intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài " KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ HÀ NỘI "

Chia sẻ: Le Dinh Thao | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:53

476
lượt xem
123
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng với sự thay đổi của cơ chế thị trường và các ngành sản xuất khác, ngành Nước uống tinh khiết dựa vào sự ảnh hưởng của môi trường hiện nay, cũng tự mình vươn lên và đạt được những thành tựu trong kinh tế thị trường. Từ chỗ là những sản phẩm thứ yếu, hiện nay sản phẩm của ngành nước uống tinh khiết đã trở thành sản phẩm quan trọng trong nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân. Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội là một doanh nghiệp tư nhân được...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài " KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ HÀ NỘI "

  1. 1 Đề tài " KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ HÀ NỘI "
  2. 2 MỤC LỤC CHƯƠNG I................................ ................................ ................................ ................................ ......3 1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty ................................ ................................ ....3 1.2 Chức năng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của Công ty ................................ .......................... 7 1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy tại Công ty ................................ ................................ .......................9 1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất hoạt động kinh doanh ................................ ................................ .. 12 1.5 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty ................................ .......... 12 CHƯƠNG II................................ ................................ ................................ ................................ ... 17 2.1 Khái quát chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ................................ ............. 17 2.2 Thực tế kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà nội. ............. 28 Vậy số bình sản xuất được là: 50*3,0 = 150bình ................................ ................................ ....... 30 SỔ CÁI ................................ ................................ ................................ ................................ .......... 57 2.4 Tính giá thành sản phẩm hoàn thành................................ ................................ ...................... 59 CHƯƠNG III................................ ................................ ................................ ................................ .. 62 3.1 Đánh giá về công tác hạch toán ................................ ................................ .............................. 62 3.2 Sự cần thiết để hoàn thiện ................................ ................................ ................................ ..... 63 3.3 Kiến nghị ................................ ................................ ................................ ................................ 64 KẾT LUẬN ................................ ................................ ................................ ................................ ..... 66
  3. 3 CHƯƠNG I TỔNG QUÁN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ HÀ NỘI 1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty 1.1.1 Khái quát chung - Tên Công ty: Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội. - Tên giao dịch: - Trụ sở chính: Khu công nghiệp An Khánh – Hà Tây - Hình thức hoạt động: Sản xuất kinh doanh thương mại nước uống tinh khiết. - Tình hình tài chính: Vốn điều lệ 1.200.000.000 VNĐ - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán VNĐ 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển: Cùng với sự thay đổi của cơ chế thị trường và các ngành sản xuất khác, ngành Nước uống tinh khiết dựa vào sự ảnh hưởng của môi trường hiện nay, cũng tự mình vươn lên và đạt được những thành tựu trong kinh tế thị trường. Từ chỗ là những sản phẩm thứ yếu, hiện nay sản phẩm của ngành nước uống tinh khiết đã trở thành sản phẩm quan trọng trong nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân. Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập ngày 8/2/2001 và hoạt động đến nay, đã trải qua 2 giai đoạn:
  4. 4 Giai đoạn từ năm 2001 – 2002 Đây là thời kỳ Công ty gặp nhiều khó khăn, cơ chế quản lý và nhân sự còn chưa ổn định, từ việc sản xuất đều tiến hành theo định hướng của Công ty, Công ty là doanh nghiệp tư nhân nên có nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, thương mại theo kế hoạch đặt ra. Do vậy trong thời kỳ này Công ty thương đạt mức kế hoạch như năm 2001 sản lượng đạt 95%, năm 2002 đạt 100% ĐVT: 1000đ Năm TT 2001 2002 Chỉ tiêu 1 Số vốn kinh doanh 1.200.000 1.536.000 2 DT bán hàng 2.787.387 3.040.012 3 Thu nhập chịu thuế TNDN 18.956 18.609 4 Số lượng CNV 56 48 5 Thu nhập bq cán bộ CNV 1.560 1.805 Giai đoạn từ năm 2003 đến nay Giai đọan này Công ty dần đi vào ổn định về quản lý và nhân sự, lúc ban đầu thành lập Công ty có hơn 50 nhân viên nhưng đến nay Công ty chỉ còn hơn 30 nhân viên đi vào hoạt động theo cơ chế thị trường dưới sự điều tiết của Ông Lê Quang Huy. Là một doanh nghiệp tư nhân nên khi thay đổi về
  5. 5 nhân sự không tránh khỏi những khó khăn, các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội riêng đều gặp phải vấn đề này, làm cho việc sản xuất Công ty lâm vào tình trạng trì trệ làm ăn thua lỗ. Trước tình hình đó lãnh đạo Công ty đã phải tập trung giải quyết một loạt các giải pháp để ổn định sản xuất như tổ chức lại dây truyền sản xuất, bố trí cán bộ phù hợp với trình độ và công việc, thực hiện sản xuất kinh doanh bằng việc khoán sản phẩm, thực hiện các giao nộp, các nghĩa vụ đối với nhà nước, duy trì và phát triển thị trường đã có, tìm kiếm và mở rộng thị trường mới đồng thời tìm kiếm nguồn nước sạch mới, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, thực hiện tốt các quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động theo luật lao động. Để có thể đứng vững được trên thị trường với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế, tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã phải rất cố gắng để vượt qua khó khăn và thử thách này để vững bước vào nền kinh tế mở như hiện nay. Cùng với sự vận dụng kịp thời những chủ chương chính sách mới của nhà nước, Công ty đã áp dụng những biện pháp quản lý mới như tổ chức lại sản xuất, tìm kiếm thị trường mới. Một số chỉ tiêu qua các năm như sau: ĐVT: 1.000đ Năm T 2003 2004 2005 2006 T Chỉ tiêu
  6. 6 1 Số vốn kinh doanh 1.752.590 1.832.38 1.893.500 2.500.000 4 2 DT bán hàng 3.358.146 3.553.65 3.450.646 3.857.800 3 3 Thu nhập chịu thuế TNDN 19.574 19.581 19.426 2.154 4 Số lượng CNV 48 36 36 36 5 Thu nhập bq cán bộ CNV 1.805 2.250 2.250 2.465 Thu nhập bình quân qua các năm tăng đều, kết quả kinh doanh bình quân của Công ty qua các năm như sau: ĐVT: 1000đ Năm Doan thu Thu nhập bình quân tháng 2004 3.553.653 296.137 2005 3.450.646 287.553 2006 3.857.800 321.483 Ngày 6/4/2004 Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty chính thức gọi tắt tên Công ty là HTĐ và đi vào hoạt động. Với phương thức hoạt động mới sẽ mang lại cơ hội mới cho Công ty ngày càng phát triển vững chắc. Tính đến tháng 6/2007 mạng lưới phân phối sản phẩm của Công ty đặt tại các tỉnh thành của đất nước với 36 điểm phân phối tiêu thụ sản phẩm là 457.632 bình, chai. Doanh thu đạt trên 3 tỷ đồng, giải quyết công ăn việc làm thu nhập cho hơn 30 cán bộ công nhân viên trong Công ty, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong Công ty đạt 2,5 triệu/tháng/người.
  7. 7 Hiện nay sản phẩm Công ty được tiêu thụ khắp trên cả nước nhờ mạng lưới kinh tế rộng khắp với một trụ sở văn phòng nằm tại: Số 19 Ngõ 44 Nguyễn Phúc Lai – Q. Đống Đa – TP.Hà Nội Điện thoại: 04.5145930 Fax: 04.5155930 Mã số thuế: 0101431281 Cùng nhiều cơ sở phân phối và đại lý rộng khắp phía bắc, đã mang lại doanh thu cho Công ty trong suốt thời gian qua, ngày càng được mở rộng trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành phía bắc. Đến tháng 8/2007 Ông Trịnh Xuân Đức bán lại số cổ phần của mình cho Bà Lê Thị Quốc Hương, nay Bà Hương giữ chức danh là Giám đốc Công ty. 1.2 Chức năng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của Công ty a) chức năng: Là một Công ty chuyên sản xuất kinh doanh Nước uống tinh khiết nên chức năng chủ yếu của Công ty là sản xuất sản phẩm nước uống tinh khiết phục vụ cho người dân trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành phía bắc. Sản phẩm của Công ty đa dạng về kiểu dáng và mẫu mã như bình 19L, bình 7L và chai 0,5L ngoài ra Công ty còn phân phối máy đun nước nóng lạnh. Từ lúc hoạt động chỉ có một tổ máy đến tháng 4 năm 2005, Công ty chính thức đưa vào hoạt động thêm 2 tổ máy với quy mô lớn, trang thiết bị 100% máy móc mới với diện tích 1000m2. Hiện nay Công ty sản xuất và tiêu thụ nhiều mặt hàng và đã có nhiều sản phẩm trên thị trường Hà Nội và các tỉnh thành như Hải Phòng, Nam Định…
  8. 8 b) Nhiệm vụ - Tổ chức sản xuất kinh doanh các mặt hàng theo đúng ngành nghề đăng ký và mục đích thành lập Công ty. - Bảo toàn và tăng cường vốn. - Thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước. - Đảm bảo kết quả lao động, chăm lo không ngừng cải thiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. - Trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo Công ty là thực hiện chức năng quản lý đảm bảo việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao. c) Mục tiêu hoạt động Công ty Mục tiêu phát triển của Công ty: Từ khi thành lập Công ty luôn đưa ra mục tiêu là vì lợi ích người tiêu dùng, góp phần tạo ra nguồn thu nhập chính cho người lao động nâng cao năng lực các bên và xây dựng mỗi quan hệ lao động lành mạnh giữa người sử dụng lao động và người lao động tại doanh nghiệp, bao gồm sự phát triển thương lượng, các thể chế quan hệ lao động, phòng ngừa các vấn đề bất bình trong Công ty với việc nhấn mạnh vào các vấn đề cá nhân. Mục tiêu cụ thể của Công ty: - Trong quá trình sản xuất các kinh nghiệm cần trao đổi cụ thể giữa đồng nghiệp với quản lý và ký kết lao độgn theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng
  9. 9 và công khai giữa người sử dụng lao động và người lao động nhằm cùng xây dựng Công ty ngày lớn mạnh hơn, vững chắc trong cơ chế thị trường, ghi rõ các điều kiện làm việc tại doanh nghiệp với các nhân viên được lựa chọn vào làm việc và các cá nhân được nhận định đánh giá để đưa lên làm quản lý chỉ đạo và ký kết các vẫn đề thuộc nhóm, tổ của một tập thể. Ban Giám đốc Công ty cùng các phòng ban xây dựng nội quy làm việc và năng lực tổ chức nhằm thúc đẩy thực hiện các công việc hợp lý khoa học và ký kết các hợp đồng kinh tế. - Trong quá trình hoạt động đẩy mạnh thương hiệu sản phẩm Công ty nâng cao năng lực cá nhân và tổ chức có liên quan đến sự phát triển Công ty, điều phối các phòng ban thông qua việc điều chỉnh các chức năng và thông qua việc đào tạo cán bộ nòng cốt cho Công ty. - Xây dựng phòng ban chuyên nghiên cứu về sự biến động thị trường để kịp thời đưa ra các quyết định phù hợp với xu hướng hội nhập, các sản phẩm mới đưa ra thị trường tiêu thụ đều phải có chứng nhận của Viện nghiên cứu vệ sinh an toàn thực phẩm. - Công ty sẽ hỗ trợ vận chuyển cho toàn các khách hàng nhằm đẩy mạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng, thương lượng ký kết đối với các tập thể cơ quan và các tổ chức có nhu cầu sử dụng sản phẩm Công ty lâu dài và là những sản lượng lớn. 1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy tại Công ty Tổ chức bộ máy của Công ty mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có và không thể thiếu được. Vì nó đảm bảo việc giám sát quản lý chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để phát huy và nâng
  10. 10 cao vai trò của bộ may Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội được tổ chức như sau: Chủ tịch Hội đồng quản trị Giám đố Phó Giám đốc Phòng Tổ Phòng Kế Phòng Phòng Kỹ Phòng QL chức lao toán tài Kinh thuật đơn hàng động chính doanh Tổ Tổ Tổ máy II máy máy III I Mô hình lãnh đạo bao gồm: - Chủ tịch Hội đồng quản trị - Giám đốc - Phó Giám đốc Các phòng ban bao gồm:
  11. 11 - Phòng tổ chức lao động - Phòng kế toán tài chính - Phòng kinh doanh, thương mại - Phòng kỹ thuật - Phòng quản lý đơn hang - Tổ máy 1 - Tổ máy 2 - Tổ máy 3 Chức năng quyền hạn từng bộ phận: - Chủ tịch Hội đồng quản trị: là người có quyền hành cao nhất trong Công ty, tham gia quản lý mọi hoạt động của Công ty. - Giám đốc: là người chủ sở hữu Công ty, chịu trách nhiệm về tài sản của Công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của Công ty. - Phó Giám đốc: là người trợ giúp cho Giám đốc và được Giám đốc giao phó cho một công việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những công việc mà Giám dốc giao phó. - Phòng tổ chức lao động: tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực tài chính, thu, chi, vay và đảm bảo các nguồn thu chi, chịu trách nhiệm trong công tác lưu trữ chứng từ. Trực tiếp quản lý vốn và nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Có trách nhiệm theo dõi chi phí sản xuất và các hoạt động tiếp thị, hạch toán các kết quả hoạt động kinh doanh.
  12. 12 - Phòng kinh doanh: Có chức năng quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. - Phòng quản lý đơn hàng: Có chức năng quản lý các đơn hàng của Công ty và trợ giúp cho phòng kế toán trong công tác hạch toán và kiểm tra các đơn hàng. 1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất hoạt động kinh doanh Trên thực tế bộ máy quản lý được quy định chung không có tồn tại ngay cả các Công ty, doanh nghiệp nhà nước, mà các doanh nghiệp phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh của minh để tổ chức và xây dựng mô hình bộ máy quản lý sao cho phù hợp nhất, đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cao nhất. Mỗi mô hình tổ chức Công ty cũng được coi là đặc trưng của Công ty đó. Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội đã xây dựng tổ chức sản xuất theo dây truyền khép kín gồm 3 tổ máy: - Tổ máy 1: chuyên sản xuất sản phẩm Nước uống đóng chai loại 0,5L. - Tổ máy 2: chuyên sản xuất sản phẩm loại bình 7L. - Tổ máy 3: chuyên sản xuất sản phẩm đóng bình loại 19L. Đứng đầu các phân xưởng có các quản đốc phân xương giúp Giám đốc hiểu được tình hình hoạt động sản xuất của Công ty và các nguyện vọng ý kiến đề xuất của công nhân. 1.5 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý của Công ty, để phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý của doanh nghiệp, Công ty tổ
  13. 13 chức bộ máy kế toán theo hình thức tập chung. Công ty bố trí cho các nhân viên thống kê phân xưởng làm nhiệm vụ ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh diễn ra vào sổ sách trong phạm vi Xưởng sản xuất, cuối tháng chuyển chứng từ về phòng kế toán của Công ty. Hệ thống sổ sách theo hình thức nhật ký chứng từ tại Công ty: Số hiệu sổ Nội dung NKCT BK SCT NKCT 1 Ghi Có TK 111 "tiền mặt" BK 1 Ghi Nợ TK 111 "tiền mặt" NKCT 2 Ghi Có TK 112 "tiền gửi NH" BK 2 Ghi Nợ TK 112 "tiền gửi NH" NKCT 3 Ghi Có TK 113 "tiền đang chuuyển" NKCT 4 Ghi Có TK 331, 315, 341, 342 SCT 1 Dùng cho các TK 311, 315, 341, 342 NKCT 5 Ghi Có TK 331 "phải trả cho NCC" SCT 2 Thanh toán với nhà cung cấp NKCT 6 Ghi Có TK 151 "hàng mua đang đi đường" NKCT 7 Ghi Có TK142,152,153,154,334. BK 3 Tính giá thành thức tế vật liệu và CCDC
  14. 14 BK 4 Tập hợp CP theo mã hang, TK154. BK 5 Tập hợp CPBH,QLXDCB, TK 641,642,214 BK 6 Tập hợp CP trả trước, phải trả TK 142, 335 Phân bổ tiền lương và BHXH Phân bổ NVL, CCDC Tính và phân bổ khấu hao TSCĐ NKCT 8 Ghi Có các TK 155,157,511,521,631,641 SCT 3 Dùng cho các TK 511,521,632,911 BK 7 Nhập, xuất, tồn thành phẩm HH, TK155,156 BK 8 Tính giá thực tế thành phẩm hàng hoá BK 9 Hàng gửi bán TK 157 BK 10 Thanh toán với người mua TK 131 SCT 4 Thanh toán với người mua TK 131 NKCT 9 Ghi Có các TK 211,212,213 SCT 5 Dùng cho các TK 211,212,213… NKCT 10 Ghi Có các TK 121,128,136,141,142,143… SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN
  15. 15 Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán tiền Kế toán tổng hợp nguyên tập hợp mặt và tiền thành kiêm kế vật liệu chi phí và gửi ngân hang phẩm tiêu toán tiền tính giá kiêm thủ quỹ thụ và xđkq lương thành kd Chức năng từng bộ phận kế toán: - Kế toán trưởng: là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm về công tác kế toán của đơn vị, giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê của Công ty đồng thời đảm nhận nhiệm vụ lập các báo cáo tài chính định kỳ, cung cấp thông tin tài chính định kỳ của Công ty cho các đối tượng liên quan như: Ngân hàng, các nhà đầu tư… - Kế toán tổng hợp kiêm kế toán tiền lương: là người chịu trách nhiệm trực tiếp với kế toán trưởng. Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp số liệu của toàn Công ty để lập báo cáo kế toán theo tháng, đồng thời phụ vụ sổ cái TK 334, TK 338 từ các chứng từ gốc để lập bảng tính lương và bảo hiểm xã hội cho từng mã sản phẩm. - Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định: có nhiệm vụ theo dõi việc nhập - xuất - tồn các nguyên vật liệu hay công cụ dụng cụ, tình hình tăng, giảm tài sản cố định phân bổ các chi phí này cho các đối tượng có liên qua.
  16. 16 - Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: có nhiệm vụ theo dõi các loại chi phí sản xuất chính, chi phí sản xuất phụ, tiến hành phân tích giá thành sản phẩm, lập báo cáo tài chính liên quan. đến các TK 154, TK 632. - Kế toán tiền mặt tiền gửi ngân hàng: khi có các nghiệp vụ liên quan đến việc thu chi, kế toán thanh toán có nhiệm vụ ghi chép đầy đủ các chứng từ có liên quan. Nếu chi thì kế toán viết phiếu chi, nếu thu thì kế toán viết phiếu thu, đồng thời hàng tháng lập kế hoạch tiền mặt tiền gửi lên ngân hàng có quan hệ giao dịch như ngân hàng đầu tư 14 Láng Hạ, theo dõi trên TK 111, TK 112, lập chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết, sổ cái TK 111, TK 112. - Kế toán thành phẩm và tiêu thụ sản phẩm, thanh toán và xác định kiết quả kinh doanh: theo dõi tình hình nhập xuất kho thành phẩm và xác định kết quả hoạt động kinh doanh, ghi sổ chi tiết các TK có liên quan. Hàng tháng vào sổ cái TK 155, tính giá hàng hoá gửi đi, theo dõi TK 131, TK 331, TK 632…
  17. 17 CHƯƠNG II THỰC TẾ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ HÀ NỘI 2.1 Khái quát chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.1.1Khái niệm về chi phí sản xuất: Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình biến đổi một cách có ý thức và có mục đích, các yếu tố sản xuất đầu vào để hình thành các sản phẩm nhất định. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh nhất định phải kết hợp hài hoà 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất đó là: tư liệu sản xuất, đối tượng lao động và sức lao động. Sự tham gia của 3 yếu tố trên vào quá trình hoạt động có sự khác nhau, từ đó hình thành nên các chi phí sản xuất tương ứng. Chi phí khấu hao tư liệu lao động, chi phí tiêu hao nguyên vật liệu và chi phí tiền lương cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm sáng tạo ra. Để có thể biết được số chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong từng thời kỳ hoạt động là bao nhiêu, chi phí như thế nào? nhằm phục vụ cho công tác quản lý. Mọi chi phí bỏ ra cuối cùng đều được thể hiện bằng thước đo tiền tệ gọi là chi phí sản xuất. Như vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền tệ của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
  18. 18 Chi phí sản xuất của doanh nghiệp được phát sinh thường xuyên, liên tục trong một quá trình sản xuất, quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy để phục vụ cho yêu cầu quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải hạch toán cho từng thời kỳ, hàng tháng, hàng năm phù hợp với kỳ báo cáo. Chỉ những chi phí để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mới được coi là chi phí sản xuất, còn các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất khác, chi phí hao hụt về nguyên vật liệu ngoài định mức, lãi phải trả về các khoản vay quá hạn, thanh toán các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng…sẽ không phải là chi phí sản xuất kinh doanh. Thực chất của chi phí sản xuất là sự dịch chuyển vốn, dịch chuyển giá trị của chi phí sản xuất yếu tố sản xuất vào các đối tượng để tính giá thành sản phẩm. 2.1.2 Đặc điểm phân loại chi phí sản xuất: * Đặc điểm chi phí sản xuất: Loại hình sản xuất Nước uống tinh khiết cho khách hàng có rất nhiều sản phẩm khác biệt lớn nhất, rõ nét nhất là yếu tố chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất ở Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội có điểm nổi bật là chi phí nguyên vật liệu phụ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá thành sản phẩm. Nguyên nhân là do đặc điểm của loại hình sản xuất Nước uống tinh khiết, Nguyên vật liệu chính và phụ là do Công ty tự khai thác và do khách hàng chịu trách nhiệm giao cho Công ty đúng với số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất đã ghi trong hợp đồng. Công ty chỉ hạch toán vào chi phí sản xuất phần chi phí vận chuyển nguyên vật liệu đó từ điểm giao nhận hàng về kho của xưởng sản xuất và chi phí nguyên vật liệu phụ khác mà Công ty phải mua
  19. 19 thêm để tiến hành sản xuất. Trong quá trình kiểm nhận lại kho, nếu thấy thiếu Công ty sẽ báo lại cho khách hàng biết và trường hợp khách hàng có yêu cầu, Công ty sẽ mua hộ số nguyên vật liệu đó và khách hàng sẽ thanh toán cho Công ty sau. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất gia công, Công ty có thể sẽ không dùng hết số nguyên vật liệu của khách hàng do tiết kiệm được, thì phần tiết kiệm đó Công ty sẽ được hưởng và không hạch toán giảm chi phí sản xuất. Một hợp đồng sản xuất của Công ty với một đơn vị khách hàng có thể bao gồm nhiều mã hàng, số vật liệu phụ mua thêm để sản xuất cũng thường dùng cho nhiều loại hàng khác nhau, do đó khó có thể xác định chi phí nguyê vật liệu, vật liệu tính vào giá thành cho từng loại sản phẩm. *Phân loại chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất ở Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội được phân loại căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh thương mại. - Chi phí nhiên liệu, vật liệu: bao gồm giá mua, kinh phí mua, chi phí mua của các loại nguyên vật liệu, CCDC sản xuất mà Công ty phải mua thêm để tiến hành sản xuất kinh doanh theo đúng yêu cầu của khách hàng. - Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ số tiền lương, phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương theo quy định của công nhân trực tiếp sản xuất, cán bộ quản lý phân xưởng (tổ may), nhân viên kỹ thuật, nhân viên kinh tế tại các tổ máy…
  20. 20 - Chi phí khấu hao TSCĐ: số tiền trích khấu hao trong kỳ của toàn bộ tài sản cố định dùng cho sản xuất như: dây truyền lọc nước, máy đóng bình, máy đóng màng co, nhà xưởng kho sản phẩm ở tổ máy… - Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm: các khoản chi phí về các loại dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài, phục vụ sản xuất trong doanh nghiệp: điện, nước dùng cho sản xuất… - Chi phí bằng tiền khác: bao gồm chi phí vận chuyển bán thành phẩm khi sản xuất, chi phí thuê chuyên gia kỹ thuật, chi phí cho hoạt động sản xuất, nhiên liệu xăng dầu, dịch vụ in thuê… Ngoài 4 yếu tố chi phí kể trên, chi phí vận chuyển NVL từ điểm nhận hàng về kho của Công ty cũng được hạch toán vào chi phí khác bằng tiền, vì vậy dịch vụ vận chuyển này thường được Công ty thanh toán ngay bằng tiề n mặt cho từng chuyến hàng. 2.1.3 Đặc điểm và phân loại giá thành Phân loại theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành Theo cách phân loại này thì chỉ tiêu tính giá thành được chi làm ba loại: - Giá thành kế hoạch: là gí thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch hoặc việc tính toán này do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện trước khi thực hiện sản xuất chế tạo sản phẩm. - Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở định mức chi phí hiện hành, trước khi tiến hành sản xuất chế tạo sản phẩm. Nếu như giá thành kế hoạch không biến đổi trong suất cả kỳ kế hoạch thì giá
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2