bình Giang – tỉnh Hải Dương. III. Vị trí địa lý của Dự án Khu đất thực hiện Dự án có tọa độ là 20055’16,4’’ vĩ độ Bắc; 106019’47,1’’ kinh độ Đông với tổng diện tích là 3,2808ha. Khu đất thực hiện dự án được xây dựng trên nền khu chợ Hải Tân cũ với diện tích là 2980m2), ngoài khu chợ cũ dự án còn mở rộng lấy thêm đất ở khu vực xung quanh bao gồm đất dân cư (2013m2), đất nông nghiệp trồng đào (26810m2), đất giao thông (335m2 ) và đất thủy lợi (650m2), trạm biến áp (20m2). Khu đất thực hiện Dự án có ranh giới tiếp giáp các mặt như sau: - Phía Bắc giáp với dân cư hiện có. - Phía Đông giáp với trường tiểu học Hải Tân. - Phía Nam giáp với kênh thuỷ lợi. - Phía Tây giáp với khu dân cư hiện có. Vị trí thực hiện dự án là cửa ngõ vào thành phố Hải Dương, nằm cạnh ngã tư Hải Tân, là điểm đầu nút của QL 37, QL391. Mặt khác dự án lại gần giáp với bến xe Hải Tân, bệnh viện y học cổ truyền, giáp với hai trường tiểu học và trung học cơ sở Hải Tân và khu hành chính của phường Hải Tân, giáp với các khu dân cư hiện có đường Lê Thanh Nghị và đường Yết Kiêu. Trong khu vực thực hiện dự án không có công trình văn hóa như đền, chùa, nhà thờ… . Như vậy vị trí của dự án thuận lợi cho quá trình vận chuyển hàng hóa và thuận lợi cho quá trình hoạt động của dự án Tuy nhiên do Dự án nằm tại khu vực tập trung đông dân cư, lượng người đang sinh hoạt và buôn bán trong khu vực rất đông nên khi dự án triển khai sẽ có nhiều tác động tới đời sống và sinh hoạt của nhân dân, cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng, môi trường xung quanh. Mối liên hệ giữa dự án với hệ thống đường giao thông, với các khu dân cư và các công trình khác được thể hiện trên 2 bản đồ đính kèm sau trang 7. 7
  15. Bản đồ thể hiện vị trí của chợ cũ và những hạng mục công trình khác 8
  16. Bản đồ thể hiện vị trí của dự án 9
  17. IV. Nội dung chủ yếu của Dự án 1. Quy mô xây dựng: + Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống HTKT gồm: - Rà phá bom mìn vật nổ, giải phóng mặt bằng. - San nền lấp trũng. - Xây dựng đường nội bộ, vỉa hè, hệ thống cấp nước, hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc, hệ thống thoát nước, trồng cây xanh, xây dựng chợ chính, chợ dân sinh....... - Giao nền để chuyển nhượng quyền sử dụng đất và cho thuê các kiốt kinh doanh tại chợ. Cho thuê các diện tích đất của trung tâm thương mại và văn phòng + Các công trình trong dự án gồm: bãi đỗ xe, khu nhà ở, khu chợ, khu thương mại dịch vụ quy mô lớn và một hệ thống hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật. + Tổng diện tích thu hồi lập dự án khoảng 32.808m2. + Dự án tiến hành xây dựng nhà chia lô, khu trung tâm thương mại, khu chợ chính và chợ dân sinh. Quy mô của các hạng mục công trình này như sau: - Khu nhà chia lô: có 106 lô, trung bình mỗi nhà có 4 người. Tổng số người sinh sống tại đây là 424 người. - Khu trung tâm thương mại: xây dựng 7 tầng (01 tầng hầm, và 01 tầng phục vụ giải khát), với diện tích xây dựng là 1540 m2. Tổng số người tại đây là 430 người. - Khu chợ chính có 236 kiốt và 01 siêu thị. Tổng số người buôn bán tại đây là 256 người. - Khu chợ dân sinh: có 268 sạp với 268 người buôn bán trong chợ. Tổng số người tham gia mua sắm tại khu chợ chính và chợ dân sinh là 500 người. + Ngoài ra dự án còn xây dựng nhà để xe, bãi chứa rác phục vụ cho quá trình hoạt động tại đây. + Trong quá trình triển khai xây dựng dự án, chủ dự án sẽ tiến hành xây dựng khu chợ dân sinh, chợ chính và các hạng mục công trình có liên quan tại vị trí đất mới (khu vườn đào) nằm sau trường Hải Tân giáp kênh Bá Liễu. Tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình xây dựng được vận chuyển qua cổng truờng Hải Tân và UBND phường Hải Tân để không ảnh hưởng đến hoạt động của khu chợ cũ và các phương tiện tham gia giao thông tại khu vực đó (không vận chuyển vào thời gian tan học của học sinh và lúc tan tầm). Tại thời điểm xây xựng này thì khu vực chợ Hải Tân cũ vẫn diễn ra các hoạt động kinh doanh buôn bán bình thường. Sau khi xây dựng xong khu vực chợ mới thì sẽ chuyển khu chợ cũ sang chợ mới, sau đó sẽ tiến hành phá dỡ khu chợ cũ và xây trung tâm thương mại trên phần đất của chợ cũ. 8
  18. + Cơ cấu sử dụng đất như sau: Bảng 2: Cơ cấu sử dụng đất Diện tích Tỷ lệ TT Loại đất Quy mô (m2 ) (%) 1 Đất xây dựng nhà ở 106 lô 9.281 28,29 2 Đất thương mại dịch vụ 6.585 20,07 Đất khu chợ chính 236 kiốt Đất khu chợ dân sinh 268 sạp 688 15,38 Đất thương mại dịch vụ 430 người 1.540 4,69 3 Đất giao thông tĩnh - 1.162 3,54 (bãi xe + tập kết rác+ khu WC) 4 Đất giao thông + vỉa hè +cây xanh - 15.780 48,1 Tổng cộng - 32.808 100 2. Tiến độ thực hiện Dự án: a. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: từ tháng 10/2007 - 9/2009 + Xác định nhu cầu về sự cần thiết phải đầu tư + Xem xét nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư + Khảo sát địa điểm xây dựng + Lập và trình duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình. + Làm thủ tục giao đất + Khảo sát, thiết kế kỹ thuật vẽ thi công, lập tổng dự toán theo từng hạng mục như hạ tầng kỹ thuật, chợ và trung tâm thương mại. + Thẩm định, phê duyệt thiết kế, tổng dự toán từng hạng mục công trình. b. Giai đoạn thực hiện đầu tư: từ tháng 9/2009 - 05/2011 + Giải phóng mặt bằng. + Xin giấy phép xây dựng + Tiến hành thi công xây lắp công trình hạ tầng kỹ thuật và chợ chính, chợ dân sinh, trung tâm thương mại theo từng giai đoạn. + Kiểm tra và thực hiện các hợp đồng. + Quản lý kỹ thuật ,chất lượng thiết bị và chất lượng xây dựng. c. Giai đoạn Dự án đi vào hoạt động: từ tháng 05/2011 - 07/2011 + Nghiệm thu bàn giao công trình tháng 04/2011. + Vận hành công trình. + Bảo hành công trình. + Quyết toán vốn đầu tư. 9
  19. + Phê duyệt quyết toán. Hiện tại thời điểm làm ĐTM dự án trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng. 3. Phương án giải phóng mặt bằng a. Đơn giá bồi thường: Căn cứ vào bản đồ hiện trạng khu đất dự án đầu tư xây dựng nằm trong khu vực dân cư thưa thớt có khoảng 23 căn nhà, hệ thống hạ tầng gồm 1 lưới điện 0,4KV, 1 lưới điện 10KV, 1 lưới điện 35KV. Còn lại toàn bộ khu đất là đất nông nghiệp trồng đào và kênh thủy lợi nên thuận lợi cho công tác đền bù. Trong đó: đất dân cư hiện có: 2.013 m2; Đất hoa màu trồng cây hàng năm: 26.810 m2 Đền bù thiệt hại đối với đất ở: Theo bảng mức giá các loại đất kèm theo Quyết định số 45/2009/QĐ-UBND ngày 20/12/2009 của UBND tỉnh Hải Dương về giá các loại đất năm 2010. Đền bù thiệt hại đối với đất trồng cây hàng năm:Toàn bộ diện tích được tính là đất trồng cây hàng năm loại I, tính theo nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư và Quyết định 40/2009/QĐ-UBND ngày 15/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Quyết định 45/2009/QĐ-UB ngày 20/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc đơn giá đất năm 2010. Hoa màu được tính trên toàn bộ diện tích khu đất. Bảng 3: Dự trù kinh phí đền bù giải tỏa Đơn giá Thành tiền STT Hạng mục Số lượng (đồng) (đồng) 1 Đất bù trợ cấp về giá 9.964.500.000 2 Đất ở đường phố loại 3 nhóm A vt1 384 m 13.000.000 4.992.000.0000 2 Đất ở đường phố loại 3 nhóm A vt2 602 m 5.000.000 3.010.000.000 2 Đất ở loại 3 nhóm A vt4 785 m 2.500.000 1.962.500.000 2 2 Đền bù về đất trồng cây hàng năm 26.810 m 80.000 2.144.800.000 2 3 Đền bù về hoa màu đào trên đất 26.810 m 34.000 911.540.000 4 Đền bù về nhà ở 2.700.000.000 2 Nhà gạch 216 m 2.000.000 432.000.000 2 Nhà mái bằng 648 m 3.500.000 2.268.000.000 5 Đền bù các tài sản khác 10 hộ 5.000.000 50.000.000 10
  20. 6 Các khoản hỗ trợ khác 260.000.000 Hỗ trợ ổn định đời sống 40 người 1.000.000 40.000.000 Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề 200.000.000 Hỗ trợ di chuyển 10 hộ 2.000.000 20.000.000 Gia đình thương binh 7 Hỗ trợ đất nông nghiệpkhông canh tác tạm tính 40.000.000 8 Hỗ trợ đào đắp kênh thủy lợi tạm tính 60.000.000 9 Di dời lưới điện tạm tính 100.000.000 10 Chi phí phá dỡ chợ cũ tạm tính 200.000.000 11 Chi phí khác 50.000.000 12 Chi phí rà phá bom mìn vật nổ tạm tính 150.000.000 Cộng 16.630.840.000 Ban đền bù GPMB (2%) 332.616.800 Dự phòng phí 10% 1.663.084.000 Tổng cộng 18.626.540.800 Tổng cộng giá trị đền bù giải tỏa của dự án là 18.626.540.800 đồng. b. Phương án tái định cư: Trong phạm vi dự án có 10 hộ dân cần được giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án. Việc di dời 10 hộ này được thực hiện theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các hộ dân này được bố trí vào khu tái định cư Hà Hải. 4. Giải pháp tổ chức quy hoạch: Nguyên tắc: + Đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế của nhà nước về quy hoạch xây dựng, áp dụng có hiệu quả, phù hợp với nhu cầu thực tế hiện nay và phát triển trong tương lai. + Tuân thủ các tiêu chuẩn và quy phạm xây dựng đô thị như HTKT, công trình kiến trúc thương mại dịch vụ, thể dục thể thao, cây xanh nhằm tạo nên một tổng thể kiến trúc hài hòa thẩm mỹ. + Đảm bảo hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật gắn kết toàn khu. + Đảm bảo yêu cầu các dịch vụ kỹ thuật công trình như phòng cháy chữa cháy, môi sinh, môi trường. Quy hoạch sử dụng đất: - Tổng số lô đất ở thương mại: 106 lô - Tổng diện tích chợ : 5.045m2 - Bãi đỗ xe: 1.162m2 . - Mật độ xây dựng: 60%. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0