Đề tài: Nghiên cứu xây dựng kế hoạch quản lý môi trường các dự án đầu tư khai thác khoáng sản
lượt xem 103
download
Những năm qua, ngành khai thác và chế biến khoáng sản ở nước ta phát triển khá mạnh, đặc biệt là ngành Công nghiệp khai thác mỏ là ngành kinh tế tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT-XH của mỗi quốc gia.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Nghiên cứu xây dựng kế hoạch quản lý môi trường các dự án đầu tư khai thác khoáng sản
- LỜI MỞ ĐẦU Những năm qua, ngành khai thác và chế biến khoáng sản ở nước ta phát triển khá mạnh, đặc biệt là ngành Công nghiệp khai thác mỏ là ngành kinh tế tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT-XH của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, công nghiệp (CN) khai khoáng đang đứng trước nhi ều thách thức: khai thác, sử dụng chưa có hiệu quả làm cho tài nguyên thiên nhiên b ị cạn kiệt, tác động xấu tới cảnh quan và hình thái môi trường, gây ô nhi ễm nguồn nước, không khí, đất đai, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Các cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản luôn mu ốn tìm ra những phương pháp cũng như các đề án trao đổi kinh nghiệm nh ằm phát huy những mặt tích cực và đưa ra những định hướng, giải pháp tích cực nh ằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên khoáng sản và hoạt đ ộng khoáng s ản vì lợi ích quốc gia và sự phát triển bền vững của ngành khai thác khoáng s ản ở Việt Nam. Nằm ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, là nguồn nguyên liệu, tiềm năng quý của quốc gia. Chính vì thế mà Việt Nam luôn là nơi các nhà tài tr ợ khoáng s ản chọn là trong những dự án hàng đầu để đầu tư. Tuy nhiên các nhà tài tr ợ cũng luôn có yêu cầu riêng của mình đối với vấn đề bảo vệ môi trường trong các dự án, cũng như các yêu cầu của luật bảo vệ môi trường, các nhà tài trợ đòi hỏi phải có đánh giá tác động của môi trường tới các dự án khi mà h ọ tài tr ợ chính thức. Trong khi đánh giá tác động môi trường các nhà tài trợ đòi h ỏi phải có k ế hoạch quản lý môi trường. Nội dung kế hoạch quản lý môi trường đ ược xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá những tác động tiêu cực do dự án gây ra và được thể hiện dưới hình thức một kế hoạch tổng thể trong việc tổ ch ức th ực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực đã được phân tích, đánh giá. Chính vì vậy, xây dựng một kế hoạch qu ản lý môi trường các ngành công nghiệp nói chung và khai thác khoáng sản nói riêng chính là tiền đề, công cụ cần thiết để đáp ứng các yêu cầu khác nhau về bảo vệ môi trường của các dự án. Xuất phát từ mục tiêu và tầm quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch quản lý môi trường cho các dự án đầu tư khoáng sản là rất cần thiết nên chúng tôi đã chọn đề tài: [1]
- “Nghiên cứu xây dựng kế hoạch quản lý môi trường các d ự án đ ầu t ư khai thác khoáng sản” 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. Đất nước Việt Nam đang trên đà phát tri ển, chính vì th ế công tác đi ều tra địa chất và tìm kiếm thăm dò khoáng sản được triển khai trên quy mô toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong công tác điều tra cơ bản, bằng vi ệc l ập bản đ ồ đ ịa chất khoáng sản tỷ lệ 1/50.000, đã phát hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng lớn. Kết quả của công tác điều tra, khảo sát, thăm dò đ ịa ch ất cho thấy, Việt Nam có nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn như bôxit, quặng sắt, đất hiếm, apatít,… chủng loại khoáng sản đa dạng. Chính vì thế mà công việc lập kế hoạch quản lý môi trường các dự án đầu tư khai thác khoáng s ản luôn là vấn đề cấp thiết đối với các nhà tài trợ cũng như của quốc gia. Để sâu hơn trong vấn đề lập kế hoạch quản lý môi trường khai thác khoáng s ản. Nhóm làm đề tài đi sâu vào công việc lập kế hoạch cho m ột lo ại khoáng s ản. Bản kế hoạch này được lập cho công việc bảo vệ môi trường khai thác than ở Quảng Ninh. Khai thác khoáng sản ở Quảng Ninh, đặc biệt là nguồn khoáng s ản than đang làm tổn hại nghiêm trọng đến các môi trường: Đất, nước, không khí, sinh vật. Trong công nghệ khai thác, bình quân để lấy được 1 t ấn than, chúng ta phải khoan, nổ mìn làm tơi để xúc lên, rồi vận chuyển đi xa (với cung độ bình quân 3-5km) và đổ thải ra chỗ khác khoảng 5-10 m 3 đất đá. Các công đoạn không thể tránh khỏi này của khai thác than ở Quảng Ninh dẫn đến việc môi trường sinh thái bị ảnh hưởng tiêu cực. Địa hình của t ỉnh Qu ảng Ninh biến động nhanh và với qui mô lớn chủ yếu do khai thác than. Qu ốc l ộ 14 chạy qua thị xã Hòn Gai và thị trấn Cẩm Phả nhiều đoạn đã phải dịch chuy ển ra phía biển để nhường chỗ cho các bãi thải đất đá của các mỏ khai thác than bằng công nghệ lộ thiên (Hà Tu, Đèo Nai, Cọc Sáu). Su ối Vàng Danh và sông Mông Dương, gắn với việc phát triển các mỏ than hầm lò nổi ti ếng Vàng Danh (Uông Bí) và Mông Dương (Mông Dương-Khe Chàm) cũng đã bị thay đổi (nhưng không phải vì khai thác than hầm lò, mà ch ủ y ếu vì khai thác than lộ thiên). Trước đây, con suối chảy từ mỏ Vàng Danh ra Uông Bí từng là nguồn cung cấp nước cho cả thành phố Hải Phòng vì nước trong và s ạch. Ở vùng than Uông Bí, không ai quên câu ca dao từ thời Pháp “nước Vàng Danh, canh Hải Phòng”. Ngày nay, khi khu mỏ Vàng Danh (trước đây, Liên Xô ch ỉ thi ết k ế khai thác bằng công nghệ hầm lò với công suất tối đa có 1,8 tr.t/năm) nay đ ược [2]
- mở rộng ra bằng các công nghệ khai thác than lộ thiên, tổng công suất các mỏ than đã lên tới gần 5 triệu tấn/năm, thì nước suối Vàng Danh đã không th ể dùng để dẫn về Hải Phòng. Lớn hơn suối Vàng Danh là con sông Mông Dương (hợp lưu của nhiều con suối xuất phát từ khai trường của những mỏ than lộ thiên trong vùng). Trước đây, người Pháp đã dùng con sông này làm đường thủy chở than Mông Dương ra biển để xuất khẩu. Ngày nay, con sông này đã bị loại ra khỏi danh sách các tuyến vận tải thủy.Ô nhiễm môi trường giống như một căn bệnh nan y khó chữa. Trong khi đó, ngành than vẫn chưa có một chiến lược tổng thể để giảm thiểu các tiêu cực đến môi trường. Các giải pháp đang được triển khai về bảo vệ môi trường chỉ mang tính đối phó. Viancomin chỉ tập trung xử lý phần “ngọn” của căn bệnh nan y này theo ki ểu “công tử Bạc Liêu”. Kết quả của những giải pháp thuộc về “phần ngọn” thường thể hiện nhanh, đáp ứng được cho việc tổng kết hay báo cáo thành tích, nhưng nguy cơ về môi trường hay nguy cơ về tai nạn lao động thì vẫn như cũ. Rất tiếc, những giải pháp kỹ thuật cơ bản có liên quan đến bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn cho công nhân mỏ đã và đang tiếp tục bị vi phạm. Việc cải thiện môi trường chủ yếu nhờ các giải pháp mang tính t ổ chức và quản lý của các cơ quan cấp trên và của chính quyền đ ịa ph ương. Tuy nhiên, các giải pháp đó chỉ mang tính “tạm thời”. Bởi lẽ việc khai thác than là để phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế quan trọng (đi ện, xi măng, phân bón, hóa chất, giấy, vật liệu xây dựng) của đất nước. Khi “Tổ quốc cần than như con thơ cần sữa mẹ”, sự hy sinh về môi trường của Quảng Ninh được chấp nhận như một sự đánh đổi cần thiết. Quảng Ninh đã bi ết và quen chấp nhận sự “đánh đổi” này là vì sự nghiệp phát triển của các ngành kinh t ế và các địa phương khác của đất nước. Vấn đề bảo vệ môi trường trong khai thác than dường như bị lãng quên nhưng khi khí hậu đang bị biến đổi, thiên nhiên bị hủy hoại, con người mới nhận ra sực chịu đụng của mẹ Trái Đất là có giới hạn. Vì vậy vấn đề môi trường cần được nhận th ức khoa h ọc, t ư duy đúng, cần được quản lý thực hiện một cách bài bản, và đòi hỏi cán bộ điều hành phải có đủ trình độ chuyên môn và kỹ thuật. Việc xây dựng kế hoạch quản lý môi trường cho các dự án đầu tư khai thác khoáng s ản là m ột v ấn đ ề c ấp thiết hiện nay để thực hiện chiến lược phát triển bền vững của ngành khai thác khoáng sản. Để thực hiện một dự án đầu tư khai thác khoáng s ản, theo các quy đ ịnh của Luật bảo vệ môi trường 2005 thì các dự án cần có ch ương trình qu ản lý [3]
- và giám sát môi trường (Mục 6 điều 20). Các dự án khai thác khoáng sản để được phê duyệt bao giờ cũng phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường (hoặc một hình thức rút gọn khác theo quy định, tùy theo quy mô của d ự án). Các dự án này chỉ được phê duyệt khi bản báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được các cơ quan có chức năng thẩm định và phê duyệt. Khi thực hiện dự án không cần thiết phải tiến hành đánh giá tác động môi trường lại nữa, nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng kế hoạch cần phải xây dựng kế hoạch quản lý môi trường cho mỗi dự án. 2. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ. 2.1. Kế hoạch quản lý môi trường là gì? a. Môi trường. Môi trường là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhi ều cách khác nhau trong đó có những khái niệm đáng chú ý sau: Định nghĩa về môi trường của S.V.Kalesnik (1959, 1970): “Môi trường chỉ là một bộ phận của trái đất bao quanh con người, mà ở một thời đi ểm nhất định xã hội loài người có quan hệ tương hỗ trực tiếp với nó, nghĩa là môi trường có có quan hệ gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con người”. Một định nghĩa khác của viện sĩ I.P.Gheraximov (1972) đã đưa ra định nghĩa môi trường như sau: “ Môi trường là khung cảnh của lao động, c ủa cuộc sống riêng tư và nghỉ ngơi của con người”, trong đó môi trường tự nhiên là cơ sở cần thiết cho sự sinh tồn của nhân loại. Trong tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trường được hiểu là “ toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao đ ộng c ủa mình đã khai thác tài nguyên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người”. Theo luật bảo vệ môi trường: “Môi trường bao gồm các y ếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát tri ển c ủa con người và thiên nhiên”. Như vậy, môi trường có vai trò h ết s ức quan trọng đ ối với c ộng đ ồng con người và cả xã hội loài người: - Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thi ết cho cu ộc s ống và hoạt động sản xuất của con người. [4]
- - Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và sản xuất của mình. - Môi trường là không gian sống, cung cấp các dịch v ụ c ảnh quan thiên nhiên. Nhận thấy vai trò quan trọng của môi trường, cần phải có những biện pháp quản lý môi trường một cách đúng đắn. Đặc biệt là quản lý môi tr ường trong khai thác khoáng sản. b. Kế hoạch quản lý môi trường. Khái niệm quản lý môi trường : “Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã h ội thích h ợp nh ằm b ảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển kinh tế - xã hội quốc gia”. Với nội dung trên quản lý môi trường cần phải hướng đến các mục tiêu cơ bản: - Phải khắc phục và phòng ch ống suy thoái, ô nhi ễm môi tr ường phát sinh trong hoạt động sống của con người. - Quản lý môi trường nhằm phát triển bền vững Kinh tế và xã hội quốc gia với nội dung cơ bản là phát triển kinh tế - xã h ội gắn ch ặt v ới b ảo v ệ c ải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học. - Xây dựng các công cụ có hiệu quả quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ. Kế hoạch quản lý môi trường (KHQLMT) là một khái niệm mới trong công tác bảo vệ môi trường ở Việt nam. Kế hoạch quản lý môi trường có thể được hiểu là một bản kế hoạch cụ thể để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện dự án đầu tư khai thác khoáng sản. Kế hoạch quản lý môi trường là công cụ cần thi ết đ ể đáp ứng các yêu cầu khác nhau về bảo vệ môi trường của các dự án. Kế hoạch quản lý môi trường được xuất phát từ các kết quả của báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) do đó một kế hoạch quản lý môi trường cần phải là sự tiếp tục của một ĐTM 2.2. Mục tiêu của kế hoạch quản lý môi trường các dự án. Mục tiêu của kế hoạch quản lý môi trường: - Đảm bảo phòng tránh ảnh hưởng xấu (trực tiếp hay gián tiếp) đến môi trường, dân cư và những người thực hiện dự án. - Đảm bảo xác định, đánh giá đầy đủ các rủi ro và chuẩn bị các biện pháp giảm thiểu. [5]
- - Đảm bảo là các công việc được tiến hành sẽ chỉ ảnh hưởng tối thiểu tới môi trường trong phạm vi cho phép. - Duy trì việc trao đổi thông tin với tất cả các bên có liên quan. 2.3. Khi nào lập kế hoạch quản lý môi trường. Kế hoạch quản lý môi trường ch ỉ th ực hiện sau khi d ự án đã đ ược phê duyệt. Tuy nhiên trong quá trình chuẩn bị triển khai dự án vi ệc mà ng ười cán bộ quản lý môi trường phải làm là xác định xem khi nào lập kế hoạch quản lý môi trường. Khi xây dựng dự án khả thi cơ quan xây dựng dự án thường đã có tiến hành đánh giá tác động môi trường cho cả dự án, và dự án chỉ được phê duyệt khi bản đánh giá tác động môi trường đã được thông qua. Để đi đến quyết định lập khoa học quản lý môi trường cần. - Xem lại kế hoạch triển khai dự án. - Kiểm kê các hoạt động tài chính của dự án. - Đối chiếu các hoạt động đó với điều kiện thực tế của khu vực dự án. - Cân nhắc các tác động có thể của các hoạt động này đối với môi trường tự nhiên, dân cư trong khu vực dự án. - Quyết định về việc xây dựng kế hoạch quản lý môi trường. Việc này có thể thực hiện được thông qua việc tham kh ảo cây quy ết định ( hình 1) Khi các hoạt động của dự án không có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và dân cư trong khu vực dự án thì mới lập kế hoạch quản lý môi trường. Các vấn đề phát triển sinh thêm phải được giải quy ết trao đổi với chủ đầu tư và nhà tài trợ. 2.4. Cấu trúc kế hoạch quản lý môi trường. Cấu trúc một kế hoạch quản lý môi trường bao gồm các nội dung ch ủ yếu sau: - Giới thiệu về KHQLMT - Kết quả của ĐTM - Tác động tiềm năng và các biện pháp giảm nhẹ - Quá trình tham vấn cộng đồng - Kế hoạch giảm nhẹ tác động - Kế hoạch quan trắc môi trường - Trách nhiệm thể chế & nhu cầu năng lực cho KHQLMT Hoàn cảnh hi ện tại - Nhu cầu đào tạo và nhân lực - Kế hoạch công việc của KHQLMT và lịch trình [6]
- - Nhu cầu mua sắm - Dự toán kinh phí cho KHQLMT 2.4.1. Giới thiệu về KHQLMT. Cần giới thiệu và làm rõ cho người đọc b ối c ảnh c ủa KHQLMT. B ối cảnh của KHQLMT được trình bày trong mô tả tóm tắt về ĐTM và v ề d ự án mà KHQLMT đang lập. Bởi KHQLMT thường là một tài liệu độc lập so với ĐTM gốc, do đó, điều quan trọng là KHQLMT cần được gắn kết với dự án gốc và ĐTM. Như một phần giới thiệu về KHQLMT, tên của chủ dự án và địa điểm tiến hành dự án cần phải có. [7]
- Bắt đầu Xem xét dự án Nằm gần các Ảnh Thảo luận khu vực bảo Có Có hưởng với chủ đầu tồn, vùng nhạy đáng kể tư cảm Không Không Nằm trong khu Ảnh Thảo luận vực lịch sử, di tích Có Có hưởng với chủ đầu văn hóa được bảo đáng kể tư vệ Không Cần di Thảo luận Có chuyển nhiều với chủ đầu dân cư tư Không Ảnh hưởng tới Thảo luận dân bản địa hoạc Có với chủ đầu sinh kế của họ tư Không XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Hình 1: Sơ đồ cây quyết định lập kế họach quản lý môi trường. [8]
- 2.4.2. Kết quả của ĐTM. Những kết quả của ĐTM là đầu vào quan trọng cho KHQLMT bao gồm: - Những tác động tích cực và tiêu cực ti ềm năng v ề môi tr ường và xã hội của dự án cần được quản lý bằng KHQLMT. - Những biện pháp giảm nhẹ bắt buộc để phòng ng ừa ho ặc gi ảm nh ẹ tác động tiêu cực, các biện pháp để hoàn thiện kế hoạch, hoặc t ạo ra các tác động tích cực của dự án. Các biện pháp giảm nhẹ tác động tiêu c ực, và tăng c ường tác đ ộng tích cực cần được tổng hợp cùng với các hoạt động cụ thể của dự án ở ba giai đoạn, gồm: - Giai đoạn tiền xây dựng. - Giai đoạn xây dựng. - Giai đoạn vận hành sau xây dựng. 2.4.3. Quá trình tham vấn cộng đồng. Quá trình tham vấn cộng đồng là trao đổi thông tin chính thức giữa cộng đồng có khả năng bị tác động, các bên liên quan và chủ dự án. Tham vấn cộng đồng là một cơ chế để các ý kiến và thông tin đầu vào c ủa c ộng đ ồng và các bên liên quan về dự án được đưa vào trong ĐTM và tác động đ ến thi ết k ế cuối cùng của dự án. Tham vấn cộng đồng cần phải được tiến hành khi bắt đầu ĐTM và cần được tiếp tục thực hiện trong quá trình ĐTM và thực hiện KHQLMT. Trong quá trình thực hiện KHQLMT, cộng đồng liên quan và nh ững người b ị tác động được tham vấn trong quá trình ĐTM lại được tiếp tục tham vấn trong quá trình KHQLMT để cung cấp đầu vào liên tục cho dự án. Tham vấn cộng đồng và trao đổi thông tin gi ữa bên ch ủ d ự án và c ộng đồng thường được tiến hành trong các cuộc họp cộng đồng tổ ch ức ở c ấp xã đối với nông thôn hoặc phường đối với thành phố. Có một hướng dẫn riêng cho việc thực hiện tham vấn cộng đồng trong quá trình ĐTM/KHQLMT. 2.4.4. Kế hoạch giảm nhẹ tác động. Kế hoạch giảm nhẹ (& tăng cường) là một kế hoạch b ộ ph ận c ơ b ản của KHQLMT. Kế hoạch giảm nhẹ này quản lý các tác động tiêu c ực (& tích cực) tiềm năng của dự án. Một biện pháp giảm nhẹ hoặc tăng cường là sự điều chỉnh một hoạt động dự kiến của dự án sử dụng các loại tiêu chí hành động khác nhau. [9]
- Có sáu loại hành vi dự án được áp dụng riêng biệt hoặc đ ồng th ời đ ể tạo ra một biện pháp giảm nhẹ: - Loại bỏ hoạt động; - Thay đổi địa điểm hoạt động; - Thay đổi thời gian hoạt động; - Thay đổi cường độ hoạt động; - Cô lập hoạt động với rào cản vật lý hoặc hoá học; và - Bồi thường môi trường hoặc xã hội 2.4.5. Kế hoạch quan trắc môi trường. Kế hoạch quan trắc môi trường là kế hoạch bộ phận c ơ b ản khác c ủa KHQLMT. Kế hoạch quan trắc môi trường có mục đích kép: - Đo lường, hoặc quan sát kế hoạch giảm nhẹ hoạt động hiệu quả như thế nào. - Lập hồ sơ các tác động ngoài ý muốn của dự án. Để phục vụ cho mục đích này, kế hoạch quan trắc môi tr ường th ường được cấu trúc như sau: - Giám sát hiệu quả của các biện pháp giảm nhẹ. - Giám sát hiệu quả môi trường. Mục tiêu quan trắc kể cả hiệu quả của các bi ện pháp gi ảm nh ẹ và c ả tác động môi trường ngoài ý muốn của dự án cần được xác định là tr ọng tâm của kế hoạch quan trắc. Các mục tiêu quan trắc biểu hiện thông tin c ần thi ết từ chương trình quan trắc. 2.4.6. Trách nhiệm pháp lý & nhu cầu năng lực. Xây dựng và thực hiện một KHQLMT cần các kỹ năng và nhân lực kỹ thuật và quản lý cho việc: - Thực hiện kế hoạch giảm nhẹ. - Thực hiện kế hoạch quan trắc môi trường. - Tương tác với cộng đồng. - Lập các báo cáo môi trường. Chủ DÁ chịu trách nhiệm đảm bảo việc hoàn thành toàn bộ KHQLMT. Vì vậy, chủ dự án cần có khả năng đảm bảo chuyên môn để th ực hi ện KHQLMT. Tuy nhiên, do bên chủ dự án thường không hiểu trách nhiệm của họ đối với KHQLMT, vì vậy: Bước đầu tiên cần thực hiện là làm rõ các trách nhiệm pháp lý về KHQLMT. Bước thứ hai là đánh giá năng lực và k ỹ năng của bên chủ dự án cho việc thực hiện KHQLMT. [10]
- Thông thường ở Việt Nam, chuyên gia t ư v ấn bên ngoài đ ược thuê đ ể thực hiện tất cả hoặc một số phần cơ bản của KHQLMT cho ch ủ dự án. Các biện pháp giảm nhẹ và các biện pháp tăng cường nếu có trong giai đoạn xây dựng dự án, thường được công ty xây dựng dự án triển khai. Sau khi xây dựng xong, bên chủ dự án có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giảm nhẹ/tăng cường trong giai đoạn vận hành sau xây dựng. 2.4.7. Kế hoạch công tác và tiến độ của KHQLMT. Kế hoạch tổng thể và tiến độ công việc chuẩn bị và tri ển khai KHQLMT là một vấn đề quan trọng giúp cho chủ dự án. Kế hoạch và tiến độ công việc thể hiện tổng hợp các bước cơ bản, bao gồm kế hoạch bộ phận về giảm nhẹ và kế hoạch bộ phận về quan trắc kể cả tham vấn c ộng đồng đưa vào kế hoạch công việc được lập một cách kỹ càng dành cho chủ dự án 2.4.8. Nhu cầu mua sắm. Bất kỳ nhu cầu thiết bị hoặc nhân sự cần thiết nào cho việc chuẩn bị và triển khai KHQLMT đều được xác định trong phần này. Nhu cầu này bao gồm cả việc có được các chuyên gia tư vấn môi trường bên ngoài. Ph ần này không bao gồm những người được hợp đồng triển khai dự án. 2.4.9. Dự toán kinh phí cho KHQLMT. Cần có dự toán kinh phí tổng thể cho EMP. Giống như k ế hoạch và tiến độ công tác của KHQLMT, các khoản dự toán chi phí từ kế hoạch b ộ phận về giảm nhẹ, kế hoạch bộ phận về quan trắc và các chi phí cho tham vấn cộng đồng sẽ được đưa vào trong dự trù chi phí tổng thể của KHQLMT. 3. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN 3.1. Các bước thực hiện. 3.1.1. Lên chi tiết về dự án. Lập một bản mô tả ngắn gọn về dự án, quy mô và phạm vi của dự án và khu vực dự án, thời gian tiến hành dự án. Cần có một bản đồ khu vực dự án bao gồm các thông tin về: vị trí của dự án, các thành phố và thị trấn chính, các trục đường chính và đường tàu, các sông và hồ chính, và các vùng bảo vệ, khu vực nhậy cảm sinh học và các di sản văn hoá và lịch sử. Nếu dự án được thực hiện tại các khu vực có dân tộc thiểu số cũng cần cung cấp rõ thông tin về nhóm dân tộc, số lượng người và điều kiện sinh hoạt của họ. 3.1.2. Mô tả tóm tắt các kết quả của báo cáo đánh giá tác động môi trường. [11]
- Những tác động tích cực và tiêu cực tiềm năng về môi trường và xã hội của dự án cần được quản lý bằng KHQLMT. Những biện pháp giảm nhẹ bắt buộc để phòng ngừa hoặc giảm nhẹ tác động tiêu cực, các biện pháp để hoàn thiện kế hoạch, hoặc t ạo ra các tác động tích cực của dự án. Các biện pháp giảm nhẹ tác động tiêu cực, và tăng cường tác đ ộng tích cực cần được tổng hợp cùng với các hoạt động cụ thể của dự án ở ba giai đoạn, gồm: - Giai đoạn tiền xây dựng - Giai đoạn xây dựng - Giai đoạn vận hành sau xây dựng 3.1.3. Tham khảo ý kiến công đồng và các bên có liên quan. Các h oạt động tham khảo ý kiến cộng đồng liên quan đến các vấn đề môi trường sẽ chỉ được thực hiện khi văn bản dự án có yêu cầu các hoạt động tham khảo ý kiến cộng đồng đối với việc thực thi dự án hoặc có các vấn đề mới phát sinh từ khi bắt đầu triển khai dự án. Tham vấn cộng được thực hiện ở hai khâu: th ứ nh ất là ở th ời đi ểm thu thập thông tin đầu vào cho lập báo cáo ĐTM và th ứ hai là khi th ảo lu ận l ấy ý kiến phản hồi về các kết luận về các tác động xã hội và môi trường và các biện pháp giảm nhẹ tác động xấu đưa ra trong báo cáo ĐTM. Cuối cùng, có thêm đề xuất nên thu hút các bên liên quan vào khâu hậu ĐTM, nhất là trong giám sát việc tuân thủ kế hoạch quản lý môi trường. (Hình 2) dưới đây mô t ả tổng quan hướng dẫn 7 bước chuẩn bị và thực hiện tham vấn cộng đồng trong quá trình ĐTM. Bước 1: Lập kế hoạch tham vấn. Để giúp cho công việc tham vấn được ti ến hành t ốt, c ần l ập k ế ho ạch tham vấn một cách thấu đáo. Kế hoạch gồm: a) Phạm vi, quy mô số liệu, thông tin c ần thu th ập (đ ịa đi ểm, các v ấn đề cần tham vấn). b) Phiếu hỏi (nếu cần thiết). c) Danh sách những người tham gia trả lời phỏng vấn (nếu có). d) Danh mục các cuộc họp (địa điểm, ngày, thành ph ần tham d ự, nội dung cuộc họp). e) Những văn bản cần chuẩn bị (soạn công văn đề nghị, đi ều ch ỉnh phiếu hỏi, tóm tắt thông tin gửi cho cộng đồng, biên bản cuộc họp). f) Thời điểm tham vấn: ngày, hạn hoàn thành dành cho t ừng công vi ệc [12]
- nêu ở sơ đồ hình 2 Bước 2: Thực hiện điều tra và/hoặc phỏng vấn trực tiếp. Điều tra là một cách tham vấn thích h ợp đ ể thu th ập thông tin cung c ấp đầu vào cho báo cáo ĐTM. Lập kế hoạch tham vấn cộng đồng Thực hiện điều tra phỏng vấn Lần 1 Họp nhóm nhỏ thu thập thông tin Soạn và gửi nội dung báo cáo tóm tắt ĐTM và công văn đề nghị Lần 2 Tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến tham vấn Soạn và gửi văn bản trả lời của UBND và MTTQ Lập thủ tục về kết quả tham vấn Hình 2: Sơ đồ các bước tham vấn cộng đồng trong KHQLM Điều tra có thể dựa vào phiếu điều tra mang tính đ ịnh l ượng ho ặc hướng dẫn phỏng vấn trực tiếp (có thể mang tính định l ượng ho ặc đ ịnh tính). Đối với những cộng đồng dân tộc thiểu số, cần sử dụng phi ếu đi ều tra b ằng [13]
- tiếng dân tộc hoặc sử dụng phiên dịch trong quá trình phỏng vấn trực tiếp. Có thể sử dụng mẫu phiếu điều tra được soạn thảo trong “Hướng dẫn chung v ề ĐTM”. Để thuận tiện cho việc tiếp cận với cộng đồng trong thu thập thông tin, nên có công văn do chủ dự án ký gửi cho cộng đồng (thôn, ph ường, xã hoặc đơn vị khác). Cơ quan tư vấn cũng có thể ký công văn. Các thông tin trao đổi trực tiếp cần được ghi chép đầy đủ trong quá trình ph ỏng vấn và tóm t ắt lại các ý chính cho người được phỏng vấn trước khi kết thúc cu ộc ph ỏng vấn. Bước 3: Tổ chức (các) cuộc họp thu thập thông tin quy mô nhỏ. Để có được thông tin sâu và đa dạng h ơn v ề d ự án và các tác đ ộng c ủa dự án, việc tổ chức (các) cuộc họp nhóm nhỏ những đối tượng bị ảnh h ưởng là hết sức hữu ích. Các nhóm được chia theo địa bàn hoặc theo nhóm có chung lợi ích. Riêng đối với những người thuộc diện nhóm dể bị tổn th ương, cần hỏi ý kiến riêng từng nhóm (như: nhóm phụ nữ; nhóm trẻ em; nhóm người khuyết tật, nhóm người cùng dân tộc thiểu số;vv…). Bước 4: Soạn và gửi nội dung báo cáo tóm t ắt ĐTM và công văn đ ề nghị lấy ý kiến tham vấn. Để tạo điều kiện cho các đối tượng bị ảnh h ưởng được tiếp c ận thông tin và hiểu được những vấn đề mà họ cần cung cấp thông tin đ ầu vào và đóng góp ý kiến trong quá trình ĐTM, nên sử dụng một mẫu tóm t ắt thông tin ngắn gọn và dễ hiểu về những vấn đề cơ bản trong báo cáo ĐTM để gửi cho tất cả đối tượng đó. Hướng dẫn gợi ý sử dụng biểu mẫu thông tin đ ơn gi ản hơn bổ sung cho mẫu báo cáo tóm tắt ĐTM nêu trong phụ lục số 16 của Thông tư 05. Người sử dụng có thể tham khảo mẫu công văn đề nghị lấy ý kiến tham vấn trình bày trong phụ lục 1 và mẫu tóm tắt thông tin ph ổ bi ến cho cộng đồng trình bày trong phụ lục 3 của hướng dẫn này. Có thể lựa chọn các cách để phổ biến thông tin cho cộng đ ồng d ưới đây: a) Gửi qua bưu điện b) Thông tin trên báo, đài, TV địa phương c) Trực tiếp trình bày tại cuộc họp cộng đồng d) Niêm yết ở một nơi công cộng để cộng đồng được biết và đọc. Trong số các phương pháp phổ biến thông tin nêu trên, trực tiếp trình bày tại cuộc họp cộng đồng là cách thông tin chi tiết và tạo điều kiện để có đối thoại với những người bị ảnh hưởng. Kết hợp trình bày lời với hình ảnh minh hoạ sẽ làm tăng kết quả thông tin và làm cho cộng đồng hiểu tốt hơn về [14]
- những gì mà chủ đầu tư muốn thuyết trình cho cộng đồng. Bước 5. Tổ chức (các) cuộc họp lấy ý kiến tham vấn. Tổ chức họp thảo luận là cách phù hợp và thi ết th ực đ ể trao đ ổi, đ ối thoại giữa chủ đầu tư với cộng đồng về các vấn đề mà chủ đầu tư hoặc tổ chức tư vấn được chủ đầu tư uỷ quyền đưa ra trong báo cáo tóm tắt ĐTM trước khi cộng đồng có văn bản trả lời và đạt được đồng thuận. Để cuộc họp có kết qủa, cần chuẩn bị và thực hiện các mục sau đây: a) Xác định quy mô, thành phần những người tham dự: Tuỳ theo quy mô và loại dự án để tổ chức cuộc họp tham vấn với số lượng và thành phần tham gia khác nhau. Thông thường, cần mời rộng rãi những cư dân bị ảnh hưởng hoặc đại diện những người này, đại diện UNBD, MTTQ và các tổ chức thành viên của MTTQ, đại diện các tổ chức phi chính phủ, đại diện tổ ch ức y t ế và các tổ chức khác ở địa phương có quan tâm. Đối với dự án ít gây tác động xấu đến dân cư địa phương (xa khu dân cư), cuộc họp tham vấn có thể được tổ chức ở quy mô hẹp hơn, gồm đại diện MTTQ và các tổ chức thành viên của MTTQ, đại diện UBND, Đảng uỷ và tổ chức y tế ở địa phương. b) Xây dựng chương trình họp: Xem phụ lục 2 của Hướng dẫn này. c) Cung cấp trước thông tin cho người tham dự: đ ể có đủ thông tin thảo luận, việc cung cấp trước thông tin là rất quan trọng. Các hình th ức ph ổ biến thông tin đã được nêu bên trên. d) Chọn thư ký cuộc họp: thông thường, thư ký cu ộc h ọp là ng ười do chủ đầu tư hoặc cơ quan tư vấn chọn sẽ dễ dàng hơn trong ghi biên bản. e) Ghi các nội dung thảo luận trong cuộc họp vào biên b ản cu ộc h ọp: các ý kiến bình luận, những nội dung đồng ý hay không đồng ý đ ều đ ược phản ánh trung thực trong biên bản. Biên bản cần được thông qua vào cu ối cuộc họp và có chữ ký của chủ toạ, thư ký, đại diện những người tham dự. Để thuận tiện cho việc ghi biên bản và xử lý t ổng h ợp k ết qu ả biên b ản, Hướng dẫn đề xuất sử dụng mẫu biên bản họp tham vấn trình bày trong ph ụ lục 4. Bước 6. Soạn và gửi văn bản trả lời của UBND và MTTQ cấp xã. Mẫu công văn trả lời chủ đầu tư của UBND và MTTQ c ấp xã đ ược xây dựng tùy theo các yêu cầu của từng dự án. Trong th ời h ạn m ười lăm ngày (15) làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị tham gia ý kiến, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã có trách nhiệm trả lời ch ủ dự án bằng văn bản. Bước 7: Lập hồ sơ kết quả tham vấn. [15]
- Chủ đầu tư cần đưa nội dung các công văn trả lời của UBND và UBMTTQ cấp xã vào báo cáo ĐTM. Một ch ương của báo cáo ĐTM trình bày tham vấn cộng đồng trong quá trình ĐTM, bao gồm: ph ạm vi, th ời đi ểm, cách tiếp cận, các phương pháp và kỹ thuật sử dụng trong tham vấn cộng đồng. Theo Thông tư 05, chương này còn có cả ý kiến trả lời của UBND cấp xã, ý kiến trả lời của UBMTTQ cấp xã, ý kiến phản hồi và cam kết c ủa ch ủ d ự án trước các ý kiến trả lời của UBND và MTTQ cấp xã. Ngoài ra, các văn bản khác sử dụng trong tham vấn cộng đ ồng trong quá trình ĐTM cũng được khuyến nghị đưa vào báo cáo ĐTM, bao gồm: Từ đợt tham vấn lần 1: báo cáo về kết quả phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, ghi chép tại các cuộc họp nhóm nhỏ để thu thập thông tin. Từ đợt tham vấn lần 2: nếu có cuộc họp hoặc đối thoại được tổ chức, các biên bản họp và đối thoại cần được đưa vào báo cáo ĐTM. Các biên b ản này có thể cung cấp những ý kiến về tác động môi trường và xã hội và các biện pháp giảm nhẹ có khả năng áp dụng. 3.1.4. Kế hoạch giảm thiểu. Bảng 3-1: cung cấp mẫu của kế hoạch giảm thiểu tác động. Thông tin trong mẫu cần được hoàn thành. Các thành tố trong mẫu về k ế ho ạch gi ảm thiểu tác động trong bảng 1 bao gồm: Các hoạt động tiền xây dựng: Các hoạt động dự án xảy ra trước xây dựng cơ b ản ho ặc là nh ững s ự can thiệp vào dự án bắt đầu. Ví dụ về các hoạt đ ộng bao g ồm các cu ộc đi ều tra về đất đai và tham vấn cộng đồng, thu hồi đất và tái định cư. Các hoạt động xây dựng: Xây dựng cơ bản và các hoạt đ ộng khác xác đ ịnh vi ệc th ực hi ện d ự án, ví dụ như các hoạt liên quan đến các công trình về đất đai và dân dụng. Các hoạt động vận hành sau xây dựng: Các hoạt động gắn với việc vận hành dự án đã hoàn thành ho ặc các phương tiện đi kèm, chẳng hạn việc vận hành đường cao tốc hoặc cảng đã hoàn tất việc xây dựng hoặc việc vận hành nhà máy thuỷ điện, hoặc xí nghiệp. Hoạt động dự án: Là một hoạt động cụ thể của dự án được cho là s ẽ gây nên tác đ ộng tiềm năng. Ví dụ về các hoạt động này là việc chặt trắng rừng, n ạo vét kênh, thay đổi hoặc điều chỉnh sử dụng phân bón, khai thác nước ng ầm. Các tác [16]
- động do dự án gây ra đã được xác định từ ĐTM, Tác động môi trường tiềm năng: Là sự mô tả tóm tắt các tác động tiêu c ực ho ặc tích c ực c ủa ho ạt đ ộng dự án. Các tác động tiềm năng đã được xác định trong ĐTM. Các biện pháp giảm thiểu Biện pháp giảm nhẹ là hoạt động được ti ến hành đ ể phòng ng ừa ho ặc giảm tác động xấu tiềm năng hoặc tăng cường tác động tích cực từ hoạt động của dự án. Các hoạt động giảm thiểu bao giờ cũng cụ thể cho t ừng dự án và hoạt động. Các biện pháp giảm thiểu đã được xác định trong ĐTM. Bảng 3-1. Mẫu kế hoạch giảm thiểu môi trường Các biện Trách nhiệm Hoạt động Tác động Dự toán chi pháp giảm Địa điểm dự án môi trường phí Thực hiện Giám sát thiểu Các hoạt động trong giai đoạn tiền xây dựng Hoạt động Hoạt động Hoạt động Các hoạt động trong giai đoạn xây dựng Hoạt động Hoạt động Hoạt động Hoạt động Hoạt động Hoạt động Các giai đoạn vận hành sau xây dựng Hoạt động Hoạt động Hoạt động Địa điểm: Là (các)vị trí của cụ thể của dự án mà ở đó biện pháp giảm nhẹ sẽ [17]
- được thực hiện. Dự toán chi phí biên: Là dự toán chi phí cho biện pháp giảm nhẹ vượt quá chi phí thực hiện hoạt động liên quan đến dự án. Trách nhiệm: Thực hiện: Thường người thầu xây dựng thực hiện các biện pháp giảm nhẹ theo KHQLMT. Có thể sử dụng hỗ trợ từ phía chủ dự án hoặc chuyên gia tư vấn bên ngoài. Giám sát: Thường phía chủ dự án hoặc chủ dự án được yêu cầu giám sát việc thực hiện toàn bộ các biện pháp giảm nhẹ. 3.1.5. Kế hoạch quan trắc môi trường. Đ ối với mỗi vấn đề trong bảng Kế hoạch giảm thiểu xác định biện pháp quan trắc tương ứng. Quan trắc môi trường cần phải được tiến hành một cách liên tục trong suốt quá trình triển khai của dự án. Công tác quan trắc môi trường cần được xác định rõ: - Ðối tượng, chi tiêu quan trắc môi trường. - Thời gian và tần suất quan trắc. - Nhu cầu thiết bị quan trắc. - Nhân lực phục vụ cho quan trắc. - Dự trù kinh phí cho quan trắc MT Bảng 2: cung cấp mẫu về kế hoạch quan trắc môi trường. Kế hoạch bao gồm hai loại quan trắc: 1) quan trắc hiệu quả của các biện pháp gi ảm nhẹ. 2) quan trắc hiệu quả môi trường chung. Phạm vi quan trắc hiệu quả th ường liên quan trực ti ếp đ ến quy mô và mức độ phức tạp của dự án. Cần điền thông tin vào m ẫu k ế ho ạch. M ẫu các bộ phận của kế hoạch quan trắc môi trường trong Bảng 2 được trình bày dưới đây. Giảm nhẹ và Chỉ thị môi trường (Bảng 3-2a): Các biện pháp giảm nhẹ liệt kê trong Bảng 1 được đưa ra cùng một th ứ tự như trong B ảng 2. Đối với mỗi biện pháp giảm nhẹ, một (hoặc nhiều) chỉ số về hiệu quả của biện pháp giảm nhẹ được xác định. Tối thiểu, cần xác định chỉ s ố v ề tác động tiềm năng (Bảng 1) đã được nêu trong ĐTM. Tác động môi trường tiềm năng và ch ỉ th ị (B ảng3- 2b): Là tác động cụ thể xác định bởi ĐTM, và chỉ số nêu trên. [18]
- Địa điểm: Là vị trí cụ thể của dự án nơi sẽ tiến hành quan trắc môi trường. Quy trình và phương pháp: Cần phải tuân theo hay xác định các phương pháp thiết kế, lấy mẫu, phân tích và báo cáo kết quả quan trắc môi trường. Ví dụ, cần tuân theo quy chuẩn Việt Nam (QCVN) hay Tiêu chu ẩn Việt Nam (TCVN) về lấy mẫu hay phân tích. Đồng thời có th ể áp dụng các phương pháp và tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ APHA). Tần suất/thời gian: Là số thời gian (tính theo ngày- tuần-tháng hoặc năm) mà các mẫu về lý sinh hoặc xã hội được thu thập và khoảng thời gian lấy mẫu. Số liệu nền/tiêu chuẩn môi trường: Thông thường số liệu nền – trước khi xây dựng – điều kiện của biến chỉ số được xác định bằng mẫu số liệu nền ban đầu. Mức độ của số liệu nền là ch ỉ số đo ảnh h ưởng c ủa các biện pháp giảm thiểu hoặc tác động so với s ố li ệu quan tr ắc thu th ập trong và quá trình xây dựng. Các tiêu chuẩn môi trường hiện có hoặc các tiêu chí đ ối v ới bi ến ch ỉ s ố cũng được xác định và so sánh với với chỉ số trong tất cả các giai đoạn của dự án để xác định xem liệu biện pháp giảm nhẹ có hiệu quả không, hoặc li ệu một tác động có được ghi nhận không. Điều quan trọng là cần xác đ ịnh tr ước xem liệu điều kiện nền có vi phạm hay đáp ứng tiêu chu ẩn ho ặc tiêu chí hay không. Bảng 3-2: Các mẫu sử dụng cho kế hoạch quan trắc môi trường: QUAN TRẮC HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ A. Trách nhiệm Cơ sở/ tiêu Dự Quy trình/ Giảm nhẹ & chỉ thị Địa Tần suất/ Phân phương chuẩn môi toán Thực môi trường điểm thời gian tích/ báo trường pháp chi phí hiện cáo Giai đoạn tiền xây dựng Giảm nhẹ & chỉ thị Giảm nhẹ & chỉ thị Giai đoạn xây dựng Giảm nhẹ & chỉ thị Giảm nhẹ & chỉ thị Giảm nhẹ & chỉ thị Giảm nhẹ & chỉ thị [19]
- Giai đoạn vận hành sau xây dựng Giảm nhẹ & chỉ thị Giảm nhẹ & chỉ thị Giảm nhẹ & chỉ thị QUAN TRẮC HIỆU QUẢ MÔI TRƯỜNG B. Trách nhiệm Cơ sở/ tiêu Dự Quy trình/ Tác động môi trường Địa Tần suất/ Phân phương chuẩn môi toán Thực tiềm năng điểm thời gian tích/ báo trường pháp chi phí hiện cáo Giai đoạn xây dựng Giảm nhẹ & chỉ thị Giảm nhẹ & chỉ thị Giảm nhẹ & chỉ thị Giảm nhẹ & chỉ thị Giai đoạn vận hành sau xây dựng Giảm nhẹ & chỉ thị Giảm nhẹ & chỉ thị 3.1.6. Kế hoạch xây dựng năng lực. Các hoạt động xây dựng năng lực có thể không phải là yêu cầu trực tiếp trong việc xây dựng dự án hoặc quá trình thực hiện dự án, nhưng việc này cũng cần phải được thực hiện như một phần của dự án để nâng cao trình độ cán bộ hoặc nâng cấp các nguồn thiết bị. Những hoạt động này bao gồm đào tạo, tham quan hoặc chương trình hoặc mua sắm thiết bị. Cần tính toán số người được đào tạo, tập huấn hay số trang thiết bị cần được mua sắm, thay thế. Qua đó ước tính chi phí để thực hiện. Nếu sau khi xác định thấy kế hoạch không cần bước này có thể bỏ qua. 3.1.7. Tổ chức thực hiện. Việc tổ chức thực hiện của kế hoạch quản lý môi trường các d ự án đầu tư được khái quát theo bảng 3-3 mẫu sau. Bảng 3-3. Mẫu báo cáo thực hiện kế hoạch quản lý môi trường: Tần suất báo Giai đoạn Người Tên báo Nội dung báo cáo Trình tới dự án chuẩn bị cáo cáo [20]
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ
9 p | 714 | 213
-
XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỚI CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
6 p | 448 | 112
-
Nghiên cứu dự báo dòng chảy lũ lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
7 p | 134 | 18
-
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Gis trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị
5 p | 185 | 14
-
Nghiên cứu áp dụng công nghệ lọc sinh học để xử lý nước thải trong nuôi giống cá biển
9 p | 112 | 9
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành Hóa học: Phần 2 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
50 p | 20 | 5
-
Nghiên cứu xây dựng đường cong IDF cho các vùng mưa thuộc miền Bắc Việt Nam
8 p | 79 | 4
-
Nghiên cứu xây dựng mạng giám sát chất lượng nước sông Cầu
5 p | 76 | 4
-
Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân bố mức độ khắc nghiệt của một số hiện tượng cực đoan khí hậu ở Việt Nam
11 p | 57 | 3
-
Nghiên cứu xây dựng bản đồ ngập lụt do nước biển dâng trong tình huống bão mạnh, siêu bão tỉnh Phú Yên
3 p | 15 | 3
-
Xây dựng bản đồ lớp phủ khu vực Tây Nguyên sử dụng dữ liệu ảnh Landsat đa thời gian
3 p | 58 | 3
-
Nghiên cứu ứng dụng Big data - viễn thám trong xây dựng bản đồ chất lượng không khí AQI 24h khu vực Hà Nội
12 p | 11 | 3
-
Nghiên cứu xây dựng dữ liệu tiếng ồn tự động bằng phần mềm ANoise (thử nghiệm tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội)
7 p | 34 | 3
-
Cụm đề tài nước ngầm - Giải quyết bài toán nước sinh hoạt cho người dân vùng núi cao, vùng khan hiếm nước
3 p | 54 | 2
-
Nghiên cứu xây dựng mô hình thủy văn kinh tế lưu vực sông Ba trên cơ sở ngôn ngữ GAMS
6 p | 108 | 2
-
Nghiên cứu xây dựng hệ thống công nghệ cảnh báo sớm thiên tai thành phố Đà Nẵng
9 p | 47 | 1
-
Nghiên cứu tính toán tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 75 | 1
-
Nghiên cứu áp dụng phương pháp thực nghiệm các lựa chọn để ước tính mức chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với hoạt động du lịch tại Vườn quốc gia Cúc Phương
10 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn