Đề tài niên luận: "Tính khoan hồng của chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam"
lượt xem 82
download
Kể từ khi sự nghiệp đổi mới đất nước được Đảng và Nhà nước ta khởi xướng, đặc biệt là hiện nay, khi chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, vấn đề mở rộng nền dân chủ tăng cường pháp chế và các giá trị xã hội khác như công bằng, bình đẳng, nhân đạo,....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài niên luận: "Tính khoan hồng của chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam"
- ĐỀ TÀI NIÊN LUẬN TÍNH KHOAN HỒNG CỦA CHẾ ĐỊNH THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
- A.PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 3 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................. 3 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .................................................................................... 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 4 5. Kết cấu đề tài .................................................................................................................... 5 B. PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................................. 6 Chương I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TÍNH KHOAN HỒNG CỦA CHẾ ĐỊNH THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM............................................ 6 1. Khái niệm, các hình thức thi hành hình phạt tử hình và ý nghĩa của chế định thi hành hình phạt tử hình ........................................................................................................... 6 2. Tính khoan hồng của chế định thi hành hình phạt tử hình trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.................................................................................................................... 12 Chương II. Thực tiễn và một số giải pháp đảm bảo tính khoan hồng của chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam ............................................... 23 1. Một số quan điểm về việc nên hay ko nên áp dụng hình phạt tử hình ..................... 23 2. Thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình ............................................................................ 24 3. Các giải pháp hoàn thiện chế định thi hành hình phạt tử hình nhằm đảm bảo tính khoan hồng trong luật tố tụng hình sự nước ta. ................................................................. 27 KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 34 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 36
- A.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhân đạo XHCN và chính sách khoan hồng được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản chi phối mọi hoạt động của Đảng và nhà nước ta. Kể từ khi sự nghiệp đổi mới đất nước được Đảng và Nhà nước ta khởi xướng, đặc biệt là hiện nay, khi chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, vấn đề mở rộng nền dân chủ tăng cường pháp chế và các giá trị xã hội khác như công bằng, bình đẳng, nhân đạo, cũng như bảo vệ một cách đầy đủ các quyền của công dân, các quyền con người càng trở nên cấp bách. Điều đó đòi hỏi phải kịp thời hoàn thiện các quy định của pháp luật nói chung, pháp luật Hình sự nói riêng nhằm đảm bảo tính khoan hồng và nhân đạo XHCN. Trước yêu cầu trên, pháp luật về thi hành án tử hình đã không ngừng thay đổi và hoàn thiện nhằm bảo đảm tính nhân đạo và phù hợp với mục đích răn đe, giáo dục của hình phạt này. Tử hình được coi là hình phạt nghiêm khắc nhất do nhà nước áp dụng đối với người phạm tội để loại trừ người đó ra khỏi đời sống xã hội. Điều này cho thấy, hình phạt tử hình không chỉ đơn thuần là một chế định pháp luật hình sự mà còn là một phạm trù thuộc về chính trị, văn hóa, đạo đức, tâm linh rất sinh động. Các quy định của pháp luật về hình phạt tử hình nói chung và thi hành hình phạt này nói riêng phải chứa đựng các giá trị xã hội, trong đó có giá trị nhân đạo. Chính vì vậy, nghiên cứu tính khoan hồng của chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam là rất cần thiết để bảo vệ có hiệu quả các lợi ích xã hội, song phải đặt trong mối quan hệ lợi ích với người bị kết án nhằm đảm bảo tính khoan hồng của pháp luật Hình sự nước ta. Hơn nữa, thực tiễn thi hành hình phạt tử hình cũng đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc đòi hỏi khoa học luật tố tụng hình sự giải quyết nhằm đảm bảo tính khoan hồng như: Đối tượng bị áp dụng hình phạt tử hình, vấn đề ân giảm án tử hình, việc gia đình người bị kết án xin xác về mai táng…Trong khi đó, xét về mặt lí luận, tính khoan hồng của chế định thi hành hình phạt tử hình chưa được quan tâm thỏa đáng, và xung quanh chế định này còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Tính khoan hồng của chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” là mang tính cấp thiết, không những về lí luận, mà còn đòi hỏi về thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả thi hành hình phạt tủ hình phù hợp với tính khoan hồng và nhân đạo của nhà nước ta. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hiểu rõ hơn về hình phạt tử hình cũng như sự ảnh hưởng của tính nhân đạo khoan hồng tới hình phạt này; Tìm hiểu và biết rõ hơn về việc áp dụng và thi hành hình phạt này trên thực tế; Tìm hiểu quy định của nhà nước ta trong từng giai đoạn cụ thể về hình phạt này và tác dụng của nó; Những điều đạt được, những mặt còn hạn chế, bất cập; Đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về lý luận và thực tiễn, từ đó phát huy hơn nữa chủ nghĩa Nhân đạo XHCN. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quy định pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam về thi hành hình phạt Tử hình; Tính khoan hồng của pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam trong chế định thi hành hình phạt Tử hình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009; Luật tố tụng hình sự 2003; Luật thi hành án hình sự năm 2010; Và một số tài liệu nghiên cứu khác. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận Phương pháp luận của đề tài là quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng về Nhà nước và pháp luật, những thành tựu của khoa học kỹ thuật như: khoa học pháp lý, triết học, logich học… Phương pháp nghiên cứu Phương pháp suy luận, phương pháp logich; Phương pháp thống kê, tổng hợp;
- Phương pháp so sánh, chứng minh; Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, tham khảo tài liệu, sách báo, tạp chí… Ngoài ra, còn sử dụng những phương pháp cần thiết khác. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phần kết luận thì nội dung gồm 2 chương: Chương I. Một số vấn đề lý luận về tính khoan hồng của chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam; Chương II. Thực tiễn và một số giải pháp đảm bảo tính khoan hồng của chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam;
- B. PHẦN NỘI DUNG Chương I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TÍNH KHOAN HỒNG CỦA CHẾ ĐỊNH THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 1. Khái niệm, các hình thức thi hành hình phạt tử hình và ý nghĩa của chế định thi hành hình phạt tử hình 1.1. Khái niệm thi hành hình phạt tử hình Trước hết, để có thể đưa ra khái niệm thi hành hình phạt tử hình cần phải làm rõ khái niệm hình phạt tử hình. Trong hệ thống hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất, thể hiện mức độ trừng trị cao nhất của Nhà nước đối với người phạm tội, bởi lẽ nó cướp đi quyền sống của người bị kết án, loại bỏ sự tồn tại của họ trong xã hội. Theo Điều 35 BLHS năm 1999 thì: Tử hình là hình phạt đặc biệt, tước bỏ quyền sống của người bị kết án phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Vấn đề tiếp theo cần phải làm rõ đó là khái niệm thi hành án Hình sự: Thi hành án hình sự có thể được hiểu đó là việc các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, cá nhân có liên quan đưa bản án, quyết định Hình sự đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành làm cho nó có hiệu lực trên thực tế. Thi hành án tử hình là một bộ phận của thi hành án Hình sự. Từ khái niệm thi hành án Hình sự nói trên, ta có thể đưa ra khái niệm về thi hành án tử hình như sau: Thi hành hình phạt tử hình là hoạt động của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đưa bản án tử hình của tòa án đã có hiệu lực pháp luật ra thực hiện trên thực tế với những trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Đặc điểm của thi hành hình phạt tử hình gồm: Thi hành hình phạt tử hình là việc làm trên thực tế tước đi quyền sống của người phạm tội, cho nên cơ quan thi hành án phải tuân thủ những quy định hết sức nghiêm ngặt, chặt chẽ. Đây là đặc điểm chủ yếu để phân biệt hoạt động thi hành hình phạt tử hình so với các hoạt động thi hành án khác.
- Khác với việc thi hành các hình phạt, biện pháp tư pháp khác, nếu thi hành hình phạt tử hình có sai lầm thì không khắc phục được hậu quả. Đặc điểm này bắt nguồn từ bản chất của hình phạt tử hình là tước đi mạng sống của người bị kết án, vì vậy, nếu như thi hành không đúng đối tượng bị kết án thì sai lầm này không thể khắc phục được. Việc thi hành hình phạt tử hình không những tước đi mạng sống của người bị kết án mà còn gây đau thương mất mát cho người thân của họ, đồng thời còn gây tâm lí tiêu cực nhất định lên những cá nhân trực tiếp thực hiện việc thi hành án tử hình. Đây là đặc điểm chúng ta cần lưu ý khi thực hiện công tác tư tưởng đối với người thân của người bị kết án cũng như đối với cán bộ chiến sĩ trực tiếp làm nhiệm vụ cướp đi sinh mạng của người bị kết án. 1.2. Các hình thức thi hành hình phạt tử hình 1.2.1. Trên thế giới Hình thức thi hành hình phạt tử hình là cách thức tước bỏ sự sống còn của người bị kết án do cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật. Trong lịch sử tồn tại và phát triển, loài người đã thi hành nhiều hình thức tử hình. Việc thi hành hình phạt tử hình nào cho phù hợp, phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa của mỗi quốc gia. GS.TS người Nga A.Ph. Kixthiacopxki đã dày công nghiên cứu về những hình thức thi hành hình phạt tử hình trong lịch sử và đưa ra 21 hình thức thi hành hình phạt này chủ yếu đã dược loại người áp dụng như sau: 1) Treo cổ; 2) Chặt đầu; 3)Đun trong vạc dầu; 4)Dùng bánh xe cán chết; 5) xé xác người bị kết án thành những mảnh nhỏ; 6) Lột da cho đến chết; 7) chôn sống; 8) bóp cổ hoặc làm cho chết ngạt trong bao tải; 9) Thiêu chết; 10) Mổ bụng, moi ruột; 11) Cho ngồi lên cọc nhọ hoặc dung cọc nhọn đâm thủng người; 12) Đốt cổ họng bằng chì đun sôi; 13) Đẩy người bị kết án từ đỉnh núi xuống vực; 14) Thắt cổ; 15) Voi dày, ngựa xéo; 16) Quăng cho hổ báo ăn thịt; 17) Dùng đá ném đến chết; 18)Cho chết đói chết khát; 19) Đầu độc chết; 20) Dùng gậy đánh chết; 21) Xử bắn. Từ sự thống kê này, A.Ph. Kixthiacopxki đã chia hình thức thi hành hình phạt tử hình thành hai loại: loại hình thức thi hành hình phạt tử hình bình thường (treo cổ, xử bắn…) và loại hình thức thi hành hình phạt tử hình đặc biệt ngoài việc tước sự sống của người bị kết án, còn có mục đích làm đau đớn một cách thảm khốc cho họ như đun người bị kết án trong vạc dầu, xé xác…
- Hiện nay trên thế giới pháp luật tố tụng hình sự các nước quy định bảy hình thức thi hành hình phạt tử hình như sau: 1. Xử bắn Đây là hình thức thi hành hình phạt tử hình mang tính phổ biến nhất. Theo số liệu của Tổ chức ân xá quốc tế có 86 quốc gia trên Thế giới áp dụng hình thức này. Việc xử bắn có thể do một người hoặc một nhóm người thi hành. Trường hợp việc xử bắn do một người thi hành, thì người đó dùng súng ngắn, bắn vào đầu người bị kết án ở cự ly ngắn, làm người đó chết ngay. Trường hợp xử bắn do một nhóm người thi hành thì cự ly bắn được thực hiện xa hơn. 2. Treo cổ Đây là hình thức thi hành hình phạt tử hình bị tổ chức Ân xá quốc tế cho là dã man và cần phải bãi bỏ, tuy nhiên vẫn còn 70 nước trên Thế giới áp dụng hình thức này như Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản… 3. Chém đầu Đây là hình thức tử hình được 6 quốc gia áp dụng. Cách thức chém đầu có hai cách: dùng máy chém hoặc dùng kiếm. Hiện nay, Vương quốc Ảrập Xêuts là quốc gia thường áp dụng hình thức này. 4. Ném đá đến chết Đây là hình thức tử hình vô nhân đạo nhất hiện nay, trong đó người bị kết án bị chon chỉ để hở đầu trên mặt đất, sau đó bị ném đá cho đến chết. Điều 119 BLHS Hồi giáo nước Cộng hòa Iran còn quy định: “các viên đá không được có kích thuóc lớn để người bị kết án không chết ngay sau khi ném 1, 2 viên; đồng thời cũng không được có kích thước nhỏ quá”. Hình thức thi hành hình phạt tử hình này còn được áp dụng ở Xu Đăng và một số nước ở Trung Cận Đông. 5. Ngồi ghế điện Đây là hình thức thi hành hình phạt bằng cách cho dòng điện chạy qua than thể người bị kết án, lần đàu được thực hiện vào năm 1888 tại Nữu Ước, Hoa Kỳ. Trước khi hành hình 4 tuần lễ người bị kết án được chuyển đến khu giam giữ đặc biệt, được viết nguyện vọng về nơi chon cất và tài sản thừa kế. Người ta thử 3 lần ghế điện, chuẩn bị dung dich Amoniac dung làm chat cách điện, thấm vào một cái đệm để áp vào đầu người bị kết án (bị cạo trọc), chân phải người đó được bôi chất dẫn điện. Người bị kết án bị
- buộc vào ghế điện. Hai cực điện đặt vào đầu, chân phải người bị kết án và vòng điện mạnh 2500 vôn được đóng. Việc cắm điẹn làm người bị kết án ngất ngay lập tức nhưng cái chết chỉ xuất hiện sau một thời gian nhất định, trong một số trường hợp phải sau từ 10-15 phút bị án mới chết. 6. Dùng hơi ngạt Đây là hình thức thi hành hình phat tử hình áp dụng từ những năm 30 thế kỉ 20. Người bị kết án được buộc vào một chiếc ghế trong một phòng được thiết kế hoàn toàn bằn thép, ở ngực người bị kết án, người ta gắn một ống nghe của bác sĩ và dây cao su dẫn tới phòng bên để bác sĩ theo dõi nhịp tim của bị án. Dưới ghế ngồi của bị án được đặt 16 viên thuốc độc (Xianua). Khi cánh cửa thép được đóng lại, người ta cho chạy thiết bị làm những viên thuốc độc được hòa vào dung dịch axít, thuốc độc bốc thành khói, làm ngạt thở người bị kết án, từ đó dẫn đến tim ngừng đập. Hình thức này bị coi là phức tạp và khá tốn kém. 7. Tiêm thuốc độc Đây là hình thức thi hành hình phat tử hình, trong đó người bị kết án bị buộc vào một cái cáng, được đưa vào một phòng kín, rồi bị tiêm thuốc độc vào bắp thịt. Hình thức này được áp dụng lần đầu tại Hoa kỳ năm 1977. Khi bị tiêm thuốc độc mạnh vào mạch máu, người bị kết án sẽ bị chết trong khoảng thời gian từ 32 giây đến một phút. Tuy nhiên đã xảy ra một số trường hợp người bị kết án không chết ngay do dụng cụ truyền chất đọc trượt khỏi mạch máu hoặc thuốc độc không đủ mạnh khi pha chế. Hình thức tử hình này được coi là nhân đạo và tiết kiệm hơn cả, được 34 bang của Hoa kỳ, Trung Quốc, Việt Nam và các nước khác trên Thế giới áp dụng. 1.2.2. Ở Việt Nam Trước năm 1945. Thời kì này nước ta tồn tại chế độ phong kiến, và cũng như những nhà nước phong kiến khác trên Thế giới, hình phạt ở nước ta với hệ thống ngủ hình ( xuy, trượng, đồ, lưu, tử ), nhất là hình phạt tử hình mang nặng tính dã man, tàn bạo, là công cụ bảo vệ giai cấp cầm quyền và nền độc lập quốc gia. Hình phạt tử hình được duy trì với nhiều hình thức như: thắt cổ, chém đầu, chém bêu đầu, nấu trong vạc dầu, xẻo thịt cho đến chết…rất dã man, nhằm gây ra cho người bị kết án những đau đớn tột cùng về thể xác. Nhìn chung, Tử hình dưới chế độ phong khiến được giai cấp thống trị sử dụng như là một công cụ chủ yếu chống lại các hành vi phạm tội, bảo vệ tuyệt đối quyền và lợi ích của giai cấp mình.
- Vì vậy hình phạt tử hình được quy định với phạm vi rất rộng và nặng về tư tưởng trừng trị. Từ năm 1945 đến trước khi Luật thi hành án hình sự 2010 có hiệu lực (01/07/2011). Trong thời kỳ này, Nhà nước ta cũng đã quan tâm đến sự điều chỉnh pháp luật việc thi hành hình phạt tử hình. Ngày 31-6-1946, Bộ Tư pháp đã ban hành thông tư số 498, trong đó quy định: "Thi hành hình phạt tử hình từ nay dùng súng thay máy chém" . Quy định về hình thức tử hình này thể hiện bản chất nhân đạo của chế độ mới, khác về chất so với hình thức tử hình dã man dùng máy chém của chế độ thực dân phong kiến. Trong Quy tắc trại giam được ban hành ngày 12-6-1951, đã quy định vấn đề chuẩn bị và kết thúc việc thi hành án tử hình tại Điều 6: "Mỗi khi đưa phạm nhân ra chịu án tử hình, Ban Giám thị phải xét kỹ căn cước để đề phòng nhầm lẫn" và tại Điều 21 quy định: "Khi thi hành xong một án tử hình, Tòa án phải báo cho Ủy ban hành chính sở tại để đăng ký việc tử" . Vấn đề xét ân giảm án tử hình cũng đã được quy định trong Thông tư số 335/TTg ngày 6-7- 1954 của Thủ tướng phủ: Sau khi Tòa án nhân dân đã lên án tử hình, phạm nhân vẫn có quyền đệ đơn lên Chủ tịch nước xin ân giảm. Đơn xin ân xá, ân giảm do Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu chuyển lên Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp làm tờ trình lên Chủ tịch nước quyết định. Trong trường hợp người bị kết án là phụ nữ thì trước khi ra quyết định thi hành án, Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm phải tổ chức kiểm tra các điều kiện không áp dụng hình phạt tử hình được quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự năm 1985. Đây có thể nói là bước tiến bộ về kỹ thuật lập pháp tố tụng hình sự, thể hiện truyền thống nhân đạo, nhân văn và tôn trọng quyền con người, tôn trọng phụ nữ của dân tộc ta. Nghiên cứu các văn bản pháp luật quy định việc thi hành hình phạt tử hình trong thời kỳ này, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét như sau: Thứ nhất, pháp luật trong giai đoạn này mang tính chất thời chiến, nhưng cũng đã kịp thời quy định một số vấn đề cơ bản của việc thi hành hình phạt tử hình. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thi hành hình phạt tử hình, góp phần vào cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và tay sai. Thứ hai, việc thi hành hình phạt tử hình được quy định trong BLTTHS 1988 đã có những thay đổi về chất mang tính khoan hồng và nhân đạo trong chính sách hình sự của
- Đảng và Nhà Nước đối với chế độ mới; so với những biện pháp hà khắc, dã man tồn tại trong thời kì trước như: Việc ân giảm án tử hình, các điều kiện không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ. Thời kỳ này hình thức thi hành hình phạt tử hình được điều chỉnh bởi BLHS Việt Nam 1999 (sửa đổi bổ sung 2009) và BLTTHS 2003, nhìn chung hình thức thi hành án tử hình vẫn là xử bắn. Hình thức xử bắn có tác dụng răn đe tội phạm, tuyên truyền phòng ngừa tội phạm cao. So với các hình thức tử hình trước đây, so với các hình thức tử hình đã tồn tại trong lịch sử loài người và một số phương thức đang hiện hành ở các nước xử bắn đã thể hiện sự tiến bộ và mang tính nhân bản hơn nhiều. Tuy nhiên, hình thức tử hình này không nhân đạo và khoan hồng ở chổ làm cho thi thể bị cáo không còn nguyên vẹn, và ảnh hưởng nhiều đến tâm lí, tư tưởng cán bộ thi hành án. Số cán bộ công an đã tham gia xử bắn nhiều hoặc xử bắn các bị cáo nữ, hoặc trực tiếp được giao trói, bịt mắt, nhét giẻ vào mồm bị cáo, hoặc được giao bắn viên đạn cuối cùng vào thái dương phạm nhân đều ảnh hưởng đến tâm lí nhiều. Từ khi Luật thi hành án hình sự 2010 có hiệu lực (01/07/2011) đến nay. Luật thi hành án hình sự năm 2010 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2011) đã quy định hình thức tử hình mới đó là tiêm thuốc độc. Việc quy định chuyển từ hình thức xử bắn sang tiêm thuốc độc thể hiện thái độ khoan hồng trong chủ trương đường lối của Đảng ta. Việc tiêm thuốc độc thay hình thức xử bắn đối với tử tù đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Hình thức này ít gây đau đớn cho người bị thi hành án, đảm bảo tử thi còn nguyên vẹn, ít tốn kém và giảm áp lực tâm lý cho người trực tiếp thi hành án (hiện do lực lượng Cảnh sát hỗ trợ tư pháp thực thi). Hình thức tử hình bằng tiêm thuốc độc có thể hiểu là tiêm vào người tử tội một liều thuốc độc ( thường gồm 3 loại:một để gây mê, một để cơ bắp thịt và thần kinh ngưng hoạt động và một để cho tim ngừng đập) để kết thúc sự sống của tử tội. Về cơ chế chết trong phương thức thi hành hình phạt tử tội này là :làm cho tử tội ngủ, sau đó làm ngưng thở và tim ngừng đập. Thường các tử tội chết trong vòng từ 32 giây đến 1 phút. 1.3. Ý nghĩa của chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam Chế định thi hành hình phạt tử hình lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 của nước ta, có ý nghĩa về mặt lập pháp hết sức to lớn. Nó đánh dấu sự trưởng thành về kỹ thuật lập pháp tố tụng hình sự
- của nước ta. Việc nhận thức và áp dụng đúng đắn chế định thi hành hình phạt tử hình trong thực tiễn là bảo đảm quan trọng cho việc thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực thi hành án hình sự, nhằm thi hành hình phạt tử hình đúng người, không để xảy ra oan, sai trong lĩnh vực cực kỳ nhạy cảm này. Trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự nói chung, thi hành hình phạt tử hình nói riêng, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm hiệu quả đạt được của toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự. Vì vậy, việc quy định chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn, vững mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân. Những hành vi vi phạm pháp luật về thi hành hình phạt tử hình không những xâm hại hoạt động đúng đắn của các cơ quan bảo vệ pháp luật, xâm hại quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, mà còn làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Do vậy, việc quy định một cách chặt chẽ chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự thể hiện sự tôn trọng quyền con người của Nhà nước ta, bảo đảm sự giám sát của nhân dân, xã hội trong hoạt động thi hành án hình sự nói chung, thi hành hình phạt tử hình nói riêng. Việc quy định trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự, ngoài ý nghĩa về mặt lập pháp tố tụng hình sự, còn có ý nghĩa nâng cao nhận thức của nhân dân nói chung, cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng về sự cần thiết phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của pháp luật tố tụng hình sự trong lĩnh vực thi hành hình phạt tử hình. Thêm nữa, việc quy định trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu, đề xuất các hình thức thi hành hình phạt tử hình tiết kiệm, dễ áp dụng, "nhân đạo" nhất cho phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế và bản chất nhân đạo XHCN của Nhà nước ta. Ngoài ra, chế định thi hành hình phạt tử hình, còn có ý nghĩa là cơ sở pháp lý cho một số ngành khoa học pháp lý có liên quan chặt chẽ với khoa học luật tố tụng hình sự như tội phạm học, tâm lý học tư pháp, khoa học kỹ thuật hình sự... 2. Tính khoan hồng của chế định thi hành hình phạt tử hình trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam 2.1. Đường lối chủ trương của Đảng CSVN về chính sách hình sự đối với hình phạt tử hình Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức duy nhất lãnh đạo mọi hoạt động của Nhà nước ta. Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua
- việc đề ra đường lối, chủ trương, các chính sách lớn, định hướng cho sự phát triển và kiểm tra việc tổ chức thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước. Không có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản thì không thể có độc lập dân tộc; không có quyền làm chủ thực sự của nhân dân; không có Nhà nước của dân, do dân và vì dân; không thể thực hiện được công bằng xã hội; không thể có chủ nghĩa xã hội. Việc nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình cũng vậy, phải quán triệt các quan điểm của Đảng về lĩnh vực này. Để nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình, cần nghiên cứu quán triệt các chủ trương của Đảng về thi hành án hình sự nói chung, thi hành hình phạt tử hình nói riêng trong các văn kiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa VII), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa VIII) và nhất là trong Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02-02-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, cụ thể, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nêu rõ: Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan và cán bộ tư pháp trong công tác điều tra, bắt giam giữ, truy tố, xét xử và thi hành án, không để xảy ta các trường hợp oan, sai. Nghị quyết đã được các cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo và tổ chức thực hiện với quyết tâm cao, đạt được nhiều kết quả. Chất lượng hoạt động tư pháp đã được nâng lên một bước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, những kết quả đó mới là bước đầu và mới tập trung vào giải quyết những vấn đề bức xúc nhất. Công tác tư pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế. Chính sách hình sự, chế định pháp luật dân sự và pháp luật về tố tụng tư pháp còn nhiều bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung. Vẫn còn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử. Chưa đáp ứng được đòi hỏi của công dân và xã hội đối với các cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ công lý, quyền con người và tính khoan hồng trong chính sách của Đảng ta. Trên tinh thần đó, Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 đã đặt ra nhiệm vụ về cải cách tư pháp đến năm 2020 phù hợp với quá trình đổi mới công tác lập pháp và chương trình cải cách hành chính với nội dung: Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp mục tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Giảm
- hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm. Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nhằm đảm bảo các nguyên tắc của luật hình sự, trong đó có nguyên tắc nhân đạo. Qua nghiên cứu các văn kiện nói trên, có thể rút ra một số chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cần quán triệt trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình như sau: Thứ nhất, thi hành hình phạt tử hình phải thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, bám sát và phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ vững bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Trước mắt, cần thực hiện tốt chủ trương của Đảng về thi hành hình phạt tử hình được thể hiện trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-02-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, và thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 theo nghị quyết 49/NQ-TW. Trên cơ sở tổng kết, đánh giá về công tác thi hành án, cần sớm xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan thi hành án, bảo đảm các quyết định, bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh. Xây dựng Đề án thay đổi việc tổ chức thi hành hình phạt tử hình và nghiên cứu hạn chế án tử hình trong Bộ luật hình sự nhằm đảm bảo tính nhân đạo XHCN. Thứ hai, việc nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành án hình sự cần đặt trong tổng thể đổi mới công tác thi hành án nói chung, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công cuộc cải cách tư pháp, cải cách bộ máy nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Việc nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng h ình sự về thi hành hình phạt tử hình là nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, xã hội và mọi công dân, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, từ đó thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. Đổi mới thi hành án nói chung, thi hành hình phạt tử hình nói riêng, hiện đang được Đảng và Nhà nước coi là nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp. Kết quả của toàn bộ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, có được thực hiện trên thực tế hay không phụ thuộc vào hiệu quả thi hành án hình sự, trong đó có thi hành hình phạt tử hình. Các nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền cũng đang đặt ra những đòi hỏi mà một trong số đó là tôn trọng sự tối thượng của pháp luật, tôn trọng và bảo
- đảm các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền được sống. Đây cũng là những yêu cầu được đặt ra đối với thi hành hình phạt tử hình, khi một trong những yếu tố quyết định hiệu quả thi hành án phụ thuộc vào ý thức chấp hành, tuân thủ nghiêm ngặt trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình do pháp luật tố tụng hình sự quy định của các cơ quan có thẩm quyền, của các cơ quan, tổ chức và công dân; thi hành hình phạt tử hình cũng phải được thực hiện công bằng, bình đẳng, dân chủ, nhân đạo, không phân biệt người bị kết án là ai. 2.2. Tính khoan hồng trong chế định thi hành hình phạt tử hình theo quy định của luật tố tụng hình sự Việt Nam Tử hình là một hình phạt đặc biệt có nội dung cưỡng chế nghiêm khắc nhất, tước bỏ quyền sống của người bị kết án, chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Bằng việc thi hành hình phạt tử hình, Nhà nước đã loại bỏ người bị kết án ra khỏi đời sống xã hội. Tuy nhiên, tính mạng con người là vốn quý và được pháp luật bảo vệ, do đó việc thi hành hình phạt tử hình đòi hỏi phải được thực hiện theo một trình tự, thủ tục rất chặt chẽ, sai lầm trong việc thi hành hình phạt tử hình không thể chấp nhận được bởi lẽ Nhà nước ta luôn đề cao tính nhân văn, nhân đạo XHCN và tiến tới bảo vệ quyền con người. Để thực hiện nguyên tắc nhân đạo XHCN, khi giải quyết vụ án hình sự, tòa án phải cân nhắc lợi ích của nhà nước lợi ích xã hội và lợi ích của người bị kết án trong một tổng thể thống nhất biện chứng hài hòa và hợp lí. Nội dung nhân đạo XHCN đòi hỏi phải có một thái độ đúng đắn cả đối với lợi ích của toàn xã hội, của Nhà nước và của bị cáo.Không thể nói đến tính nhân đạo và khoan hồng khi đề cao lợi ích của Nhà nước mà hạ thấp lợi ích của bị cáo. Điều đó luôn được Đảng và Nhà nước ta thể hiện rõ nét trong các chính sách hình sự nói chung và chế định thi hành án tử hình nói riêng. Theo quy định chung, bản án và quyết định của Tòa án khi đã có hiệu lực pháp luật thì Tòa án sẽ ra quyết định thi hành, nhưng đối với bản án tử hình, pháp luật tố tụng hình sự quy định thêm thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành. Khoản 1 Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và bản án được gửi ngay lên Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
- Trong thời hạn hai tháng, kể từ ngày nhận được bản án và hồ sơ vụ án, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phải quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước. Là hình phạt đặc biệt, nên hình phạt tử hình không chỉ mang tính chất đặc biệt khi Tòa án áp dụng, mà việc thi hành nó cũng phải tuân theo những trình tự, thủ tục đặc biệt. Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, Tòa án đã ra bản án có hiệu lực pháp luật phải gửi hồ sơ vụ án lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và gửi bản sao bản án lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để xác định việc xét xử có chính xác hay không và có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm hay không. Đối với bản án có hiệu lực pháp luật, Điều 278 và Điều 295 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định thời hạn kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án là một năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm) hoặc một năm kể từ ngày nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện (kháng nghị theo thủ tục tái thẩm); còn kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được tiến hành trong cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ. Quy định trên thể hiện thái độ của Đảng và Nhà nước ta luôn hướng đến lợi ích của người bị kết án bên cạnh lợi ích của nhà nước và toàn xã hội nhằm đảm bảo tính khoan hồng. Vấn đề ân giảm án tử hình là một quy định mang tính nhân đạo kế thừa tinh hoa của pháp luật hình sự cổ, tức là nhà vua có quyền lực tối cao có thể quyết định mọi vấn đề của đất nước kể cả tha tội chết cho tử tù. Tuy nhiên, ở xã hội Việt Nam hiện đại, việc có thể tha chết cho một tử tội nào đó không thuần túy là ý chí chủ quan thể hiện quyền quyết định tối cao của một vị đứng đầu của nhà nước. Chế định ân giảm án tử hình theo luật hình sự Việt Nam hiện đại trước tiên thể hiện tính nhân đạo, khoan hồng của Đảng và nhà nước ta đối với mọi công dân, dù đó là người phạm tội bị tuyên án tử hình. Mặc khác, quy định này còn thể hiện tính tích cực nhằm hạn chế đến mức thấp nhất khả năng sai sót trong áp dụng án tử hình của cơ quan tư pháp. Với thủ tục ân giảm, nếu người đứng đầu nhà nước - Chủ tịch nước, xét thấy việc áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội là chưa thỏa đáng thì Chủ tịch nước sẽ chấp nhận đơn xin ân giảm. Khoản 2 Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 còn có một quy định mới so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988:
- Trong trường hợp bản án tử hình bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm mà Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm Tòa án nhân dân tối cao quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình, thì Tòa án nhân dân tối cao phải thông báo ngay cho người bị kết án biết để họ làm đơn xin ân giảm án tử hình. Quy định này bảo đảm quyền của người bị kết án được làm đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước trong trường hợp bản án tử hình bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, nhưng bị cấp có thẩm quyền không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình. Đây cũng được coi là một trong những quy định rất nhân đạo của pháp luật Hình sự Việt Nam. Theo điều 35 BLHS 1999 (sửa đổi bổ sung 2009) “tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội”. Tuy nhiên, không có nghĩa là bất kỳ người phạm tội nào phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì cũng có thể áp dụng hình phạt tử hình. Xuất phát từ nguyên tắc của luật Hình sự là xét xử đúng người,đúng tội, đạt được mục đích cao nhất của hình phạt và tính khoan hồng, pháp luật quy định hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với những người phạm tội mà luật có quy định mức hình phạt cao nhất là tử hình thì hình phạt tử hình mới có thể được áp dụng đối với họ. Đồng thời khi cân nhắc giữa hình phạt tử hình và từ chung thân mà cảm thấy băn khoăn chưa biết nên áp dụng hình phạt nào thì kiên quyết áp dụng hình phạt tù chung thân. Ngoài ra pháp luật hình sự Việt Nam còn quy định những trường hợp không được áp dụng hình phạt tử hình đối với một số đối tượng đặc biệt cũng như các thủ tục xem xét căn cước của người bị kết án để áp dụng hình phạt tử hình. Điều này thể hiện tại Khoản 1 Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 như sau: Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án và thành lập Hội đồng thi hành hình phạt tử hình gồm đại diện Tòa án, Viện kiểm sát và Công an. Hội đồng thi hành án phải kiểm tra căn cước của người bị kết án trước khi thi hành án. Trong trường hợp người bị kết án là phụ nữ thì trước khi ra quyết định thi hành án. Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm phải tổ chức kiểm tra các điều kiện không áp dụng hình phạt tử hình được quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự. Nếu có căn cứ người bị kết án có điều kiện quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự, thì Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm không ra quyết định thi hành án và báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân t ối cao xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án.
- Trước khi thi hành án đối với người bị kết án là phụ nữ thì Hội đồng thi hành án ngoài việc kiểm tra căn cước, phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình được quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự. Trong trường hợp Hội đồng thi hành án phát hiện người bị kết án có điều kiện quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự thì Hội đồng thi hành án hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án để báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án. Trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án phải kiểm tra căn cước của người bị kết án tức là phải kiểm tra xem người này có đúng là người mà Hội đồng thi hành án sắp sửa thi hành theo kế hoạch đã định không? Chẳng hạn như phải truy nguyên vân tay của người này với vân tay của người bị kết án được lưu trữ trong hồ sơ? Hình dạng bên ngoài có giống với ảnh đã chụp trong hồ sơ không? Tên, tuổi, địa chỉ, nhân thân... có đúng với tài liệu trong hồ sơ không? Việc kiểm tra căn cước là nhằm đảm bảo cho bản án được thi hành chính xác, tránh trường hợp thi hành không đúng đối tượng phải thi hành, đảm bảo quyền lợi của con người nói chung. Bộ luật tố tụng hiện hành đã quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình đối với người bị kết án tử hình là phụ nữ để phù hợp với quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự năm 1999: Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình được chuyển xuống tù chung thân . Luật Hình sự quy định những đối tượng không phải áp dụng hình phạt tử hình được quy định tại điều 35 BLHS gồm hai đối tượng: Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội Xuất phát từ những nhận định về người chưa thành niên, khoa học luật hình sự nói chung và khoa học luật hình sự Việt Nam nói riêng quan niệm khi người chưa thành niên phạm tội, điều đó không chỉ được quyết định bởi bản thân người chưa thành niên mà còn thể hiện đó là sản phảm của môi trường sống, có nguyên nhân và điều kiện phát sinh thuộc về gia đình và xã hội. Quan điểm đó chi phối chính sách hình sự là “việc xử lý
- người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội” (Điều 69 BLHS hiện hành). Cụ thể, về mức hình phạt quy định cho người chưa thành niên bao giờ cũng thấp hơn người đã thành niên đối với người cùng một tội phạm. Đặc biệt, đối với những loại hình phạt có tính chất quá nghiêm khắc, ít tạo cơ hội hoặc không có cơ hội để người bị kết án sữa chữa sai lầm, phấn đấu trở thành người tốt sẽ không được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Hiện nay, một số vụ án giết người nghiêm trọng mà người thực hiện hành vi đó là người chưa thành niên khiến dư luận bức xúc. Tuy nhiên, ông Vũ Quốc Việt, nguyên Vụ trưởng Vụ pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp, (Trưởng ban biên soạn BLHS 1999) cho rằng, không thể sửa luật để tử hình vì như thế là vi phạm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Theo luật định, việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển l ành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã h ội. Đây là nguyên tắc bao trùm mang tính chất chỉ đạo thể hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước Việt Nam lấy giáo dục làm nền tảng, trọng tâm trong quá trình xử lý vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Việc kiểm tra các điều kiện không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ được thực hiện trước khi ra quyết định thi hành hình phạt tử hình và trước khi thi hành hình phạt tử hình. Trường hợp khi xét xử Tòa án không phát hiện bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, nên vẫn tuyên bản án tử hình đối với họ, nhưng trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án lại phát hiện người bị kết án có các điều kiện quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự năm 1999, thì Hội đồng thi hành án hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm để báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án. Cơ sở lý luận của quy định này là đặc điểm tâm sinh lý của phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Dù bà mẹ có phạm tội nghiêm trọng đến đâu thì đứa con cũng không hề hay biết và đứa bé hoàn toàn vô tội. Nếu chúng ta xử bà mẹ tội chết thì đứa con cũng chấm dứt sự sống. Như vậy quả là một việc làm không công bằng cho đứa trẻ. Trong trường hợp người phụ nữ đang nuôi con nhỏ, nếu xử bà mẹ tội chết, mặc dù không tước đi mạng sống của đứa trẻ nhưng sẽ tước đi nguồn nuôi sống cơ bản của nó. Từ hình phạt tử hình giảm xuống tù chung thân đối với người mẹ đã là một hình phạt quá nặng, cũng là sự cảm kích to lớn đối với tinh thần nhân đạo của pháp luật, người
- mẹ sẽ biết ăn năn hối cải và không để mình lại phạm tội. Đối với những người khác, đây là việc làm mang lại sự đồng tình cao vì phù hợp với đạo lý và do đó cũng đạt được mục đích phòng ngừa chung của hình phạt. Ngoài ra, trong giai đoạn mang thai hoặc nuôi con nhỏ, người phụ nữ có tính chất thất thường dễ xúc động, trầm cảm. Với ảnh hưởng của tâm lí đó, người mẹ dễ để hành vi của mình trở thành hành vi phạm tội. Cho nên, phạm tội trong trường hợp đó được xem là một tình tiết làm giảm đáng kể tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của bà mẹ. Quy định mang tính nhân đạo nhân văn sâu sắc này có cội nguồn tư truyền thống dân tộc ta: ngay từ thế kỷ XV tại Điều 680 Quốc triều Hình luật đã có quy định không thi hành hình phạt tử hình đối với phụ nữ đang có thai: "Đàn bà phải tội tử hình, nếu đang có thai, thì phải để sinh đẻ sau 100 ngày mới đem hành hình. Nếu chưa sinh mà đem hành hình, thì ngục quan bị xử biếm hai tư, ngục lại bị tội đồ làm bản cục đinh...". Quy định này cũng phù hợp với Công ước về các quyền dân sự và chính trị ngày 16-12-1996 về việc: "Không được phép tuyên án tử hình đối với người phạm tội dưới 16 tuổi và không được thi hành đối với phụ nữ đang có thai". Như vậy so với Công ước này, thì pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự nước ta áp dụng triệt để hơn nguyên tắc nhân đạo đối với phụ nữ và đối với người chưa thành niên. Sau khi kiểm tra căn cước người bị kết án, thực hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc, trước khi thi hành án, người bị kết án được ăn bữa cơm cuối cùng. Điều 8 Nghị định 82/2011 /NĐ-CP Quy định: “Người bị đưa ra thi hành án tử hình được hưởng tiêu chuẩn ăn, uống bằng 5 lần tiêu chuẩn của ngày Lễ, Tết quy định đối với người bị tạm giam”. Đây là một quy định thể hiện thái độ rất khoan hồng của nhà nước dành cho tử tội. Khoản 2, 3, 4 Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: 2- Trước khi thi hành án phải giao cho người bị kết án đọc quyết định thi hành án, quyết định không kháng ngh ị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; nếu người bị kết án đã có đơn xin ân giảm án tử hình thì giao cho họ đọc bản sao quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm. 3- Hình phạt tử hình được thi hành bằng xử bắn. 4- Việc thi hành án tử hình phải được lập biên bản ghi rõ việc đã giao các quyết định cho người bị kết án xem, những lời nói của họ và những thư từ, đồ vật mà họ gửi lại cho người thân thích.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh tóan - 2
8 p | 464 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính bán niên các công ty niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 25 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh
96 p | 41 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện việc công bố thông tin trên báo cáo tài chính giữa niên độ tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
28 p | 9 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn