intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Dân tộc thuộc nhóm Môn- Khmer ở Trường Sơn- Tây Nguyên.

Chia sẻ: Phạm Thúy Lam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

737
lượt xem
94
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Do trình độ phát triển kinh tế- xã hội chênh lệch nhau lại ở các khu vực khác nhau vì vậy có thể chia các dân tộc thuộc nhóm Môn- Khmer thành 3 nhóm: nhóm dân tộc Khmer, nhóm các dân tộc ở Trường Sơn- Tây Nguyên và nhóm các dân tộc ở miền núi Tây Bắc và Thanh- Nghệ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Dân tộc thuộc nhóm Môn- Khmer ở Trường Sơn- Tây Nguyên.

  1. Môn: CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM Đề tài: Dân tộc thuộc nhóm Môn- Khmer ở Trường Sơn- Tây Nguyên. Bài Làm: Do trình độ phát triển kinh tế- xã hội chênh lệch nhau lại ở các khu vực khác nhau vì vậy có thể chia các dân tộc thuộc nhóm Môn- Khmer thành 3 nhóm: nhóm dân tộc Khmer, nhóm các dân tộc ở Trường Sơn- Tây Nguyên và nhóm các dân tộc ở miền núi Tây Bắc và Thanh- Nghệ. Nhóm Môn - Khmer, có 21 dân tộc: Ba Na, Brâu, Bru - Vân Kiều, Chơ-ro, Co, Cơ-ho, Cờ-tu, Giẻ-triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ-mú, Mạ, Mảng, M'Nông, ơ-du, Rơ-măm, Tà -Ôi, Xinh-mun, Xơ-đăng, Xtiêng. Sự phân bố: Vùng cư Các dân Tên gọi khác Dân Địa bàn cư trú trú tộc số(1999) Bru- Vân 40.000 ng Quảng Trị, Thừa Thiên Vùng núi Kiều Huế bắc Tà Ôi Tôi Ôi, Pa Cô, Ba Hi, Pa Hi. 26.000 ng Quảng Trị Trường Cơ Tu Ca Tu, Gao, Hạ, Phương, 65.100 ng Sơn Quảng Nam Ca-tang Ba Na Tơ Lô, Giơ Lâng, (Y Lăng), 136.000 ng Rơ Ngao, (Krem), Roh, Con Kon Tum, Gia Lai, Bình Vùng Kde, A La Công, Kpăng Định, Phú Yên nam Công, Bơ Môn Trường Xơ Đăng Kon Tum, Quảng Nam, Sơn- Tây Bình Định Nguyên Cơ Ho Xrê, Nộp, Cơ lon, Chil, Lát, 145.857 ng Lâm Đồng, Bình Thuận, T’ring (2003) Khánh Hòa Hrê 95.000 ng Quảng Ngãi Mnông Bu-dâng, Preh, Ger, Nong, 92.451 ng Đắc Lắc, Lâm Đồng, Prâng, Rlăm, Kuyênh, Chil Bình Phước Bu Nor Xtiêng Xa Ðiêng 66.788 ng Bình Phước, Lâm Đồng, Đồng Nai, Tây Ninh Mạ Châu Mạ, Mạ Xốp, Mạ Tô, 33.338 ng Vùng Lâm Đồng, Đồng Nai Mạ Krung, Mạ Ngắn nam Tây Co Cor (kor), Col, Cùa, Trầu 29.771 ng Nguyên (2003) Quảng Ngãi, Quảng Nam Gỉe- Đgiéh, Ta Reh, Giảng Rây, 30.243 ng Triêng Pin, Triêng, Treng, Ta Liêng, Kon Tum, Quảng Nam Ve, La-Ve, Bnoong, Ca Tang Chơ ro Đơ-Ro, Châu Ro 15.000 ng Đồng Nai Brâu và 312 ng Rơ Măm  Về hình thái kinh tế chủ yếu là làm rẫy, làm vườn và làm ruộng. Công cụ sản xuất đơn giản, cuốc là công cụ chủ yếu trong canh tác, ngoài ra còn có dao, cào cỏ, rìu, gậy chọc lỗ tra hạt, xà gạt, xà bách... Những công cụ đuổi chim, thú rất nghệ thuật: bù nhìn, sáo gió, đàn nước bằng tre nứa…do làm xen canh trên đất rẫy, các dân tộc ở đây không chỉ trồng lúa mà
  2. còn trồng các loại hoa màu: vừng, đậu, bầu, bí, cà, ớt…cộng thêm các rẫy bắp, khoai đã đem lại cho cư dân đủ nhu cầu về lương thực và nhu yếu phẩm hàng ngày. Đặc biệt, dân tộc Co có cây quế Quảng là đặc sản truyền thống ở Trà My. Quế ở vùng người Co có chất lượng và năng suất cao được các địa phương trong nước và nhiều nơi trên thế giới biết tiếng. Hàng năm quế đem lại nguồn thu đáng kể cho người Co. Ruộng chờ mưa là hình thức phát triển của rẫy ( Ba Na, Mạ, Chơ Ro) kĩ thuật cao hơn, công cụ tiên tiến hơn, thời gian sử dụng đất lâu hơn. Một số dân tộc Cơ Ho, Xơ Đăng, Gỉe- Triêng, Hrê… đã làm ruộng nước do tiếp thu kĩ thuật của các dân tộc Chăm, Khmer, Kinh… Chăn nuôi: khá phát triển (cung cấp thức ăn, phục vụ lễ nghi tôn giáo), trâu được nuôi nhiều nhất ở bắc Tây Nguyên được coi là tài sản quan trọng. Ngựa được nuôi chủ yếu ở Gia Lai (Ba Na) được sử dụng trong săn bắn và vận chuyển. Voi được thuần dưỡng và chăn nuôi. Các vật nuôi được sử dụng làm vật cúng trong lễ nghi tôn giáo ( Hrê và Giẻ- Triêng) và trao đổi hàng. Người Ba Na, chó là vật cưng yêu quý và không bị giết. Săn bắn và hái lượm: rất phát triển (Sản phẩm phục vụ: thức ăn, bảo vệ mùa màng, thể hiện tinh thần thượng võ.). Người Mnông, Xtiêng nổi tiếng săn voi, người Ba Na săn bò tót… đồng bào có 2 hình thức săn cá nhân và tập thể. Hái lượm là nguồn bổ sung thực phẩm hàng ngày (hái lượm nửa trồng trọt). Các nghề thủ công chủ yếu: mộc, đan lát, dệt, gốm. Người Tà Ôi, Gỉe- Triêng làm nghề gốm không dùng bàn xoay mà nặn đất thành các băng dài rồi quấn chồng lên đáy hình trụ tùy theo nồi, ché to nhỏ khác nhau sau đó miết nhẵn rồi đem nung. Nghề rèn phát triển ở người Xơ Đăng, sản phẩm là nông cụ, vũ khí…Dệt vải: Mạ, Hrê, Tà Ôi, Ba Na, phụ nữ Mạ nổi tiếng về nghề dệt vải truyền thống với những hoa văn tinh vi hình hoa lá, chim thú với nhiều màu sắc. Đan lát: Brâu, Xơ Đăng, Hrê, Cơ Tu, người Chơ Ro đan đó để nhốt cá, dự trữ thức ăn. Đàn ông Ba Na đan chiếu, lưới, các loại gùi, giỏ, mủng...Ở vùng ven Đồng Nai, người Mạ làm thuyền độc mộc để đi lại, vận chuyển và đánh cá trên sông. Một số người Co ở Bồng Miêu có nghề đãi vàng.  Văn hóa vật chất: Nhà ở: rất phong phú và đa dạng. Làng được xây dựng nơi cao ráo (mỏm đồi) hay trong các thung lũng ven núi, gần nguồn nước sử dụng và theo lối mật tập. Ngôi nhà cổ truyền là nhà sàn dài hay ngắn. Một đặc trưng quan trọng bậc nhất của ngôi nhà vùng này là kết cấu khung cột, không có vì kèo. Khung đứng vững quan liên kết cột xà, cột không liên kết với xà ngang mà liên kết trực tiếp với xà dọc. Chính từ đặc trưng này làm cho ngôi nhà mang sắc thái độc đáo. Nhà Rông thường được dựng ở vị trí trung tâm khuôn viên cư trú của làng. Là nơi thuận liện cho sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Sự đồ sộ, hùng vĩ, lạ lẫm của phần mái (mái thấp, mái cao, mái hình chữ nhật, mái thẳng, mái cong) tạo nên vẻ đẹp hoành tráng cho nhà Rông. Kiến trúc với trang trí mĩ thuật công phu…Ngôi nhà công cộng (nhà rông) cao lớn và đẹp đứng nổi bật giữa làng, đó là trụ sở của làng, nơi các bô lão tề tựu bàn việc công, nơi dân làng hội họp, nơi thanh niên chưa vợ và trai góa vợ ngủ đêm, nơi tiến hành các nghi lễ phong tục của cộng đồng, nơi tiếp khách lạ vào làng. Nhà ở của người Tà Ôi theo lối truyền thống hiện nay rất hiếm, kiểu nhà truyền thống được người Tà Ôi gọi là doang. Khi chọn được một mảnh đất ưng ý với các tiêu chí như sau:
  3. đất bằng phẳng, gần nguồn nước, gần chỗ ở người dân cùng làng, chủ nhà tiến hành việc xem các thần có cho phép mình ở chỗ đất đó hay không. Nhà người Tà Ôi được dựng ở phía chếch Mặt Trời, khi Mặt Trời lên cao ánh sáng chiếu thẳng vào hướng cửa nhà là không tốt. Nhà được làm theo lối cổ truyền có chiều dài 5,40 m chiều rộng 4,20 m, tổng diện tích của nhà là 22,68 mét vuông. Trên một đơn vị diện tích mặt bằng đó bố trí các công năng của nhà như sau: Hai đầu hồi nhà phía đông và phía tây là phía cửa ra vào với cầu thang (kpong) đi lên, cửa chính có chiều cao 1m30 chiều rộng 70 cm. Phía tây có một bếp lửa hình vuông có chiều rộng 1m vuông làm chỗ nấu nướng, trên bếp có để một gác để ngô, sắn và các loại thức ăn. Đối diện với bếp lửa là chỗ nằm của ông chủ nhà có dải một chiếc chiếu làm nơi nằm ngủ. Nhà có 3 cửa sổ (a loang a be) có chiều cao dài 93 cm chiều rộng 66 cm. Nhà ở có 6 cột chính (non) các xà gắn kết với cột chính theo nguyên tắc ngòam, khi dựng nhà người Tà ôi cũng dựng những cột chính này đầu tiên. Sau đó là các xà dọc liên kết tạo thành khung nhà. Tiếp theo là các bộ kèo cột, các đòn tay (ploi). Mái nhà được lợp tranh, vách nhà (ner) được đan bằng lồ ô đập dập đan vào nhau Ngày nay làng của đồng bào Bru- Vân Kiều ở nhiều nơi đã có xu hướng ở nhà trệt. Trang phục: Bộ nữ phục truyền thống của các dân tộc này gồm có chiếc váy tấm bằng sợi bông dệt. Váy tấm là một vuông vải rộng hình vuông hay hình chữ nhật dùng để quấn quanh thắt lưng, che nửa thân dưới. Váy dài ngắn là tùy thuộc vào tập quán, phong cách riêng của từng dân tộc. Các dân tộc này còn phổ biến một kiểu áo nữ cổ truyền là áo cánh ngắn chui đầu, không có ve cổ và đường biên của các bộ phận như cổ, vai nách, cửa tay, gấu áo đều có đường viền bằng chỉ màu nổi trên nền vải tối. Cách trang trí những hoa văn trên nền vải đi đôi với hoa văn trên thân váy tạo nên sự hài hòa, duyên dáng và độc đáo riêng của từng dân tộc. Đàn ông đóng khố trong lúc lao động và sinh hoạt hàng ngày. Vào dịp lễ hội hay tiếp đãi khách thì họ sử dụng khó dài để tua trang trí bằng hạt cườm, thêu hoa văn tinh tế. Các dân tộc này thường để tóc dài rồi cắt ngang, búi tó chải gọn. Tóc búi được cài trâm bằng đồng hoặc bằng xương hay ngà voi. Đồ trang sức bằng đồng, bạc đêo ở cổ, tay, chân. Những chuỗi cườm có đủ màu sắc, to nhỏ khác nhau đeo trước ngực được các dân tộc rất ưa thích. Người Brâu có tục xăm mặt, xăm mình và cà răng. Nam ở trần đóng khố. Đến tuổi 14, 15, 16 tuổi phải cưa bốn răng cửa hàm trên, và thường xăm mặt, xăm mình. Phụ nữ Brâu xưa mình trần, mặc váy. Đó là loại váy hở, quấn quanh thân. Thân váy được xử lý mỹ thuật ở phần đầu váy và chân váy với lối đáp các miếng vải khác màu có các sọc đen ngang đơn giản chạy ngang thân váy. Người Co không dệt vải, vì vậy vải và đồ may mặc đều mua của nơi khác, phần lớn là mua của người Kinh và người Xơ-đăng. Phụ nữ Giẻ Triêng để tóc dài, quấn sau gáy. Họ không mặc áo mà mang loại váy dài, cao sát nách. Đây là loại váy ống tương đối dài rộng. Đầu váy, giữa thân và gấu váy được trang trí các sọc hoa văn màu đỏ trên nền chàm. Lối mặc có tính chất vừa váy, vừa áo này là một đặc điểm rất khác biệt của phụ nữ Gié Triêng, ít gặp ở các dân tộc khác từ Bắc vào Nam. Đây cũng là một lý do trang phục Giẻ Triêng được chọn vào "Làng văn hóa các dân tộc". Lối mặc váy, đặc biệt là quấn mép ra trước giữa thân, đầu váy còn thừa (váy loại này thường dài - cao gấp rưỡi váy bình thường), lộn ngược ra phía trước hoặc quấn thành nhiều nếp gấp ra xung quanh trông như một chiếc áo ngắn. Phụ nữ còn mang vòng tay vòng cổ.
  4. Ăn uống: ăn cơm tẻ là chính, ngoài ra còn ăn nếp, ngô, khoai, sắn.Thức ăn hàng ngày có rau, cá…Rượu cần là thức uống chủ yếu. Thuốc lá là thức hút khá phổ biến ở đây. Đàn ông, phụ nữ, trẻ em đều hút.  Gia đình: Tiểu vùng miền núi Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và bắc Quảng Nam có các dân tộc Bru, Tà Ôi, Cơ Tu cư trú. Xã hội được thiết lập trên cơ sở phụ quyền khá vững chắc. Trong làng, mỗi họ có 1 trưởng họ thay mặt các thành viên quan hệ với dân làng, giải quyết những công việc liên quan đến nội bộ như ma chay, cưới xin, nghi lễ nông nghiệp. Hình thái gia đình phổ biến hiện nay là tiểu gia đình phụ quyền. Trong gia đình người cha có nhiều quyền hành, quyền thừa kế thuộc về con trai.(Ở người Ba Na, các con được thừa kế gia tài ngang nhau. Trong gia đình mọi người sống hòa thuận bình đẳng.)Tuy nhiên vẫn còn tàn dư mẫu hệ như vai trò của người mẹ trong việc giữ kho thóc và phân phát thức ăn cho mọi thành viên. Người M'Nông theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, trong gia đình người vợ giữ vị trí chính, nhưng người chồng không bị phân biệt đối xử, họ sống tôn trọng nhau. Cha mẹ về già thường ở với con gái út. Hôn nhân: một vợ một chồng. Nguyên tắc quan trọng trong hôn nhân là ngoại hôn một chiều theo dây chuyền. Ngoài ra còn tồn tại hình thức: hôn nhân anh em chồng, hôn nhân chị em vọ (Ê đê, Mnông, Cơ Tu), con trai có thể lấy vợ lẽ của bố, cháu có thể lấy vợ của chú khi chú mất. Con trai cô lấy con gái cậu rất được ưa thích. Hôn nhân mang tính chất mua bán. Các dân tộc Ba Na, Xơ Đăng, Hrê đều ở trong một hình thái xã hội như nhau, bước quá độ từ cư trú nhà vợ sang cư trú nhà chồng. Phổ biến cư trú luân chuyển (cha mẹ qua đời mới ở hẳn một chỗ. Con trai, con gái Bru-Vân Kiều được tự do yêu nhau và cha mẹ thường tôn trọng sự lựa chọn bạn đời của con. Trong lễ cưới của người Bru-Vân Kiều, bao giờ cũng có một thanh kiếm nhà trai trao cho nhà gái. Cô dâu khi về nhà chồng thường trải qua nhiều nghi lễ phức tạp: bắc bếp, rửa chân, ăn cơm chung với chồng... Thanh niên nam nữ Tà Ôi tự do tìm hiểu nhau qua tục đi "sim" tình tự nơi chòi rẫy. Họ trao vật làm tin cho nhau, rồi nhà trai nhờ người mai mối. Sau lễ cưới, cô dâu trở thành người nhà chồng. Việc kết hôn giữa con trai cô với con gái cậu được khuyến khích, nhưng nếu trai họ A đã lấy vợ ở họ B, thì trai họ B không được làm rể họ A mà phải tìm vợ ở họ C. Sinh đẻ: một số dân tộc Cơ Tu, Giẻ- Triêng, Mạ làm nhà ngoài rừng hay gần nhà cho phụ nữ sinh đẻ. Người Brâu, Rơ Măm, Mnông phụ nữ được ở một gian riêng trong nhà. Trong tuần đầu người mẹ phải ăn kiêng và cấm người lạ vào nhà, hơn một tuần sau đứa bé được đưa về nhà, gia đình làm lễ nhận đứa bé làm thành viên chính thuwasc và làm lễ đặt tên. Sau một thời gian, gia đình làm lễ thổi tai, xâu tai, cầu mong con cái khỏe mạnh. Tang ma: tùy theo cái chết, tuổi tác và địa vị xã hội, tùy theo từng dân tộc, nghi lễ tang ma khác nhau. Khi trong nhà có người mất, người thân báo cho họ hàng và dân làng biết. Thân nhân lau mặt và mặc bộ quần áo mới cho người đã khuất. Người chết được đội khăn, đeo con dao nhỏ dùng lúc sống (nam) hoặc đeo theo cườm vòng cổ, vòng tai(nữ). Người chết được đặt nằm trên sàn, dưới lót chiếu đặt cạnh bếp lửa. Dân làng kéo đến chia buồn mang theo lương thực, thực phẩm để giúp tang chủ và làm quà cho người chết (trang sức, tẩu thuốc, quần áo). Những ngày có người chết cả làng ngừng
  5. sản xuất, túc trực ở nhà tang chủ. Tang chủ giết gà cúng linh hồn người chết. Người Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ- Triêng lấy máu hiến sinh của con vật hiến sinh hòa vào rượu, nhúng tay trái vào rồi vẩy khắp thi thể hoặc bôi lên ngực, trán người chết. Quan tài thường được làm từ thân cây khoét rỗng gồm 2 nửa úp vào nhau. Ở vùng bắc Kon Tum, khi đưa quan tài rời khỏi nhà, phải để một vò rượu, một rá cơm, một bát thức ăn lên phía đầu quan tài. Tang chủ dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái của bàn tay trái cầm vò rượu uống một hớp, ăn một miếng cơm, một miếng thịt rồi nói lời tiễn biệt. Theo phong tục người Brâu, người chết được đưa ra khỏi nhà, cho vào quan tài độc mộc và quàn tại một căn nhà riêng do dân làng dựng lên. Mọi người đến chia buồn, gõ chiêng cồng, mấy ngày sau mới mai táng. Những ché, gùi, dao, rìu... bỏ lại trong nhà mồ là số của cải gia đình cho người chết. Người Rơ-măm thường dùng trống để báo tin trong nhà có người chết. Việc chôn cất sẽ được tiến hành vào một hai hôm sau. Các ngôi mộ xếp theo hàng lối sao cho mặt người chết không nhìn vào làng. Lễ bỏ mả (Ba Na, Xơ Đăng, Mnông). Đây là lễ hội lớn nhất đồng thời là nghi lễ cuối cùng của tang ma. Trong lễ này người ta thường hiến sinh nhiều súc vật, đàn ông tạc tượng, làm nhà mồ, phụ nữ nấu nướng, người già uống rượu. Ngày làm đêm nghỉ, ca hát, nhảy múa, đánh chiên xung quanh mồ. Tục chôn treo (Ba Na, Xơ Đăng, Gỉe- Triêng) quan tài được gác lên 4 cột gỗ chắc, từng cặp được bắt chéo chữ X. Quan tài đặt cách mặt đất 50- 60cm. Ngoài ra các dân tộc bắc Tây Nguyên còn mai táng trong hang đá hay hỏa táng.Tập quán dùng vàng mã đã xuất hiện trong tang lễ của người Chơ-ro.  Văn hóa tinh thần: Tín ngưỡng: thần lớn nhất của cư dân là ông trời. Các vị thần đóng vai trò quan trọng và có tác động trực tiếp đến con người là thần sấm sét, thần duy trì phong tục phù hộ cho cộng đồng trong những cuộc xung đột, thần mưa, thần gió…Vị thần được quý trọng nhất là thần lúa, sau đó là thần núi, thần rừng… Đồng bào còn quan niệm ngoài thần còn có nhiều loại yêu quái mang lại tai họa cho con người và cho rằng số phận con người phụ thuộc vào quan hệ giữa người đó với thế giới siêu linh.Mỗi làng có một vật thiêng để ở nơi trang trọng nhất trong nhà rông. Trong mỗi gia đình vật thiêng được đặt ở bếp chính. Người Tà Ôi quan niệm vạn vật đều có linh hồn, tín ngưỡng đa thần (Thần nước (giàng đak), Thần chỗ ở gia đình (giàng an teng), Thần nhà dài (giàng đanh), Thần hổ (giàng avó)), chi phối hầu hết các mặt trong cuộc sống của họ. Trước đây, người M'nông theo tín ngưỡng đa thần, đặc biệt là các vị thần nông nghiệp và các vị chư thần giống như các vị thần của người Cơ Ho, người Mạ. Đạo Thiên chúa và nhất là đạo Tin lành đã thâm nhập và phát triển vào vùng người M'nông. Ma lai là hiện tượng mê tín dị đoan nguy hiểm nhất ở các dân tộc này, người có ma lai được các siêu linh ác phù hộ hay mang lại những điều rủi cho người, mùa màng và gia súc. Tục trả nợ máu khá phổ biến trước đây ở bắc Tây Nguyên. Đây là nguyên nhân dẫn tới tục săn đầu người.
  6. Ma (brau briêu) đây là loại ma rừng có thể phù hộ cho người sống tuy nhiên cũng có thể gây ra ốm đau bệnh tật. Theo người Tà Ôi thì ma brau briêu có thể sai khiến được hổ, rắn, muông thú để làm hại người. Các nghi thức tôn giáo và lễ hội: các dân tộc tiến hành các lễ thức tôn giáo để cầu mong cuộc sống và mùa màn được tươi tốt. Một trong những lễ thức quan trọng là việc đưa hồn lúa lên nương được tổ chức vào ngày lẻ. Trong nghi thức người ta chỉ tôn trọng số lẻ và dùng tay phải. Nghi lễ cuối cùng là lễ rước hồn lúa về kho rất được coi trọng và kèm theo nhiều cấm kị. Để đón năm mới, từng gia đình chuẩn bị lễ đâm trâu, cầu mong một năm phúc lành. Cả làng sửa sang máng nước, dọn dẹp đường sa, sữa chữa nhà rông chuẩn bị mở hội vui chơi ròng rã hàng tháng. Hàng năm khi mùa màng đã thu hoạch xong (thường là tháng 12 dương lịch), người Cơ-ho tổ chức ăn tết. Lễ tết kéo dài từ 7-10 ngày. Sau Tết, người ta mới được ăn lúa mới và thực hiện các công việc cần làm như làm nhà, chuyển làng... Âm nhạc, hội họa, điêu khắc: các dân tộc có một nền âm nhạc rất phong phú, đặc sắc gắn bó chặt chẽ với các lễ hội dân gian. Nhạc cụ: mõ, trống, kèn, sáo, đàn tơ rưng…Nhạc cụ Tây Nguyên là sản phẩm tinh thần của các dân tộc. Người Bru-Vân Kiều yêu văn nghệ và có vốn văn nghệ cổ truyền quý báu. Nhạc cụ có nhiều loại: trống, thanh la, chiêng núm, kèn (amam, ta-riềm, Khơ-lúi, pi), đàn (achung, pơ- kua...). Đồng bào có nhiều làn điệu dân ca khác nhau: chà chấp là lối vừa hát vừa kể rất phổ biến; "sim" là hình thức hát đối với nam nữ. Các thiếu nữ Brâu thường chơi Krông pút là nhạc cụ gồm 5-7 ống lồ ô dài ngắn không đều nhau đem ghép với nhau, tạo âm thanh bằng đôi bàn tay vỗ vào nhau ngoài miệng ống. Dân ca của người Tà Ôi có các điệu Ka-lơi, Ba-boih, Rơin và đặc biệt là điệu cha chấp trữ tình. Ka-choi và Ka-lêu là làn điệu dân ca quen thuộc của đồng bào Hrê. Các điệu dân ca phổ biến của đồng bào Co là Xru, Klu và Agiới. Múa dân gian gắn liền với âm nhạc cồng, chiêng bằng các động tác múa uyển chuyển, duyên dáng. Trong ngày lễ hội cồng chiêng và đâm trâu, trai thường múa khiên biểu thị tính chất mạnh mẽ, kiên cường của người dân Tây Nguyên. Gái tham gia những điệu múa dệt vải, múa trống, múa giã gạo… là những điệu múa xuất phát từ những sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, các dân tộc này còn có một nền nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật kiến trúc phong phú: rường cột, nhà sàn dài, nhà rông có mái cao vút. Nghệ thuật điêu khắc gỗ trong các nhà ở, nhà rông, nhà mồ với tượng gỗ đa dạng, những tượng thần được tạo nên trong các nghi lễ phong tục, những cây cột lễ…, nghệ thuật dệt hoa văn trên nền vải để may áo, khố, váy rất tinh xảo… Đồng bào còn có nền văn học dân gian rất phong phú với các trường ca, cổ tích, truyện cười, ca dao, tục ngữ phản ánh rõ nét nhân cách con người và xã hội Tây Nguyên. Thơ của người Cơ Ho được gọi là Tampla, giàu chất trữ tình. ---    ---
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2