Đề tài " SỬ DỤNG MÔ HÌNH ARCH VÀ GARCH ĐỂ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO VỀ GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM "
lượt xem 102
download
Qua hơn mười năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta đó đạt được những thành tựu và bước tiến hết sức quan trọng. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu là đến năm 2020 đưa nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất và kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng bỡnh quõn GDP ở mức 9-10%/năm, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá thành công thỡ đũi hỏi chỳng ta phải cú vốn rất...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài " SỬ DỤNG MÔ HÌNH ARCH VÀ GARCH ĐỂ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO VỀ GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM "
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài : SỬ DỤNG MÔ HÌNH ARCH VÀ GARCH ĐỂ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO VỀ GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ............, Tháng .... năm .......
- 1 LỜI NÓI ĐẦU Qua hơn mười năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta đó đạt được những thành tựu và bước tiến hết sức quan trọng. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu là đến năm 2020 đưa nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất và kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng bỡnh quõn GDP ở mức 9-10%/năm, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá thành công thỡ đũi hỏi chỳng ta phải cú vốn rất lớn. Vỡ vậy, để đáp ứng yêu cầu đó đến tháng 7/2000 Việt Nam đó cho ra đời trung tâm giao dịch chứng khoán tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay thị trường mới hình thành và còn mang tính chất thử nghiệm nên việc đưa ra những phân tích về xu hướng biến động giá cổ phiếu cho thị trường là rất có ý nghĩa. Qua một thời gian nghiên cứu các tài liệu về chứng khoán, về mô hình để phân tích về sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường và bằng sự hiểu biết của em trong suốt quá trình học tập em đã mạnh dạn chọn đề tài: SỬ DỤNG MÔ HÌNH ARCH VÀ GARCH ĐỂ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO VỀ GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Đề tài được chia thành 2 phần chính: Phần I: Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Phần này gồm các vấn đề về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Phần II: Sử dụng mụ hỡnh ARCH và GARCH để phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong phần này sẽ giới thiệu về mô hình ARCH và GARCH. Sau đó là việc áp dụng mô hình ARCH và GARCH đối với cổ phiếu REE(Cơ khí điện lạnh) và các nhận xét. Mặc dù có nhiều cố gắng song do tích chất phức tạp của vấn đề nghiên cứu và những kiến thức về thị trường chứng khoán còn hạn hẹp nên kết quả nhận
- 2 được còn nhiều thiếu sót, việc đưa ra những phân tích về sự biến động của giá cổ phiếu còn rất hạn chế. Vì vậy, em rất kính mong sẽ nhận được sự góp ý cuả thầy về đề tài này. Trong quỏ trỡnh thực hiện đề tài em đó nhận được sự giúp đỡ nhiệt tỡnh của cỏc thầy cụ đặc biệt là sự chỉ bảo tận tỡnh của thầy giỏo PGS-TS Hoàng Đỡnh Tuấn. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn thầy đó giỳp đỡ em hoàn thành đề án này.
- 3 PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN A. Những vấn đề cơ bản về chứng khoán I. Khỏi niệm chứng khoỏn Chứng khoán là các công cụ để huy động vốn trung và dài hạn, các giấy tờ có giá, có khả năng chuyển đổi, chuyển nhượng nhằm xác nhận quyền sở hữu, quan hệ vay nợ giữa người nắm giữ nó và chủ thể phát hành ra nó. Đối với mỗi loại chứng khoán thường có các tính chất sau: 1. Tớnh thanh khoản (tính lỏng) của một chứng khoán là khả năng chuyển đổi giữa chứng khoán đó sang tiền mặt. Tính lỏng của chứng khoán thể hiện qua việc chứng khoán đó được mua bán, trao đổi trên thị trường. 2. Tính sinh lời: Thu nhập của nhà đầu tư được sinh ra từ việc tăng giá chứng khoán trên thị trường, hay các khoản tiền lói được trả hàng năm. 3. Tính rủi ro: Đây là đặc trưng cơ bản của chứng khoán.Trong quá trỡnh trao đổi, mua đi bán lại, giá của chứng khoán bị giảm hoặc mất hoàn toàn ta gọi là rủi ro. II. phõn loại chứng khoỏn 1. Cổ phiếu Là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với thu nhập và tài sản của công ty cổ phần. Số vốn đóng góp để thành lập công ty được chia ra thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần. Người mua cổ phần gọi là cổ đông. Cổ phiếu có thể được phát hành dưới dạng chứng chỉ vật chất hoặc bút toán ghi sổ, chỉ có công ty cổ phần mới có cổ phiếu. Giá trị ban đầu ghi trên cổ phiếu là mệnh giá của cổ phiếu. Mệnh giá là giá trị danh nghĩa. Số tiền nhận được từ khoản góp vốn gọi là cổ tức.Giá cổ phiếu giao động qua các phiên giao
- 4 dịch trên thị trường chứng khoán và tách rời so với mệnh giá.Cổ phiếu được chia thành 2 loại: a. Cổ phiếu thường: Là loại cổ phiếu không có kỳ hạn, tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty phát hành ra nú, nú khụng cú lói suất cố định, số lói được chia vào cuối mỗi niên độ quyết toán. Cổ đông nắm giữ cổ phiếu này có quyền bỏ phiếu, mua cổ phiếu mới, tham gia vào đại hội cổ đông. b. Cổ phiếu ưu đói: Gồm 2 loại * Cổ phiếu ưu đói biểu quyết: Là cổ phiếu dành cho các cổ đông sáng lập. Cổ đông nắm giữ loại cổ phiếu này phải nắm giữ trong một khoảng thời gian nhất định, không được chuyển nhượng, trao đổi. * Cổ phiếu ưu đói tài chớnh: Tưong tự như cổ phiếu thường nhưng có một số hạn chế: cổ đông nắm giữ cổ phiếu này không được tham gia bầu cử, ứng cử vào hội đồng quản trị, ban kiểm soát của công ty. Nhưng họ được hưởng ưu đói về tài chớnh theo một mức cổ tức riêng biệt, có tính cố định hàng năm, được ưu tiên chia cổ tức và phân chia tài sản còn lại của công ty sau khi thanh lý, giải thể trước cổ phiếu thường. 2. Trỏi phiếu Là loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành phải trả cho người nắm giữ chứng khoán đó một khoản tiền xác định vào những thời hạn cụ thể và theo những điều kiện nhất định. Đây là những chứng khoán nợ, được phát hành dưới dạng chứng chỉ vật chất hoặc bút toán ghi sổ.Trái phiếu bao gồm các loại sau: a. Trái phiếu vô danh: Loại này không ghi tên trái chủ trên cả chứng chỉ và sổ sách của các tổ chức phát hành. Việc chuyển nhượng loại trái phiếu này rất dễ dàng nên nó thường được giao dịch trên thị trường chứng khoán. b. Trái phiếu ghi danh: Ghi tên, địa chỉ của trái chủ trên chứng chỉ và sổ sách của tổ chức phát hành.Loại này ít được đem trao đổi trên thị trường.
- 5 c. Trỏi phiếu chớnh phủ: Là loại trái phiếu do chính phủ phát hành nhằm bù đắp cho thâm hụt ngân sách. Đây là loại chứng khoán mà các nhà đầu tư không ưa mạo hiểm rất ưa thích vỡ nú hầu như không có rủi ro thanh toán. d. Trỏi phiếu cụng trỡnh: Là loại trái phiếu được phát hành để huy động vốn xây dựng các công trỡnh cơ sở hạ tầng hay công trỡnh phỳc lợi cụng cộng. e. Trái phiếu công ty: Do công ty phát hành để vay vốn trung và dài hạn. Khi công ty bán trái phiếu thỡ cụng ty là người đi vay cũn người mua là chủ nợ. Công ty phải cam kết trả cả lói và gốc cho trỏi chủ như đã nêu trong hợp đồng. Nó bao gồm các loại: Trái phiếu có đảm bảo, trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu có thể mua lại… 3. Chứng chỉ quỹ đầu tư Là chứng khoán được phát hành bởi công ty quản lý quỹ để huy động vốn từ các nhà đầu tư. Vốn được dùng để mua bán kinh doanh các loại chứng khoán khác để kiếm lời, sau đó chia tiền lời đó cho các nhà đầu tư. Có thể phân loại chứng chỉ quỹ đầu tư thành: a. Quỹ đầu tư chung: Đây là loại quỹ mà tất cả mọi người đều có thể tham gia. b. Quỹ đầu tư riêng: Chỉ giới hạn ở một nhóm người nhất định. c. Quỹ đầu tư dạng mở: Là quỹ đầu tư trong đó nhà đầu tư có quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho quỹ phát hành chứng khoán liên tục để huy động vốn và sẵn sàng mua lại số chứng khoỏn mà nú đã phỏt hành ra. d. Quỹ đầu tư cổ phiếu: Quỹ chuyên đầu tư vào một loại cổ phiếu nhất định. e. Quỹ đầu tư trái phiếu: Là quỹ để đầu tư vào một loại trái phiếu nào đó. g. Quỹ đầu tư hỗn hợp: Loại quỹ đầu tư vào bất kỡ loại chứng khoỏn nào nếu thấy có hiệu quả. Ngoài ra, cũn cú một số loại chứng khoỏn khác (thường gọi là công cụ phái sinh) như: Giấy bảo đảm quyền mua cổ phiếu, các hợp đồng kỡ hạn, chứng quyền…
- 6 B. Tổng quan về thị trường chứng khoán I. Khái niệm thị trường chứng khoán Để thực hiện quá trỡnh sản xuất, chỳng ta cần phải cú cỏc yếu tố: lao động, vốn, đất đai, khoa học kỹ thuật. Trong đó vốn ngày càng đóng một vai trũ quan trọng, nhưng để có một lượng vốn lớn thỡ khụng một cỏ nhõn nào cú thể đảm nhiệm được. Trong khi đó những người có cơ hội đầu tư sinh lói thỡ thiếu vốn cũn những người có vốn thỡ lại ớt cú cơ hội đầu tư. Thực tế đó đũi hỏi cần phải cú những tổ chức trung gian nối liền giữa người thừa vốn và những người thiếu vốn. Hệ thống ngân hàng ra đời đó đáp ứng được phần nào yêu cầu đó. Tuy nhiên,để thu hút được các nguồn tiền tệ nhàn rỗi của xó hội và một số nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào sản xuất để kiếm lời tận gốc thỡ thị trường chứng khoán ra đời. Thị trường chứng khoán là nơi giao dịch các loại chứng khoán theo các mục đích khác nhau của các chủ thể tham gia vào thị trường chứng khoán. II. Vai trũ của thị trường chứng khoán trong phát triển kinh tế. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực với sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới (WTO), của liên minh Châu Âu, của khối thị trường chung đũi hỏi cỏc quốc gia phải thỳc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ và hiệu quả cao.Thực tế phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới đã khẳng định vai trò của thị trường chứng khoán trong phát triển kinh tế. 1. thứ nhất, thị trường chứng khoán với việc tạo ra cỏc cụng cụ cú tớnh thanh khoản cao, cú thể tớch tụ, tập trung và phõn phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phự hợp với yờu cầu phỏt triển kinh tế. Ở Hàn Quốc, thị trường chứng khoán đó đóng vai trũ khụng nhỏ trong sự tăng trưởng kinh tế trong hơn ba mươi năm, cho tới thập kỷ 90 thị trường chứng khoán nước này đó lớn mạnh và đứng hàng thứ 13 trên thế giới góp phần tạo mức tăng trưởng kinh tế đạt bỡnh quõn 9% năm, thu nhập quốc dân bỡnh quõn đầu người năm 1995 là trên 10.000USD.
- 7 Yếu tố thụng tin là yếu tố cạnh tranh trên thị trường sẽ đảm bảo cho việc phân phối vốn một cách hiệu quả. Thị trường tài chính là nơi tiên phong áp dụng công nghệ mới và nhạy cảm với môi trường thường xuyên thay đổi. Trên thị trường chứng khoán, tất cả các thông tin được cập nhật và được chuyển tải tới tất cả các nhà đầu tư để họ có thể phân tích và định giá cho các chứng khoán. Thị trường chứng khoán đó tạo ra một sự cạnh tranh cú hiệu quả trờn thị trưũng tài chớnh, do đó các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính phải quan tâm tới hoạt động tài chính của họ và làm giảm chi phí tài chính. Việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán có thể làm tăng vốn tự có của các công ty và giúp họ tránh các khoản vay có chi phí cao cũng như sự kiểm soát chặt chẽ của các ngân hàng thương mại. Thị trường chứng khoán khuyến khích tính cạnh tranh của các công ty trên thị trường.Sự tồn tại của các thị trường chứng khoán cũng là yếu tố quyết định để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đây là yếu tố đảm bảo cho sự phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong một quốc gia cũng như trong phạm vi quốc tế. 2. Thứ hai, thị trường chứng khoán góp phần thực hiện tái phân phối công bằng hơn, giải toả sự tập trung quyền lực kinh tế của các tập đoàn, huy động tầng lớp trung lưu trong xó hội, tăng cường sự giỏm sỏt của xó hội đối với quá trỡnh phõn phối. Từ đó, tạo ra sự cạnh tranh công bằng hơn qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo ra hiệu quả, tiến tới xây dựng một xã hội công bằng và dân chủ. 3. Thứ ba, thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho việc tỏch biệt giữa sở hữu và quản lý doanh nghiệp. Khi quy mụ của doanh nghiệp tăng lên thỡ nhu cầu về quản lý chuyờn trỏch cũng tăng theo. Thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho tiết kiệm vốn và chất xám thúc đẩy quá trỡnh cổ phần hoỏ doanh nghiệp nhà nước, giảm tiờu cực trong quản lý, tạo điều kiện kết hợp hài hoà lợi ích của chủ sở hữu, nhà quản lý và những người làm công. 4. Thứ tư, hiệu quả của quốc tế hoá thị trường chứng khoán. Việc mở cửa thị trường chứng khoán làm tăng tính lỏng và cạnh tranh trên thị trường quốc tế, cho
- 8 phép các công ty có thể huy động nguồn vốn rẻ hơn, tăng cường đầu tư từ bên ngoài, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh quốc tế và mở rộng cơ hội kinh doanh cho các công ty trong nước. Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia là những minh chứng điển hình về việc tận dụng các cơ hội do thị trường chứng khoán mang lại. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải xét các tác động tiêu cực có thể xảy ra như việc tăng cung tiền quá mức, áp lực của lạm phát, vấn đề chảy máu vốn. 5. Thứ năm, thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho Chính phủ huy động các nguồn tài chính tiền tệ của chính phủ. Đồng thời, thị trường chứng khoán cũng cung cấp một dự báo tuyệt vời về các chu kỳ kinh doanh trong tương lai giúp Chính phủ và các công ty đánh giá kế hoạch đầu tư cũng như việc phân bổ các nguồn lực của họ. Thị trường chứng khoán cũng tạo điều kiện tái cấu trúc nền kinh tế. Ngoài những tác động tích cực trên, thị trường chứng khoán cũng có những tác động tiêu cực nhất định như hiện tượng đầu cơ, hiện tượng xung đột quyền lực, bong bóng giá,…làm giảm thiệt hại cho quyền lợi của các cổ đông thiểu số, việc mua bán nội gián, thao túng thị trường làm nản lũng cỏc nhà đầu tư tác động tiêu cực tới tiết kiệm và đầu tư. Nhiệm vụ của các nhà quản lý thị trường là giảm thiểu các tiêu cực của thị trường nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư và đảm bảo tính hiệu quả của thị trường. Như vậy, vai trũ của thị trường chứng khoán được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Song để vai trũ đó thật sự phát huy được hiệu quả thỡ phụ thuộc đáng kể vào các chủ thể tham gia vào thị trường và sự quản lý của nhà nước. III. Phân loại thị trường chứng khoán 1.Thị trường sơ cấp Là nơi phát hành lần đầu chứng khoỏn ra công chúng, tạo vốn cho tổ chức phỏt hành thụng qua việc bỏn chứng khoỏn cho cỏc nhà đầu tư. Tại đây, có sự chu chuyển tài chính trực tiếp đưa các khoản tiền nhàn rỗi tạm thời trong dân chúng vào quá trỡnh đầu tư, từ nguồn vốn ngắn hạn sang nguồn vốn dài hạn. Nó
- 9 tạo điều kiện cung cấp cho nền kinh tế nguồn vốn có thời gian sử dụng đáp ứng được thời gian cần thiết của các khoản đầu tư. Thị trường sơ cấp có chức năng là huy động vốn cho đầu tư, làm tăng thêm vốn đầu tư cho nền kinh tế. Có hai phương pháp phát hành chứng khoán trên thị trường này là: phát hành riêng lẻ và phát hành công chỳng. 2.Thị trường thứ cấp Là nơi diễn ra các giao dịch chứng khoán đó được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp tạo điều kiện cho thị trường sơ cấp phát triển, tăng tiềm năng huy động vốn của các tổ chức phát hành chứng khoán. Trên thị trường chứng khoán vừa có giao dịch của thị trường sơ cấp, vừa có giao dịch của thị trường thứ cấp. 3. Thị trường tập trung Là nơi mà việc giao dịch, trao đổi, mua bán chứng khoán được thực hiện thông qua sở giao dịch chứng khoán( hay cũn gọi là sàn giao dịch). 4. Thị trường phi tập trung Hay cũn gọi là thị trường OTC, thị trường này diễn ra ở bất kỳ nơi nào miễn là nơi đó diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi chứng khoán. 5. Thị trường trái phiếu( bond market) Là thị trường phát hành trái phiếu mới và mua đi bỏn lại trỏi phiếu cũ. 6. Thị trường cổ phiếu( the stock market) Là thị trường phát hành cổ phiếu mới và mua đi bán lại cổ phiếu cũ. Hoạt động của thị trường này gồm cả hai lĩnh vực đầu tư chứng khoán và kinh doanh chứng khoán. 7. Thị trường giao ngay Là thị trường mà việc mua bán chứng khoán theo giá thoả thuận khi ký hợp đồng nhưng thanh toán và giao chứng khoán sau ngày ký hợp đồng một khoảng thời gian quy định. Chức năng của thị trường này là huy động và làm tăng nguồn vốn.
- 10 8. Thị trường giao dịch kỳ hạn Thị trường mua và bán chứng khoán theo giá thoả thuận theo hợp đồng nhưng thanh toán và giao nhận chứng khoán sau ngày ký kết hợp đồng một khoảng thời gian nhất định thường là 30 hoặc 60 ngày. 9. Thị trường giao dịch tương lai Giống như là thị trường giao dịch chứng khoán kỳ hạn nhưng khác ở chỗ: Các hợp đồng mua bán đó được tiêu chuẩn hoá nội dung và điều kiện thực hiện hợp đồng và phải có tiền đặt cọc thông qua quy chế ký quỹ để đảm bảo hợp đồng. IV. Các chủ thể tham gia vào thị trường chứng khoán 1. Cơ quan quản lý và vận hành thị trường: Gồm cơ quan quản lý nhà nước và sở giao dịch chứng khoán. Các cơ quan quản lý nhà nước có nhiệm vụ tổ chức và quản lý hoạt động của thị trường chứng khoán. Cũn sở giao dịch chứng khoỏn có vai trò vận hành thị trường chứng khoán thông qua bộ máy gồm nhiều bộ phận khác nhau, có nhiệm vụ ban hành và giám sát việc thực hiện những quy định điều chỉnh giao dịch chứng khoán, phát hành chứng khoán… 2. Cỏc tổ chức phỏt hành Là các tổ chức thực hiện huy động thông qua thị trường chứng khoán, cung cấp hàng hoá cho thị trường chứng khoán. Các tổ chức phát hành là: Chính phủ và chính quyền địa phương phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu công trỡnh, cỏc cụng ty phỏt hành cổ phiếu và trỏi phiếu cụng ty… 3. Các nhà đầu tư Là những người có vốn nhàn rỗi và có nhu cầu mua bán, trao đổi chứng khoán trên thị trường chứng khoán nhằm kiếm lời. Các nhà đầu tư quyết định tham gia đầu tư vào chứng khoán nhằm một số mục đích: Nhằm hưởng lợi tức, hưởng lói suất, hưởng chênh lệch giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán và nắm quyền quản lý kiểm soỏt tổ chức phỏt hành. Các nhà đầu tư gồm: Nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.
- 11 4. Các định chế trung gian Là cỏc cụng ty chứng khoỏn, cỏc cụng ty quản lý quỹ và cỏc ngân hàng thương mại, các tổ chức này thực hiện các chức năng trung gian cho các giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán. a. Các công ty chứng khoán: Các công ty họat động trong lĩnh vực chứng khoán với các nghiệp vụ cơ bản: nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, nghiệp vụ môi giới tư vấn và lưu ký chứng khoỏn. b. Cỏc cụng ty quản lý quỹ: Là cỏc cụng ty thay mặt cho nhà đầu tư thực hiện quản lý một hay nhiều quỹ đầu tư. c. Các ngân hàng thương mại: Khi được phép các ngân hàng thương mại có thể cung cấp các dịch vụ bảo quản chứng khoán, thu hồi vốn, làm đại lý phỏt hành chứng khoỏn. Ngoài ra, để thị trường chứng khoán hoạt động đồng bộ cũn cú sự tham gia của cỏc tổ chức khác như: tổ chức lưu ký và thanh toỏn bự trừ, hiệp hội cỏc nhà kinh doanh chứng khoỏn, cụng ty đánh giá hệ số tín nhiệm. PHẦN II
- 12 SỬ DỤNG MÔ HÌNH ARCH VÀ GARCH ĐỂ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Đó từ lâu các nhà đầu tư, phân tích tài chính đều mong muốn trả lời câu hỏi : “Có thể dự đoán được sự biến động của giá chứng khoán?” Có rất nhiều nghiên cứu, phân tích chuỗi giá chứng khoán đó được thực hiện nhằm tỡm lời giải đáp thoả đáng cho vấn đề trên. Theo lý thuyết định giá chứng khoán, nếu thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả thỡ từ thụng tin về giỏ chứng khoỏn trong quỏ khứ khụng thể dự đoán được diễn biến của giá chứng khoán trong tương lai. Khi đó, giá chứng khoán vận động một cách hoàn toàn ngẫu nhiên. Tuy nhiên trong thực tế, kể cả ở những nước có thị trường phát triển, giả định về thị trường hiệu quả không hẳn là phù hợp. Đặc biệt ở nước ta, thị trường chứng khoán còn rất non trẻ, mới chỉ mang tính thử nghiệm và hoạt động với khá nhiều quy định giới hạn chặt chẽ, các nhà đầu tư bước đầu làm quen với loại hỡnh đầu tư mới nên trong hành vi đầu tư cũn ẩn chứa những đặc điểm riêng. Điều này tạo ra những đặc thù trong sự vận động của giá chứng khoán, do đó việc đưa ra phân tích chuỗi thời gian về xu hướng biến động về giá cổ phiếu cho thị trường là rất có ý nghĩa . Và đó cú rất nhiều nhà kinh tế học đưa ra các mô hỡnh khỏc nhau để phân tích và dự báo về giá chứng khoán. Một trong những mô hỡnh được coi là có hiệu quả đó là mô hỡnh ARCH và mụ hỡnh GARCH. A. Lý do sử dụng mô hình Trong nền kinh tế hiện đại, việc áp dụng công cụ khoa học kỹ thuật là rất cần thiết. Thông qua môn khoa học chuyên ngành “ KINH TẾ LƯỢNG”, là một môn khoa học dựa trên nền tảng của môn “Xác suất và thống kê toán” đã hướng con người đi sâu vào lĩnh vực lượng hoá các vấn đề kinh tế. Đặc biệt các công cụ thống kê trong Eviews được xây dựng để lập mô hình về trung bình có điều kiện và phương sai có điều kiện của biến ngẫu nhiên.
- 13 Vấn đề về thị trường chứng khoán rất rộng rãi, nó đi sâu vào nhiều lĩnh vực, áp dụng nhiều phân tích và các mô hình kinh tế khác nhau. Vì vậy, có rất nhiều lý do để lập mô hình ARCH và GARCH: 1. Thứ nhất, cái quan trọng nhất của một nhà đầu tư là khi đầu tư cần lựa chọn danh mục tài sản nào có lợi nhất. Khi đã có sự quyết định đúng đắn về danh mục tài sản lựa mà mình đã lựa chọn thì nhà đầu tư cũng cần phải hiểu rõ về mức độ rủi ro của việc nắm giữ tài sản mà mình đó. Mục tiêu chính của các nhà đầu tư là giảm thiểu rủi ro trên thị trường chứng khoán bằng cách chọn lọc các tài sản tài chính khác nhau vào danh mục đầu tư của mình nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất. 2. Thứ hai, kinh nghiệm cho thấy rằng những tài sản có lợi suất lớn có xu hướng tiến tới những lợi suất lớn hơn. Hay nói cách khác, sự giao động của lợi suất xuất hiện hiện tượng tự tương quan chuỗi hay phương sai của sai số không đồng đều do đó phải sử dụng mô hình kinh tế lượng ARCH và GARCH để kiểm chứng cho vấn đề đó. 3. Thứ ba, để có thể thấy được sự biến động về giá và mức độ giao động trong lợi suất các phiên giao dịch. Ngoài ra, các nhà đầu tư cần phải dự báo các khoảng tin cậy thay đổi theo thời gian một cách chính xác và để thu được kết quả ước lượng cao hơn thì họ phải thực hiện mô hình dự báo về phương sai có điều kiện. B. Giới thiệu về mô hình ARCH và GARCH Mô hình ARCH đặc biệt được xây dựng để lập mô hình và dự báo về phương sai có điều kiện. Phương sai của biến phụ thuộc là một hàm của biến phụ thuộc thời kỳ trước, biến độc lập và các biến ngoại sinh. Mô hình ARCH được Engle giới thiệu vào năm 1982 và mô hình GARCH được giới thiệu bởi Bollerslev vào năm 1986. Những mô hình này được sử dụng rộng rãi trong các mô hình toán kinh tế, đặc biệt là trong phân tích chuỗi thời gian tài chính giống như
- 14 Bollerslev, Chou, Kroner đã thực hiện vào năm1992 và Bolleslev, Engle, Nelson đã tiến hành vào năm 1994. I. Mô hình tổng quát tự điều chỉnh phương sai có điều kiện khác nhau ( Mô hình GARCH) 1. Mô hình GARCH(1,1) có dạng: (1) y t xt t 2 2 2 (2) t t 1 t 1 Trong đó: Phương trình kỳ vọng được tạo ra bởi (1) là một hàm của biến ngẫu nhiên với biểu thức sai số. Phương trình phương sai có điều kiện trong (2) là một hàm gồm 3 biến: Kỳ vọng: Những thông tin về sự giao động từ thời kì trước, được xác định nhờ bình phương phần dư từ phương trình kỳ vọng: t21 2 Phương sai dự báo ở giai đoạn trước: t 1 Sự định dạng mô hình thường được giải thích trong thị trường tài chính khi có các nhà đầu tư chứng khoán dự báo về phương sai của tài sản thời kỳ này bằng việc tạo ra một trọng số trung bình trong dài hạn (hằng số) và phương sai dự báo ở giai đoạn trước, những thông tin về sự giao động từ thời kỳ trước. Mô hình này phù hợp với sự thay đổi của doanh lợi tài sản tài chính và khi lợi suất của tài sản xuất hiện hiện tượng phương sai của sai số không đồng đều. Phưong trình phương sai(2) có thể được biểu diễn theo hai cách sau đây: a. Thứ nhất: 2 j 1 t t2 j (1 ) j 1
- 15 Sai số của bình phương doanh lợi được xác định bởi chênh lệch: vt t2 t2 Thay vào phương sai trong phương trình (2) và xét ở thời kỳ (t-1) với phương sai ta có phương trình sau: t2 ( ) t21 vt vt 1 Trong đó, bình phương các sai số là một quá trình của kiểm định ARMA(1,1). b. Thứ hai: Phương trình(2) có thể bao gồm: các biến ngoại sinh, biến xu thế z : ( 2' ) t2 t21 t21 z t . Trong đó: là hệ số của biến xu thế z Lưu ý rằng dự báo phương sai từ phương trình này không đảm bảo là dương, vì vậy khi hồi quy phương trình bạn có thể đặt: z t xt2 2. Mô hình GARCH(p, q) Sự mở rộng của mô hình Garch được thể hiện là mô hình Garch(p, q) có thể được ước lượng bằng cách chọn p hoặc q lớn hơn 1. Mô hình Garch(p, q) biểu diễn phương sai có điều kiện có dạng: q p 2 2 t i t i j t2 j i 1 j 1 Trong đó: p: là bậc của mô hình GARCH. q: là bậc của mô hình ARCH. II. Mô hình tự hồi quy với phương sai có điều kiện khác nhau (Mô hình ARCH)
- 16 Mô hình ARCH là một trường hợp đặc biệt của định dạng mô hình GARCH khi không có dự báo phương sai ở các thời kỳ trễ trong phương trình phương sai có điều kiện. 1. Mô hình ARCH- M Ẩn x trong phương trình (1) mô tả các biến ngoại sinh, các biến xu thế trong phương trình trung bình. Vì vậy, nếu chúng ta thay phương sai có điều kiện vào phương trình trung bình thì ta có mô hình ARCH-in-Mean(Mô hình ARCH-M). Mô hình ARCH-M đã được Engle, Lilien, Robins tiến hành vào năm 1987. Khi đó ta có phương trình của mô hình ARCH-M như sau: (1) y t xt t2 t Trong mô hình ARCH-M có thể dùng độ lệch tiêu chuẩn có điều kiện để thay cho phương sai có điều kiện. Mô hình ARCH-M thường được sử dụng trong các ứng dụng tài chính mà ở đó doanh lợi của tài sản kì vọng có liên quan đến rủi ro về tài sản kì vọng. 2. Mô hình ARCH bất đối xứng Trong các phiên giao dịch, nếu sự thay đổi của giá cổ phiếu trên thị trên thị trường là tác động bất đối xứng thì sử dụng mô hình TARCH và EGARCH a. Mô hình TARCH Mô hình được Zakoian giới thiệu vào năm 1990 và được Glosten, Jaganathan, Runkle thực hiện vào năm 1993. Trong mô hình này phương sai có điều kiện được xác định như sau: t2 t21 t21 t 1 t21 Trong đó: t 1 nếu t 0 và t 0 trong các trường hợp khác.
- 17 Trong mô hình này, tác động tốt( t 0 ) và tác động tiêu cực nếu( t 0 ), các tác động này có ảnh khác nhau tới phương sai có đIều kiện, là tác động tích cực còn( ) là tác động tiêu cực. Nếu 0 thì tác động là bất đối xứng. Để định dạng cho bậc cao hơn của mô hình TARCH, Eviews ước lượng phương trình: q p 2 2 i t t i t j t2 j 2 t 1 i 1 j 1 C. Ý nghĩa của mô hình ARCH và mô hình GARCH 1. Việc phân tích về giá và lợi suất của chứng khoán có một vai trò rất quan trọng, một ý nghĩa lớn trong kinh tế đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi thị trường chứng khoán nước ta vẫn còn rất non trẻ. Mô hình này được áp dụng rộng rãi trong các ngành: toán kinh tế, tài chính, trong việc dự báo. Từ đó, giúp các nhà phân tích thị trường có thể xác định được mức độ rủi ro của việc nắm giữ tài sản, thấy được sự biến động của giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để đưa ra được những dự báo cũng như các kết luận nên đầu tư vào loại cổ phiếu nào thì đem lại lợi nhuận cao nhất. 2. Về phương diện thực hành, với sự tiến bộ của các phần mềm kinh tế như Eviews là một công cụ phổ biến thì việc áp dụng mô hình ARCH và GARCH có thể phân tích được sự biến động của giá chứng khoán. Nếu giá chứng khoán càng giảm thì mức độ giao động trong giá càng lớn, hiện tượng này được gọi là hiệu ứng đòn bẩy được Blank phát hiện vào năm 1976. Ngoài ra, khi phân tích về chuỗi lợi suất còn chỉ ra được sự thay đổi trong lợi suất trung bình từ đó thấy được mối liên hệ giữa lợi suất trung bình của cổ phiếu trong một phiên với các phiên giao dịch khác.
- 18 D. Một số các kết quả ước lượng theo mô hình ARCH và GARCH cho giá và lợi suất của cổ phiếu REE (Cơ khí điện lạnh) bằng phần mềm EVIEWS Gọi giá của chứng khoán tại thời điểm t là S t , khi đó lợi suất của chứng khoán trong khoảng thời gian một chu kì nắm giữ từ thời đểm (t-1) đến thời điểm S t S t 1 S t sẽ là: r t = với t 1 . Hay rt =ln( t ) với t 1 , vì thế ta có thể phân tích S t 1 S t 1 chuỗi giá chứng khoán S t thông qua việc phân tích chuỗi rt . Với cổ phiếu REE gọi lợi suất của cổ phiếu này là LSREE và áp dụng với công thức ở trên ta có các kết quả ước lượng như sau. 1. Biểu đồ chuỗi giá cổ phiếu
- 19 100000 80000 60000 40000 20000 0 100 200 300 400 500 600 700 800 REE 2. Biểu đồ chuỗi lợi suất cổ phiếu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Sử dụng mô hình SWOT để đánh giá cơ hội, thách thức và đưa ra giải pháp cho công ty võng xếp Duy Lợi
34 p | 981 | 341
-
Đề tài: Sử dụng nghiệp vụ thị trường mở trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia ở Việt Nam hiện nay
22 p | 1501 | 309
-
Đề tài: Sử dụng mô hình cung cầu để giải thích diễn biến của giá xăng dầu trên thế giới
17 p | 802 | 187
-
Đề tài: Sử dụng mô hình AD-AS để phân tích các biện pháp mà chính phủ Việt Nam đã sử dụng trong thời gian qua để kiềm chế lạm phát
55 p | 753 | 102
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Sử dụng mô hình Arch-Garch để phân tích và đành giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc tế VIB
52 p | 442 | 101
-
Đề tài: Sử dụng mô hình Arch và Garch để phân tích và dự báo về giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
26 p | 366 | 74
-
Đề tài: Sử dụng mô hình swot gồm 4 yếu tố để phân tích điểm mạnh điểm yếu cơ hội và thách thức của mặt hang tôm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển
35 p | 433 | 70
-
Đề tài: Sử dụng Sóng siêu âm trích ly Isoflavone
32 p | 220 | 63
-
Đề tài: Sử dụng các mô hình kinh tế vĩ mô thích hợp để phân tích tác động của một số chính sách cụ thể mà chính phủ Việt Nam đã thực hiện để kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay
48 p | 350 | 58
-
Luận văn tốt nghiệp: Sử dụng mô hình Vật lý trong dạy học chương trình chất khí lớp 10 THPT ban nâng cao nhằm tổ chức hoạt động học tập tích cực, tự lực sáng tạo cho học sinh
158 p | 194 | 43
-
Đề tài: SỬ DỤNG MÔ HÌNH ARCH VÀ GARCH ĐỂ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO VỀ GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
23 p | 150 | 32
-
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật dạy học vi mô để bồi dưỡng cho sinh viên sư phạm Vật lý phương pháp dạy học theo góc - Phùng Việt Hải, Đỗ Hương Trà
9 p | 201 | 28
-
Khóa luận tốt nghiệp: Sử dụng mô hình hồi quy để ước lượng rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
73 p | 130 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp: Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường THPT
128 p | 57 | 17
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Sử dụng mô hình "bữa ăn nhìn thấy và thực hành" cho việc phòng, chống suy dinh dưỡng của trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi trong phu xã, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên"
7 p | 145 | 12
-
Báo cáo kết quả thực hiện đề tài: Ứng dụng công nghệ kiềm co trong điều kiện tận dụng các thiết bị hiện có của công ty để nâng cao chất lượng khăn bông - KS. Trần Thị Ái Thi
109 p | 134 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Sử dụng mô hình Jones để nhận diện điều chính lợi nhuận - Trường hợp các công ty niêm yết ở Hose phát hành thêm cổ phiếu năm 2013
92 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để tổ chức hoạt động dạy học phần Sinh học học tế bào, sinh học 10
113 p | 19 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn