intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Nhận diện bản sắc dân tộc trong sáng tác mỹ thuật tạo hình Việt Nam

Chia sẻ: Le Truong Bao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

64
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nhận diện bản sắc dân tộc trong sáng tác mỹ thuật tạo hình Việt Nam" được nghiên cứu với các nội dung: Phần mở đầu, Nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo. Để nắm vững hơn nội dung chi tiết đề tài mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Nhận diện bản sắc dân tộc trong sáng tác mỹ thuật tạo hình Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> LÊ TRƯỜNG BẢO<br /> <br /> NHẬN DIỆN BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG<br /> SÁNG TÁC MỸ THUẬT TẠO HÌNH VIỆT NAM<br /> <br /> Thích Th<br /> <br /> THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2015<br /> <br /> 1<br /> <br /> NHẬN DIỆN BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG<br /> SÁNG TÁC MỸ THUẬT TẠO HÌNH VIỆT NAM<br /> I.Phần mở đầu.<br /> Nhiệm vụ chính yếu quan trọng hàng đầu của sự nghiệp văn<br /> học nghệ thuật là sáng tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và<br /> nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhan văn, dân chủ, có sức hấp<br /> dẫn mạnh mẽ và có tác dụng sâu sắc xây dựng con người.<br /> Mọi phương pháp, mọi phong cách sáng tác đều cần được<br /> khuyến khích tìm tòi, thể nghiệm, song điều hệ trọng là sự tìm tòi<br /> thể nghiệm đó phải dựa trên cơ sở căn bản vì mục đích đáp ứng đời<br /> sống tinh thần lành mạnh, bổ ích cho công chúng, chứ không phải là<br /> sự thể nghiệm tìm tòi theo khuynh hướng suy đồi, phi nhân tính”.<br /> Trích “Phương pháp sáng tác” của TS.TRỊNH DŨNG<br /> Xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp kiêm tiểu thủ công tự cung tự cấp<br /> lâu đời, người Việt sống quần cư trong các làng xã sau lũy tre làng. Khái niệm Làng<br /> Nước, Gia Tộc, Dân Tộc xuất hiện từ rất sớm.<br /> Thời các vua Hùng vua Thục là công xã nghề nông nguyên thủy. Người<br /> Việt sống thành bộ lạc, bộ tộc nên mới có tên Lạc Việt, Âu Việt rồi hợp nhất thành<br /> Âu Lạc. Vì vậy người Việt mới tự xưng mình là con Hồng cháu Lạc (Hồng khởi thủy<br /> là họ Hồng Bàng. Lạc là Lạc Việt thời vua Hùng). Do đó mà đạo thờ Quốc Tổ của<br /> người Việt sớm được duy trì: "Dù ai đi ngược về xuôi/nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười<br /> tháng ba" . Tiếp theo là đạo Mẫu. Nhưng có biến đổi: "Tháng tám giỗ cha/ Tháng ba<br /> giỗ mẹ". Tháng tám mùa thu, tháng ba mùa xuân. Đó là những tháng nông nhàn, công<br /> việc đồng áng đã xong xuôi, lúa vào thì con gái đang làm đòng, chờ ngày trổ bông,<br /> chín rồi thu hoạch, làng xã mới mở hội giỗ cha giỗ mẹ. Giỗ cha, nhiều người cho<br /> rằng là giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Vì ngày mất của Ngài đúng vào ngày 20<br /> tháng 08 - mùa thu năm Canh Tý 1300 (Chu Quang Trứ. Văn hóa Việt nhìn từ mỹ<br /> thuật. NXB Mỹ thuật). Nhân dân lập đền thờ tôn Ngài là Thánh, là cha, giống như<br /> đầu Cách mạng kháng chiến chống Pháp đồng bào ta tôn Bác Hồ là "Cha Già Dân<br /> Tộc". Giỗ mẹ, hiểu là giỗ Bà Chúa Liễu Hạnh, biểu trưng cho lực lượng thiên nhiên<br /> siêu phàm, huyền nhiệm, nên gọi Bà là Bà Chúa Thượng Ngàn. Người Việt nô nức<br /> chảy hội Phủ Dầy; Đền Sòng, Phố Cát; chùa Hương; Đền Tam Thiên Mẫu... Dựa theo<br /> tích ấy, nghệ nhân dân gian vẽ theo nhiều đề tài Thánh Mẫu: "Nhị vị Thánh Mẫu'',<br /> "Tam tòa Thánh Mẫu'', "Tam phủ Tứ phủ'', "Chư vị''<br /> Vẽ hình là một môn học quan trọng cho tất cả các ngành học, như hội<br /> họa, đồ họa , điêu khắc, thiết kế, kiến trúc… Khi chúng ta nhìn một con vật hay<br /> một cái cây, chúng ta thích thú và muốn ghi lại hình ảnh của nó thì điều đầu tiên<br /> là ta sẽ sử dụng những dụng cụ như bút chì,bút bi, bút mực hay than để vẽ nên<br /> những nét đầu tiên ghi lại hình ảnh đó. Điều này khiến chúng ta nghĩ đến những<br /> NHẬN DIỆN BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG SÁNG TÁC MỸ THUẬT TẠO HÌNH VIỆT NAM<br /> Lê Trường Bảo<br /> <br /> 2<br /> <br /> người xưa khi họ còn sống trong hang động đã khắc nên những hình vẽ như ở<br /> hang Ritual Scone- Italy (11.000 BC), những hình bò ở hang Altamira – Spain<br /> (15.000 BC). Nhũng hình ảnh cách điệu, hình bàn tay, hình đầu người, hình<br /> những con bò rừng… chính là những thông điệp mà người tạo ra chúng muốn<br /> chia sẻ với mọi người. Những hình vẽ đã có trước cả phát minh ra chữ viết và bản<br /> thân những chữ viết ban đầu cũng khởi nguồn từ những hệ thống hình vẽ này.<br /> Nhu cầu vẽ hình là một hiện tượng rất tự nhiên, một bản năng nguyên thủy. Mọi<br /> người đều có khả năng hoạt động sáng tạo trong nghệ thuật thị giác. Ngay từ lúc<br /> còn bé nhu cầu vẽ hình đã được bộc lộ. Ở một số đứa trẻ những nét vẽ đầu tiên đã<br /> là những báo hiệu cho một tài năng hội họa sau này, cũng có nhiều người khi bé<br /> vẽ rất nhiều, cũng không phải lớn lên là thành họa sĩ, nghệ sĩ nhưng vẽ đã giúp<br /> cho họ nhận thức thế giới.<br /> Sự đổi mới toàn diện mở ra rất nhiều cái mới như : ngôn ngữ mới hay<br /> cung cách hoạt động mới. Sự ganh đua quyết liệt để khảng định mình tạo nên sự<br /> nhộn nhịp, sôi động khơi dậy những khả năng tiềm ẩn trong mỗi người họa sĩ.<br /> Người họa sĩ sáng tác với trách nhiệm cao hơn, tự lập hơn mở ra nhiều cuộc<br /> triển lãm cá nhân, triển lãm nhóm…thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hoạt động<br /> sáng tác trong mỹ thuật đương đại.<br /> Với sự phát triển mạnh mẽ và mở rộng để hội nhập và phát triển với các<br /> nước trong khu vực cũng như Thế giới, chúng ta luôn trân trọng sự kế thừa, sáng<br /> tạo phát triển những tinh hoa truyền thống của dân tộc trong sáng tác của mỗi họa<br /> sĩ, với những ý tưởng tốt đẹp, có giá trị nghệ thuật đích thực về cuộc sống và nhân<br /> văn. Đó chính là bản sắc dân tộc và phong cách nghệ thuật trong sáng tác nghệ<br /> thuật nói chung hay mỹ thuật nói riêng.<br /> Trong quá trình sáng tác Mỹ thuật, những rung động tình cảm, những<br /> nguồn cảm hứng và biểu hiện của nó bên trong người họa sĩ rất đa dạng. Vì vậy,<br /> tác phẩm thường chứa đựng những giá trị tinh thần sâu kín của chính tác giả mà<br /> công chúng khó nắm bắt tường tận. Thậm chí, ngay bản thân các vấn đề lý luận<br /> nghệ thuật đôi khi cũng bị gượng gạo và áp đặt khiến cho tác phẩm nghệ thuật<br /> được tán dương quá mức cần thiết.<br /> II.Nội dung<br /> 1.1 Khái niệm về bản sắc dân tộc<br /> Bản sắc dân tộc là một phạm trù lịch sử : bản chất vốn có của một dân tộc<br /> vốn tiềm tang mà sự quan sát thông thường không thể nhìn thấy được. Những<br /> phẩm chất, thuộc tính vốn có để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác được hình<br /> thành xuyên suốt chiều dài lịch sử của mỗi dân tộc đó. Những nét tinh hoa nhất in<br /> đậm thành nếp trong tư tưởng, tâm hồn, tình cảm, nếp sống, cách suy nghĩ, lối<br /> diễn đạt…và được hình thành trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của<br /> dân tộc.<br /> <br /> NHẬN DIỆN BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG SÁNG TÁC MỸ THUẬT TẠO HÌNH VIỆT NAM<br /> Lê Trường Bảo<br /> <br /> 3<br /> <br /> Bản sắc dân tộc luôn mang trong mình những màu sắc khác nhau, in đậm ý<br /> thức hệ thống giá trị theo từng thời kỳ. Có nghĩa là mỗi một thời kỳ lịch sử sẽ có<br /> một bản sắc dân tộc riêng.<br /> Nói đến bản sắc dân tộc không thể không nhắc tới truyền thống, tinh hoa<br /> của nghệ thuật, chính bản sắc dân tộc hay nói rộng hơn chính là tính dân tộc đã<br /> xác định về chất truyền thống, tinh hoa của nghệ thuật.<br /> Truyền thống, tinh hoa của nghệ thuật cần được xác định trên ba mặt là: tư<br /> tưởng, trí tuệ và nghệ thuật. Luôn mang trong mình những nội dung, tư tưởng<br /> thẩm mỹ nhất định. Nếu tách rời khỏi những nội dung, tư tưởng đó sẽ không còn<br /> là tinh hoa của nghệ thuật nữa.<br /> Bản là cái gốc, cái căn bản, cái lõi, cái hạt nhân của một sự vật. Sắc là thể<br /> hiện ra ngoài. Nói bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam tức là nói những giá trị gốc,<br /> căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân tộc Việt Nam. Nói những hạt nhân giá<br /> trị hạt nhân tức là không phải nói tất cả mọi giá trị, mà chỉ là nói những giá trị tiêu<br /> biểu nhất, bản chất nhất, chúng mang tính dân tộc sâu sắc đến nỗi chúng biểu hiện<br /> trong mọi lĩnh vực của nền Việt Nam, trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật, sân<br /> khấu, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử hằng ngày của<br /> người Việt Nam.<br /> Những giá trị hạt nhân đó không phải tự nhiên mà có, mà được tạo thành dần dần<br /> và được khẳng định trong quá trình lịch sử xây dựng, củng cố và phát triển của nhà<br /> nước dân tộc Việt Nam. Những giá trị đó không phải là không thay đổi trong quá<br /> trình lịch sử. Có những giá trị cũ, lỗi thời bị xóa bỏ, và có những giá trị mới, tiến bộ<br /> được bổ xung vào. Có những giá trị tiếp tục phát huy tác dụng, dưới những hình thức<br /> mới. Dân tộc Việt Nam, với tư cách là chủ thể sáng tạo, thường xuyên kiểm nghiệm<br /> những giá tri hạt nhân đó, quyết định những thay đổi và bổ sung cần thiết, tái tạo<br /> những giá trị đó từ thế hệ này sang thế hệ khác.<br /> Không nên có tư tưởng tĩnh và siêu hình đối với những giá trị hạt nhân đó, thậm<br /> chí đối với những giá trị mà chúng ta vốn cho là thiêng liêng nhất. Nếu dân tộc không<br /> có ý thức giữ gìn, bồi dưỡng, tái tạo để trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì<br /> chúng cũng bị mai một và tàn lụi đi. Chúng ta thử so sánh bản sắc chủ nghĩa yêu<br /> nước Việt Nam trong những người cuộc Cách mạng Tháng tám sôi sục, trong cuộc<br /> kháng chiến chống Pháp, Nhật, Mỹ với cái gọi là "Bản sắc" chủ nghĩa yêu nước Việt<br /> Nam trong những năm tháng cuối đời nhà Nguyễn thì thấy rõ. Hay là đối với chủ<br /> nghĩa yêu nước Việt Nam thời kỳ Lê Mạt với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời LýTrần. Không thể nói, đấy là cùng một bản sắc chủ nghĩa yêu nước được!<br /> 2.2 Phong cách nghệ thuật:<br /> Phong cách nghệ thuật phản ánh cảm xúc, tâm tính, trí tuệ, tư tưởng và tài<br /> năng được hình thành trong quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật của một tác giả<br /> hay một nhóm tác giả có chung một lý tưởng thẩm mỹ. Là phẩm chất nghệ thuật<br /> <br /> NHẬN DIỆN BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG SÁNG TÁC MỸ THUẬT TẠO HÌNH VIỆT NAM<br /> Lê Trường Bảo<br /> <br /> 4<br /> <br /> vốn có của một tác giả hay một nhóm tác giả, một xu hướng, khuynh hướng nghệ<br /> thuật.<br /> Phong cách nghệ thuật không nên nhầm lẫn với bút pháp hay thủ pháp<br /> nghệ thuật. Nó là mục đích tự thân, một yếu tố sống còn của mỗi người họa sĩ.<br /> Nói đến phong cách nghệ thuật cũng phải đề cập tới thị hiếu thẩm mỹ, thị<br /> hiếu nghệ thuật. Đây là một năng lực chủ quan của con người trong việc thẩm<br /> định, thưởng thức, sáng tạo cái đẹp trong nghệ thuật. Bản chất của thị hiếu thẩm<br /> mỹ do đời sống xã hội quyết định và chi phối.<br /> Một nghệ sĩ không phải lúc nào cũng có thể tạo dựng cho mình một phong<br /> cách nghệ thuật riêng biệt, độc đáo, mà phải kết tinh của tâm hồn, trí tuệ và tài<br /> năng.<br /> 2.3 Bản sắc dân tộc và phong cách nghệ thuật<br /> Nếu nói về bản chất giữa bản sắc dân tộc và phong cách nghệ thuật chúng<br /> luôn tồn tại những điểm chung về đặc tính cơ bản hay thuộc tính vốn có và những<br /> phẩm chất quý hiếm. Trong đó :<br /> - Bản sắc dân tộc là những phẩm chất riêng, độc đáo<br /> - Phong cách nghệ thuật là những phẩm chất quý hiếm, cá biệt<br /> Chúng luôn tồn tại mối quan hệ biện chứng, quan hệ chung- riêng. Trong đó:<br /> - Bản sắc dân tộc là “cái chung”<br /> - Phong cách nghệ thuật là “cái riêng”<br /> Do đó bản sắc dân tộc trong mỹ thuật cụ thể nhất, sinh động nhất trong<br /> phong cách nghệ thuật của từng họa sĩ.<br /> 2.4 Bản sắc dân tộc trong mỹ thuật qua các thời kỳ lịch sử:<br /> Thời kỳ 1925- 1945<br /> Mỗi tác phẩm hội họa đẹp đều in đậm bản sắc dân tộc mang sắc thái nghệ<br /> thuật riêng, in đậm lịch sử, dân tộc, thời đại, giai cấp…thể hiện qua các chất liệu<br /> nghệ thuật quen thuộc.<br /> Chất liệu sơn dầu: Sơn dầu vốn là chất liệu hội họa bắt nguồn từ Châu Âu<br /> đã du nhập vào Việt Nam. Nhưng ngay từ những tác phẩm đầu tay của những họa<br /> sĩ đầu tiên thể hiện đã không thấy xuất hiện bút pháp tả thực cổ điển của Phương<br /> Tây. Thay vào đó các họa sĩ thể hiện tác phẩm của mình theo lối tạo hình truyền<br /> thống Phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng.<br /> Các tác phẩm tiêu biểu như :<br /> o Thiếu nữ bên hoa Huệ của họa sĩ Tô Ngọc Vân<br /> o Em Thúy của họa sĩ Trần Văn Cẩn<br /> o Thiếu nữ của họa sĩ Mai Trung Thứ<br /> o Nông thông thanh bình của họa sĩ Lưu Văn Sìn<br /> o Bình văn của họa sĩ Lê Văn Miến<br /> o Ngây thơ của họa sĩ Hoàng Lập Ngôn…<br /> NHẬN DIỆN BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG SÁNG TÁC MỸ THUẬT TẠO HÌNH VIỆT NAM<br /> Lê Trường Bảo<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2