intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam - SV Nguyễn Thế Hưng

Chia sẻ: Nguyen Hung | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

300
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam" được nghiên cứu với các nội dung chính sau: Khái niệm về ô nhiễm nước, nguyên nhân ô nhiễm nước, dấu hiệu đặc trưng của nguồn nước bị ô nhiễm, tình trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam,... Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam - SV Nguyễn Thế Hưng

  1. ĐỀ TÀI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG  NƯỚC Ở VIỆT NAM Môn : Quản Lý Tài nguyên Và Môi Trường GVHD : Nguyễn Quốc Công SVTH : Nguyễn Thế Hưng LỚP : 12QL1
  2. 14­4­2016
  3. Ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam I. Khái niệm về ô nhiễm nước. Vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự  hủy hoại môi trường tự  tự  nhiên do nền văn minh đương thời. Môi trường nước   rất dễ  bị  ô nhiễm, các ô nhiễm từ  đất, không khí đều có thể  làm ô nhiễm nước,  ảnh hưởng lớn đến đời sống của người và các sinh vật khác.  Do sự đồng nhất của môi trường nước, các chất gây ô nhiễm gây tác động  lên toàn bộ  sinh vật  ở  dưới dòng, đôi khi cả  đến vùng ven bờ  và vùng khơi của   biển.  II. Nguyên nhân ô nhiễm nước. Sự ô nhiễm các nguồn nước có thể xảy ra do ô nhiễm tự nhiên và ô nhiễm   nhân tạo.  ­ Ô nhiễm tự nhiên là do quá trình phát triển và chết đi của các loài thực vật,   động vật có trong nguồn nước, hoặc là do nước mưa rửa trôi các chất gây ô nhiễm   từ trên mặt đất chảy vào nguồn nước. ­ Ô nhiễm nhân tạo chủ  yếu là do xả  nước thải sinh hoạt và công nghiệp  vào nguồn nước. III. Dấu hiệu đặc trưng của nguồn nước bị ô nhiễm Nguồn nước bị ô nhiễm có các dấu hiệu đặc trưng sau đây: ­ Có xuất hiện các chất nổi trên bề  mặt nước và các cặn lắng chìm xuống  đáy nguồn  ­ Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ )  ­ Thay đổi thành phần hoá học (pH, hàm lượng của các chất hữu cơ  và vô   cơ, xuất hiện các chất độc hại ).  ­ Lượng oxy hoà tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hoá để oxy  hoá các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào.
  4. ­ Các vi sinh vật thay đổi về loài và về số  lượng. Có xuất hiện các vi trùng   gây bệnh. Nguồn nước bị ô nhiễm có ảnh hưởng rất lớn đến hệ  thuỷ  sinh vật và  việc sử dụng nguồn nước vào mục đích cấp nước hoặc mỹ quan của thành phố.
  5. IV. TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC Ở VIỆT NAM  1. Tình trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam.  Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp và  các đô thị  chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra  ở  nhiều nơi  với các mức độ nghiêm trọng khác nhau.  ­ Nông nghiệp là ngành sử  dụng nhiều nước nhất, dùng để  tưới lúa và hoa  màu, chủ  yếu là  ở  đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Việc sử  dụng nông  dược và phân bón hoá học càng góp thêm phần ô nhiễm môi trường nông thôn.  ­ Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước quan trọng, mỗi ngành có một   loại nước thải khác nhau.  + Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến Sông Cầu thành màu đen,  mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số.  + Khu công nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải của  nhà máy hoá chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt… xuống Sông Hồng làm nước bị nhiễm   bẩn đáng kể.  +  Khu  công   nghiệp  Biên  Hoà  và   TP.HCM   tạo  ra  nguồn  nước   thải  công  nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn tất cả các sông rạch ở đây và cả vùng  phụ cận.   ­ Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do tăng dân số  và các đô thị. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải của các cơ sở  tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở nước  ta. Các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi trường, chưa qua xử lý gì cả.  ­ Nước ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước sinh hoạt hay công nghiệp và  nông nghiệp. việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn và  nhiễm phèn xảy ra  ở những vùng ven biển Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu   Long, ven biển miền Trung…
  6. V. CÁC LOẠI Ô NHIỄM NƯỚC  Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước. Hoặc dựa vào nguồn gốc gây ô  nhiễm, như ô nhiễm do công nghệp, nông nghiệp hay sinh hoạt. Hoặc dựa vào môi  trường nước, như ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương. Hoặc dựa vào  tính chất của ô nhiễm, như ô nhiễm sinh học, hoá học hay vật lý.  1. Ô nhiễm sinh học của nước  Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị  hay công nghiệp bao gồm   các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy…  + Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể  lên men được: chất thải sinh hoạt hoặc công nghiệp có chứa chất cặn bã sinh   hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh…  + Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng.   Các bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc gia   chưa kể  đến các trận dịch tả. Các nước thải từ  lò sát sinh chứa một lượng lớn  mầm bệnh.  + Các nhà máy giấy thải ra nước có chứa nhiều glucid dễ lên men. Một nhà  máy trung bình làm nhiễm bẩn nước tương đương với một thành phố 500.000 dân.  + Các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ  hộp, thuộc da, lò mổ, đều  có nước thải chứa protein. Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng bị  phân hủy cho ra acid amin, acid béo, acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S và P, có  tính độc và mùi khó chịu. Mùi hôi của phân và nước cống chủ  yếu là do indol và   dẫn   xuất   chứa   methyl   của   nó   là   skatol   2. Ô nhiễm hoá học do chất vô cơ  Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các  chất thải do luyện kim và các công nghệ  khác như  Zn, Mn, Cu, Hg là những chất  độc cho thuỷ sinh vật.  Sự  ô nhiễm do các chất khoáng là do sự  thải vào nước các chất như  nitrat,   phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ  các ngành  
  7. công nghiệp.  Nhiễm độc chì (Saturnisne): Đó là chì được sử dụng làm chất phụ gia trong  xăng và các chất kim loại khác như đồng, kẽm, chrom, nickel, cadnium rất độc đối   với sinh vật thủy sinh Thủy ngân dưới dạng hợp chất rất độc đối với sinh vật và người. Tai nạn ở Vịnh   Minamata  ở  Nhật bản là một thí dụ  đáng buồn. Hàng trăm người chết và hàng  ngàn người bị  nhiễm độc nặng do ăn phải cá và các động vật biển khác đã bị  nhiễm thủy ngân do nhà máy này thải ra, Sự  ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ  phân hoá học cũng đáng lo ngại.   Phân bón làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm. Nhưng các  cây trồng chỉ sử  dụng được khoảng 30 – 40% lương phân bón, lượng dư  thừa sẽ  vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ  gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông  hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới.  3. Ô nhiễm do các chất hũu cơ tổng hợp  Ô nhiễm này chủ yếu do hydrocarbon, nông dược, chất tẩy rửa…  a) Hydrocarbons (CxHy)  Hydrocarbons là các hợp chất của các nguyên tố  của cacbon và hydrogen.  Chúng  ít  tan trong nước nhưng tan nhiều trong dầu và các dung môi hữu cơ   Chúng là một trong những nguồn ô nhiễm của nền văn minh hiện đại. Vấn  đề hết sức nghiêm trọng ở  những vùng nước lợ  và thềm lục địa có nhiều cá. Đôi  khi cá bắt được không thể ăn được vì có mùi dầu lửa.  Sự ô nhiễm bởi các hydrocarbon là do các hiện tượng khai thác mỏ dầu, vận   chuyển dầu trên biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu. Các tai nạn đắm tàu chở  dầu là tương đối thường xuyên.  Có khoảng 3,6 triệu tấn dầu thô thải ra biển hàng năm. Một tấn dầu loang  rộng 12 km2 trên mặt biển.  Các vực nước  ở  đất liền cũng bị  nhiễm bẩn bởi hydrocarbon. Sự thải của   các nhà máy lọc dầu, hay sự thải dầu nhớt xe tàu là do vô ý làm rơi vãi xăng dầu. 
  8. Tốc độ thấm của xăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽ làm các lớp nước ngầm bị  nhiễm.  b. Chất tẩy rữa: Bột giặt tổng hợp và xà bông 
  9. c. Nông dược (Pesticides):  ­ Thuốc sát trùng (insecticides)  ­ Thuốc diệt nấm (fongicides)  ­ Thuốc diệt cỏ (herbicides)  ­ Thuốc diệt chuộc (diệt gậm nhấm = rodenticides)  ­ Thuốc diệt tuyến trùng (nematocides)  Các nông dược tạo nên một nguồn ô nhiễm quan trọng cho các vực nước.  Nguyên nhân gây ô nhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra sông hoặc do  việc sử  dụng các nông dược trong nông nghiệp, làm ô nhiễm nứơc mặt, nước   ngầm và các vùng cửa sổng, bờ biển.  Ô nhiễm của vùng bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, ở vịnh Californie,   do sự sản xuất nông dược của hãng Montrose Chemicals. Hãng này sản xuất 2/3 số  lượng DDT toàn cầu làm ô nhiễm một diện tích 10.000km2, làm cho một số  cá   không thể ăn được tuy đã nhiều năm trôi qua.  Sử dụng nông dược mang lại nhiều hiệu quả trong nông nghiệp, nhưng hậu  quả cho môi trường và sinh thái cũng rất đáng kể.  4. Ô nhiễm vật lý  Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lửng,   tức làm tăng độ  đục của nước. Các chất này có thể  là gốc vô cơ  hay hữu cơ, có   thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác lại càng   làm tăng tốc độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng.  Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu   cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ.  Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học   như muối sắt, mangan, clor tự do, hydro sulfur, phènol… làm cho nước có vị không  bình thường. Các chất amoniac, sulfur, cyancur, dầu làm nước có mùi lạ. Thanh  tảo làm cho nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh của   cá.
  10. VI. HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM NƯỚC  1. Do chất thải giàu dinh dưỡng  a) Ở các vực nước chảy Sự thải các chất hữu cơ sẽ gây một sự xáo trộn toàn bộ  hệ sinh thái với sự  xuất hiện 4 vùng dọc theo dòng nước.  ­ Vùng pha trộn giữa nước sông và nước thải.  ­Vùng phân huỷ  tích cực,  ở  đó nấm và vi khuẩn sinh sôi và phân huỷ  chất  hữu cơ. Nếu tất cả O2 được sử dụng hết, vùng này sẽ trở nên hôi thối.  ­Kế đến sẽ là vùng phục hồi, nước sẽ làm giảm lượng chất ô nhiễm.  ­Vùng nước sach trở lại sau khi phục hồi.  b. Các vực nước đứng (hồ, ao, đầm lầy…)  Thường bị lấp đầy nhanh chóng do sự phát triển mau lẹ của thực vật và các  sinh vật khác, do sự tăng độ phì nhiêu của nước bởi các nhân tố  dinh dưỡng nhất   là nitrat, phosphat làm sinh sôi nảy nở các phiêu sinh thực vật và các sinh vật thuỷ  sinh. Kết quả là hồ hẹp lại dần và cạn đi.  2. Do chất thải độc hại  a. Độc tố của ô nhiễm hoá học chính  Sự  sử  dụng nông dược để  trừ  dịch hại, nhất là phun thuốc bằng máy bay  làm ô nhiễm những vùng rộng lớn. Các chất này thường tồn tại lâu dài trong môi  trường, gây hại cho nhiều sinh vật có ích, đến sức khoẻ  con người. Một số  dịch   hại có hiện tượng quen thuốc, phải dùng nhiều hơn và đa dạng hơn các thuốc trừ  sâu.  Ngoài ra các hợp chất hữu cơ khác cũng có nhiều tính độc hại. Nhiều chất   thải độc hại có chứa các hợp chất hữu cơ  như phenol, thải vào nước làm chết vi  khuẩn, cá và các động vật khác, làm giảm O2 tăng hoạt động vi khuẩn yếm khí,  tạo ra sản phẩm độc và có mùi khó chịu như CH4, NH3, H2S…  Thuốc tẩy rửa tổng hợp rất độc cho người và vi khuẩn trong nước. 
  11. b. Nông dược Muối đồng, các chromates rất độc cho tảo với nồng độ  nhỏ. Thước trừ  cỏ  rất độc với phiêu sinh thực vật.  Thuốc sát trùng cũng độc đối với phiêu sinh vật. DDT và các thuốc trừ  sâu   khác ngăn cản quang hợp của phiêu sinh thực vật và sự nẫy mầm của các tiếp hợp  bào tử (zygospores).  Các thuốc sát trùng thường có độc tố  cao đối với động vật có xương sống   máu lạnh và các động vật không xương sống.  Nông dược còn làm xáo trộn sự tạo phôi và phát triển hậu phôi của động vật   có xương sống thủy sinh, cản trở sự biến thái của nòng nọc ếch, tuyến sinh dục   và làm bất thụ cá.  c. Các Hydrocarbons  Gây tổn thất cao cho các quần xã sinh vật. Tai nạn  đắm tàu dầu gây ô  nhiễmï cho sinh vật biển bởi sản phẩm dầu. Cá, tôm, cua bị  chết hầu hết. Chim   biển là những nạn nhân đầu tiên và dễ thấy của tai nạn dầu.  Ngày nay, biển và đại dương đầy những cặn bả của tai nạn dầu.  d. Thuỷ ngân (Hg) Là chất ít có trong tự  nhiên, nhưng ô nhiễm thủy ngân rất đáng sợ. Thuỷ  ngân ít bị phân huỷ sinh học nên có khuynh hướng tích tụ trong sinh vật thông qua   chuỗi và lưới thức ăn. Rong biển có thể tích tụ lượng thuỷ ngân hơn 100 lần trong   nước; cá thu có thể chứa đến 120 ppm Hg/kg.  VII. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC  Ngoài các biện pháp khoa học để  xử  lý nước thải trước khi được thải ra  như: phương pháp lý học (dùng để lắng cát), phương pháp sinh học (dùng vi sinh,  các ao hồ lọc chất thải), phương pháp hóa học (trung hòa nước thải, khử trùng…),   phương pháp quá trình tự  nhiên (cánh đồng lọc, dùng thủy sinh vật…) thì việc  quan trọng nhất là giáo dục ý thức giữ  gìn nguồn nước sạch cho mọi người dân  
  12. như: không xả nước và rác thải sinh hoạt xuống kênh rạch ao hồ, không phóng uế  bừa bãi, xây cầu tiêu ngay trên ao nuôi cá, lắp đặt  ống nước ngay trong hố  ga,  trong ống cống..  Ban hành những quy định chặt chẽ, nghiêm khắc về xử lý chất thải và thực  hiện những chương trình hành động thiết thực nhằm phục hồi môi trường đang bị  xâm hại nghiêm trọng,   tăng cường tuyên truyền ý thức bảo vệ  môi trường cho  mọi người dân nhất là những người dân sống ở ven và trên kênh racïh.  Mỗi con người cần ít nhất 1 – 1,5 lít nước trong 1 ngày để uống và khoảng 2  lít nước để  nấu ăn, 100 – 150 ml nước cho sinh hoạt (vệ  sinh, tắm giặt). Do đó  mọi người phải nhận thức được vai trò quan trọng của nước uống và phải biết lo  ngại, quan tâm đến nguy cơ ô nhiễm nguồn nước từ nước thải chứa hóa chất độc   hại gây biến dị  sinh lý lâu dài theo hệ  di truyền, những vi khuẩn gây bệnh như  thương hàn, dịch tả v.v… đang có khuynh hướng gia tăng trong nước để có ý thức   giữ gìn và bảo vệ nguồn nước, một tài nguyên không phải là vô hạn của trái đất. VIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Ô nhiễm môi trường nước là một vấn đề  mang tính thời sự  hiện nay. Vấn   đề bảo vệ nguồn nước đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia và là mối  quan tâm chung của toàn cấu. Đây là một bài toán khó cần được loài ngưới chung   tay giải dáp.  Theo em, để  bảo vệ  môi trường nước hiện nay, ngoài hai giải  pháp trên chúng ta cần phải: ­ Đào tạo các cán bộ xử lý môi trường có trình độ chuyên môn cao.  ­ Cải tiến công nghệ xử lý nước thải trong các nhà máy, khu công nghiệp và  trong địa bàn dân cư sinh sống.  ­ Tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường   của người dân.  ­ Giáo dục kiến thức về bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ.  Con   người   đang   sống   trong   một   thế   giới   có   nhiều   mối   lo   ngại   về   môi  trường, chúng ta phải có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về  vấn đề  bảo vệ  môi   trường, trong đó có bảo vệ  nguồn nước, nguồn tài nguyên không phải là vô hạn  của con người.
  13. ­  HẾT  ­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2