intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: "Quy hoạch sử dụng đất xã Xuân Lam – huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2008 - 2015"

Chia sẻ: Lê Hữu Lợi | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:54

914
lượt xem
364
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình kinh tế - văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Đất đai có những tính chất đặc trưng khiến nó không giống bất kỳ tư liệu sản xuất nào, nó vừa cung cấp nguồn nước, dự trữ nguyên vật liệu khoáng sản, là không gian của sự sống, bảo tồn sự sống. Đất đai giữ vai trò hết sức quan trọng trong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: "Quy hoạch sử dụng đất xã Xuân Lam – huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2008 - 2015"

  1. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Quy hoạch sử dụng đất xã Xuân Lam – huyện Thọ Xuân Tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2008 - 2015"   1
  2. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................................3 1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................................3 2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu .........................................................................................5 PHẦN 1....................................................................................................................................6 1. Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất ............................................................................6 2. Căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất .......................................................................10 3. Tình hình nghiên cứu quy hoạch trong và ngoài nước ......................................................11 PHẦN 2..................................................................................................................................16 1. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................................17 2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................18 PHẦN 3..................................................................................................................................20 1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên .........................................................20 3. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai ......................................................................30 4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất ....................................................................38 4.1. Xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội..........................................................38 a. Cơ cấu kinh tế. ...........................................................................................................38 b. Mục tiêu cụ thể: .........................................................................................................39 4.2.1. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp....................................................................40 4.2.1.1. Quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ..................................................40 4.2.1.2. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp khác ........................................................41 4.2.2. Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp .............................................................42 4.2.2.1. Quy hoạch đất ở tại nông thôn..........................................................................42 a. Dự báo dân số, số hộ đến năm 2015 ..........................................................................42 b. Dự báo số hộ nhu cầu đất ở (Qua phụ biểu 04 ) ........................................................43 c. Tiêu chuẩn cấp đất ở. .................................................................................................44 d. Dự kiến các khu vực cấp đất ở...................................................................................44 + Thôn Giao Xá ............................................................................................................44 4.2.2.2. Quy hoạch đất chuyên dùng..............................................................................45 a. Trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp.........................................................................45 b. Quy hoạch đất có mục đích công cộng ......................................................................45 + Quy hoạch đất giao thông...........................................................................................45 + Quy hoạch thuỷ lợi ....................................................................................................46 + Quy hoạch đất trường học ..........................................................................................46 + Quy hoạch bãi rác thải ................................................................................................47 4.2.3. Quy hoạch đất chưa sử dụng...............................................................................47 4.3.1.1. Giai đoạn sử dụng 2007 – 2010. .......................................................................47 a. Đất sản xuất nông nghiệp...........................................................................................47 * Đất trồng Lúa ..............................................................................................................47 * Đất trồng cỏ chăn nuôi................................................................................................47 * Đất trồng cây hàng năm khác .....................................................................................48 * Đất nông nghiệp khác .................................................................................................48 b. Đất phi nông nghiệp...................................................................................................48 * Đất ở nông thôn ..........................................................................................................48 * Đất chuyên dùng .........................................................................................................48 + Đất giao thông ............................................................................................................48 + Đất thuỷ lợi .................................................................................................................49 + Đất bải thải, xử lý chất thải.........................................................................................49 4.3.1.2. Kế hoạch sử dụng đất năm 2011 - 2015 ..........................................................49   2
  3. a. Đất sản xuất nông nghiệp...........................................................................................49 * Đất trồng Lúa ..............................................................................................................49 * Đất trồng cỏ chăn nuôi................................................................................................49 * Đất trồng cây hàng năm khác .....................................................................................49 * Đất nông nghiệp khác .................................................................................................49 b. Đất phi nông nghiệp...................................................................................................50 * Đất ở nông thôn ..........................................................................................................50 * Đất chuyên dùng .........................................................................................................50 + Đất giao thông ............................................................................................................50 + Đất thuỷ lợi .................................................................................................................50 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình kinh tế - văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Đất đai có những tính chất đặc trưng khiến nó không giống bất kỳ tư liệu sản xuất nào, nó vừa cung cấp nguồn nước, dự trữ nguyên vật liệu khoáng sản, là không gian của sự sống, bảo tồn sự sống. Đất đai giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và trong sản xuất, nó là nền tảng cho mọi hoạt động sản xuất của con người. Từ đất con người có cái để ăn, có nhà để ở, có không gian để làm việc, sản xuất và các điều kiện để nghỉ ngơi. Chính vì vậy chúng ta nhận định rằng: Đất đai là tài nguyên có giá   3
  4. trị nhất của nhân loại, là vốn sống của con người. Do đó, để quản lý đất đai một cách hợp lý thì nhà nước phải ban hành các chính sách, về quản lý và sử dụng đất đai từ trung ương đến địa phương để sử dụng đất đai một cách có hiệu quả và lâu bền. Quy hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ quan trọng của ngành Tài nguyên và Môi trường, giúp Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và kế hoạch. Dựa vào quy hoạch sử dụng đất, Nhà nước phân bổ hợp lý đất đai cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hình thành cơ cấu sử dụng đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế, khai thác được tiềm năng đất đai và sử dụng đúng mục đích. Nhất là trong giai đoạn hiện nay Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nhu cầu khác nhau ngoài nhu cầu ăn ở, sinh hoạt hàng ngày càng tăng, dân số phát triển ở mức cao… đã gây áp lực mạnh mẽ đối với tài nguyên đất. Đề tài nhằm góp phần giúp cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả hơn. Xã Xuân Lam là một xã trọng điểm trong nghành sản xuất nông nghiệp của huyện Thọ Xuân, các trung tâm huyện lỵ về phía Tây khoảng 10km, Quốc lộ 1A về phía Đông khoảng 47km, cách đường Hồ Chí Minh khoảng 2,5 km. Đặc biệt xã có tuyến đường 15A liên huyện chạy qua địa phận xã là cầu nối không những tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội của xã mà còn của cả huyện và cả tỉnh. Để cho sự phát triển đó được bền vững, cần phải có định hướng theo xu thế phát triển bằng cách lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong ngắn hạn, dài hạn và có định hướng phát triển lâu dài. Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự phân công của Khoa Đất và Môi trường – Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội, trường Đại học Hồng đức – Thanh Hoá, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn Quang Học – cán bộ giảng dạy Bộ môn Quy hoạch đất đai – Khoa Đất và Môi trường, tôi thực hiện đề tài:   4
  5. "Quy hoạch sử dụng đất xã Xuân Lam – huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2008 - 2015". 2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 2.1. Mục đích - Tính toán, chuyển dịch cơ cấu các loại đất trong giai đoạn quy hoạch một cách hợp lý. - Đáp ứng nhu cầu ăn ở, sinh hoạt, sản xuất của nhân dân trong xã đạt được mục tiêu phát trển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. - Tăng giá trị kinh tế đất, sử dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường. - Làm cơ sở để hướng dẫn các chủ sử dụng đất có hiệu quả cũng như việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật. - Giúp nhà nước quản lý quỹ đất một cách chặt chẽ và có hướng để phát triển kinh tế. 2.2. Yêu cầu - Thực hiện đúng quy định của pháp luật về đất đai. - Đảm bảo sự phát triển ổn định ở nông thôn, sử dụng đất lâu dài đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường. - Đáp ứng yêu cầu sử dụng đất của các ngành, các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong những năm tới trên địa bàn xã. - Đảm bảo tính cân đối trong việc phân bổ, sử dụng đất đai thể hiện tính khoa học, tính thực tế. - Đảm bảo cho Nhà nước quản lý đất đai một cách hợp lý, chủ động cho người sản xuất. - Tính toán cơ cấu đất đai cho từng loại đất trên cơ sở điều tra, phân tích tình hình sử dụng đất, từ đó lập ra phương án chu chuyển đất đai nhằm sử dụng hiệu quả các loại đất và các tài nguyên khác trên cơ sở không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã.   5
  6. PHẦN 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất 1.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế - xã hội đặc thù. Đây là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý của một hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội được xử lý bằng các biện pháp phân tích tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Từ trước tới nay có rất nhiều quan điểm về quy hoạch sử dụng đất. Có quan điểm cho rằng: quy hoạch sử dụng đất chỉ tồn tại đơn thuần là biện pháp   6
  7. kỹ thuật, thông qua đó chúng ta thực hiện nhiệm vụ đo đạc bản đồ, giao đất cho các ngành, các đơn vị sử dụng đất. Hoặc cho rằng bản chất của quy hoạch đất đai dựa vào quyền phân bố của Nhà nước, chỉ đi sâu vào tính pháp lý của quy hoạch sử dụng đất. Như vậy, nội dung của quy hoạch sử dụng đất như nội dung đã nêu trên là chưa đầy đủ bởi vì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đối tượng của các mối quan hệ xã hội trong sản xuất. Nếu chỉ hiểu quy hoạch sử dụng đất đơn thuần là biện pháp kỹ thuật thì quy hoạch sẽ không mang lại hiệu quả cao và không có tính khả thi, có khi nó còn thể hiện rõ hơn mặt trái của vấn đề là kìm hãm sự phát triển của xã hội. Bản chất của quy hoạch sử dụng đất không thuộc hình thức kỹ thuật đơn thuần cũng không thuộc hình thức pháp lý chuyên biệt mà quy hoạch sử dụng đất là sự thống nhất giữa yêu cầu về mặt kỹ thuật, tính hiệu quả về kinh tế và mang giá trị về pháp lý. Các yếu tố này có quan hệ gắn kết với nhau tạo nên sự hoàn thiện của quy hoạch. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và phân phối lại quỹ đất trong cả nước. Tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Quy hoạch sử dụng đất nói chung và quy hoạch sử dụng đất cấp xã nói riêng phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, điền kiện kinh tế xã hội, căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất đai và mục tiêu phương hướng phát triển, tận dụng các nguồn nhân lực của địa phương để đưa ra các biện pháp sử dụng đất đai phù hợp, hiệu quả, khoa học và có tính khả thi cao. 1.2. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất Nội dung và phương pháp nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội.   7
  8. Kết hợp bảo vệ đất và bảo vệ môi trường cần đề ra nguyên tắc đặc thù, riêng biệt về chế độ sử dụng đất, căn cứ vào những quy luật đã được phát hiện, tùy theo từng điều kiện và từng mục đích cần đạt được, như vậy đối tượng của quy hoạch sử dụng đất là: - Nghiên cứu quy luật về chức năng chủ yếu của đất như một tư liệu sản xuất chủ yếu. - Đề xuất các biện pháp sử dụng đất phù hợp, có hiệu quả cao, kết hợp với bảo vệ đất và bảo vệ môi trường của tất cả các ngành. 1.3. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và các loại hình quy hoạch khác 1.3.1. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là một trong những tài liệu tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có đề cập đến dự kiến sử dụng đất ở mức độ phương hướng với một số nhiệm vụ chủ yếu. Trong khi đó, nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất là căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội mà điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất thống nhất và hợp lý. Như vậy quy hoạch sử dụng đất cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, và nội dung của nó phải được điều hòa thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. 1.3.2. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với dự báo và chiến lược dài hạn sử dụng đất đai Dự báo sử dụng đất đai là một bộ phận của dự báo dài hạn về phát triển kinh tế xã hội của đất nước phù hợp với trình độ phát triển của lực luợng sản xuất và các mối quan hệ sản xuất. Trong quy hoạch sử dụng đất cả nước và quy hoạch sử dụng đất các cấp đều giải quyết chung một nhiệm vụ là sử dụng hợp lý   8
  9. quỹ đất gắn với việc phân bổ lực lượng sản xuất theo nguyên tắc từ trên xuống và ngược lại, sẽ chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện theo chiều từ dưới lên. Quy hoạch sử dụng đất phải dựa theo dự báo và chiến lược dài hạn sử dụng đất đai, có như vậy quy hoạch sử dụng đất mới khai thác được triệt để tài nguyên thiên nhiên và đi theo quỹ đạo của nó. Dự án thiết kế về cơ sở hạ tầng là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng và tính khả thi cho đồ án quy hoạch sử dụng đất. 1.3.3. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển nông nghiệp. Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của phát triển kinh tế, xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác đinh hướng đầu tư, biện pháp, bước đi về nhân lực, vật lực đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triển đạt được các chỉ tiêu về đất đai, lao động, giá trị sản phẩm trong một thời gian dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định. Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ sử dụng đất, song quy hoạch phát triển nông nghiệp lại phải tuân theo quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là việc xác định cơ cấu sử dụng đất phải đảm bảo được việc chống suy thoái, ô nhiễm đất và bảo vệ môi trường. 1.3.4. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch nông thôn.. Trong quy hoạch nông thôn, cùng với việc bố trí cụ thể từng khoảnh đất dùng cho phát triển nông nghiệp, các dự án sẽ giải quyết cả vấn đề tổ chức và sắp xếp lại các nội dung xây dựng. Quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm xác định chiến lược dài hạn về vị trí, quy mô và cơ cấu sử dụng toàn bộ đất đai cũng như bố cục không gian trong khu vực quy hoạch. 1.3.5. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành là quan hệ tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau. Quy hoạch các ngành là cơ sở và bộ phận hợp thành của quy hoạch sử dụng đất nhưng lại chịu sự chỉ đạo và khống chế của quy hoạch sử dụng đất.   9
  10. 1.3.6. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất cả nước với quy hoạch sử dụng đất của các địa phương Quy hoạch sử dụng đất cả nước và quy hoạch sử dụng đất các địa phương hợp thành một hệ thống quy hoạch sử dụng đất hoàn chỉnh. Quy hoạch sử dụng đất cả nước là căn cứ định hướng để xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện dựa trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã là khâu cuối cùng của hệ thống quy hoạch sử dụng đất, được xây dựng dựa vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất cấp dưới là nền tảng để bổ sung hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất cấp trên. 2. Căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất 2.1. Những căn cứ pháp lý chung của quy hoạch sử dụng đất Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã gâp áp lực ngày càng lớn đối với đất đai. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nhà nước ta đã ban hành hệ thống văn bản pháp luật như Hiến pháp, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất, cụ thể như sau: - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳng định tại Điều 18, Chương II: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả”. - Điều 6 Luật Đất đai năm 2003 quy định “Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” là một trong 13 nội dung “Quản lý Nhà nước về đất đai”. - Điều 23, 25, 26, 27 Luật Đất đai năm 2003 quy định cụ thể nội dung của quy hoạch sử dụng đất, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác lập, thẩm định, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ngoài ra còn có các văn bản dưới Luật như:   10
  11. + Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai. + Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai. + Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 2.2. Những căn cứ pháp lý và kỹ thuật của quy hoạch sử dụng đất xã Xuân Lam – huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hoá - Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai. - Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Báo cáo: Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 tỉnh Thanh Hoá. - Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2002 - 2010 huyện Tiên Du. - Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ xã Xuân Lam trình tại Đảng bộ nhiệm k ỳ 2005 - 2010. - Số liệu kiểm kê đất đai xã Xuân Lam năm 2005. - Các tài liệu hướng dẫn về nội dung phương pháp và các bước tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 3. Tình hình nghiên cứu quy hoạch trong và ngoài nước 3.1. Quy hoạch sử dụng đất ở một số nước 3.1.1. Quy hoạch sử dụng đất ở Liên Xô và các nước Đông Âu   11
  12. Sau cuộc cách mạng vô sản thành công, Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, một trong những nhiệm vụ đầu tiên là xóa bỏ sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Sau một thời gian xây dựng và phát triển theo quy hoạch, đời sống vật chất văn hóa nông thôn không xa thành thị là bao nhiêu, đây là thực tiễn chứng tỏ lý luận và thực tiễn trong vấn đề quy hoạch sử dụng đất ở nước này là thành công hơn. Theo A.Condukhop và A.Mikholop, quá trình thực hiện quy hoạch phải giải quyết được một loạt vấn đề như: - Quan hệ giữa khu dân cư với giao thông bên ngoài. - Quan hệ giữa khu dân cư với vùng sản xuất, khu vực canh tác. - Hệ thống giao thông nội bộ, các công trình hạ tầng kỹ thuật. - Việc bố trí mặt bằng hài hòa cho từng vùng địa lý khác nhau đảm bảo sự thống nhất trong tổng thể kiến trúc. - Quy hoạch khu dân cư mang nét của đô thị hóa đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của nhân dân. Quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn của A.Condukhop và A.Mikholop thể hiện mỗi vùng dân cư (làng, xã) có một trung tâm gồm các công trình công cộng và nhà ở có dạng giống nhau cho nông trang viên. Đến giai đoạn sau, các công trình quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn của G.Deleur và I.khokhon đã đưa ra sơ đồ quy hoạch huyện bao gồm 3 trung tâm: - Trung tâm của huyện. - Trung tâm xã của tiểu vùng. - Trung tâm của làng, xã. 3.1.2. Quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn Thái Lan Trong những năm gần đây, Thái Lan đã có những bước tiến lớn trong xây dựng quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn nhằm phát triển kinh tế, ổn định đời sống xã hội. Vấn đề quy hoạch nhằm thể hiện các chương trình kinh tế của Hoàng gia Thái Lan, các dự án phát triển đã xác định vùng nông thôn chiếm một vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị nước này. Quá trình quy hoạch sử dụng đất ở nông   12
  13. thôn tại các làng, xã đó được xây dựng theo mô hình mới với nguyên lý hiện đại, khu dân cư được bố trí tập trung, khu trung tâm làng, xã là nơi xây dựng các công trình phục vụ công cộng, các khu sản xuất được bố trí thuận tiện nằm ở vùng ngoài. Kết quả sau 7 lần thực hiện kế hoạch 5 năm Thái Lan đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế nông nghiệp rõ rệt, các vùng nông thôn đều có cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông phát triển, phục vụ công cộng được nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện không ngừng. Qua vấn đề lý luận và thực tiễn quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn Thái Lan cho thấy: Muốn phát triển vùng nông thôn ổn định phải có quy hoạch hợp lý, khoa học, phù hợp với điều kiện cụ thể. Xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông hoàn thiện, xây dựng trung tâm làng, xã trở thành hạt nhân phát triển kinh tế, văn hóa và tạo môi trường thuận lợi cho việc tiếp thu văn minh đô thị để phát triển nông thôn mới văn minh hiện đại, song vẫn giữ được nét truyền thống văn hóa. 3.2. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất ở trong nước Công tác xây dựng quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn được triển khai bắt đầu từ những năm 1960 khi phong trào hợp tác hóa nông nghiệp phát triển ở miền Bắc. Ban đầu công tác quy hoạch còn ở mức độ nhỏ bé do việc quy hoạch nông thôn do Bộ Xây dựng thực hiện, đến năm 1980 công tác quy hoạch được phát triển mạnh mẽ rộng khắp cả nước. 3.2.1. Giai đoạn 1960 – 1969 Công tác quy hoạch trong giai đoạn này lấy hợp tác xã làm đối tượng chính, phương châm chủ yếu là: phục vụ sản xuất nông nghiệp, phục vụ đời sống nhân dân lao động, phong trào hợp tác hóa. Trong quá trình xây dựng lựa chọn những xã có phong trào hợp tác xã mạnh để thiết kế quy hoạch, sau đó mới tiến hành mở rộng quy hoạch. Nội dung của quy hoạch thời kỳ này được thể hiện: - Thiết kế xây dựng mọi cơ sở kinh tế kỹ thuật phục vụ cho hợp tác hóa.   13
  14. - Khai khẩn mở rộng diện tích đất sản xuất. - Quy hoạch cải tạo làng, xã, di chuyển một số xóm nhỏ lẻ giải phóng đồng ruộng đưa cơ giới vào canh tác, xây dựng các công trình công cộng cho trung tâm xã. - Cải thiện điều kiện sống, xây dựng nhà ở, sắp xếp các lô đất ngăn nắp, trật tự, cải tạo đường làng ngõ xóm. 3.2.2. Giai đoạn 1970 – 1986 Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV, V chúng ta đã tăng cường tổ chức lại sản xuất, phân bố lao động, xây dựng cơ cấu nông nghiệp coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Một cao trào làm quy hoạch nông thôn đã diễn ra sôi nổi, trọng tâm của công tác quy hoạch thời kỳ này là lập đề án xây dựng vùng huyện. Nhiều huyện được chọn làm huyện điểm để tiến hành quy hoạch như: Đông Hưng (Thái Bình); Thọ Xuân (Thanh Hóa); Nam Ninh (Nam Định)… Nội dung quy hoạch dựa trên cơ sở phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. - Tiến hành bố trí hệ thống công trình phục vụ sản xuất 3 cấp: huyện, tiểu vùng – cụm kinh tế và xã – hợp tác xã. - Cải tạo mạng lưới dân cư theo hướng tập trung và tổ chức tốt đời sống nhân dân. - Quy hoạch xây dựng hệ thống công trình phục vụ công cộng và phục vụ sản xuất của huyện, tiểu vùng và ở xã như: hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước… 3.2.3. Giai đoạn từ 1987 đến nay Trong giai đoạn này đất nước đã có nhiều chuyển biến lớn trên con đường đổi mới từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa   14
  15. nhiều thành phần, việc này tác động mạnh đến công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất. Giai đoạn 1987 – 1992: Năm 1987, Luật Đất đai đầu tiên của nước ta được ban hành, trong đó có một số Điều đề cập đến công tác quy hoạch đất đai. Tuy nhiên nội dung chính của quy hoạch sử dụng đất chưa được nêu ra. Ngày 15/04/1991 Tổng cục Quản lý ruộng đất ban hành Thông tư 106/QH- KH/RĐ hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất. Thông tư này đã hướng dẫn đầy đủ, cụ thể quy trình, nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất. Kết quả là trong giai đoạn này nhiều tỉnh đã lập quy hoạch cho nhiều xã bằng kinh phí địa phương. Tuy nhiên ở cấp huyện, tỉnh chưa được thực hiện. Giai đoạn từ năm 1993 đến nay: Tháng 07/1993 Luật Đất đai sửa đổi được ban hành rộng rãi. Trong đó nêu cụ thể các điều khoản về quy hoạch sử dụng đất đai. Đầu năm 1994, Tổng cục Địa chính triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 1996 – 2010, đồng thời xây dựng kế hoạch sử dụng đất toàn quốc giai đoạn 1996 – 2000. Đây là căn cứ quan trọng cho các bộ ngành, các tỉnh xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất. Ngày 12/10/1998, Tổng cục Địa chính ra Công văn số 1814/CV-TCĐC về việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cùng với các hướng dẫn kèm theo về công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Ngày 01/10/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/NĐ-CP về việc triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở 4 cấp hành chính. Ngày 01/11/2001, Tổng cục Điạ chính đã ban hành Thông tư số 1842/2001/TT-TCĐC kèm theo các Quyết định 424a, 424b, Thông tư số 2074/2001/TT-TCĐC ngày 14/12/2001 nhằm hướng dẫn các địa phương thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị định 81/NĐ-CP. Ngày 01/07/2004 Luật Đất đai năm 2003 chính thức có hiệu lực, trong đó quy định rõ về công tác quản lý nhà nước về đất đai. Tại Mục 2, chương II quy định cụ thể về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.   15
  16. Ngày 29/10/2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003. Ngày 01/11/2004 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. PHẦN 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU   16
  17. 1. Nội dung nghiên cứu 1.1. Nghiên cứu tổng quan - Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất. - Cơ cở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất. - Tình hình quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nước. 1.2. Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 1.2.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý. - Địa hình. - Đặc điểm khí hậu, thủy văn. -.Các nguồn tài nguyên khác. - Cảnh quan môi trường. - Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường 1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội - Tình hình tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Thực trạng phát triển các ngành kinh tế xã hội. - Dân số, lao động và việc làm. - Tình hình giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao. - Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội. 1.2.3. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng - Các công trình xây dựng cơ bản. - Hệ thống giao thông. - Hệ thống thủy lợi. 1.3. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất đai - Tình hình quản lý đất đai. - Hiện trạng sử dụng đất năm 2007. - Tình hình biến động đất đai. - Tình hình thực hiện quy hoạch kỳ trước. a. Phương hướng, mục tiêu phát triển   17
  18. - Xác định mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, phương hướng sử dụng đất. - Mục tiêu, phương hướng phát triển của các ngành sản xuất với phương hướng sử dụng các loại đất. b. Nội dung phương án quy hoạch sử dụng đất - Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp - Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp - Tổ chức và quản lý đất chưa sử dụng c. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất và giải pháp - Phân kỳ kế hoạch sử dụng đất. + Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu: 2008 – 2010. + Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối: 2011 – 2015. - Đánh giá hiệu quả và các giải pháp + Đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch trên 3 mặt: Kinh tế - Xã hội - Môi trường. - Các biện pháp thực hiện + Biện pháp quản lý Nhà nước về đất đai. + Biện pháp kinh tế, thu hút vốn đầu tư. + Biện pháp xây dựng và bảo vệ môi trường. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp điều tra khảo sát 2.1.1. Phương pháp điều tra nội nghiệp Thu thập các tài liệu, số liệu, sự kiện, thông tin cần thiết cho mục đích nghiên cứu như: các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên; các tư liệu về kinh tế xã hội; các tài liệu, số liệu về mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới; các loại bản đồ và đồ án quy hoạch trước đây của xã. 2.1.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp Khảo sát thực địa về tình hình sử dụng và phân bổ đất đai phục vụ nhu   18
  19. cầu của con người. Đối chiếu với kết quả nghiên cứu của công tác điều tra nội nghiệp, đồng thời xử lý những sai lệch nhằm nâng cao độ chính xác của các số liệu thu được. 2.2. Phương pháp thống kê Sử dụng phương pháp này để đánh giá tình hình phát triển dân số, số hộ của toàn xã thông qua hệ thống bảng biểu tổng hợp, tình hình sử dụng đất các loại, chỉ tiêu bình quân đất các loại trong những năm của giai đoạn quy hoạch. 2.3. Phương pháp minh họa bằng bản đồ Các thông tin cần thiết được biểu diễn trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1: 5000. 2.4. Phương pháp tính toán theo định mức Sử dụng phương pháp này dự tính sự phát triển dân số, số hộ trong những năm của giai đoạn quy hoạch và nhu cầu cấp đất ở mới. Ngoài ra, phương pháp này dùng để tính toán nhu cầu cho các công trình chuyên dùng.   19
  20. PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 1.1. Điều kiện tự nhiên. 1.1.1 Vị trí địa lý Xã Xuân Lam là một xã năm ở phí Tây huyện Thọ Xuân cách trung tâm huyện 10 km, có tổng diện tích tự nhiên 537.10 ha. - Phía Bắc giáp xã Kiên Thọ (huyện Ngọc Lặc) - Phía Tây giáp Thị trấn Lam Sơn. - Phía Đông giáp xã Xuân Thiên. - Phía Nam giáp xã Thọ Lâm. 1.1.2. Địa hình địa mạo Địa hình tương đối bằng phẳng, độ chênh lệch của đồng ruộng không lớn, có độ cao thay đổi từ +2,5m đến +3,8m. Trong khu vực có đồi vải diện tích khoảng 10,5 ha, độ cao của đỉnh đồi là +12480mm, sườn đồi có độ dốc lớn và thay đổi không đều. 1.1.3. Khí hậu Xã Xuân Lam mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng đồng bằng Thanh Hoá: nắng lắm, mưa nhiều, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa khô – lạnh bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào tháng 4, tháng 5 năm sau, với lượng mưa trong tháng biến động từ 4,04 – 39,9 mm. Nhiệt độ trung bình tháng từ 15,0 – 24,50C. Mùa mưa – nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình tháng 26,2 – 32,00C, lượng mưa trung bình tháng từ 120,5 mm (tháng 9) đến 700 mm (tháng 6). Lượng mưa trong các tháng hè chiếm 93,18% tổng lượng mưa cả năm. Lượng bốc hơi trung bình các tháng trên năm là 95,5 mm, bốc hơi tháng thấp nhất là 35 mm (tháng 3), tháng bốc hơi cao nhất là 140 mm (tháng 9). Tổng lượng bốc hơi trong năm là 1134 mm.   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD


ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2