Đề tài " nghiên cứu tình hình biến động của Euro và những ảnh hưởng của nó "
lượt xem 56
download
Khi đề cập đến vấn đề chức năng của tiền tệ, các nhà kinh tế học đã cho rằng tiền tệ có ba chức năng thước đo giá trị, trung gian trao đổi và bảo toàn giá trị. Tuy nhiên, cũng có một số nhà kinh tế học thêm vào chức năng thứ tư: làm phương tiện thanh toán hoàn hiệu. Trải qua quá trình phát triển, khoa học tiền tệ không ngừng phát triển, trong nền kinh tế hiện đại các chức năng ban đầu của tiền tệ vẫn có nghĩa nhất định. Trước đây đã từng tồn tại...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài " nghiên cứu tình hình biến động của Euro và những ảnh hưởng của nó "
- Đồng tiền chung Châu Âu - EURO Đề tài " Nghiên cứu tình hình biến động của Euro và những ảnh hưởng của nó " Nhóm------ QTC –K2 Page 1
- Đồng tiền chung Châu Âu - EURO M ục l ục Trang Lời mở đầu 2 I. Giới thiệ u chung 3 1. Khái quát lịch s ử của liên minh Châu Âu EU 3 2. Sự ra đời của đồng Euro 4 3. Chức năng của đồng Euro 6 4. Ký hiệu tiền tệ, tiền đồng và tiền giấy của Euro 6 II. Các nước tham gia sử dụng đồng Euro 7 1. Các thành viên tham gia sử dụng đồng Euro 8 1.1 Các thành viên chính thức 8 1.2 Thành viên không chính thức 9 2. Những thuận tiện và khó khăn trong việc sử dụng đồng Euro ở các nước 10 2.1 Sự thuận tiện 10 2.2 Sự khó khăn 10 III. Tỷ giá Đồng Euro 12 1. Tỷ giá hối đoái 12 2. Tỷ giá của đồng USD so với đồng Euro 14 2.1 Giai đoạn từ năm 1999 – 2002 15 2.2 Giai đoạn từ năm 2003 – 2004 16 2.3 Giai đoạn từ năm 2005 – 2006 16 2.4 Giai đoạn từ năm 2006 – 2010 17 3. Tỷ giá đồng Euro hiện nay 18 IV. Tác động đối với kinh tế các nước EU và Thế g iới 20 1. Đối với Thế Giới 20 2. Đối với các nước EU 23 V. Tác động của Euro đến nền kinh tế Việt Nam 25 1. Euro tại thị trường Việt Nam 25 2. Tác động của việc biến động tỷ giá Euro đến thị trường Việt Nam 28 2.1 Khi Euro tăng giá 28 2.2 Khi đồng Euro giảm giá 29 3. Rủi ro của đồng Euro tại thị trường Việt Nam 30 4. Một số giả i pháp nhằ m x ử lý tác động của đồng Euro đối với Việt Nam 31 VI. Tổ ng kết 33 Nhóm------ QTC –K2 Page 2
- Đồng tiền chung Châu Âu - EURO Lời mở đầu Khi đề cập đến vấn đề chức năng của tiề n tệ, các nhà kinh tế học đã cho rằng tiền tệ có ba chức năng thước đo giá trị, trung gian trao đổ i và bảo toàn giá trị. Tuy nhiên, c ũng có một số nhà kinh tế học thêm vào chức năng thứ tư: làm phương tiện thanh toán hoàn hiệu. Trải qua quá trình phát triển, khoa học tiền tệ không ngừng phát triển, trong nền kinh tế hiện đạ i các chức năng ban đầu của tiền tệ vẫn có ngh ĩa nhất đ ịnh. Trước đây đã từng tồn tại một c ơ chế tiền tệ quốc tế được thành lập từ Hiệp định Bretton -Wood năm 1944. Qua gần bốn thập kỷ thăng trầm c ơ chế Bretton -Wood, cơ chế độc tôn của USD đã bộc lộ những điểm yếu và đã bị sụp đổ vào tháng 8 năm 1971. Hiện nay, tình hình đã đ ổi khác trước xu hướng hội nhập quốc tế sâu sắc , chủ nghĩa khu vực nổi lên như một hiện tượng của nền kinh tế thế giới . Liên minh Châu Âu với 11 nước là: Đức, Pháp, Italia, Ai-len, Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Phần Lan, Tây Ban Nha dã cho ra đ ời một đồng tiền quốc tế khác.Đó là đồng EURO. Một trong những tham vọng chính trị mà Châu Âu không hề giấu giếm từ khi xây dựng dự án thống nhất tiền tệ, đó là: thông qua vận hành EMU và duy trì đ ồng EURO mạnh, ổn định để, củng cố và tăng cường vị thế của Châu Âu trên trư ờng quốc tế, dùng EURO để cạnh tranh quốc tế với đồng đôla Mỹ, từ dó phân chia quyền lực về tiền tệ trên phạm vi thế giới một cách có lợi cho Châu Âu. Việt Nam là nước có quan hệ truyền thống với EU chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng từ sự ra đời và biến động của Euro. Vì vậy nghiên cứu tình hình biến động của Euro và những ảnh hưởng của nó để có thể đưa ra giải pháp thích hợp cần thiết với quốc gia. Nhóm------ QTC –K2 Page 3
- Đồng tiền chung Châu Âu - EURO I. Giới thiệu chung 1. Khái quát lịch sử của liên minh Châu Âu Liên minh Châu Âu có quá trình phát triển lâu dài, ra đời từ sớm so với các khu vực liên kế t kinh tế quốc tế khác. Ngay sau đạ i chiến Thế giới th ứ II, các nước châu Âu đã nhận thấy hoạt động liên kết kinh tế qu ốc tế là hế t sức cần thiết. Trong hai cuộc đạ i chiến nửa đầu thế kỷ XX, Tây Âu và Nhậ t Bản b ị hủy n ặng nề về kinh tế, trong khi đó Mỹ đã giàu lên trong chiến tranh từ việc bán vũ khí cho các nước tham chiến. Vì vậ y, sau chiến tranh Thế giới Mỹ đã trở thành cường quốc số 1 về kinh tế và nhanh chóng tận dụng thế mạnh đó để củng cố vị thế của mình. Trong bối cảnh đó, các nước châu Âu đều muốn khôi phục và phát triển kinh tế , xây d ựng nền hòa bình tự chủ vững chắc. Do đó, các nước châu Âu cần tách khỏ i sự lệ thuộc vào nước Mỹ, liên kế t với nhau xây d ựng liên minh châu Âu, khởi đầu là Cộng đồng than thép châu Âu (CECA). Ngày 18/04/1951, bằng hiệp định Pari, Cộng đồng than thép châu Âu chính th ức ra đời. CECA gồm 6 nước tham gia là: Đức, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Ý và Lucxembua. Sau một thời gian ngắn, CECA đã đạ t được những kết quả đáng mong đợi và đem lạilợi ích kinh tế chính trị to lớn khiến các nước thành viên tiếp tục phát triển con đường đã chọn bằng việc xây dựng cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). Ngày 25/03/1957, ký kết hiệp đ ịnh Rome, thành lập cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) và cộng đồng nguyên tử châu Âu (CEEA). Tất cả các thành viên của CECA đều tham gia vào EEC và CEEA. Sau 10 năm hoạt động EEC đã đạt được kế t quả đáng kể, tạo điều kiện cho các nước thành viên có thể hợp tác, liên kế t ở mức độ cao. Đồng thời EEC đã tỏ ra tương xứng với thực lực của cộng đồng. Do vậy đã đi đến hợp nhấ t cộng đồng thành Cộng đồng châu Âu (EC). Ngày 01/07/1967 EC chính thức ra đ ời dựa trên sự hợp nhất của Cộng đồng than thép châu Âu, c ộng đồng nguyên tử châu Âu và c ộng đồng kinh tế châu Âu. Tât cả các thành viên của EEC đ ều tham gia vào EC. Mục đích chính của việc thành lập EC là tạo ra sự Nhóm------ QTC –K2 Page 4
- Đồng tiền chung Châu Âu - EURO hợp tác, liên kết ở mức độ cao hơn, mở rộng phạm vi liên kết, không ch ỉ là liên kết kinh tế . Qua các lầ n mở rộng, số thành viên tham gia nhiều hơn, Cộng đồng châu Âu lớn mạnh dần về quy mô. Tuy nhiên càng mở rộng nhiều thành viên hơn, s ự phối h ợp sẽ ph ức tạp hơn và nhiều vấn đề về lợi ích sẽ khó dung hòa hơn. Điều đó đã thôi thúc châu Âu đi tới hộ i nghị Maastrich ký ngày 07/02/1992 Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên Minh Châu Âu và chính thức hoạt động ngày 1/1/1993. EU gồm 15 thành viên, mục đích chính của EU là tạ o ra sự thống nhất cao, tạo điều kiện phát triển kinh tế các nước thành viên, củng cố sức mạnh toàn khối tiến tới thành lập khu vực tiền tệ để EU có đủ sức mạ nh cạnh tranh và hợp tác có hiệu quả với các nư ớc, các khối liên minh khác. Liên minh châu Âu đã có thị trường chung về hàng hóa và dịch vụ, đã có cự hợp tác liên kết trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Song để thị trường chung thực sự trơe nên thống nhấ t thì các rào cản tiền tệ phải được loại bỏ h oàn toàn. Điều này chỉ c ó được khi chỉ có mộ t đồng tiền chung được lưu hành và được điều hành thống nhất bằng mộ t chính sách tiền tệ chung. Chính vì vậ y mà liên minh tiền tệ châu Âu đư ợc thành lập mà nội dung chính của nó là cho ra đời và vận hành đồng tiền chung trong toàn khố i. 2. Sự ra đời của đồng EURO Đồng tiền chung châu Âu (đồng EURO) sẽ chính thức ra mắt vào ngày 1/1/1999. Đây là một s ự kiện lịch sử đối với quá trình nhất thể hoá châu Âu và với sự phát triển của hệ thống tiền tệ thế giới. Tham gia đồng EURO đ ợt đầu sẽ có 11 nước thành viên của EU : Đức, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan, A'o, Bỉ, Luxemburg, Bồ Đào Nha, Phần Lan và Ailen. Ba nước Anh, Thuỵ Điể n và Đan Mạch chưa tham gia đ ợt này, còn Hy Lạp chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để trở thành thành viên. Tại cuộc gặp cấp cao EU họp vào tháng 12-1995 các nhà lãnh đạo của EU quyế t định gọi đồng tiền chung châu Âu là EURO vì lý do sau : EURO không trùng tên với bấ t cứ đồng tiền của quốc gia thành viên nào (ECU trùng tên với đồng tiền vàng của Pháp trước đây), EURO đều có thể viế t bằng ngôn ngữ của tất cả các thành viên. Châu Âu với một đồng tiền chung duy nhất là mục tiêu phấn đấu bền b ỉ của EU. Vào năm 1970, đã có một kế hoạch đầy tham vọ ng gọi là kế h oạch Werner (tên của thủ tướng Luxemburg) nhằm lậ p ra một liên minh kinh tế và tiền tệ trong vòng 10 năm. Sau thời hạn đó, cộng đồng châu Âu sẽ có mộ t thực thể tiền tệ riêng biệt trong hệ thống tiền tệ quốc tế . Tuy nhiên hàng loạ t các biến cố đã làm tiêu tan kế hoạch đầy tham vọng này (s ự tan vỡ của hệ thống tiền tệ Bretton Woods, sự suy thoái kinh tế toàn cầu, khủng hoảng dầu lửa...) Tiếp đó, vào tháng 3 năm 1979, hệ thống tiền tệ châu Âu đã ra đời, mụ c tiêu là nhằm tạo ra một khu vực ổn định tiền tệ ở châu Âu tránh các dao động lớn, tạ o điều kiện Nhóm------ QTC –K2 Page 5
- Đồng tiền chung Châu Âu - EURO thuận lợi cho nền kinh tế các nước thành viên xích lạ i gần nhau hơn. Hệ thống tiền tệ châu Âu đã vận hành tốt và tạo ra một vùng tiền tệ ổn định và giảm được các rủi ro gây ra do sự biến động tiêu cực của đồng USD và đồng Yên Nhậ t . Đó là những yế u tố quan trọng làm cho các nước EU nhận thấy cần thiết phải thành lập một liên minh kinh tế và tiền tệ. Liên minh này được ghi trong chương II của Hiệp ước Maastricht và đư ợc triển khai theo 3 giai đoạn : Giai đoạ n 1: Bắt đầu từ 1-7 -1990 và kế t thúc vào 31-12-1993. Nội dung chủ yế u của giai đoạn này là tăng cư ờng phối hợp chính sách tiền tệ quốc gia và rút ngắn sự cách biệt giữa các nền kinh tế của các nước thành viên. Theo lịch trình của giai đoạn này, từ 1-7-1990, tư bản được tự do lưu thông trong các nước thành viên EU, từ 1 -1-1993, thị trường nội địa bắ t đầu vận hành. Giai đoạ n 2 : Được coi là giai đoạn chuyển tiếp và bắt đầu từ 1 -1-1994 đến 31 -12 -1998. Theo lịch trình của giai đoạn này, để chuẩn bị c ho sự ra đời của Ngân hàng trung ương châu Âu ở giai đo ạn cu ối cùng, mộ t Viện tiền tệ châu Âu đã được thành lập và chính sách tiền tệ vẫ n chủ yếu thuộc thẩm quyền của các quốc gia. Giai đoạ n 3 : Từ 1 -1-1999 bắt đầu đưa đồng EURO vào lưu hành. Giai đoạn đầu từ 1 -1- 1999 đến 1-1-2002 đồng EURO ch ỉ lưu hành không bằng tiền mặ t. Từ 1-1-2002 đến tháng 7 -2002 bắ t đầu lưu hành đồng EURO (1) bằng tiền giấ y và tiền kim loạ i song song với các đồng tiền bản địa, và từ tháng 7-2002 các đồng tiền bản địa không còn tồn tạ i. Sự ra đ ời đồng tiền chung châu Âu là kế t quả của một quá trình phấn đấu đầy gian khổ của chính phủ các nước thuộc EU nh ằm thực hiện liên minh kinh tế và tiền tệ. Nế u không có đồng tiền chung thì Thị trường chung châu Âu không thể hoàn thiện và không có ý nghĩa nhiều trên thực tế. Liên minh kinh tế v à tiền tệ ra đời là một phát triển tấ t yếu của quá trình nhất thể hoá châu Âu, dựa trên những cơ sở khoa học sau : Một là xu thế toàn cầu hoá kinh tế thế giới và nhất thể hoá kinh tế khu vực : Sau chiến tranh thế giới thứ 2 các nước Tây Âu bước vào giai đoạn khôi phục kinh tế và tiếp đó đã có những bước nhảy vọ t trong phát triển kinh tế. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của lực lượng sản xuất và nền kinh tế các nước Tây Âu. Không gian kinh tế của các nước này đã trở nên nhỏ hẹp và mỗi nước đều có nhu cầu đẩy mạnh sự hợp tác và liên kết kinh tế để đạt được sự tiến bộ trong nền kinh tế của chính nước họ . Cộng đồng kinh tế châu Âu ra đ ời nhằm mụ c đích hoà nhập kinh tế các nước thành viên, tiến tới mộ t th ị trường thống nhất trong toàn khu vực. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nền kinh tế tư bản chủ n ghĩa đã đẩy nhanh quá trình liên kế t và hoà nhập kinh tế của các nư ớc EU. Kết quả to lớn của những nỗ lực thống nhất châu Âu là dã ký được Hiệ p ước Maastricht tháng 2-1992, trong đó đề ra mụ c tiêu quan trọng nhấ t là thành lậ p Liên minh tiền tệ châu Âu, nhằm xoá bỏ hàng rào cuối cùng ngăn cản quá trình nhấ t thể hoá kinh tế ở Châu Âu và tạo ra một Châu Âu hoàn toàn Nhóm------ QTC –K2 Page 6
- Đồng tiền chung Châu Âu - EURO mạnh mẽ tiế n bước vào thế kỷ 21. Sự ra đời của đồng EURO là một tấ t yếu phục vụ cho mục tiêu trên. Hai là quá trình liên kết kinh tế và tiền tệ của EU trải qua rất nhiều khó khăn và tr ở ngại tưởng chừng như không thể vượt qua được. Ngay cả các nhà lãnh đạo Mỹ từ trước tới nay đều khó tin là Liên minh tiền tệ châu Âu có thể thành công được. Việc cho ra đời đồng tiền chung châu Âu là kế t quả của một quá trình phấn đấu đầy gian khổ, trong đó các nhà lãnh đạo châu Âu đã phả i có nhiều dàn xếp chính trị, hy sinh một phần lợi ích, thể h iện quyế t tâm cao độ của họ nhằm tạo ra một cực châu Âu vững mạnh hơn về kinh tế và chính trị b ước vào thế kỷ 2 1. Sự ra đời của Liên minh tiền tệ châu Âu có tác động sâu sắc về kinh tế không chỉ với các nước thành viên mà với cả châu Âu và các nước có quan hệ buôn bán với khối này. 3. Chức năng của đồng Euro Đồng Euro là một đồng tiền thật thụ đưa vào lưu thông với đủ tư cách pháp lí, có chức năng cơ bản là một đồng tiền quốc tế. Đồng tiền Euro có các chức năng cơ bản Chức năng là phương tiện trao đổi. Chức năng là phương tiện tính toán. Chức năng là phương tiện dự trữ. Chức năng tiền tệ quốc tế. Cơ sở để khẳng định đồng Euro có thể đảm nhận các chức năng trên vì: Đồng Euro là một đồng tiền thật thụ. Là một đồng tiền được đảm bảo bằng một khối kinh tế lớn mạnh. Được lưu hành trong một thị trường lớn nhiều tiềm năng. Có cơ quan điều hành độc lập. Được thừa hưởng sức mạnh của các đồng tiền mạnh đã được đảm nhiệm các chức năng cơ bản của đồng tiền quốc tế như đồng Mark Đức, đồng France… 4. Ký hiệu tiền tệ, tiền đồng và tiền giấy của Euro 4.1 Mã tiền tệ ISO Ký hiệu quốc tế bao gồm ba mẫu tự của đồng Euro (mã tiền tệ ISO) là EUR. Ký hiệu này là một trường hợp đặc biệt trong mã tiền tệ ISO vì nhiều lý do:Thông th ường thì chữ cái đầu tiên của ký hiệu cho một loại tiền tệ được sử dụng trong khuôn khổ của một liên minh tiền tệ là chử X. Vì thế ký hiệu nếu như theo như tiêu chuẩn phải là XEU. Nếu như chữ đầu tiên không phải là X thì hai mẫu tự đầu tiên là mã quốc gia theo ISO 3166 . Ký Nhóm------ QTC –K2 Page 7
- Đồng tiền chung Châu Âu - EURO hiệu EU dành cho Liên minh châu Âu cũng được định nghĩa trong tiêu chuẩn này nhưng thật ra là trường hợp đặc biệt vì Liên minh châu Âu không phải là một quốc gia có chủ quyền. Chữ cái cuối cùng của mã tiền tệ thường là chữ cái đầu tiên của tiền tệ. Không có ký hiệu chính thức và cũng không có cách viết tắt chính thức cho Cent của Euro. 4.2 Ký hiệu tiền tệ Dấu hiệu Euro được Ủy ban châu Âu đưa vào sử dụng như là ký hiệu của đồng tiền tệ cộng đồng châu Âu vào năm 1997. Ký hiệu này dựa trên cơ sở của phát thảo nghiên cứu năm 1974 của người trưởng đồ họa của Cộng đồng châu Âu, Arthur Eisenmenger. Ký hiệu này là một chữ E tròn và lớn có hai vạch nằm ngang. Ký hiệu này gợi nhớ đến chữ epsilon của Hy Lạp và vì vậy là gợi nhớ đến châu Âu thời cổ điển. Hai vạch ngang tượng trưng cho sự bền vững của Euro và của vùng kinh tế châu Âu. 4.3 Tiền kim loại Euro Các đồng tiền kim loại Euro có mặt trước hoàn toàn giống nhau trong tất cả các nước nhưng mặt sau là hình ảnh của từng quốc gia. Thế nhưng vẫn có thể trả bằng tiền kim loại trong khắp liên minh tiền tệ. Một euro được chia thành 100 cent, tại Hy Lạp thay vì cent người ta dùng lepto (số ít) hay lepta (số nhiều) trên các đồng tiền kim loại của Hy Lạp. 4.4 Tiền giấy Euro Tiền giấy Euro giống nhau hoàn toàn trong tất cả các nước. Tiền giấy Euro có mệnh giá 5 Euro, 10 Euro, 50 Euro, 100 Euro, 200 Euro và 500 Euro. Mặt trước có hình của một cửa sổ hay phần trước của một cánh cửa, mặt sau là một chiếc cầu. Đây không phải là hình ảnh của các công trình xây dựng có thật mà chỉ là đặc điểm của từng thời kỳ kiến trúc. Tiền giấy Euro do người Áo Robert Kalina tạo mẫu sau một cuộc thi đua trong toàn EU. Tiền giấy Euro có thể được thay thế. II. Các nước tham gia sử dụng đồng Euro - Ngày 01 Tháng Một năm 1999, việc mười một nước: Áo, Bỉ, Phần Lan, Pháp, Đức, Ireland, Italia, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, và Tây Ban Nha sử dụng đồng Euro như là tiền tệ chính thức của nước mình được xem như là một trong những bước lớn nhấ t đối với sự thống nhất châu Âu. - Tuy nhiên, các cư dân của các nước Liên minh châu Âu đầu tiên mà thông qua đồng euro vẫn chưa bắt đ ầu sử dụng đồng euro tiền giấy, tiề n kim loại cho đến ngày 1 tháng 1 năm 2002. Nhóm------ QTC –K2 Page 8
- Đồng tiền chung Châu Âu - EURO 1. Các thành viên tham gia s ử dụng đồng EURO 1.1 Các thành viên chính thức: - Hiệ n nay đồng Euro là một trong những đồng tiề n mạ nh nhấ t thế giới, được sử dụng bởi hơn 320 triệu người châu Âu tại 23 quốc gia. - Khu vực Euro: - Khu vực Euro - Những quốc gia thuộc Liên Âu quy định sẽ phải gia nhập hệ thống Euro - Quốc gia thuộc Liên Âu có quyền rút khỏi hệ thống Euro - Quốc gia Liên Âu dự định mở cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập hệ thống Euro nhưng với quyền rút khỏi hệ thống - Khu vực ngoài khối Liên Âu dùng Euro theo thỏa hiệp riêng - Khu vực ngoài khối Liên Âu dùng Euro mà không có thỏa hiệp Các nước hay lãnh thổ ngoài Liên minh châu Âu nhưng sử dụng đồng Euro được tô đậm bằng đường gạch màu xanh. Có 17 nước sau đây đã đưa đồng Euro làm tiền tệ chính thức vào lưu hành: 1 . Áo 7. Hy Lạp 13. Tây Ban Nha 2. B ỉ 8. Ireland 14. Ý 3. Bồ Đào Nha 9. Luxembourg 15. Slovenia 4. Cyprus 10. Malta 16. Slovakia 5. Đức 11. Pháp 17. Estonia 6. Hà Lan 12. Phần Lan Tháng 11 năm 2004, Hy Lạp đã không th ỏa mãn đủ các điều kiện gia nhập theo thời điểm quy đ ịnh trong Hiệp định Masstricht. Hơn nữa Hy Lạp đã che dấu vụ thâm hụt ngân sách quốc gia và báo cáo giả mạo các số liệu cho Ủy ban châu Âu. Tuy nhiên sự việc này không có hậu quả pháp lí vì các hiệp định đều không đề cập đến những trường hợp kể trên.Một vài qu ốc gia khác đã tham gia vào liên minh tiền tệ với thành viên trong vùng Euro và vì vậy cũng đ ưa đồng Euro vào sử dụng như là tiền tệ chính thức. Các quốc gia này là: 1.Monaco , 2.San Marino, 3.Tòa thánh Vatican. Nhóm------ QTC –K2 Page 9
- Đồng tiền chung Châu Âu - EURO 1.2 Thành viên không chính thức Bên cạnh các thành viên chính thức, một số quốc gia hay địa phận khác cũng đã tự quyết định chọn Euro làm tiền tệ chuẩn (không có quyết định của EU): 1. Andorra (có ý định phát hành tiền kim loại Euro, cho đến nay vẫn không có sự đồng ý của EU) 2. Kosovo 3. Montenegro Các thành viên không chính thức này đã từ bỏ tiền tệ riêng hay từ bỏ một trong số những tiền tệ trước đây và thay vào đó là dùng Euro, vì thế mà (về mặt đồng Euro) các thành viên này không còn độc quyền tiền tệ nhưng lại không có ảnh hưởng đến chính sách lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu. Tóm lạ i: Các quốc gia hiện đang sử dụng đồng euro là: 1) Andorra 9) Hy Lạp 17)Hà Lan 2) Aó 10) Ireland 18)Bồ Đào Nha 3) B ỉ 11) Ý 19)San Marino 4) Cyprus 12) Kosovo 20) Slovakia 5) Estonia 13) Luxembourg 21)Slovenia 6) Phần Lan 14) Malta 22)Tây Ban Nha 7) Pháp 15) Monaco 23)Thành Vatican 8 ) Đứ c 16) Montenegro Trong đó có một số nước vừa mới sử dụng đồng Euro gần đây và vài nước sẽ sử dụng đồng Euro trong tương lai như sau: - Ngày 1 tháng 1 năm 2009, Slovakia bắ t đầu sử dụng đồng euro. Estonia bắt đầu sử dụng đồng Euro vào 1/1/2011. - Lithuania và Latvia được dự kiến sẽ gia nhập khu vực đồng euro trong vài năm tới và do đó trở thành quốc gia sử dụng đồng euro. - Chỉ có 17 trong số 27 thành viên của Liên minh châu Âu (EU) là mộ t phần của Eurozone, tên của bộ sưu tập của các nước EU sử dụng đồng euro. - Đáng chú ý, đã vậy Vương quốc Anh, Đan Mạch, và Thụy Điể n đến nay quyết định không chuyển đổi sang s ử dụng đồng euro. - Các nước thành viên EU mới đang hướng tới việc trở thành một phần của Eurozone. Nhóm------ QTC –K2 Page 10
- Đồng tiền chung Châu Âu - EURO - Mặt khác, Andorra, Kosovo, Montenegro, Monaco, San Marino và Thành Vatican không phải là thành viên của EU nhưng lại chính thức sử dụng đồng euro là đ ồng tiền của họ. 2. Những thuậ n tiện và khó khăn trong việc sử dụng đồng Euro ở các nước: 2.1 Sự thuậ n tiệ n: - Đồng euro hiện đang được hơn 30 triệu người ở 13 nước châu Âu sử dụng, và được coi là một đơn vị tiền tệ khá ổn định dùng để dự trữ của ngày càng nhiều ngân hàng trên thế giới.( theo thống kê năm 2007). - Đồng euro rất thuận tiện khi di chuyển từ nước này sang nư ớc khác vì sẽ không phải đổi tiền . - Thêm một lợi thế nữa là việc sử dụng đồng tiền chung châu Âu giúp các n ước tránh được tình trạng biến động tiền tệ, giá h àng nhập khẩu giảm và sự tiện lợi khi di chuyển giữa các nước trong khối. - Ngay từ khi mới được h ình thành, đồng tiền chung euro đ ược tạo ra nhằm mục đích xây dựng một thị trường duy nhất. Ý nghĩa của hành động này bao gồm việc thúc đẩy các quyền tự do di chuyển, xóa bỏ vấn đề trao đổi ngoại tệ, cải thiện sự minh bạch về giá cả hàng hóa và d ịch vụ, thiết lập một thị trường tài chính thống nhất, ổn định giá cả và lãi su ất thấp và nhất là hạn chế những tác động tiêu cực do khối lượng giao dịch thương mại nội đại khổng lồ trong phạm vi Liên minh châu Âu. Đồng tiền chung euro cũng chính là biểu tượng chính trị cho sự hòa hợp và phát triển kinh tế liên tục. Kể từ khi ra mắt đồng euro đã trở thành đồng tiền dự trữ thứ hai trên thế giới với mộ t phần tư d ự trữ ngoạ i hố i ở trong euro Ngân hàng Trung ương châu Âu, căn cứ trên các hiệp ước của Liên minh châu Âu , chịu trách quản lý chính sách tiền tệ của đồng euro nói chung và Liên minh châu Âu nói riêng. 2.2 Sự khó khă n: - Bên cạnh những thuận lợi thì việc đồng Euro đang lưu thông ở các nước cũng gặp không ít khó khăn: - Vào năm 2007, theo kết quả khảo sát cho thấy, 5 năm sau ngày đồng euro chính thức được đưa vào sử dụng, thay thế cho đồng franc Pháp, mark Đức…, chỉ có chưa đến một nửa ng ười dân ở các nước đang sử dụng đồng euro thấy hài lòng với hệ thống đồng tiền chung châu Âu. - Rõ ràng là từ khi đồng euro được đưa vào sử dụng, thay thế đồng nội tệ của nhiều nước trong khối EU thì người dân ở các nước đã phải đối mặt với mức chi phí sinh hoạt cao hơn. - Ngày càng có thêm nhiều người châu Âu cho rằng cuộc cách mạng tiền tệ lớn nhất trong lịch sử này đem đến nhiều tác động tiêu cực hơn là tích cực cho sự tăng trưởng Nhóm------ QTC –K2 Page 11
- Đồng tiền chung Châu Âu - EURO kinh tế, thị trường việc làm và mức sống của các nước trong khối. Đây là kết quả một cuộc khảo sát vừa do Ủy ban châu Âu (EC) tiến hành và công bố ở Pháp. - Pháp, Đức và Italia là các nước có số người ủng hộ việc sử dụng đồng tiền chung châu Âu nhiều nhất và cũng là nh ững nước có tỷ lệ thất vọng cao nhất. - Theo kết quả khảo sát, Ai Len là nước hài lòng nhất với đồng euro. - Kết quả khảo sát cho thấy có tới 52% người Pháp không hài lòng với những gì đồng euro mang lại, với 81% cho rằng sự ra đời của đồng euro là nguyên nhân khiến giá cả tăng vọt và đây là điều khiến họ thất vọng nhất. - Số liệu thống kê chính th ức cho thấy mức độ lạm phát của Pháp sau khi đưa đồng euro vào s ử dụng cũng không cao hơn trước đó, vẫn chỉ dao động trong khoảng 1,6- 2,1% từ năm 1999 đến nay. Tuy nhiên, giới báo chí đã ch ỉ ra rằng các con số thống kê là không chính xác vì chỉ tính đến các mặt hàng cơ bản. Tờ Le Parisien đã làm một cuộc điều tra riêng và kết luận rằng giá của 30 mặt hàng “hàng ngày” đã tăng 80% trong vòng 5 năm kể từ khi đồng euro đ ược đưa vào lưu thông. Năm 2002, một chiếc bánh mỳ dài kiểu Pháp có giá 65 xen và đến năm 2006 đã tăng 23% lên 80 xen. Trong khi đó, giá một cốc cà phê tăng 120%, một kilogram khoai tây tăng 93% và một tuýp thuốc đánh răng tăng 84%. - Không thể biết đâu là giá trị thực của hàng hóa, người dân chỉ có một cách là giảm chi tiêu. - Tuy nhiên, có một thực tế là, khi đồng euro đã trở thành một công cụ thanh toán toàn cầu, một đối trọng của đồng đôla Mỹ thì sự ủng hộ của người dân lại ở mức thấp nhất kể từ khi đồng tiền được chính thức lưu thông vào năm 2002. Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 48% người dân trong khối sử dụng đồng euro cho rằng việc chuyển sang sử dụng một đồng tiền chung thống nhất là có lợi, giảm 59% so với tỷ lệ ủng hộ cách đây 5 năm. - Đúng là đồng euro rất thuận tiện khi di chuyển từ nước này sang nước khác vì s ẽ không phải đổi tiền, nhưng điều đó chẳng có ý nghĩa gì với 4 triệu người Đức thất nghiệp, hay những người Hy Lạp đang phải cố gắng gấp nhiều lần mới có được mức sống như trước đây khi chưa có đồng euro. Và hầu hết họ đều đổ lỗi cho sự “xáo trộn” mà đồng tiền chung châu Âu gây ra. - Các chuyên gia cho rằng dù cho sự thất vọng này sẽ được xoa dịu dần khi nền kinh tế châu Âu phục hồi sau nhiều năm trì trệ thì đồng euro cũng khó có khả năng thay thế được đồng đôla trong vai trò là đ ơn vị thanh toán thống trị toàn cầu. Nếu xét về tổng thể thị trường, Mỹ vẫn có ưu thế vượt trội, có ảnh hưởng đến nhiều thị trường khác trên thế giới. Thêm vào đó, dù sao khối EU vẫn là tập hợp từ nh iều nền kinh tế, với tốc độ phát triển và chu kỳ khác nhau, còn Mỹ là một nền kinh tế thống nhất. Nhóm------ QTC –K2 Page 12
- Đồng tiền chung Châu Âu - EURO - Tỷ giá quy đổi của đồng euro càng chất thêm gánh nặng lên những nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn như Đức vào những năm đầu tiên khi lưu thông đồng eu ro, khi tỷ lệ thất nghiệp đang cao. Với các nước như Ai Len và Tây Ban Nha thì tỷ lệ quy đổi này lại quá “lỏng lẻo” để kiềm chế nền kinh tế “quá nóng”. - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng nhận xét rằng đồng euro đem lại hiệu quả hợp nhất kinh tế không được mong đợi. Tuy nhiên, đồng Euro sẽ tiếp tục giữ vị thế là đồng tiền dự trữ ngoại hối uy tín trên thế giới.( Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) Angel Gurria nhận định III. Tỷ giá Đồng Euro: 1. Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái của các tiền tệ chính thức của các quốc gia là thành viên của liên minh tiền tệ được quy định vào ngày 31 tháng 12 năm 1998 dựa trên cơ sở giá trị tính chuyển đổ i của đồng ECU (European Currency Unit). Vì thế mà đồng Euro bắt đầu tồn tại như là tiền để thanh toán trong kế toán (chưa có tiền mặ t): đồng Euro về mặt hình thức trở thành tiền tệ của các nước thành viên, các tiền tệ quốc gia có địa vị là mộ t đơn vị dưới Euro và có tỷ giá c ố định không đổi. Tỷ giá này đư ợc quy định bao gồm có 6 con số để giữ cho các sai sót làm tròn ít đ i. Một đồng Euro tương ứng với: Nước Mark Schilling Franc Bỉ Peseta Markkaa Franc Pháp Đứ c Áo Tây Ban Nha Phần Lan Tỷ giá 1,95583 13,7603 40,3399 166,386 5,94573 6 ,55957 Nước Pound Lira Ý Franc Gulden Escudo Drachma Hy Ireland Luxembourg Hà Lan Bồ Đào Nha Lạ p 0,787564 1936,27 40,3399 2 ,20371 200,482 340,750 Tỷ giá Sau khi đồng Euro được sử dụng như là tiền dùng để thanh toán trong kế toán, các tiền tệ là thành viên ch ỉ được phép tính chuyển đổi với nhau thông qua đồng Euro, tức là trước tiên phải tính chuyển từ tiền tệ kh ởi điểm sang Euro và sau đấy từ Euro sang tiề n tệ muốn chuyển đổi. Cho phép làm tròn số bắ t đầu từ ba số sau dấu phẩ y ở tiến Euro và tiền muốn chuyển đổi. Phương pháp này là quy định bắ t buộc của Ủy ban châu Âu nhằm tránh các sai sót trong lúc làm tròn số có thể xuấ t hiện khi tính toán chuyển đổi trực tiếp. Nhóm------ QTC –K2 Page 13
- Đồng tiền chung Châu Âu - EURO Các đơn v ị tiền tệ quốc gia trước đây của Eurozone Đơn vị tiền tệ Ký Tỷ giá Thay đổi Hoàn thành hiệu ATS 13,7603 31 tháng 12 năm 1998 2002 Schilling Áo BEF 40,3399 31 tháng 12 năm 1998 2002 Franc Bỉ NLG 2,20371 31 tháng 12 năm 1998 2002 Gulden Hà Lan Markkaa Phần Lan FIM 5,94573 31 tháng 12 năm 1998 2002 FRF 6,55957 31 tháng 12 năm 1998 2002 Franc Pháp DEM 1,95583 31 tháng 12 năm 1998 2002 Mark Đức IEP 0,787564 31 tháng 12 năm 1998 2002 Pound Ireland ITL 1.936,27 31 tháng 12 năm 1998 2002 Lira Ý LUF 40,3399 31 tháng 12 năm 1998 2002 Franc Luxembourg Escudo Bồ Đào Nha PTE 200,482 31 tháng 12 năm 1998 2002 Peseta Tây Ban ESP 166,386 31 tháng 12 năm 1998 2002 Nha GRD 340,750 19 tháng 6 năm 2000 2002 Drachma Hy Lạp SIT 239,640 11 tháng 7 năm 2006 2007 Tolar Slovenia CYP 0,585274 10 tháng 7 năm 2007 2008 Pound Síp MTL 0,429300 10 tháng 7 năm 2007 2008 lira Malta SKK 30,1260 8 tháng 7 năm 2008 2009 Koruna Slovak Nhóm------ QTC –K2 Page 14
- Đồng tiền chung Châu Âu - EURO 2. Tỷ giá của đồng USD so với đồng EURO Biểu đồ biểu thị tỷ giá EUR/USD (1999 – 2008) USD/EUR 1999–2010 Thấp nhất ↓ Cao nhất ↑ Năm Ngày Tỷ giá Ngày Tỷ giá 03/12 $1.0015 05/01 $1.1790 1999 26/10 06/01 $1.0388 2000 $0.8252 06/07 $0.8384 05/01 $0.9545 2001 28/01 $0.8578 31/12 $1.0487 2002 08/01 $1.0377 31/12 $1.2630 2003 14/05 $1.1802 28/12 $1.3633 2004 15/11 $1.1667 03/01 $1.3507 2005 02/01 $1.1826 05/12 $1.3331 2006 12/01 $1.2893 27/11 $1.4874 2007 27/10 $1.2460 15/07 2008 $1.5990 04/03 $1.2555 03/12 $1.5120 2009 05/05 $1.2924 13/01 $1.4563 2010 Nguồn: Euro exchange rates in USD, ECB Có nhiều ý kiến khác nhau về tầm quan trọng kinh tế của một đồng Euro mạnh. Một mặt các nguyên liệu đ a phần vẫn tiếp tục được mua bán bằng đồng Đô la Mỹ, v ì th ế mà một đồng Euro mạnh có tác dụng làm giảm giá các nguyên liệu. Mặt khác, giá đồng Euro cao sẽ làm cho xuất khẩu từ vùng Euro trở nên đắt và vì thế một đồng Euro có giá cao sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế yếu đi trong một chừng mực nhất định. Vì vùng Euro rộng lớn nên tỷ giá hối đoái và các rủi ro về tỷ giá hối đoái do các tiền tệ dao động gây nên không còn có tầm quan trọng như trong thời kỳ c òn các tiền tệ quốc gia nữa. Nhóm------ QTC –K2 Page 15
- Đồng tiền chung Châu Âu - EURO 2.1 Giai đoạ n từ năm 1999 – 2002 Nhìn vào biểu đồ trên, ta nhận thấy: + Từ khi đồng EURO được đưa vào lưu thông năm 1999, đến năm 2000, đồng EURO xuống giá, cho đến năm 2002, tăng nhẹ, nhưng vẫ n được xem là ở mức giá thấp (1 EUR ch ỉ đổi được 0.85 USD) + Việ c đồng Euro liên tục b ị xuống giá cho đến năm 2002 có thể là do đồng Euro không tồn tạ i trên thực tế như là tiề n mặ t, vì thế mà trong thời gian đầu đồng Euro đã b ị đánh giá thấp hơn giá trị thực dựa trên những số liệu cơ b ản. Các vấn đề về kinh tế trong Cộng đồng châu Âu đã đẩy mạnh thêm xu hướng này và làm cho việc đầu tư trong châu Âu không còn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài n ữa. Thật ra thì các triển vọng về kinh tế của châu Âu đã không tốt đẹ p hơn từ thời điể m đó. Nhưng ngay sau khi tiề n mặ t được đưa vào lưu hành, thì đồng Euro bắ t đầu được đánh giá cao hơn. Nguyên nhân của việc đồng EURO xuống giá so với đồng USD năm 2002: Thâm hụ t cán cân thương mại và ngân sách quốc gia và kèm theo đó là tăng nợ của Mỹ. Chuyển đổ i trong dự trữ n goạ i tệ của các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhậ t, Nga và các quốc gia khác. Các nước xuất khẩu dầu mà trước tiên là Nga ngày càng sẵn sàng chấp nhận đồng Euro như là phương tiệ n thanh toán cho dầu mỏ. Nhóm------ QTC –K2 Page 16
- Đồng tiền chung Châu Âu - EURO 2.2 Giai đoạ n 2003 – 2004 Năm 2003, giá đồng EURO đã được vực dậ y mộ t cách đáng kể, tăng 20% so với USD. Lúc này, 1 EUR đ ổi được 1 USD. Nguyên nhân đồng EURO vực dậ y ngang bằng so với đồng USD, và đ ã biế n năm 2003 là cột mốc quan trọng đánh dấu vị thế n gày càng lớn của đồng EURO trong giao dịch trên thị trường: + Đây là giai đoạn Mỹ đương đầu với khủng bố sau thảm h ọa 11/9/2001, đ ã khiến cho nền kinh tế Mỹ đi xuống, khi Mỹ nâng mức báo động nguy cơ khủng bố lên cấp 2. + Thâm hụ t cán cân thương mại Mỹ vượt 400 tỷ USD, rất khó có khả năng đồng USD tăng giá trở lạ i vì b ản thân Mỹ c ũng muố n cải thiện xuấ t khẩu bằng mộ t đồng nội tệ thấp giá. + Báo động khả n ăng bị khủng bố của Mỹ, đã khiến cho nhà đầu tư xa rời đồng USD, chọn đồng EURO đ ể có sự an toàn về vốn. Năm 2004, giá đồng EURO tiếp tục tăng từ 10 – 15% so với đồng USD. 2.3 Giai đoạ n 2005 – 2006 Năm 2005, giá đồng EURO giả m 0.8% so với năm 2004 ( 1 EUR = 1.1667 USD ). Nguyên nhân đồng EURO lại giả m nhẹ là do: + Nền kinh tế Mỹ có xu hướng hồ i phục mộ t cách khả quan, nên đồng USD của Mỹ bắ t đầu tăng giá trở lại. Đây cũng là cơ sở kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư, quỹ đầu tư nhất là khi so với nền kinh tế khu vực Eurozone. + Theo Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), tỷ lệ thấp nghiệp còn cao, lạm phát vượt quá mụ c tiêu, ổn định giá cả đang là khó khăn lớn của Eurozone. ECB đã buộc phải giảm dự báo tăng trưởng khu vực này từ 1,8% xuống còn 1,6% trong năm 2005, giảm từ 2 ,1% xuống 2% trong năm 2006. + Theo Bộ trưởng Tài chính Anh, ông Gordon Brown, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Eurozone ch ỉ bằng một nửa so với Mỹ. Nhóm------ QTC –K2 Page 17
- Đồng tiền chung Châu Âu - EURO 2.4 Giai đoạ n 2006 – 2010 Nhìn vào biểu đồ biểu th ị tỷ giá EUR/USD giai đoạn 2006 – 2010, ta nhận thấ y: + 2/1/2006: giá đồng EURO b ắt đầu tăng nhẹ trở lại (1 EUR = 1.1821 USD) + Sau khi tăng khá đều đặn trong hơn hai năm 2007 và 2008, đồng Euro đạt mức đỉnh gần: 1 Euro đổi được 1,60 USD vào tháng 7/2008. Tuy nhiên, khi khủng hoảng tài chính nổ ra, đồng Euro và phần lớn các đồng tiền chủ chốt khác đã đồng loạt trải qua sự b iến động chóng mặ t về tỷ giá. + Tháng 11/2008, tỷ giá Euro/USD chỉ c òn 1 Euro tương đương hơn 1,20 USD, rồi sau đó tiếp tục biến động và leo lên mức 1 Euro đổi được hơn 1,50 USD vào tháng 12/2009. + Và cho đến năm 2010 vừa qua, tỷ giá EUR/USD trượt dốc từ mức 1 Euro đổ i được 1,50 USD hồi tháng 12/2009 xuống mức 1 Euro chỉ tương đương 1,37 USD. Nguyên nhân của tình trạng trư ợt dốc đồng EURO năm 2010 vừa qua không phải do đồng USD mạnh lên, mà do bản thân đồng EURO đang yếu đi (theo nhận xét tổng quan của ông Ulf Scheneider, Giám đ ốc điều hành của Fresenius, một doanh nghiệp thiết bị y tế của Đức). Có 2 nguyên nhân chính: + Cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp. + Sự bất lực của Eurozone trong việc đảm bảo các quốc gia thành viên tuân thủ chặt chẽ các quy định về chính sách tài khóa. Nhóm------ QTC –K2 Page 18
- Đồng tiền chung Châu Âu - EURO Sự suy yế u của đồ ng EURO trong năm 2010 đã ảnh hưởng như thế nào? Ảnh hưởng tích c ực: + Hàng hóa xuấ t khẩu của châu Âu, từ xe hơi, máy móc, tới rượu bia trở nên rẻ hơn khi được tiêu thụ ở nước ngoài, đặc biệt là tạ i Mỹ và cả những quốc gia neo tỷ giá đồng nội tệ vào USD. + Đây là điều Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang cần, vì họ đang đương đầu với thâm hụt thương mại khổng lồ và chật vật để tăng sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Ảnh hưởng tiêu c ực: + Giá dầu lửa và các loại nguyên vật liệ u thô đư ợc định giá bằng đồng USD đang leo thang. + Giá tiêu dùng cũng có thể chịu áp lực tăng do hàng hóa nhậ p khẩu từ thị trường bên ngoài vào Eurozone có thể trở nên đắt đỏ hơn đối với người dân ở khu vực này. 3. Tỷ giá đồng EURO hiện nay Đồng tiền chung châu Âu giả m xuống còn 1,4113 USD lúc 8:40 sáng 23/5/2011 tại Tokyo, còn 1,4161 USD tại New York ngày 20/5/2011. Trước đó, đồng tiền này chạm mức 1,4096 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 16/5/2011 và giảm xuống 1,2381 franc, mức thấp nhấ t mọi thời đạ i trước khi giao dịch tại 1,2389 franc. Đồng tiền này còn giảm xuống 115,23 yên từ 115,69 yên. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này được lí giải như sau: 3.1 Khủng hoảng tài chính - Năm 2010 khi c hưa khắ c phục xong hậu quả của khủng hoả ng tài chính toàn cầu, châu Âu lại phả i đương đầ u v ới những khó khăn tài chính nghiêm trọ ng của Hy Lạp và Ailen. Khủng hoảng tài chính của Hy Lạp và Ailen tuy có mộ t vài khác biệ t, do đặc thù của từng nước, nhưng có những sai lầm chung khá rõ nét. Đó là chính quyền hai nước này quá dễ dãi trong chi tiêu ngân sách, trong khi các chính sách thuế khóa, lương bổng và ngân hàng quá lỏng lẻo. Kết quả là trong khi nhiều nước thành viên đã hoặc đang vượt qua được khó khăn do khủng hoảng tài chính - kinh tế thế giới gây ra, thì hai nước này lại rơi vào khủng hoảng trầ m trọng. Khủng hoảng Hy Lạp với khoản nợ công khổng lồi làm đồng euro liên tục giả m giá, đang tác động mạnh mẽ đến th ị trường chứng khoán châu Âu và thị trường tài chính toàn cầu. Nhóm------ QTC –K2 Page 19
- Đồng tiền chung Châu Âu - EURO - Người ta đang lo ngạ i rằng trong thời gian tới, Bồ Đào Nha, Bỉ và Tây Ban Nha có thể rơi vào khủng hoảng giố ng như Hy Lạ p và Ailen, vì các nước này đang bị thiếu hụ t ngân sách rất lớn, kinh tế suy trầm và th ất nghiệp cao. Đáng lo ngại nhất là Tây Ban Nha, một nước lớn và khá đông dân trong khu vực đồng euro. 3.2 Thiếu một chính sách thuế chung Việc thiếu vắng một chính phủ kinh tế trung ương được diễn đạt như "lỗ i cấu trúc" của toàn bộ vấn đề. Không đồng nhất về chính sách tài khóa, ngân sách hay thuế má, mỗi chính phủ có thể lựa chọn giải pháp riêng, mà không lường đến kết quả cuối cùng phản ánh lên sức khỏe đồng tiền chung. Ngược lại, một thống nhất chung về tiền tệ cũng hạn chế lựa chọn mỗi quốc gia trong quá trình quyế t sách. Như Hy Lạp năm 2009, nếu euro không tồn tạ i, nước này có thể phá giá nội tệ thúc đẩ y xuất khẩu, cân bằng cán cân thanh toán. Nhưng khi khu vực đồng euro hình thành, cánh cửa này đóng lạ i, b ởi 16 nước tham gia thống nhất một đơn vị tiền tệ chung. Giả i pháp của Hy Lạ p chỉ còn là một: tiế t kiệm, tiế t kiệm và tiết kiệ m. Kế h oạch "thắt lưng, buộc bụng" chủ yếu vào hầu bao ngân sách Nhà nư ớc, bao gồm cả lương hưu, tiền lương, và tăng thuế . 3.3 Mất cân bằng giữa các quốc gia - Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra về tính bất hợp lý trên bình diện cấu trúc của khu vực euro khi cố gắng kết hợp nhiều nền kinh tế chênh lệch về lượng, và khác nhau về chất thành một khối. Theo Hiệp ước Maastricht quy đ ịnh điều kiện tham gia khu vực đồng tiền chung, Hy Lạp chưa đủ điều kiện tham gia khu vực đồng tiền chung châu Âu vào tháng 5-1998. Nhưng hai năm sau, ngày 1-1-2001, mặc dù vẫn chưa đủ chuẩn, Hy Lạp cũng được chấp thuận gia nhập vào khu vực đồng tiền chung với điều kiện phải nỗ lực cải thiện mức thâm h ụt ngân sách và nợ chính phủ. Tuy nhiên, đến nay, các ràng buộc trên vẫn chỉ là lời hứa của Hy Lạp. Bội chi ngân sách và nợ nước ngoài không những không được cải thiện mà có xu hướng ngày càng tăng. 3.4 Tâm lý của nhà đầu tư Các nhà đầu tư tiếp tục lo ngại về cuộc khủng hoảng n ợ ở Hy Lạp, và sợ rằng các nước khác sẽ bị lây. Các nhà đầu tư nêu ra Tây Ban Nha, cùng Bồ Đào Nha, Ireland và Ý là nh ững nền kinh tế dùng đồng euro có nhiều n ợ đáng lo ngại nhất, sau Hy Lạp. Chi phí cho khoản vay củ a Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trên th ị trường trái phiếu liên tục tăng trong nam 2010, cho thấ y giới đầu tư lo hai nước này hết khả năng chi trả. Trường hợp của Tây Ban Nha là đặc biệt đáng ngại vì mức độ của thâm thủng ngân sách năm 2010 Nhóm------ QTC –K2 Page 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tính hiệu quả của chính sách tiền tệ Việt Nam( Giai đoạn 2000 – 2013)
111 p | 920 | 353
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh
88 p | 803 | 171
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng nhân sự và một số giải pháp cải thiện công tác quản lí nhân sự tại một số doanh nghiệp da giày ở Hải Phòng – nghiên cứu điển hình tại công ty TNHH Đỉnh Vàng
102 p | 516 | 97
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực – nghiên cứu tình huống tại Công ty cổ phần Hóa chất Vật liệu điện Hải Phòng
87 p | 310 | 78
-
Đề tài: Nghiên cứu tính chất dẫn điện của hệ bán dẫn thấp chiều
27 p | 216 | 43
-
Đề tài nghiên cứu: Yếu tố quyết định chọn trường ĐHTG của học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang - Nguyễn Thanh Phong
84 p | 495 | 38
-
Nghiên cứu khoa học đề tài: Nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa quản trị công ty đại chúng và tính thanh khoản của cố phiếu
93 p | 199 | 36
-
Đề tài nghiên cứu: Đặc tính của lipid trong hạt có dầu
56 p | 241 | 35
-
Đề tài nghiên cứu: Tìm hiểu tình hình xuất khẩu may mặc của công ty TNHH May Nam Việt
49 p | 152 | 28
-
Đề tài: Nghiên cứu tính thấm nước của bê tông rỗng the permeability of enhanced porosity concrete
5 p | 122 | 16
-
Đề tài nghiên cứu cấp Tổng cục năm 2005: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp công nghệ tin học hóa công tác xử lý số liệu thống kê tháng, quý, năm do các cục thống kê thực hiện
157 p | 101 | 13
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu viết phần mềm tính toán thiết kế kho lạnh công suất nhỏ trên nền tảng phần mềm EES
71 p | 19 | 10
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu tính hiệu quả của việc tận dụng nhiệt thải từ hệ thống điều hòa không khí hai khối để sấy quần áo
44 p | 18 | 9
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Khảo sát hoạt tính kháng phân bào In vitro của Gossypol và Plumbagin
45 p | 99 | 8
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực hiện chính sách dân tộc từ thực tiễn tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La
83 p | 12 | 8
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách an sinh xã hội tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
69 p | 12 | 7
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của HDPE đến cơ tính của hỗn hợp PBT/HDPE
76 p | 13 | 7
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu tính toán thực nghiệm hệ thống máy lạnh ghép tầng dùng môi chất CO2/R32
61 p | 12 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn