intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần Kềm Nghĩa

Chia sẻ: Hoang Minh Tuan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:60

182
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung đề tài: giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển của công ty CP Kềm Nghĩa, giới thiệu tổng quan về bộ phận kế toán tại công ty CP Kềm Nghĩa, thực trạng về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty CP Kềm Nghĩa, nhận xét và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty CP Kềm Nghĩa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần Kềm Nghĩa

  1. MỤC LỤC Lời mở đầu.............................................................................................................3 Chương 1. Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển của công ty   CP Kềm Nghĩa 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty....................................................4 1.2. Tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất...................................................... ..........5 1. 2.1. Tổ chức phân cấp quản lý.................................................................... ..........5 1. 2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất.................................................................. ..........7 Chương 2. Giới thiệu tổng quan về  bộ  phận kế  toán tại công ty CP Kềm  Nghĩa 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán  ...……………………………………........................9 2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản....................................…....................10 2.3. Hình thức kế toán, sổ kế toán.........................………………….....................10 2.4. Hệ thống chứng từ kế toán..................................................……....................12 2.5. Điều kiện máy móc thiết bị ................................................................ .............13 2.6. Hạch toán hàng tồn kho...................................................................... ..............13 2.7. Chế độ kế toán vận dụng.................................................................... .............13 Chương 3. Thực trạng về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo   lương ở công ty CP Kềm Nghĩa 3.1. Tình hình chung về quản lý lao động ..............................................................14 3.2. Về công tác kế toán..........................................................................................14 3.3. Sổ sách và chứng từ kế toán............................................................................14 3.4 Tình hình tổ chức công tác tiền lương tại công ty CP Kềm Nghĩa.................16 3.4.1 Kế toán chi tiết tiền lương tại công ty.........................................................16  3.4.1.1 Nội dung quỹ tiền lương............................................................................16 3.4.1.2 Các hình thức tính lương............................................................................16 3.4.1.3 Chứng từ sử dụng.......................................................................................18 3.4.1.4 Tài khoản sử dụng......................................................................................27 3.4.1.5 Nghiệp vụ...................................................................................................27 1
  2. 3.4.2. Kế toán các khoản trích theo lương tại Công ty..........................................28 3.4.2.1 Nội dung các khoản trích theo lương tại Công ty......................................28 3.4.2.2 Quy định trích nộp các khoản bảo hiểm tại Công ty.................................29 3.4.2.3 Chứng từ sử dụng thực hiện trích BHXH tại Công ty.............................. 29 3.4.2.4 Tài khoản sử dụng.......................................................................................... 3.4.2.5 Nghiệp vụ....................................................................................................... Chương 4: Nhận xét và một số  giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế  toán   tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty CP Kềm Nghĩa 4.1. ĐÁnh giá về  hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty  Kềm Nghĩa............................................................................................................... 4.2. Nhận xét chung về công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương   ở Công ty Kềm Nghĩa..............................................................................................  4.2.1. Ưu điểm.......................................................................................................... 4.2.2. Những nhược điểm........................................................................................ 4.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương  và các khoản trích theo lương tại công ty Kềm Nghĩa............................................ 4.3.1. Về công tác quản lý........................................................................................ 4.3.2. Về công tác hạch toán ................................................................................... Kết luận..................................................................................................................... Tài liệu tham khảo................................................................................................... 2
  3. LỜI MỞ ĐẦU Lao động là yếu tố  đầu vào quan trọng nhất của một doanh nghiệp.  Nâng   cao năng suất lao động là con đường cơ bản để  nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo  uy tín và khẳng định vị  trí của doanh nghiệp trên thị  trường cạnh tranh ngày càng  khốc liệt.    Tiền lương là một vấn đề kinh tế xã hội đặc biệt quan trọng vì nó liên quan  trực tiếp tới lợi ích kinh tế  của người lao động. Lợi ích kinh tế  là động lực thúc   đẩy người lao động nâng cao năng suất lao động. Từ  việc gắn tiền lương với kết   quả  hoạt động sản xuất kinh doanh đến việc nâng cao mức sống  ổn định và việc   phát triển cơ sở kinh tế là những vấn đề không thể tách rời. Từ đó sẽ phục vụ đắc   lực cho mục đích cuối cùng là con người thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế, làm cơ  sở để  nâng cao đời sống lao động và cao hơn là hoàn thiện xã hội loài người.  Thấy được tầm quan trọng của công tác tiền lương trong quản lý doanh   nghiệp em đã chọn đề tài: “Kế toan tiền lương và các khoản trích theo lương tại   Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp .Báo cáo thực tập  bao gồm 4 phần chính : Chương 1: Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển của công ty  CP Kềm Nghĩa Chương 2: Giới thiệu tổng quan về  bộ  phận kế  toán tại công ty CP Kềm   Nghĩa. Chương 3: Thực trạng về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo  lương ở công ty CP Kềm Nghĩa  Chương 4 : Nhận xét và một số  giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế  toán  tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty CP Kềm Nghĩa 3
  4. TP Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 3 năm 2010                                                                    Sinh viên                                                                     Hà Quang Huy Chương 1 Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển của công ty  CP Kềm Nghĩa 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Công Ty CP Kềm Nghĩa trụ  sở chính đặt tại 10/20 Đường Lạc Long Quân ,  Phường 9 , Quận Tân Bình , TP HCM . Vào những năm đầu của thập kỷ  90, sản  phẩm  Kềm Nghĩa đã bắt đầu góp mặt trên thị  trường với tên gọi   Nghĩa Sài Gòn.  Theo đà phát triển chung của nền kinh tế thị trường, tháng 9 năm 2000 Kềm Nghĩa  đã chính thức hoạt động theo cơ  chế  Công ty TNHH, tên giao dịch là  Kềm Nghĩa  hay Nghia Nippers. Với bề dày kinh nghiệm, cùng với đội ngũ công nhân viên có tay  nghề  kỹ  thuật cao, hiện Kềm Nghĩa tự  hào là đơn vị  dẫn đầu trong lĩnh vực sản  xuất và kinh doanh dụng cụ  chuyên dùng làm móng tại Việt Nam. Thương hiệu  Kềm Nghĩa được đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước tín nhiệm. Hiện nay, với hơn 120 đại lý kinh doanh và phân phối, sản phẩm Kềm Nghĩa  đã chiếm đến 80% thị  phần tại Việt Nam. Tỷ trọng xuất khẩu bình quân đạt 30%  trên tổng doanh số bán. Đặc biệt, thương hiệu Kềm Nghĩa đã có mặt trên thị trường   các nước như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Úc, Thái Lan, Campuchia,  và một số nước Châu Âu. Hiện Công ty Kềm Nghĩa đang hoạt động theo hệ  thống quản lý tiêu chuẩn  chất lượng ISO 9001:2000, cùng với những trang thiết bị hiện đại, dây chuyền công   nghệ khép kín và luôn được tối ưu hóa. Đội ngũ lao động của Công ty Kềm Nghĩa  hiện nay gần 2.000 người, trong đó đa phần là những người có nhiều kinh nghiệm  trong công việc, luôn phát huy tinh thần học hỏi, tư duy sáng tạo. 4
  5. Tổng mặt bằng sản xuất của Kềm Nghĩa hiện nay gần 20.000m2, được bố  trí tại các điểm:        * Trụ  sở  chính và là phân xưởng I: 10/20 Lạc Long Quân, P.9, Q.Tân Bình,   TP.HCM.      * Phân xưởng sản xuất II: 59/5E  Ấp Tiền Lân, Xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn,  TP.HCM.        * Phân xưởng sản xuất III: Lô B1 – 7 Khu Công Nghiệp Tây Bắc Củ  Chi,   TP.HCM.           o Sản phẩm chính: Kềm cắt da và móng với nhiều chủng loại, kiểu dáng.           o Sản phẩm phụ: dũa móng, kéo cắt tóc, kéo tỉa lông mày, nhíp, dép mousse,   gác ngón, sủi da, chấm bi và các dụng cụ hỗ trợ cho việc làm móng. Từ những năm 1980, chỉ với vỏn vẹn 1,5m2 mặt bằng và một ít đồ nghề mài  kềm “ Công ty “ bắt đầu ra đời. Năm 1992 tiền thân chỉ  là một cơ  sở  sản xuất dụng cụ  làm móng mang tên   “Nghĩa Sài Gòn” tổng diện tích nhà xưởng 200m2 với lực lượng lao động chủ  yếu  trong gia đình.       * Tháng 9 năm   2000 Công ty TNHH Cơ  khí Kềm Nghĩa được   thành lập và chính thức đi vào hoạt động theo hệ  thống quản lý chất lương ISO   9001:2000.      * Năm 2001 sản phẩm Kềm Nghĩa chính thức xâm nhập thị  trường Hoa   Kỳ, khi các sản phẩm được theo chân các Việt Kiều xuất ngoại.     * Đầu năm 2003 sản phẩm kềm nghĩa đã có mặt tại những thị trường: Mỹ,  Úc, Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Campuchia và một số  nước Châu Âu như  Ý, Bồ  Đào Nha, Nga…Chiếm 80% thị  phần trong nước. Tỷ  trọng xuất khẩu bình quân đạt 30% trên tổng doanh số bán.     * 2006 thiết lập thành công mạng lưới phân phối sản phẩm tại thị trường   Mỹ. Đồng thời đăng ký bản quyền cho sản phẩm mang tên gọi Supper Nghĩa tại  Mỹ.     * Đầu năm 2008, Công ty đã tiến hành chuyển đổi từ  TNHH lên Công ty  cổ phần, mở ra một giai đoạn phát triển mới  và toàn diện về quy mô sản xuất cũng  5
  6. như  đa dạng hóa sản phẩm, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững  và mạnh mẽ  theo xu hướng phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Trong quá trình tham gia thị trường, 7 năm liền Kềm Nghĩa được người tiêu   dùng bình chọn là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, nhận được nhiều bằng khen,   giấy khen từ  Trung  ương đến địa phương trao tặng. Năm 2005, 2007 thương hiệu   Kềm Nghĩa được giải Sao Vàng Đất Việt, đứng trong Top 100 Thương Hiệu Mạnh  trên toàn quốc. Năm 2006 vinh dự  là một trong 98 “Thương Hiệu Mạnh Việt Nam   2006”, cúp vàng Chất Lượng Hội Nhập Hàng Đầu Năm 2007 và là “100 Thương   Hiệu Dẫn Đầu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 2007”… 1.2. Tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất. 1.2.1. Tổ chức phân cấp quản lý của công ty Cổ phần Kềm Nghĩa.        Công ty CP Kềm Nghĩa là một công ty sản xuất có quy mô lớn. Trong những   năm qua công ty đã xây dựng được cơ  chế  hoạt động sản xuất trong nội bộ  một   cách hợp lý đó là sự phân cấp rõ ràng về  chức trách quyền hạn của các đơn vị  nội   bộ­ các phân xưởng. Phát huy một cách triệt để  tính chủ  động, tích cực trong hoạt   động sản xuất đặc biệt là các vấn đề, khai thác thị trường, tổ chức sản xuất.          Cụ thể hàng năm, giám đốc, các phó giám đốc giao kế hoạch cho phân xưởng  các chỉ tiêu, tài chính cơ bản, xây dựng cho công ty các chỉ tiêu doanh thu, thuế trích  nộp, chi phí quản lý, lợi nhuận, khấu hao, quỹ  lương, hàng tháng tuỳ  theo khối   lượng  các công trình, ban giám đốc giao nhiệm vụ cho phòng kĩ thuật, từ  đây giao   xuống các phân xưởng Các phân xưởng có kế hoạch xây dựng phân phối bố  trí lao  động hợp lý. Tất cả các vấn đề liên quan đến ký kết hợp đồng, xủ lý hợp đồng, xử  lý các vấn đề liên quan đến sản xuất hợp lý kinh doanh, khen thưởng. kỹ luật đều   do ban giám đốc quyết định.          Về mặt tài chính, với các chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra. Phụ  trách kế toán của   công ty, tổ  chức kế  toán theo pháp lệnh kế  toán thống kê của nhà nước chịu trách  nhiệm đảm bảo vốn và luân chuyển vốn kinh doanh.          Có thể nói cơ cấu tổ chức và sự phân cấp quản lý nói trên hoàn toàn phù hợp   với sự  sống còn của công ty có quy mô sản xuất lờn như  công ty Cổ  phần Kềm   Nghĩa điều này cũng hoàn thành phù hợp với nền kinh tế  thị  trường hiện nay, Các   6
  7. bộ  phân có chức năng quản lý và phục vụ  cho toàn công ty là toàn tổ  chức hành   chính bảo vệ, phòng kinh tế kỹ thuật, phòng kinh doanh, phòng kế toán.           Để  đảm bảo quá trình hoạt động của công ty đã tổ  chức quản lý hợp đồng  sản xuất của kinh doanh theo mô hình trực tuyến đứng đầu là giám đốc công ty là   người trực tiếp điều hành các hoạt động phòng ban. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty (cơ cấu tổ chức của công ty Kềm Nghĩa tính từ cấp Chủ tịch HĐQT trở xuống) Giám đốc Phó giám đốc  Phó giám đốc  điều hành sản xuất nội chính Phân  Phân  Phòng  Phòng  Phòng  Phòng  Phòng  Phòng  xưởng  xưởng  vật tư và  KT và  Tổ chức  Tài chính  KH và  Đào tạo cơ điện sản xuất  điều độ  QL chất  hành  kế toán đầu tư sản xuất  lượng chính Trong đó chức năng của từng bộ phận ­ Giám đốc: Là người điều hành đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách  nhiệm cao nhất về toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh trong Công ty. Giám đốc   điều hành Công ty theo chế  độ  thủ  trưởng, có quyền quyết định cơ  cấu bộ  máy   quản lý của công ty theo nguyên tắc tinh giảm gọn nhẹ, có hiệu quả. ­ Phó giám đốc: Là người giúp đỡ  giám đốc chỉ  đạo các công tác cụ  thể  như  kỹ thuật, công nghệ, công tác maketinh, khai thác htị trường và giải quyết các công  việc thay giám đốc khi có uỷ quyền. ­ Phòng kinh doanh có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường tiêu thụ  sản phẩm; thực   hiện các giao dịch kinh doanh tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ tiếp nhận vận chuyển. ­ Phòng tổ  chức hành chính có nhiệm vụ  xây dựng và hoàn thiện bộ  máy tổ  chức công ty phù hợp với yêu cầu tổ  chức kinh doanh, xây dựng và tổ  chức thực  7
  8. hịên các kế  hoạch về  lao động tiền lương, giải quyết chính sách cho người lao  động. ­ Phòng kế toán tài vụ: có nhiệm vụ khai thác và tiếp cận các đơn đặt hàng và  hợp đồng kinh tế, theo dõi và đôn đốc kế  hoạch thực hiện từ  đó thiết lập và bóc  tách bản vẽ, triển khai xuống từng phân xưởng. ­ Các phân xưởng sản xuất: Đứng đầu là các quản đốc có nhiệm vụ  tôt chức  thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty giao đảm bảo chát lượng và số lượng sản   phẩm làm ra. Sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị được giao. 1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty.          Công ty CP Tân Trường Thành là công ty chuyên sản xuất xây dựng, chế tạo   và tiêu thụ các mặt hàng loại ván khuôn, cốt pha, xà gồ; tư vấn thiết kế bản mã và  các sản phẩm cơ khí, chế tạo sản xuất và lắp dựng các khung nhà thép. Công ty là  một đơn vị  kinh tế  vừa mang tính thương mại vừa mang tính sản xuất. Các sản  phẩm mà công ty đã và đang sản xuất, thiết kế và xây dựng chính xác.           Sản phẩm của công ty có đặc điểm đòi hỏi kĩ thuật máy móc thiết bị đầy đủ,  công nhân lành nghề, sản xuất nhiều mặt hàng. sản phẩm xây lắp có nhiều đặc   điểm là không di chuyển mà cố  định  ở  nơi sản xuất nên chịu  ảnh hưởng của địa   hình, khí hậu, giá cả thị trường... của nơi đặt sản phâm đặt điểm này buộc phải di   chuyển máy móc, công nhân theo địa điểm đặt sản phẩm, làm cho công việc quản  lý, sử dụng hạch toán vật tư, tài sản phức tạp.          Mọi công trình dự toán trước khi tiến hành sản xuất và quá trình sản xuất phải  so sÁnh với dự  toán, phải lấy dự  toán làm thước đo sản xuất, xây dựng được tiêu  thụ theo gián dự toán hoặc thoả thuận với chủ đầu tư khi hoàn thành các công trình.   Do vậy sản phẩm của công ty luôn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thiết kế  dự  toán của công ty. Sơ đồ: Tổ chức bộ máy sản xuất tại Công ty. 8
  9. Khách hàng Ban giám  Phòng  Bộ phận  đốc KT­KT tạo khuôn Bộ phận  Chế bản dập,mài,tiệ n sản phẩm Bộ phận xi  mạ SP Bộ phận  kết cấu Nhập kho KCS Việc sản xuất và xây dựng chế  tạo  ở  công ty dựa trên cơ  sở  các đơn đặt   hàng của khách hàng. Ban giám đốc chịu trách nhiệm quản lý hợp đồng sau đó   chuyển nội dung hợp đồng cho phòng kinh tế kĩ thuật. Phòng kĩ thuật căn cứ  theo yêu cầu của khách hàng tiến hành tổ  chức thực   hiện triển khai bóc tách công việc chi tiết xuống từng bộ phận sản xuất. Các phân xưởng căn cứ vào định mức vật tư của từng hợp đồng sản phẩm: căn cứ  vào yêu cầu kĩ thuật để đảm bảo cho chất lượng thực tế của sản phẩm do phòng kĩ   thuật lập để thành sản xuất. Thông thường thép hình được nung ở nhiệt độ cao sau   đó trải qua các công đoạn dập , mài , tiện thì được đưa qua bộ phận mạ.Tiếp đó SP   dỡ dang được bộ phận kết cấu lắp ráp các chi tiết sau đó thì được nhân viên đóng  gói bao bì thành phẩm .Cuối cùng sản phẩm lại qua khâu KCS của phòng kĩ thuật   để kiểm tra sản phẩm trước khi nhập kho và đem giao cho khách hàng. Chương 2. Giới thiệu tổng quan về  bộ  phận kế  toán tại công ty CP Kềm  Nghĩa 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán : 9
  10. Xuất phát từ    đặc điểm tổ  chức sản xuất kinh doanh bộ  máy kế  toán của  công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công việc kế toán được tập  trung tại phòng kế toán của công ty. Bộ  máy kế  toán  ở  công ty trực tiếp theo dõi và hạch toán những phần việc   nắm chắc tình hình tài chính về vốn, về tài sản của công ty.  Theo dõi việc thực hiện kế hoạch tài chính cho từng tháng, quý. Theo dõi công tác quản lý tài sản. Tính giá thành thực tế các mặt hàng  Công tác bán hàng và giao dịch. Theo dõi đối chiếu công nợ. Các chi phí quản lý của công ty. Tổng hợp các số liệu ở các phân xưởng và phần phát sinh ở  khối văn phòng  hay phòng kĩ thuật­ tài chính lập báo cáo chung của toàn công ty. Sơ đồ bộ máy kế toán ở công ty CP Kềm Nghĩa KT tổng hợp KT thanh toán Thủ quỹ KT trưởng Thu nhập thông  KT vật tư tin KT tiền lương Thủ kho Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán: ­ Kế toán trưởng: Phụ trách kế toán, là người đứng đầu phòng kế toán­  tài vụ, phụ trách chung tổng hợp thực hiện chức năng và nhiệm vụ kế toán tại Công   ty theo quy chế phân cấp quản lý của Giám đốc công ty. 10
  11. ­ Kế toán tổng hợp: là kế toán tổng hợp tất cả các khoản mục kế toán.  Theo dõi phản Ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời các hoạt động, phụ  trách về các sổ  kế toán. ­ Kế toán thanh toán: Theo dõi chặt chẽ tình hình tiêu thụ và thanh toán  các công nợ, theo dõi bằng giá trị  số  dư  và biến động trong kỳ  của từng loại tiền  mặt, tiền gửi ngân hàng của Công ty. ­ Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi, bảo quản tiền mặt bằng việc ghi chép  sổ quỹ và báo cáo quỹ hàng ngày. ­ Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình Nhập­ Xuất­ Tồn kho nguyên, nhiên   vật liệu, nguyên liệu thay thế... Kế  toán vật tư  theo dõi chi tiết từng loại vật tư  cuối tháng tính tiền bảo quản vật tư xuất dùng trong kỳ  và lập bảng tổng hợp ghi  có cho các TK nguyên vật liệu, CCDC, chuyển qua cho KT tổng hợp, KT trưởng   của Công ty. ­ Kế  toán  tiền lương,   BHXH: Theo  dõi,  tính  toán  tiền lương  và  các  khoản BH cho cán bộ công nhân viên. ­ Thủ  kho: Theo dõi tình hình nhập­ xuất kho NVL, thành phẩm đối  chiếu với KT vật tư vào cuối tháng, cuối quý. 2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản : Căn cức vào hệ thống tài khoản kế toán do bộ tài chính ban hành theo Quyết   định 15/2006/QĐ­BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006. Căn cứ vào tình hình thực tế hạch   toán ở đơn vị, doanh nghiệp đã sử dụng một hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại   đơn vị. Là những tài khoản sửa đổi theo thông tư  mới của bộ  tài chính, sử  dụng   những tài khoản phù hợp với hình thức sản xuất và hạch toán tại đơn vị. 2.3. Hình thức kế toán, sổ kế toán : a) Hình thức kế toán : Công ty áp dụng hình thức kế toán theo phương pháp chứng từ ghi sổ  Toàn bộ quy trình hạch toán xử lý chứng từ luân chuyển chứng từ, cung cấp   thông tin kinh tế được thực hiện tại phòng kế  toán tổng hợp theo hình thức chứng  từ ghi sổ được biểu hiện qua sơ đồ sau: 11
  12. Sơ đồ hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Báo cáo quỹ  Bảng tổng hợp  hàng ngày chứng từ ghi sổ Sổ thẻ  kế toán chi tiết Sổ đăng ký  Chứng từ ghi sổ chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối  Bảng cân đối  tài khoản số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú:                 : Ghi hàng ngày                : Ghi cuối tháng                : Kiểm tra đối chiếu 12
  13. Trình tự luân chuyển của chứng từ: Hàng ngày các kế  toán viên theo dõi các nghiệp vụ  kinh tế  phát sinh và ghi  vào các chứng từ sổ sách có liên quan, lập thành các chứng từ ghi sổ ở các chứng từ  ghi sổ được đóng thành từng quyển có đÁnh số thứ tự. Kế toán theo dõi và ghi vào  sổ đăng ký chứng từ và ghi vào sổ cái. Cuối tháng kế toán tổng hợp căn cứ vào  các   chứng từ gốc và sổ đăng ký chứng từ, báo cáo quỹ, bảng chi tiết số phát sinh để lập   bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính. b). Sổ kế toán. Sổ  kế  toán dùng để  ghi chép hệ thống và lưu giữ  các ngiệp vụ kinh tế tài   chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán. Với hình thức kế  toán chứng từ  ghi sổ  thì mọi nghiệp vụ  kinh tế   ở  các   chứng từ gốc đều được phân loại và để lập chứng từ ghi sổ trước khi ghi vào sổ  kế toán tổng hợp. Hệ thống sổ kế toán doanh nghiệp sử dụng bao gồm: ­ Sổ cái các tài khoản. ­ Các sổ, thẻ, kế toán chi tiết. Cuối tháng kế toán chi tiết tiến hành tổng hợp các nghiệp vụ  kinh tế  phát   sinh trong tháng, lập chứng từ ghi sổ và sổ cái các tài khoản một lần. Sổ cái mà   doanh nghiệp sử dụng và mẫu sổ ít cột để phù hợp với đặc điểm vận hành máy,  đảm bảo được các nguyên tắc chuẩn mực kế  toán chi tiết khi sử  dụng máy vi  tính 2.4. Hệ thống chứng từ kế toán : Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị,   kế  toán phải lập chứng từ  kế  toán. Mọi hoạt động của Công ty đều được lập   chứng từ  đầy đủ  kịp thời chính xác theo nội dung qui định trên mẫu của Bộ  tài  chính. Trong quá trình hạch toán có những chứng từ  chưa có mẫu kế  toán Công ty   đã tiến hành tự lập chứng từ nhưng đảm bảo đầy đủ các nội dung qui định tại điều   17 của luật kế toán. Đồng thời rút ngắn thay thế một số chứng từ như phiếu nhập  13
  14. kho, phiếu xuất kho bằng biên bản giao nhận hàng hoá để  phù hợp với hoạt động  của Công ty.          Chứng từ kế toán đảm bảo được lập đúng theo đúng số liên qui định, chứng   từ hợp lệ, phù hợp với từng khoản mục. Chứng từ tiền lương: Bảng chấm công, phiếu nghỉ hưởng BHXH, phiếu báo  làm thêm giờ. Chứng từ  về nguyên vật liệu, thành phẩm: Biên bản giao nhận, hoá đơn giá  trị gia tăng. 2.5. Điều kiện máy móc thiết bị : Do qui mô hoạt động của Công ty và đòi hỏi của quản lý, trong hạch toán kế  toán Công ty đã đưa vào xử lý trên máy vi tính. Để hạch toán chi tiết các tài khoản   và dự  trù tính toán các chi phí như  nguyên vật liệu, tiền lương một cách nhanh   chóng kịp thời công ty đã chọn giải pháp thực hiện công tác hạch toán bằng phần  mềm Misa mimosa.net 2009 .Bên cạnh đó cũng kết hợp sử  dụng những thao tác   thống kê, tính toán, trình bày văn bản bình thường . 2.6. Hạch toán hàng tồn kho : Công ty áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp  kiểm kê định kỳ ,tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Rất phù hợp   với quy mô sản xuất của doanh nghiệp.  Việc áp dụng hình thức kế toán này phù hợp với trình độ quản lý ở công ty.   Cùng với hình thức kế  toán, phù hợp , đÁnh giá hàng tồn kho theo giá trị  thực tế,   xác định giá trị  hàng tồn kho theo giá bình quân gia quyền và nộp thuế  giá trị  gia   tăng theo phương pháp khấu trừ. Đây là phương pháp không phản Ánh theo dõi  thường xuyên liên tục tình hình nhập xuất trên các tài khoản mà chỉ  theo dõi phản  Ánh giá trị  hàng tồn kho cuối kỳ. Do vậy là phương pháp kiểm kê đơn giản gọn  nhẹ và không phải điều chỉnh số liệu kiểm kê do đó giảm được lao động và chi phí   hạch toán  Trị giá thực  Trị giá  thực tế  Trị giá  thực tế  Trị gián  thực tế  tế hàng hoá  = của hàng hoá  + hàng hoá nhập  ­ hàng hoá tồn  14
  15. xuất kho tồn kho đầu kỳ kho trong kỳ kho cuối kỳ 2.7. Chế độ kế toán vận dụng : _ Chế  đọ  kế  toán được áp dụng tại xí nghiệp theo quyết định số  15/2006/QĐ Số  15/2006/ QĐ ­ BTC­BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của bộ  tài chính “về  việc ban  hành Chế độ  kế  toán doanh nghiệp áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp  thuộc các thành phần kinh tế” _ ..Pháp lệnh của Chủ  Tịch nước về việc công bố  luật kế  toán số  12/2009/LKTN  ngày 26/6/2009. _ Thông tư  04/2009/TT­BLĐTBXH hướng dẫn Nghị   định 127 về  bảo hiểm thât  nghiệp Chương 3. Thực trạng về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo   lương ở công ty CP Kềm Nghĩa 3.1. Tình hình chung về quản lý lao động : Do đặc điểm của công ty tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng là chủ yếu nên   việc mua và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm không được cố định. Đồng thời khi   có đơn đặt hàng thì sẽ  cần đến một lượng công nhân trực tiếp sản xuất còn khi   không có đơn đặt hàng thì lượng công nhân hợp đồng này sẽ  dư  thừa. Chính điều   này đã  ảnh hưởng không nhỏ  việc quản lý theo dõi công nhân và  ảnh hưởng đến  kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Việc tiêu thụ  của công ty là theo đơn đặt hàng. Vì vậy công ty đã bị  chiếm   dụng vốn khá nhiều, điều này được thể hiện rõ trong bảng cân đối kế  toán của xí  nghiệp. 3.2. Về công tác kế toán :  Mọi nghiệp vụ  kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn  vị, kế toán đều phải lập và phản Ánh vào chứng từ kế toán. Hạch toán lao động bao   gồm việc hạch toán tình hình sử  dụng số  lượng lao động, hạch toán kết quả  lao   động. Tổ chức tốt hạch toán lao động giúp cho doanh nghiệp có những tài liệu đúng  đắn, chính xác để  kiểm tra chấp hành kỹ  luật lao động­   các hạch toán này đều  15
  16. được lập chứng từ đầy đủ. Tuy nhiên các chứng từ ban đầu về lao động là cơ sở để  chi trả  lương và các khoản phu cấp, trợ cấp cho người lao động đúng chế  độ  nhà  nước đã ban hành cũng như những quy định của doanh nghiệp đã đề ra. Đây là khâu  hạch toán ban đầu đối với các nghiệp vụ tính lương 3.3. Sổ sách và chứng từ kế toán Bảng chấm công : Bảng chấm công là chứng từ ban đầu quan trọng nhất để hạch toán thời gian  lao động trong công ty. Bảng chấm công dùng để ghi chép thời gian làm việc trong tháng thực tế và  vắng mặt của cán bộ công nhân viên trong tổ, đội, phòng ban. Bảng chấm công được lập riêng cho từng tổ, đội sản xuất, từng phòng ban và được   dùng trong 1 tháng. Danh sách người lao động ghi trong bảng chấm công phải khớp  đúng với danh sách ghi trong sổ  danh sách lao động của từng bộ phận. Tổ  trưởng   sản xuất hoặc trưởng các phòng ban là người trực tiếp ghi bảng chấm công căn cứ  vào số lao động có mặt trong ngày làm việc ở bộ phận mình phụ trách. Trong bảng  chấm công những ngày nghỉ  theo quy định như  ngày lễ, tết, chủ  nhật đều phải  được ghi rõ ràng. Bảng chấm công được để  tại một địa điểm công khai để  người lao động  giám sát thời gian lao động của mình, cuối tháng tổ trưởng. Trưởng phòng tập hợp   tình hình sử dụng lao động cung cấp cho kế toán phụ trách, nhân viên kế toán kiểm  tra và xác nhận hàng ngày trên bảng chấm công, sau đó tiến hành tập hợp số liệu   báo cáo tổng hợp lên phòng lao động tiền lương, cuối tháng các bảng chấm công  được chuyển cho phòng kế toán để tiến hành tính lương. Giấy nghỉ ốm : Khi người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động đến bệnh viện được   bác sỹ chuyên khoa khám và điều trị… thì phải có phiếu xác nhận do bệnh viện, cơ  sở y tế cấp để về nộp cho phòng tổ chúc hành chính. Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội : Căn cứ vào giấy chứng nhận nghỉ ốm của người lao động, cán bộ tiền lương   lập bảng thanh toán tiền bảo hiểm xã hội phải trả cho người lao động. 16
  17. Biên bản ngừng việc, làm thêm giờ : Đối với các  trường hợp làm thêm giờ  hay ngừng việc  xảy ra  do bất cứ  nguyên nhân gì đều phải được phản Ánh vào biên bản ngừng việc hay biên bản làm  thêm giờ. Những chứng từ đó được ghi vào bảng chấm công dưới những ký hiệu quy định. Biên bản phiếu xác nhận công việc hoàn thành : Phiếu này do người nhận việc lập và phải có đầy đủ chữ ký của người giao   việc, người nhận việc, người kiểm tra chất lượng sản phẩm và người duyệt. Phiếu  được chuyển cho kế toán tiền lương để tính lương áp dụng cho hình thức trả lương  theo sản phẩm. Bảng tính lương : Từ bảng chấm công cán bộ tiền lương kiểm tra và lập bảng tính cho từng bộ  phận và ghi sổ theo dõi chi tiết tiền lương cho phòng kế toán chi trả tiền lương cho   người lao động. Bảng tính lương được lập thành 3 bản: ­ 01 bản lưu ở phòng tổ chức hành chính ­ 01 bản lưu ở phòng kế toán ­ 01 bản làm chứng từ gốc để lập báo cáo tài chính Phiếu chi Từ  các chứng từ  liên quan đến việc chi trả  tiền như  bảng tính lương, làm   thêm giờ, bảng thanh toán bảo hiểm xã hội… đã được ban giám đốc duyệt kế toán   tiến hành viết phiếu chi để chi trả cho các cán bộ, công nhân viên. Phiếu chi được lập thành 2 liên: ­ 01 liên làm chứng từ gốc ­ 01 liên được kèm theo chứng từ  để  chuyển cho phòng kế  toán tổng hợp lập báo  cáo tài chính. Chứng từ ghi sổ Cuối tháng khi xác định và thanh toán xong các khoản kế toán tổng hợp căn   cứ vào các chứng từ liên quan để phản Ánh ghi vào chứng từ ghi sổ. 17
  18. 3.4 Tình hình tổ chức công tác tiền lương tại công ty CP Kềm Nghĩa : 3.4.1 Kế toán chi tiết tiền lương tại công ty : 3.4.1.1Nội dung về quỹ tiền lương : Quỹ tiền lương của DN là toàn bộ tiền lương mà DN dùng để trả cho tất cả  các loại lao động do DN trực tiếp quản lý và sử dụng. Đứng trên giác độ hạch toán,  quỹ tiền lương được phân thành 2 loại : tiền lương chính và tiền lương phụ.   ­          Tiền lương chính : Là tiền lương trả cho người lao động được tính theo  khối lượng công việc hoàn thành hoặc tính theo thời gian làm nhiệm vụ chính tại  DN bao gồm : Tiền lương theo sản phẩm, tiền lương theo thời gian và các khoản  phụ cấp kèm theo.   ­          Tiền lương phụ : Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian  không làm việc tại DN nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như :  tiền lương nghỉ phép, nghĩ lễ, nghĩ việc riêng nhưng được hưởng lương v.v...  3.4.1.2.Các hình thức trả lương tại công ty :  Hình thức trả lương thời gian theo sản phẩm : Được áp dụng chủ  yếu để  tính lương cho bộ  phận gián tiếp, phục vụ, sửa   chữa. Đây là hình thức trả  lương căn cứ  vào giờ  công lao động. Lương cấp bậc,  đơn giá tiền lương cho 1 ngày công kế toán tính ra số tiền lương phải trả cho một   công nhân viên như sau: =    x    Trong đó :  =    x    + Đơn giá tiền lương bình quân: Tiền lương bình quân trong công ty được  ban giám đốc công ty xác định theo kế  hoạch thực hiện, ban giám đốc công ty lập  kế hoạch thực hiện mức lương bình quân là: 900.000 đồng. + Hệ số tiền lương theo sản phẩm: được xác định bởi năng lực, trình độ của  cán bộ, công nhân viên trong công ty. Ví dụ: Trong bảng thanh toán tiền lương tháng 11 năm 2009 cho phòng tổ  chức hành chính cho anh Nguyễn Văn Hạnh. 18
  19. Trong tháng anh Hạnh làm việc được 25 ngày, đơn giá tiền lương bình quan   là 1.020.000, hệ số tiền lương của anh Hạnh là 1,05 Vậy kế toán tính ra số tiền lương phải trả cho anh Hạnh là: Tiền lương của anh Hạnh = 1.020.000 (đồng) x 25 (ngày) / 26 (ngày)  x 1,05   (hệ số) = 1.004.808đồng.  Hình thức trả lương theo sản phẩm Đây là hình thức chủ  yếu mà công ty áp dụng vì đa số  công nhân sản xuất  trực tiếp tại công ty làm theo hợp đồng đã ký kết. Công ty chỉ  trả  lương cho công   nhân sản xuất ra sản phẩm đúng tiêu chuẩn kỹ  thuật không kể  đến sản phẩm làm  dở. Theo hình thức kế toán căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc   hoàn thành ở từng tổ, bộ phận do bộ phận kỹ thuật và trưởng nhóm bộ  phận đã ký   xác nhận và gửi lên cùng đơn giá mà công ty đã xây dựng cho từng bộ phận để tính   trả lương cho từng bộ phận. =  x   Đơn giá khoán sản phẩm theo mức quy định chung của bảng đơn giá định  mức khoán sản phẩm sản xuất theo từng công đoạn. Bảng này được xây dựng  mang tính chất định mức quy cách chủng loại, đặc điểm kỹ  thuật của từng sản  phẩm sản xuất cũng như  trình độ  bậc thợ  quy định đối với công đoàn của sản  phẩm. Ví dụ: Căn cứ  vào phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành tháng 11/2009 của   công nhân Nguyễn Thị  Huyền  ở  tổ sản xuất II. Kế toán tính ra số  tiền lương sản   phẩm phải trả cho công nhân này như sau: ­ Số lượng sản phẩm mã MR­158A hoàn thành trong tháng là 30 sản phẩm. ­ Đơn giá khoán cho 1 sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn là 8256 đồng. ­ Vậy lương sản phẩm phải trả = 30 (sp) x 8256 = 247.680 đồng Tổng tiền lương sản phẩm phải trả  cho các tổ  đội là toàn bộ  chi phí tiền   lương sản phẩm mà công ty phải tính vào chi phí nhân công trực tiếp. Ngoài lương chính trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm   cả các khoản mục phụ cấp trách nhiệm, tiền ăn ca, các khoản tiền thưởng, tiền làm  19
  20. thêm và các ngày chủ nhật, ngày lễ… tất cả những khoản này được cộng tính vào  tiền lương chính và trả cho công nhân vào cuối tháng  Tính lương thời gian có thưởng phạt : Dựa vào chất lượng làm việc của mỗi công nhân trong công ty mà ban quản  lý tiến hành xếp loại làm việc của mỗi công nhân. Mỗi loại được xác định với một   hệ  số  tiền lương nhất định. Từ  đó kế  toán sẽ  xác định lương phải trả  công nhân   viên trong tháng.  =   x    Cụ thể công ty đã xếp loại với hệ số thưởng, phạt như sau: + Loại A: Hưởng 100% lương + Loại B: Hưởng 80% lương + Loại C: Hưởng 60% lương  Cách trả lương cho cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp: ­ Đối với công nhân làm việc  ở  bộ  phận quản lý, bảo vệ, đào tạo, các bộ  phận làm việc gián tiếp khác sẽ được trả lương theo hình thức trả  lương thời gian   theo sản phẩm. Ví dụ: Tính tiền lương phải trả  cho công nhân Huỳnh Thị  Lan Anh trong   tháng 9 năm 2009. Đơn giá tiền lương bình quân trong tháng 9 năm 2009 được tính là 500.000  đồng, số ngày công làm việc thực tế là 18 ngày, hệ số tiền lương theo sản phẩm là  1,8, xếp loại lao động là A (hưởng 100% lương) vậy: Lương  thời  gian  phải  trả   = 1.864.197  (lương  bq)  x 1,8 (HS  lương  SP)  x   18(công)/26 (ngày) = 2.323.077đồng. Phụ cấp làm ca của chị Tuyết là 18.000 đồng Vậy: Tổng cộng tiền lương tháng 09/2009 của chị Huỳnh Thị Lan Anh là: 2.323.077 đồng + 18.000 đồng = 2.341.077 đồng. Mức trích nộp Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế  của mỗi công nhân cũng  được tính theo hệ số cấp bậc lương (theo quy định của Nhà nước) và chị Huỳnh Thị  Lan Anh phải nộp BHXH, BHYT tháng 09/2009 là: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2