Đề tài "Các thiết bị cơ bản trong chế biến nstp"
lượt xem 27
download
Vào thời xa xưa, khi thực phẩm chưa được sản xuất ở quy mô công nghiệp, thực phẩm chưa thể hiện được vai trò quan trọng của nó. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội , thực phẩm không chỉ đơn giản là ngon mà phải đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng, vệ sinh…nhất là khi thực phẩm được đưa vào sản xuất ở quy mô công nghiệp thì con người mới thấy được hết tầm quan trọng của nó....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài "Các thiết bị cơ bản trong chế biến nstp"
- Dương Đăng Cương CT39A Các thiết bị cơ bản trong chế biến nstp 1. Đặt vấn đề: Vào thời xa xưa, khi thực phẩm chưa được sản xuất ở quy mô công nghiệp, thực phẩm chưa thể hiện được vai trò quan trọng của nó. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội , thực phẩm không chỉ đơn giản là ngon mà phải đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng, vệ sinh…nhất là khi thực phẩm được đưa vào sản xuất ở quy mô công nghiệp thì con người mới thấy được hết tầm quan trọng của nó. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã làm phong phú thêm, đa dạng thêm việc sử dụng thực phẩm. Ngày nay ,khi xã hội phát triển thì các nhu cầu của con người về mọi mặt ngày càng tăng.Trong đó,nhu cầu về sinh hoạt và ăn uống cũng tăng lên. Cùng với sự phát triển rực rở của khoa học thì trong lĩng vực y tế, càng ngày con người càng phát hiện ra nhiều căn bệnh có nguyên nhân là bắt nguồn từ việc ăn uống.Do vậy việc nghiên cứu các công nghệ bảo quản thực phẩm đã trở nên rất cần thiết . Thực tế thì hiện nay con người đã phát minh ra được rất nhiều thiết bị để bảo quản nông sản thực phẩm được an toàn cho người sử dụng và nó bao gồm nhiều quá trình liên quan đến vấn đề chế biến bảo quản nông sản như quá trình vận chuyển, định lượng, phân riêng… Hiện nay đã có tất nhiều thiết bị phân riêng sử dụng những công nghệ n khác nhau .Trong bài báo cáo này tôi xin trình bày một số thiết bị phân riêng đang được sử dụng phổ biến hiện nay. 1
- Dương Đăng Cương CT39A Các thiết bị cơ bản trong chế biến nstp 2. Phương pháp nghiên cứu: _Thu thập tài liệu. _Mô hình hóa. 3. Nội dung nghiên cứu: 3.1. Nguyên tắc phân riêng sản phẩm lỏng không đồng nhất: Quá trình phân ly dựa vào trường lực ly tâm để phân riêng hổn hợp hai pha rắn-lỏng hoặc lỏng-lỏng thành các cấu tử riêng biệt gọi là quá trình ly tâm.máy để thực hiện quá trình đó gọi là máy ly tâm. Tùy theo cấu tạo bề mặt của rôto mà quá trình phân ly tiến hành theo nguyên tắc lọc ly tâm hay lắng ly tâm hay lắng ly tâm.Trong quá trình lọc ly tâm hay lắng ly tâm,nguyên liệu chuyển động quay cùng với rôto của máy.Lực ly tâm sẻ làm cho các cấu tử có khối lượng riêng khác nhau phân lớp theo hướng của gia tốc trường lực.Thành phần có khối lương riêng lớn nhất sẻ tập trung ở vùng xa nhất, còn phần có khối lượng riêng nhỏ nhất sẻ tập trung ở tâm của rôto. 3.1.1. Nguyên tắc lọc ly tâm: Máy ly tâm lọc dùng để phân riêng huyền phù có kích thước pha rắn tương đối lớn. Trên thành rôto của máy ly tâm học khoan nhiều lổ hoặc làm bằng lưới. Đường kính trên thành rôto thường trong giới hạn 3- 8mm.Bên trong thành rôto có lưới có kích thước nhỏ để lọc được các hạt huyền phù.Nếu đường kính các hạt rắn 1-2mm, thì vách ngăn làm bằng thép tấm mỏng và được khoan các lổ nhỏ có đường kính nhỏ khoảng1- 1,5mm.Nếu các hạt nhỏ hơn nửa thì phải dược dùng lưới kim loại có lổ hình vuông với kích thước lổ lưới 0,1-0,5mm.Nếu kích thước hạt rắn nhỏ hơn dùng lớp dùng lớp vải bằng sợi bông, sợi gai hoặc len… 3.1.2. Nguyên tắc lọc lắng ly tâm: Bên trong thành rôto không có lưới mà thay vào khoảng không gian giữa rôto và thành rôto người ta bố trí các ống dẩn hoăc các rảnh dẩn nguyên liệu. Nếu máy dùng để phân riêng huyền phù thì đầu trên của rôto (nắp rôto)chỉ có một lổ để nước trong đi ra,còn bả dươc giử trong rôto và được tháo ra bằng tay. Néu dùng máy phân riêng nhủ tương thì ở nắp rôto có hai lổ thoát:lổ gần trục để thoát pha nhẹ, lổ kia để thoát pha nặng. Rôto của máy lắng ly tâm có dạng hình trụ, kín, thành của rôto không có lổ đục.Khi rôto quay dưới tác dụng của lực ly tâm, huyền phu hay nhủ tương được phân thành các lớp riêng biệt của nó. Lớp khối lượng riêng được phân thành các lớp riêng biệt tùy theo khối lượng riêng của nó. Lớp khối lượng riêng lớn ở sát thành rôto, lớp có khối lượng riêng nhỏ ở phía trong ly tâm lắng gồm hai quá trình: quá trìh lắng pha rắn tiến hành theo những quy luật của thủy động lực học; quá trình nén bả tiến hành theo những quy luật cơ học. 2
- Dương Đăng Cương CT39A Các thiết bị cơ bản trong chế biến nstp Quá trình lắng trong máy ly tâm khác với quá trình lắng trong trường trọng lực.Lắng trong trường trọng lực, vận tốclắng coi như bằng nhau ở các vị trí khác nhau vì gia tốc trọng trường không phụ thuộc vào tọa độ rơi- hạt lắng theo phương song song với nhau.Trong trường lực ly tâm vận tốc lắng và gia tốc ly tâm thay đổi phụ thuộc vào vận tốc ωvà bán kính quay r(a=ω2*r), hạt lắng theo phương đường kính rôto. 3.1.3. Bể lắng, bộ xoáy thủy lực: Ngoài hai phương pháp lọc ly tâm và lắng ly tâm thì người ta còn phân riêng chất lỏng không đồng nhất dựa vào bể lắng và bộ xoay thủy lực. Trong các xí nghiệp vi sinh thường xảy ra các quá trình tạo nhũ tương. Nhũ tương thô chứa các hạt rắn có kích thước lớn hơn 100 μm; các hạt mịn: 0,5-10 μm ; chất vẩn đục: 0,1÷0,5μm;các dung dịch keo nhỏ hơn 0,1 μm.Huyền phù được tạo ra trong các giai đoạn sau: chuẩn bị các môi trường dinh dưỡng và các loại muối, trung hoà các sản phẩm thủy phân của nguyên liệu thực vật, cấy vi sinh vật và tách các sản phẩm tổng hợp vi sinh, hình thành và làm sạch nước thải. Tế bào sinh vật, các chất khoáng và các chất hữu cơ là pha cứng (hay tựa pha cứng) của huyền phù được tạo thành trong các giai đoạn kể trên. Tách huyền phù ra thành những phần riêng biệt được tiến hành trong các giai đoạn tinh chế dung dịch của môi trường dinh dưỡng và dung dịch muối, trong giai đoạn làm lắng các chất lỏng canh trường, trong giai đoạn cô sinh khối vi sinh vật... Chuẩn bị các môi trường dinh dưỡng để nuôi cấy vi sinh vật thường dùng các phương pháp lắng và lọc. Dưới đây ta khảo sát kết cấu của bể lắng. 3.1.3.1. Bể lắng: Loại này được ứng dụng để tách huyền phù trong trường trọng lực bằng phương pháp lắng. Các bể lắng có các dạng hoạt động khác nhau (tuần hoàn, bán liên tục và liên tục). Trong công nghiệp vi sinh sử dụng rộng rãi các bể lắng có tác động bán liên tục và liên tục để làm trong các dung dịch của môi trường dinh dưỡng và của các loại muối, để tách thạch cao khỏi chất trung hoà trong sản xuất thuỷ phân, khi làm sạch nước thải… Bể lắng cơ học có tác dụng liên tục, là bể hình trụ đứng có đáy hình nón và nắp phẳng. Bể lắng được trang bị cơ cấu cào để tách cặn. Phần dưới trục của bộ cào lắp các thanh. Sự chuyển động của bộ cào cùng với trục được thực hiện nhờ cơ cấu dẫn động được lắp trên giàn kim loại của bể. Nhờ cơ cấu nâng mà bộ cào có thể nâng lên cao 200 ÷ 300 mm từ đáy bể. Điều đó ngăn ngừa sự hư hỏng của bộ cào trong trường hợp có một lượng lớn cặn ở đáy bể. Ở phần trên của trục có thùng rỗng để nạp liệu và huyền phù được nạp vào đây một cách liên tục. Thùng nạp liệu dạng 3
- Dương Đăng Cương CT39A Các thiết bị cơ bản trong chế biến nstp trụ có hai lưới. Lưới trên có lỗ lớn hơn nhằm loại trừ những mẫu cứng lớn rơi vào thùng. Lưới dưới có lổ nhỏ hơn để tạo khả năng nạp đều huyền phù vào bể. Phần trên ở trong bể có máng tràn. Môi trường đã được làm trong tràn liên tục vào máng và đưa ra ngoài theo đoạn ống nối. Bộ tháo liệu kiểu vít tải dùng để vắt cặn đến độ ẩm 60 ÷ 70 % và tháo cặn liên tục. Ngoài ra bể lắng có các cửa quan sát, khoảng không gian để phục vụ thao tác và những cơ cấu cần thiết khác để hoạt động có hiệu quả. Trong các bể tác động tuần hoàn, việc nạp huyền phù, tách chất lỏng và pha rắn được tiến hành theo chu kỳ. Trong các bể tác động bán liên tục, việc nạp huyền phù và tách pha lỏng trong được tiến hành một cách liên tục trong một thời gian nhất định, còn chất cặn thải ra theo chu kỳ. Bể có năng suất lớn thường được lắp đặt ngoài phân xưởng, đáy đặt trên máng bê tông và được cố định trên các cột bê tông cốt sắt. không gian giữa các trụ phải lát kín gạch. Trạm bơm và thiết bị phụ trợ đặt trong phòng dưới bể. Trong sản xuất vi sinh thường sử dụng chủ yếu các loại bể cơ học có đường kính 5,5; 7; 9; 12 và 18 m. Khi làm sạch nước thải bằng phương pháp sinh học sử dụng bể hướng tâm có đường kính 18 ÷ 54 m. 3.1.3.2. Bể xoáy thủy lực: Trong công nghiệp vi sinh cho phép sử dụng bộ xoáy thuỷ lực có áp suất cao để làm trong các môi trường dinh dưỡng, các môi trường muối và các chất trung hoà, để làm sạch cơ học nước thải. Đặc biệt sử dụng hiệu quả các bộ xoáy thuỷ lực khí kết hợp với các thiết bị để tách huyền phù có nồng độ pha cứng thấp, ví dụ, kết hợp với các máy lọc chân không dạng tang quay. Nhờ bộ xoáy thuỷ lực có thể tách các hạt có kích thước nhỏ hơn 10 μm. Bộ xoáy thuỷ lực đơn giản về kết cấu, không có các phần chuyển động, gọn gàng, chiếm diện tích nhỏ, tương đối rẻ và dễ sử dụng. Nhược điểm của loại thiết bị này là tường thiết bị nhanh chóng bị bào mòn và tiêu hao năng lượng đáng kể. Để giảm bào mòn các phần kim loại, phần bên trong thiết bị được bọc cao su hoặc phủ bằng các vật liệu khác. Mô tả bộ xoáy thuỷ lực có áp. Vỏ của thiết bị bao gồm phần hình nón và phần hình trụ. Nhờ bơm dưới áp suất 0,2 MPa huyền phù được nạp vào và theo đường ống nối tiếp tuyến với phần trụ. Dưới tác dụng của lực ly tâm, khi huyền phù chuyển động xoắn, các hạt rắn bị bắn vào tường phần nón của bộ xoáy thủy lực, rơi xuống và được tải vào thùng chứa. Dòng pha lỏng trong ở bên trong hướng theo đường xoắn ốc gần trục xyclon gặp dòng bên ngoài và được tải vào thùng chứa. Tỷ số giữa đoạn ống tháo 4
- Dương Đăng Cương CT39A Các thiết bị cơ bản trong chế biến nstp bên dưới và đường kính đường ống để chảy tràn pha lỏng có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất tách huyền phù. Tỷ số này thường lấy từ 0,35 ÷ 0,4. 3.1.4. Các thiết bị thủy phân: Ngoài ra đối với mọt số chất lỏng đặc biệt thì người ta phân riêng dựa vào các quá trìnhthủy phân. 3.1.4.1. Các thiết bị thuỷ phân tác động tuần hoàn có lớp lót chịu axit: Trong sản xuất thường dùng các thiết bị thuỷ phân có sức chứa 18, 30, 37, 50 và 80 m3.Kết cấu của các thiết bị thuỷ phân khác nhau cơ bản bởi kích thước hình học, các phương pháp nạp axít để thuỷ phân và chọn sản phẩm thuỷ phân . Kết cấu thiết bị thuỷ phân có thể tích 80m3.Thiết bị chủ yếu là bình trụ bằng thép được hàn với hai phần côn trên và dưới. Để ngăn ngừa sự han gỉ, bề mặt bên trong của thiết bị được phủ lớp bêtông (70 ÷ 90 mm) có lớp phủ mặt. Lớp phủ mặt là những vật liệu chịu nhiệt và bền với axit - gạch gốm, bản grafit, gạch samot chịu lửa. Chống gỉ cửa trên và cửa dưới của vỏ bằng lớp đồng thanh, nắp thép ở trên cũng làm bằng lớp lót đồng thanh hay đồng thau. Tất cả các khớp nối tiếp với môi trường ăn mòn (axit sunfuric loãng và sản phẩm thuỷ phân) đều có lớp lót bằng đồng thanh. Khớp nối có thể làm bằng hai lớp thép, một lớp chịu axit. 3.1.4.2. Thiết bị thuỷ phân tác động liên tục: Cấu tạo đặc biệt của nắp hoạt động nhanh là bảo đảm độ kín của thiết bị trong thời gian hoạt động, đảm bảo đóng, mở nhanh. Kết cấu đặc biệt của van đóng kín ở dưới đảm bảo mở thiết bị nhanh khi tháo cặn và bảo đảm độ kín của nó trong thời gian hoạt động. Để giảm sự mất mát nhiệt, bề mặt của thiết bị thuỷ phân được bao phủ lớ p vật liệu cách nhiệt. Bố trí các ống bên trong của thiết bị thuỷ phân để nạp nước, axit và tháo sản phẩm thuỷ phân được xác định bằng các dòng chất lỏng. Khi phân bố các mẫu ống để nạp axit và tháo sản phẩm thuỷ phân phải nhằm mục đích tạo ra các dòng chất lỏng dạng nằm ngang, dạng đứng hay tổ hợp. Cho nên trong những thể tích khác nhau của thiết bị phải đạt được những điều kiện chảy thuận lợi nhất của quá trình thuỷ phân và tháo sản phẩm. Ví dụ: khi dòng chất lỏng có dạng hỗn hợp, chất lỏng axít qua khớp nối trên, sản phẩm tháo ra qua các ống đột lỗ loại dài và ngắn. Nguyên tắc hoạt động của thiết bị thuỷ phân như sau: băng tải chuyển nguyên liệu thực vật vào thiết bị qua cửa trên. Để nén và thấm ướt 5
- Dương Đăng Cương CT39A Các thiết bị cơ bản trong chế biến nstp nguyên liệu cần nạp nước và axit vào đồng thời. Sau khi nạp liệu, đóng nắp trên thiết bị và nạp trực tiếp hơi vào nắp dưới. Khi áp suất đạt gần 0,5 MPa thì tiến hành thổi khí thoát ra từ các bọt của nguyên liệu. Trong quá trình tăng nhiệt nguyên liệu và giữ một thời gian ngắn ở nhiệt độ gần 14000C xảy ra thuỷ phân các polysaccarit. Sau đó nạp axit vào thiết bị và đồng thời tháo sản phẩm chứa các hydratcacbon hoà tan. Khi đó duy trì quá trình thuỷ phân ở chế độ cao bằng cách tăng nhiệt độ trong thiết bị đến 19000C cho đến kết thúc quá trình. Kết thúc quá trình thuỷ phân thì ngừng nạp axit, dùng nước để tháo cặn , vắt khô chất lỏng và tháo lignin ra khỏi thiết bị. Khi tháo thì mở van dưới và dưới áp suất 0,5 ÷ 0,7 MPa thì lignin sẽ theo đường ống tháo ra khỏi thiết bị vào xyclon. Nhược điểm của thiết bị trên là lớp đệm chiếm 20 ÷ 30% thể tích. Cho nên những thiết bị làm bằng hợp kim titan không có lớp đệm có tính chất ưu việt và hoàn hảo hơn . Thiết bị thuỷ phân tác động tuần hoàn làm bằng hợp kim titan. Các thiết bị loại này có thể tích 20 và 45 m3. Kết cấu và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị thuỷ phânbằng hợp kim titan có nhiều loại. Nhược điểm của loại này là ít bền đối với axit sunfurit có nồng độ cao hơn 2 % và bào mòn cơ học lớn do ma sát của nguyên liệu tới bề mặt thiết bị. Nhược điểm chung của chúng là hoạt động gián đoạn và năng suất thấp. Thiết bị thuỷ phân tác động liên tục. Loại thiết bị này có nhiều ưu việc so với các thiết bị thuỷ phân tác động tuần hoàn. Đối với loại thiết bị tuần hoàn, trong quá trình thuỷ phân nguyên liệu bị nén nhanh cho nên hầu như 1/2 thể tích không được sử dụng. Khi thuỷ phân liên tục thì hiệu suất của thiết bị được sử dụng cao hơn. Do rút ngắn thời gian nạp liệu, đun nóng nguyên liệu và tháo cặn nên năng suất của thiết bị tăng lên khoảng hai lần. Quá trình được tiến hành liên tục nên các thông số hoá - lý bảo đảm ổn định, nhu cầu về hơi, nguyên liệu, về tải lượng đến thiết bị phụ được cung cấp đầy đủ, đều đặn và do đó đảm bảo tăng hiệu suất. Thiết bị thuỷ phân tác động liên tục. Loại thiết bị này có nhiều ưu việc so với các thiết bị thuỷ phân tác động tuần hoàn. Đối với loại thiết bị tuần hoàn, trong quá trình thuỷphân nguyên liệu bị nén nhanh cho nên hầu như 1/2 thể tích không được sử dụng. Khi thuỷ phân liên tục thì hiệu suất của thiết bị được sử dụng cao hơn. Do rút ngắn thời gian nạp liệu, đun nóng nguyên liệu và tháo cặn nên năng suất của thiết bị tăng lên khoảng hai lần. Quá trình được tiến hành liên tục nên các thông số hoá - lý bảo đảm ổn định, nhu cầu về hơi, nguyên 6
- Dương Đăng Cương CT39A Các thiết bị cơ bản trong chế biến nstp liệu, về tải lượng đến thiết bị phụ được cung cấp đầy đủ, đều đặn và do đó đảm bảo tăng hiệu suất. 3.2. Các quá trình phân chia sản phẩm lỏng phụ thuộc yếu tố: _Công suất của các máy phân riêng chất lỏng không đồng nhất. _Cấu tạo của bề mặt rôto trong các máy phân riêng chất lỏng. _Lực quay ly tâm của các rôto trong các máy phân riêng chất lỏng. _Khối lượng riêng của các cấu tử chất lỏng được phân riêng: thành phần có khối lượng riêng lớn nhát sẻ tập trung ở vùng xa tâm nhất, còn phần có khối lượng riêng nhỏ sẻ tập trung ở tâm cuẩ bề mặt rôto. _Vận tốc lắng trong máy ly tâm và vận tốc lắng trong trường trọng lực: lắng trong trường trọng lực, vận tốc lắng coi như bằng nhau ở các vị trí vì gia tốc trọng trường không phụ thuộc vào tọa độ rơi- hạt lắng theo phương song song với nhau. Trong trường lực ly tâm vận tốc lắng và gia tốc ly tâm thay đổi phụ thuộc vào vận tốc gốc ω và bán kính quay. _Kích thước các lổ trên thành rôto của máy ly tâm hoặc kích thước của các lổ được làm bằng tấm lưới: đường kính lổ trên thành rôto thường trong giới hạn 3-8mm và bên trong thành có kích thước nhỏ để lọc đựợc các hạt huyền phù, nếu các hạt quá nhỏ thì phải dùng lưới kim loại có lổ hình vuông với đường kính khoảng 1-1,5mm. 3.3. Sự khác nhau cơ bản trong quá trình phân riêng riêng sản ph ẩm lỏng và phân riêng sản phẩm rời rạc: 3.3.1. Quá trình phân riêng sản phẩm rời: Vật liệu rời: là các dạng hạt như đường, bột, hạt ngủ cốc…Thông thường vật liệu rời gồm nhều thành phần khác nhau và thông thường không hoàn toàn đồng nhất.Sự phân riêng khối lượng vật liệu rời theo một tính chất vật lý chung nào đó đựợc gọi chung là quá trình phân riêng.Tuy nhiên theo công việc cụ thể, các máy phân riêng được phân thành nhiều nhóm loại khác nhau: Máy phân loại chia khối vật liệu ban đầu thành nhiều loại khác nhau dựa trên một số đặc điểm, tính chất nào đó, thí dụ như phân chia hạt thóc thành hạt dài và hạt ngắn. *Nhóm đơn giản: các máy phân loại thuộc nhóm này có nhiệm vụ phân loại hổn hợp thành hai thành phần theo một dấu hiệu riêng, thí dụ như mặt sàng với một loại lổ(cùng với kích thước và hình dạng lổ), máy chọn theo cở hạt, ống phân loại… *Nhóm phức tạp:các máy phân riêng nhóm này có cấu tạo gồm hai hoặc nhiều máy đơn giản trong một hệ thống hoàn chỉnh và có thể tách một hổn hợp thành ba hoặc bốn phần trở lên theo những tính chất riêng.Thí dụ sàng 7
- Dương Đăng Cương CT39A Các thiết bị cơ bản trong chế biến nstp quạt có thể phân loại hổn hợp thành nhiều thành phần theo kích thước khối lượng riêng và tính chất khí động của các cấu tử(các loại tạp chất như bụi, rác,hạt lép được được tách ra khỏi khối hạt chính). Hiện nay trong sản xuất, quá trình phân riêng có thực hiện trên một số máy theo các nguyên tắc sau: _phân loại theo kích thước hình học của hạt: dùng các loại máy sàng,máy rây và ống phân loại hạt theo kiểu ống trụ. _ phân loại theo trạng thái bề mặt của hạt: máy gằn thóc khỏi gạo lức(máy sàng pakis,máy sàng kiểu khay). _phân loại theo khối lượng riêng: dùng băng tải nghiêng, mặt xoắn ốc, các loại máy gằn đá, sàng pakis,sàng kiểu khay. _phân loại theo tính chất khí động của hạt: dùng quạt thổi hoặc hút. Phân loại theo từ tính: dùng nam châm vỉnh cửu và nam châm điện để tách các tạp chất sắt. _Phân loại theo màu sắc: dùng các máy phân loại bằng điện tử và quang điện. 3.3.2. Quá trình phân riêng sản phẩm lỏng: Quá trình phân riêng sản phẩm lỏng chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố sau: _Khối lượng riêng của các cấu tử chất lỏng được phân riêng: thành phần có khối lượng riêng lớn nhát sẻ tập trung ở vùng xa tâm nhất, còn phần có khối lượng riêng nhỏ sẻ tập trung ở tâm cuẩ bề mặt rôto. _Vận tốc lắng trong máy ly tâm và vận tốc lắng trong trường trọng lực: lắng trong trường trọng lực, vận tốc lắng coi như bằng nhau ở các vị trí vì gia tốc trọng trường không phụ thuộc vào tọa độ rơi- hạt lắng theo phương song song với nhau. Trong trường lực ly tâm vận tốc lắng và gia tốc ly tâm thay đổi phụ thuộc vào vận tốc gốc ω và bán kính quay. _Kích thước các lổ trên thành rôto của máy ly tâm hoặc kích thước của các lổ được làm bằng tấm lưới: đường kính lổ trên thành rôto thường trong giới hạn 3-8mm và bên trong thành có kích thước nhỏ để lọc đựợc các hạt huyền phù, nếu các hạt quá nhỏ thì phải dùng lưới kim loại có lổ hình vuông với đường kính khoảng 1-1,5mm. 8
- Dương Đăng Cương CT39A Các thiết bị cơ bản trong chế biến nstp 4. Kết luận và kiến nghị: 4.1.Kết luận: Trên đây là những tìm hiểu về một số loai máy phân riêng sản phẩm nông sản và một số yếu tố về quy trình, nguyên tắc làm việc của máy phân loại nông sản được sử dụng nhiều trong một số máy phân loại sản phẩm nông sản ở một số nước trên thế giới củng như ở VN chúng ta. 4.2.Kiến nghị: Cần sử dụng rộng rải, phổ biến các thiết bị chế biến nông sảm thực phẩm trên quy mô toàn diện một cách đúng khoa học và kỷ thuật. Do thời gian có hạn và chỉ mới tìm hiểu trên lý thuyết nên không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của tất cả mọi người. 9
- Dương Đăng Cương CT39A Các thiết bị cơ bản trong chế biến nstp 5.Tài liệu tham khảo: 1. Giáo trình các thiết bị cơ bản trong chế biến nông sản thực phẩm, ths Đinh Vương Hùng. 2. Trang web google.com.vn 10
- Dương Đăng Cương CT39A Các thiết bị cơ bản trong chế biến nstp 11
- Dương Đăng Cương CT39A Các thiết bị cơ bản trong chế biến nstp 6.Mục lục: Tran 1. Đặt vấn đề: g 2. Phương pháp nghiên cứu: 1 3. Nội dung nghiên cứu: 2 3.1. Nguyên tắc phân riêng sản phẩm lỏng không đồng 2 nhất: 3.1.1. Nguyên tắc lọc ly tâm: 3.1.2. Nguyên tắc lọc lắng ly tâm: 3.1.3. Bể lắng, bộ xoáy thủy lực: 3.1.3.1. Bể lắng: 3.1.3.2. Bể xoáy thủy lực: 3.1.4. Các thiết bị thủy phân: 3.1.4.1. Các thiết bị thuỷ phân tác động tuần hoàn có lớp lót chịu axit: 3.1.4.2. Thiết bị thuỷ phân tác động liên tục: 3.2. Các quá trình phân chia sản phẩm lỏng phụ thuộc yếu tố: 6 3.3. Sự khác nhau cơ bản trong quá trình phân riêng riêng sản phẩm lỏng và phân riêng sản phẩm rời rạc: 7 3.3.1. Quá trình phân riêng sản phẩm rời: 3.3.2. Quá trình phân riêng sản phẩm lỏng: 4. Kết luận và kiến nghị: 5. Tài liệu tham khảo: 9 10 12
- Dương Đăng Cương CT39A Các thiết bị cơ bản trong chế biến nstp 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình bảo dưỡng và bảo trì thiết bị cơ khí
114 p | 1425 | 498
-
An toàn khi sử dụng các thiết bị cơ khí
5 p | 754 | 120
-
Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề nghề Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí - Trường CĐN KTCN Dung Quất
9 p | 41 | 4
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Lắp đặt thiết bị cơ khí - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA-LĐTBCK-LT04
5 p | 94 | 4
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Lắp đặt thiết bị cơ khí - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA-LĐTBCK-LT45
6 p | 55 | 3
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Lắp đặt thiết bị cơ khí - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA-LĐTBCK-LT12
5 p | 55 | 3
-
Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Lắp đặt thiết bị cơ khí - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: LĐTBCK-LT12
1 p | 75 | 3
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Lắp đặt thiết bị cơ khí - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA-LĐTBCK-LT43
3 p | 65 | 3
-
Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Lắp đặt thiết bị cơ khí - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: LĐTBCK-LT47
3 p | 42 | 2
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Lắp đặt thiết bị cơ khí - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA-LĐTBCK-LT46
6 p | 82 | 2
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Lắp đặt thiết bị cơ khí - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA-LĐTBCK-LT34
3 p | 50 | 2
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Lắp đặt thiết bị cơ khí - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA-LĐTBCK-LT25
5 p | 57 | 2
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Lắp đặt thiết bị cơ khí - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA-LĐTBCK-LT09
7 p | 79 | 2
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Lắp đặt thiết bị cơ khí - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA-LĐTBCK-LT38
3 p | 37 | 1
-
Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Lắp đặt thiết bị cơ khí - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: LĐTBCK-LT07
3 p | 23 | 1
-
Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Lắp đặt thiết bị cơ khí - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: LĐTBCK-LT23
1 p | 17 | 1
-
Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Lắp đặt thiết bị cơ khí - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: LĐTBCK-LT24
1 p | 33 | 1
-
Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Lắp đặt thiết bị cơ khí - Môn thi: Thực hành nghề - Mã đề thi: LĐTBCK-TH29
6 p | 19 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn