intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học tích cực

Chia sẻ: Đào Văn Chánh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

153
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài: Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học tích cực bàn về đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường. Đề tài gồm các nội dung chính: tóm tắt đề tài, giới thiệu, giải pháp thay thế, phương pháp đổi mới phương pháp dạy, phân tích và bàn luận kết quả, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học tích cực

  1. NC-KH-SP-ƯD: Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học tích cực MỤC LỤC NỘI DUNG ĐỀ TÀI PHẦN I: TÓM TẮT ĐỀ TÀI ............................................................................................................................... 2 PHẦN II: GIỚI THIỆU ........................................................................................................................................ 2 GIẢI PHÁP THAY THẾ. .............................................................................................................................. 3 PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP ................................................................................................................................ 5 PHẦN IV: PHÂN TÍCH VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ........................................................................................ 9 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................... 12 PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................... 13 PHẦN VII: PHỤ LỤC ........................................................................................................................................ 13 Đào Văn Chánh 1
  2. NC-KH-SP-ƯD: Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học tích cực PHẦN I: TÓM TẮT ĐỀ TÀI Đổi mới phương pháp dạy học là một công cuộc đã được khởi xướng từ lâu, song cho đến nay, nó hầu như chưa được khởi sắc (Nói như ông Nguyễn Thiện Nhân thời còn làm Bộ trưởng Bộ giáo dục), và cũng chưa biết đến chừng nào mới khởi sắc ! Phương pháp dạy học của đa số giáo viên hiện nay gần giống như mấy mươi năm về trước, thời rất hiếm SGK, cả tổ chỉ có một bộ, chia nhau ra mà học. Thời đó, bài giảng của giáo viên ghi trên bảng thời đó rất quan trọng, là nội dung chủ yếu và duy nhất để học sinh học tập. Tiếp cận đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường Cơ sở vật chất, là một cách tiếp cận không sai, nhưng tốn khá nhiều tiền của, và thời gian, mà không dễ ngày một ngày hai có được. Vậy biết chừng nào thì có thể bảo rằng đổi mới phương pháp dạy học thành công ? Ngày nay, ai cũng thấy là, gần 100% học sinh ngày nay đều có Sách giáo khoa (SGK) và gần 100% tiết học đều mang theo chúng. Ý tưởng nghiên cứu là tại sao không sử dụng bộ SGK này vào việc dạy học, để góp phần đổi mới phương pháp dạy học, qua đó góp phần nâng cao tính tích cực học tập , cũng như nâng cao kết quả học tập của học sinh ? cách làm này không tốn thêm đồng xu nào, và cũng không tốn thêm phút giây nào cả ! Hai năm học vừa qua, tôi đã áp dụng phương pháp “Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học tích cực” vào cho tất cả các lớp mà tôi phụ trách. Kết quả bước đầu rất khả quan. Nó có hai tác dụng: 1) Góp phần đổi mới phương pháp dạy học. 2) Nâng cao kết quả học tập của học sinh, kể cả các lớp yếu kém. PHẦN II: GIỚI THIỆU Hiện trạng: Việc sử dụng SGK hiện tại ở tại lớp chỉ dừng lại ở việc đánh dấu bài tập cần làm, phần quan trọng cần nhớ, đọc bài text, đọc định lý, đọc đoạn văn,v,v,….Nghĩa là hầu hết các giáo viên chỉ xem SGK như là một tập hợp các tài liệu phục vụ cho việc học tập của học sinh, chứ không phải là một phương tiện học tập của học sinh. Các ý đồ về phương pháp dạy học, các thiết kế hoạt động học tập trong SGK hầu như chỉ phục vụ cho giáo viên trong việc soạn bài giảng, giáo án. Đối với học sinh, kiến thức quan trọng cần học không nằm trong SGK mà nằm trong bài giảng của giáo viên (Ít ra là giáo viên muốn vậy: giáo viên đánh giá, kiểm tra học sinh qua nội dung các bài giảng đó). Đối với đại đa số giáo viên và học sinh thì phần TRA CỨU THUẬT NGỮ và HƯỚNG DẪN GIẢI, ĐÁP SÔ CÁC BÀI TẬP trong Sách là THỪA !. Có nhiều giáo viên trình bày bài học khác hoàn toàn SGK, gần như là cấu trúc một chương trình hoàn toàn mới. Tuy nhiên đa phần, bài học mà giáo viên trình bày lên Bảng chẳng khác bao nhiêu với SGK. Đào Văn Chánh 2
  3. NC-KH-SP-ƯD: Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học tích cực Nhược điểm: Nếu việc trình bày trên bảng không khác SGK bao nhiêu thì việc trình bày đó lãng phí ba điểm: + Một là lãng phí SGK đang nằm trong cặp của học sinh, + Hai là lãng phí sức lực của giáo viên trong việc cố gắng trình bày lại (lựa chọn câu chữ, thứ tự ,v,v,…) nội dung SGK, + Và ba là lãng phí sức lực của học sinh trong việc chép lại nội dung (SGK) mà giáo viên trình bày trên bảng. Việc chủ động chép ra để nhớ, để học và việc thụ động chép theo giáo viên (để và nhà học), thực chất là hai công việc khác nhau rất nhiều, trong việc tác động đến bộ não. Nhiều giáo viên bảo rằng một lần chép là một lần nhớ thêm, cho nên mới có chuyện học sinh không thuộc phần nào thì bắt chép phạt 20,30,50 lần ,…phần đó. Đây là một quan điểm giáo dục đã quá lạc hậu, không phù hợp với phương pháp giáo dục tích cực, cũng như không phù hợp với tâm lý giáo dục hiện đại ngày nay. Nhiều học sinh đi học thêm chép đầy vở, nhưng trong đầu trống rỗng là một minh chứng rõ ràng cho sự sai lầm của ý kiến này. Với cách sử dụng SGK như thế, việc học của học sinh đi một chiều từ giáo viên đến học sinh. Giáo viên vừa trình bày vừa giảng, học sinh vừa chép vừa tiếp thu kiến thức mới (Trong SGK). Đó là lối giáo dục truyền thống, không phải là phương pháp dạy học mới. Ngược lại, nếu việc trình bày khác SGK (mà theo quan điểm giáo viên là hay hơn, phù hợp hơn,…) cũng có cái hay của nó, nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ, rủi ro và mạo hiểm. Do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa thật uyên bác, có thể giáo viên sẽ dẫn học sinh đi sai đường, sai quan điểm, sai chuẩn,v,v,… Mà thực ra khi có ý định trình bày khác SGK đi chăng nữa (Vì lý do sư phạm, hoặc vì lý do nào khác mà chúng ta chắc chắn là đúng), thì chúng ta cũng hoàn toàn có thể dựa vào SGK để làm nổi bật cái phần khác đó, không nhất thiết phải “dẹp” SGK sang một bên thì mới giảng dạy được. GIẢI PHÁP THAY THẾ. Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học tích cực, hổ trợ tốt trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao kết quả học tập của học sinh. Phương pháp sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học tích cực là gì? Đó là tại lớp, giáo viên không trình bày bài học trên bảng, học sinh không phải chép bài học (đã có trong SGK). Nhiệm vụ chính của giáo viên và học sinh tại lớp là nghiên cứu, phân tích SGK, tra cứu SGK các lớp trước, qua việc đặt vấn đề của giáo viên và học sinh, để hiểu và vận dụng làm bài tập ngay tại lớp. Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học tích cực như thế nào ? Có thể sử dụng SGK trong mọi thời gian học tập của học sinh:  Sử dụng SGK tại lớp học: Đào Văn Chánh 3
  4. NC-KH-SP-ƯD: Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học tích cực 1) Kiểm tra kiến thức cũ: SGK lớp sau thường sử dụng kiến thức đã có từ các lớp trước. Giáo viên có thể qua đó kiểm tra kiến thức cũ của học sinh. 2) Xây dựng bài học mới: + Cho học sinh tiếp cận với SGK trong khoảng thời gian ngắn: Đọc hình vẽ, sơ đồ,…để tìm hiểu thông tin, kiến thức mới. + Cho học sinh tự lực làm việc với sách giáo khoa trong khoảng thời gian dài: tổng hợp, thu nhận hoặc chế biến các thông tin, kiến thức mới. 3) Củng cố, ôn luyện các kỷ năng đã thu được: Bằng các bài tập có trong SGK từ dễ tới khó, hoặc các chứng minh, ví dụ trong SGK 4) Ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức mà học sinh đã học.  Sử dụng SGK tại nhà: + Tự rèn luyện qua các bài tập trong Sách. Khi làm xong có thể so sánh với HƯỚNG DẪN GIẢI, ĐÁP SỐ CÁC BÀI TẬP ở cuối Sách. + Tự ôn luyện, bổ sung kiến thức qua hệ thống kiến thức được trình bày một cách khoa học. Có thể sử dụng BẢNG TRA CỨU THUẬT NGỮ ở cuối sách để tìm nhanh kiến thức cần tìm.  Đối với giáo viên, SGK ngoài việc cung cấp tài liệu chính để soạn giáo án, nhiều người còn coi SÁCH GIÁO KHOA CHÍNH LÀ GIÁO ÁN ! Chỉ sử dụng SGK, liệu có đủ kiến thức không? Đủ ! thậm chí là quá đủ, không cần thêm bất cứ một quyển sách tham khảo nào khác! Bộ giáo dục đã nhiều lần khẳng định : Đề thi Cao đẳng, Đại học nằm trong SGK! Chỉ kiến thức trong SGK thôi, cũng đủ để giải mọi đề thi Đại học, tất nhiên còn tùy thuộc vào kỹ năng vận dụng các kiến thức đó ! Nhiều học sinh cũng như giáo viên tìm thêm nhiều Sách tham khảo khác để dạy và học. Tôi thấy rằng có lẽ họ chưa hiểu hết, chưa khai thác hết SGK mà thôi ! Nhiều năm tôi dạy lớp 12A1 (Là lớp chọn của trường), nhưng nội dung vẫn là SGK. Học sinh chưa làm được hết các bài tập có trong đó ! Có một năm tôi ra đề thi học sinh giỏi cấp trường, tôi chỉ chọn toàn là các bài tập trong SGK, rải rác trong các năm học hiện tại và trước đó. Kết quả: đa số đều điểm thấp. Âu có lẽ là do quan niệm Bụt nhà không thiêng mà thôi. Hơn nữa, các sách tham khảo trên thị trường mà tôi được biết, cơ bản là nội dung SGK, có nâng cao thêm một số phần không đáng kể. Sách có thể tham khảo thực sự, thì rất hiếm, hơn nữa yêu cầu người học phải có một năng khiếu đặc biệt, mà không phải học sinh (kể cả lớp chọn) cũng có. Đào Văn Chánh 4
  5. NC-KH-SP-ƯD: Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học tích cực VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Vấn đề 1: Liệu sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học có góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học (Đang là một bài toán khó giải của Ngành giáo dục) ? Vấn đề 2: Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học có nâng cao được kết quả học tập của học sinh ? Vấn đề 3: Đa số giáo viên cho rằng việc sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học tích cực chỉ có tác dụng với các lớp khá giỏi. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là phương pháp này có tác dụng được cho các lớp yếu kém ? GIẢ THUYẾT 1) Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học có góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học. 2) Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học tích cực có nâng cao được kết quả học tập của học sinh nói chung. 3) Phương pháp Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học tích cực có thể áp dụng cho các lớp yếu kém, dĩ nhiên quá trình áp dụng phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh các lớp đó. PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: 1) Lớp thực nhiệm: Các lớp trực tiếp giảng dạy: 12A1(Lớp Khá giỏi) ,12A6 và 12A7 (các lớp trung bình), 12B3 (Lớp yếu) Lớp đối chứng: Các lớp 12 còn lại (Trong đó có lớp 12A2 là lớp khá giỏi) . 2) Tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU  Về vấn đề 1, đối chiếu (một cách định tính) với Bảng so sánh giữa phương pháp dạy học cũ và mới trong cuốn sách MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Nguyễn Văn Cường - Bernd Meier -Bộgiáo Dục Và Đào Tạo, Dự án Phát Triển Giáo Dục Trung Học Phổ Thông (Loan No1979-Vie) Berlin/Hanoi 2010  Về vấn đề 2, dùng phương pháp định lượng. Lấy dữ liệu kết quả thi tập trung của khối 12 (năm học 2013-2014) và khối 11(năm học 2012-2013) (Từ nhà trường) để so sánh kết quả học tập của học sinh.  Về vấn đề 3, thiết kế nghiên cứu tương tự như vấn đề 2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU:  Mỗi tuần, so sánh đối chiếu phương pháp sử dụng SGK với phương pháp dạy học Đào Văn Chánh 5
  6. NC-KH-SP-ƯD: Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học tích cực mới về một vấn đề.  Vào cuối năm học 2012-2013, thu thập dữ liệu kết quả thi tập trung của các lớp khối 11. Cuối kỳ I năm học 2013-2014: thu thập dữ liệu kết quả thi tập trung của các lớp khối 12. THIẾT KẾ CÔNG CỤ ĐO LƯỜNG Về vấn đề 1: Liệu sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học có góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học ? Để biết được điều này, ta cần đối chiếu vào bảng so sánh giữa phương pháp dạy học cũ (Dạy học hướng vào giáo viên) và phương pháp dạy học mới (Hạy học hướng vào học sinh, học sinh là trung tâm của quá trình dạy học). Bảng SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CŨ (HƯỚNG VÀO GIÁO VIÊN) VÀ MỚI (HƯỚNG VÀO HỌC SINH): nằm trong cuốn Sách MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Nguyễn Văn Cường - Bernd Meier -Bộ giáo Dục Và Đào Tạo, Dự án Phát Triển Giáo Dục Trung Học Phổ Thông (Loan No1979-Vie) Berlin/Hanoi 2010) : Về mục tiêu: DẠY HỌC HƯỚNG VÀO GIÁO VIÊN DẠY HỌC HƯỚNG VÀO HỌC SINH -Truyền đạt kiến thức đã quy định trong - Chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời Chương trình và SGK. sống xã hội. - Quan tâm trước hết đến nhiệm vụ của giáo -Tôn trọng nhu cầu, hứng thú, lợi ích và viên. khả năng của học sinh. Về nội dung: DẠY HỌC HƯỚNG VÀO GIÁO VIÊN DẠY HỌC HƯỚNG VÀO HỌC SINH -Chương trình được thiết kế chủ yếu theo - Chương trình hướng vào sự chuẩn bị logich bài học. phục vụ thiết thực cho thực tế. - Giáo án được soạn trước theo đường thẳng - Giáo án có nhiều phương án theo kiểu chung cho mọi học sinh. phân nhánh linh hoạt, có thể được điều - Chú trọng hệ thống kiến thức lý thuyết, sự chỉnh. phát triển của các khái niệm. - Chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn. Về phương pháp dạy học: DẠY HỌC HƯỚNG VÀO GIÁO VIÊN DẠY HỌC HƯỚNG VÀO HỌC SINH -Chủ yếu là thuyết trình, giảng giải, tập - Khám phá và giải quyết vấn đề. trung vào bài giảng. - Học sinh chủ động, tích cực tham gia. - Học sinh thụ động ghi nhớ - Tìm tòi và thể hiện. - Giáo viên chiếm ưu thế, có uy quyền, áp - Giáo viên điều khiển, thúc đẩy sự tìm đặt tòi. Đào Văn Chánh 6
  7. NC-KH-SP-ƯD: Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học tích cực Về môi trường học tập: DẠY HỌC HƯỚNG VÀO GIÁO VIÊN DẠY HỌC HƯỚNG VÀO HỌC SINH - Không khí lớp học: Hình thức, máy - Tự chủ, thân mật móc. - Chỗ ngồi linh hoạt - Chỗ ngồi ổn định - Sử dụng thường xuyên các phương - Phương tiện, kỹ thuật dạy học ở mức tiện, kỹ thuật dạy học. tối thiểu Về kết quả: DẠY HỌC HƯỚNG VÀO GIÁO VIÊN DẠY HỌC HƯỚNG VÀO HỌC SINH - Tri thức có sẵn - Tri thức tự tìm - Trình độ phát triển nhận thức thấp, - Trình độ cao hơn về phát triển nhận mặc dù có hệ thống. thức, tình cảm, hành vi - Phụ thuộc vào tài liệu - Tự tin - Giáo viên độc quyền đánh giá kết - Học sinh tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của học sinh; học sinh quả học tập, được tham gia đánh chấp nhận các giá trị truyền thống giá, tự đánh giá, tự xác định các giá trị. Về vấn đề 2: Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học có nâng cao được kết quả học tập của học sinh ? Dùng kết quả kiểm tra tập trung của khối 12 (năm học 2013-2014) và kết quả kiểm tra tập trung của khối 11 (Năm học 2012-2013) đề so sánh sự tăng trưởng kết quả học tập . Để đánh giá “Mức độ “giỏi” của học sinh từng lớp hoặc từng nhóm học sinh”, tôi thiết kế con số ChiSoCM (cho từng lớp hay nhóm học sinh) như sau: ChiSoCM %Gioi *2 %Kha %Yeu %Kem *2 Mỗi một lớp, hay nhóm học sinh sẽ được gán với một ChiSoCM, số này nằm trong phạm vi từ -200(%) đến 200(%). Bất kỳ sự khác nhau nào giữa hai lớp (nhóm) về tỷ lệ % (Giỏi, khá, TB, yếu, kém) đều được phản ánh qua con số này, theo hướng, càng giỏi thì ChiSoCM càng lớn. So sánh ChiSoCM giữa nhóm học sinh Thực nghiệm và nhóm học sinh đối chứng để tìm ra sự tiến bộ hay không tiến bộ về kết quả học tập của học sinh. Về vấn đề 3: Tương tự như vấn đề 2 KẾT QUẢ ĐO LƯỜNG Về vấn đề 1: + Dạy ít - học nhiều (Giáo viên dạy ít để học sinh học nhiều) (Lý Hiển Long- Thủ tướng Singapore) + Rèn cho học sinh kỹ năng đọc sách, kỹ năng tự học. Đào Văn Chánh 7
  8. NC-KH-SP-ƯD: Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học tích cực + Khỏi lãng phí thời gian và sức lực để trình bày (giáo viên) và chép (học sinh) cái đã có trong Sách. Thay vì sử dụng thời gian để chép và chép, chúng ta tổ chức cho học sinh dùng thời gian đó để phân tích, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, củng cố, ôn luyện các kiến thức cũ cũng như kiến thức mới cho học sinh. + Không khí tiết học sẽ sôi nổi hơn, học sinh và giáo viên buộc phải tích cực hơn, và tất nhiên, hiệu quả giờ học sẽ tốt hơn. Về vấn đề 2: Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học có nâng cao được kết quả học tập của học sinh ? (12A1,12A6, 12A7, 12B3 là các lớp thực nghiệm, các lớp 12 còn lại là các lớp đối chứng) LỚP Sĩ số Kém Yếu TB Khá Giỏi G.viên dạy ChiSoCM SL SL SL SL SL 12A1 42 5 12 25 Chánh 147,62 12A2 43 4 14 15 10 H.Tâm 72,09 12A3 45 11 18 14 2 Thoa 15,56 12A4 40 6 7 14 12 1 Ngân -12,50 12A5 42 5 7 21 8 1 Phương -16,67 12A6 42 3 13 14 7 5 Chánh -4,76 12A7 39 8 11 13 5 2 Chánh -46,15 12B1 33 7 8 14 4 Phương -54,55 12B2 34 8 8 12 4 2 H.Tâm -47,06 12B3 33 2 12 11 5 3 Ngân-Chánh -15,15 12B4 37 8 12 13 3 1 Thoa -62,16 Thực nghiệm 156 13 36 43 29 35 23,72 Đối chứng 274 34 57 106 60 17 -11,31 LỚP Sĩ số Kém Yếu TB Khá Giỏi G.viên dạy ChiSoLCM SL SL SL SL SL 11A1 42 0 8 34 Pho 180,95 11A2 43 4 6 33 Quảng 167,44 11A3 45 1 8 10 18 8 Phúc 53,33 11A4 39 7 10 12 5 5 Phúc-Sanh -23,08 11A5 42 13 12 9 6 2 Hùng -66,67 11A6 44 13 11 9 5 6 Hùng -45,45 11A7 41 14 12 3 6 6 Hùng -53,66 11B1 35 17 5 3 6 4 Quảng-Pho -71,43 11B2 37 11 8 7 5 6 Chánh -35,14 11B3 34 13 11 7 1 2 Sanh -94,12 11B4 39 24 7 3 4 1 Văn -125,64 Thực nghiệm 161 40 34 19 20 48 1,24 Đối chứng 280 73 50 48 50 59 -10,00 Tóm tắt Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Trước tác động Sau tác động Trước tác động Sau tác động SL Kém 40 13 73 34 Đào Văn Chánh 8
  9. NC-KH-SP-ƯD: Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học tích cực SL Yếu 34 36 50 57 SL TB 19 43 48 106 SL Khá 20 29 50 60 SL Giỏi 48 35 59 17 Tổng 161 156 280 274 ChiSoCM 1,24 23,72 -10 -11,31 Tăng +22,48 -1,31 PHẦN IV: PHÂN TÍCH VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ Vấn đề 1: Liệu sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học có góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học (Đang là một bài toán khó giải của Ngành giáo dục) ? Về mục tiêu: DẠY HỌC HƯỚNG VÀO GIÁO VIÊN DẠY HỌC HƯỚNG VÀO HỌC SINH -Truyền đạt kiến thức đã quy định trong - Chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời Chương trình và SGK. sống xã hội. - Quan tâm trước hết đến nhiệm vụ của giáo -Tôn trọng nhu cầu, hứng thú, lợi ích và viên. khả năng của học sinh. Ở đây ta thấy rằng, việc sử dụng SGK như là một phương pháp dạy học, mặc dù vẫn dạy các kiến thức trong Chương trình và SGK là chính, song đã quan tâm nhiều đến học sinh (Khả năng tiếp thu, hứng thú học tập,v,v…) nhờ vào việc có nhiều thời gian để đối thoại, trao đổi với học sinh. Về nội dung: DẠY HỌC HƯỚNG VÀO GIÁO VIÊN DẠY HỌC HƯỚNG VÀO HỌC SINH -Chương trình được thiết kế chủ yếu theo - Chương trình hướng vào sự chuẩn bị logich bài học. phục vụ thiết thực cho thực tế. - Giáo án được soạn trước theo đường thẳng - Giáo án có nhiều phương án theo kiểu chung cho mọi học sinh. phân nhánh linh hoạt, có thể được điều - Chú trọng hệ thống kiến thức lý thuyết, sự chỉnh. phát triển của các khái niệm. - Chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn. Việc sử dụng SGK, giáo viên không phải trình bày bài học trên bảng, nên không phải tập trung nhiều đến các khía cạnh hệ thống, chính xác của kiến thức lý thuyết (Đã có sách làm thay), mà giáo viên hướng dẫn học sinh tập trung nhiều vào việc phân tích, tìm hiểu ý đồ của SGK (Tùy vào từng nhóm đối tượng mà có vấn đề tìm hiểu khác nhau), quan trọng hơn, giờ học có nhiều thời gian để chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức. Đào Văn Chánh 9
  10. NC-KH-SP-ƯD: Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học tích cực Về phương pháp dạy học: DẠY HỌC HƯỚNG VÀO GIÁO VIÊN DẠY HỌC HƯỚNG VÀO HỌC SINH -Chủ yếu là thuyết trình, giảng giải, tập trung - Khám phá và giải quyết vấn đề. vào bài giảng. - Học sinh chủ động, tích cực tham gia. - Học sinh thụ động ghi nhớ - Tìm tòi và thể hiện. - Giáo viên chiếm ưu thế, có uy quyền, áp - Giáo viên điều khiển, thúc đẩy sự tìm tòi. đặt Dạy học sử dụng SGK, nhờ học sinh đọc SGK đã rút ngắn được thời gian thuyết trình bài giảng. Trong giờ học, học sinh được khám phá nhiều vấn đề nằm trong SGK (giáo viên hay học sinh đưa ra). Học sinh bắt buộc phải tích cực hoạt động tham gia ( giáo viên có nhiều thời gian để chỉ định học sinh tham gia) Vì vấn đề đuộc phân tích, mổ xẻ theo nhiều hướng nên học sinh ghi nhớ sâu sắc chứ không phải máy móc, thuộc lòng (mà không hiểu). Về môi trường học tập: DẠY HỌC HƯỚNG VÀO GIÁO VIÊN DẠY HỌC HƯỚNG VÀO HỌC SINH - Không khí lớp học: Hình thức, máy - Tự chủ, thân mật móc. - Chỗ ngồi linh hoạt - Chỗ ngồi ổn định - Sử dụng thường xuyên các phương - Phương tiện, kỹ thuật dạy học ở mức tiện, kỹ thuật dạy học. tối thiểu Giờ học được đối thoại nhiều hơn, dân tới việc giáo viên và học sinh hiểu nhau nhiều hơn Về kết quả: DẠY HỌC HƯỚNG VÀO GIÁO VIÊN DẠY HỌC HƯỚNG VÀO HỌC SINH - Tri thức có sẵn - Tri thức tự tìm - Trình độ phát triển nhận thức thấp, - Trình độ cao hơn về phát triển nhận mặc dù có hệ thống. thức, tình cảm, hành vi - Phụ thuộc vào tài liệu - Tự tin - Giáo viên độc quyền đánh giá kết quả - Học sinh tự chịu trách nhiệm về kết học tập của học sinh; học sinh chấp quả học tập, được tham gia đánh nhận các giá trị truyền thống giá, tự đánh giá, tự xác định các giá trị. Phương pháp Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học góp phần nâng cao nhận thức về việc học tập cho học sinh: học không phải chỉ là chép và ghi nhớ máy móc; học là phải tìm tòi, hiểu và vận dụng được kiến thức . Điều đó thể hiện qua việc nâng cao kết quả học tập. Về vấn đề 2: Qua bảng tóm tắt trên ta thấy rằng ChiSoCM của các lớp thực nghiệm tăng một cách ấn tượng, từ 1,24 lên 23,72; còn các lớp đối chứng thì không tăng, thậm chí giảm từ -10 đến -11,31. Như vậy là kết quả học tập của học sinh trong nhóm thực nghiệm đã giỏi lên rất nhiều. Vấn đề còn lại là việc tăng này có ngẫu nhiên hay không? Ta hãy xét các thông số: p-value, qua website: http://www.quantpsy.org/chisq/chisq.htm , về Đào Văn Chánh 10
  11. NC-KH-SP-ƯD: Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học tích cực kết quả sau tác động của phương pháp Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học tích cực: Nhận thấy rằng p-value=0,0000159
  12. NC-KH-SP-ƯD: Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học tích cực So sánh kết quả ChiSoCM giữa học kỳ II năm trước và học kỳ I năm học 2013-2014, ta có lớp thực nghiệm (12B3) tăng ( 15,15) ( 94,12) 78,97 , còn các (tổng) lớp đối chứng tăng ( 54,81) ( 78,38) 23,57 , thấp hơn nhiều ! Xét chỉ số p-value: P=0,1320>0,05 nên sự tăng tưởng ChiSoCM này là chưa chắc chắn, cần nghiên cứu thêm. PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN: Phương pháp dạy học Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học tích cực có tác dụng: 1) góp phần đổi mới phương pháp dạy học, và 2) làm tăng kết quả học tập của học sinh các lớp, các lớp yếu kém cần nghiên cứu thêm. KIẾN NGHỊ: 1) Mọi giáo viên nên nghiên cứu áp dụng cách dạy học này. 2) Không có quy trình chung cho việc áp dụng vào dạy học như thế nào, nó còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, như trình độ giáo viên, năng lực tiếp thu học sinh, năng lực nắm bắt tâm sinh lý của học sinh,v,v,…yêu cầu giáo viên phải đầu tư nghiên cứu nhiều mới áp dụng tốt được. 3) Các cơ quan quản lý giáo dục nên tạo điều kiện để nghiên cứu sâu hơn về cách Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học tích cực. Đào Văn Chánh 12
  13. NC-KH-SP-ƯD: Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học tích cực PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO MỘT SỐVẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ỞTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Nguyễn Văn Cường - Bernd Meier -Bộ giáo Dục Và Đào Tạ, Dự án Phát Triển Giáo Dục Trung Học Phổ Thông (Loan No1979-Vie) Berlin/Hanoi 2010) PHẦN VII: PHỤ LỤC CÁC TÌNH HUỐNG DẠY HỌC CÓ THỂ KHAI THÁC TỪ SÁCH GIÁO KHOA I. KIỂM TRA BÀI CŨ GIẢI TÍCH LỚP 12: BÀI 1: TÍNH ĐƠN ĐIỆU CỦA HÀM SỐ: VẤN ĐỀ: Người ta chứng minh bằng cách nào? Ở đây kiểm tra học sinh về : f (x x) f ( x) 1) Định nghĩa đạo hàm: lim f '( x) x 0 x 2) Tính chất của giới hạn (Lớp 11NC): Đào Văn Chánh 13
  14. NC-KH-SP-ƯD: Sử dụng SGK như là một phương tiện dạy học tích cực VẤN ĐỀ: Vì sao phải như vậy? Khắc sâu kiến thức về tính lý thuyết của hàm số. II. DẠY BÀI MỚI Có thể sử dụng toàn bộ nội dung của SGK để dạy bài học mới III. CỦNG CỐ KIẾN THỨC ĐÃ HỌC: Học sinh có thể sử dụng SGK các lớp trước tại lớp hoặc tại nhà, để củng cố các kiến thức đã học. IV. ÔN LUYỆN: Dĩ nhiên nếu sử dụng tốt SGK, và cả Sách bài tập, học sinh có thể ôn luyện tốt. Đào Văn Chánh 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2