Đề tài "Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà tại ngân hàng TMCP Công Thương-chi nhánh Đà Nẵng"
lượt xem 376
download
Đề tài luận văn tốt nghiệp về "Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà tại ngân hàng TMCP Công Thương-chi nhánh Đà Nẵng"cấp thiết.Bên cạnh những hỗ trợ về mặt tài chính cho người dân của thành phố thì các ngân hàng cũng đóng góp những nỗ lực của mình nhằm cung cấp cho người dân có được một căn nhà ổn định và khang trang. Đây là hoạt động cho vay đầy triển vọng của các ngân hàng, đem lại cho ngân hàng nhiều lợi ích nhưng cũng tìm ẩn rất...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài "Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà tại ngân hàng TMCP Công Thương-chi nhánh Đà Nẵng"
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Xuân BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Thực trạng hoạt động cho vay ĐỀ TÀI: mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà tại ngân hàng TMCP Công Thương-chi nhánh Đà Nẵng SVTH : Trần Thị Yến Trang i
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Xuân MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... i MỤC LỤC .......................................................................................................................... i CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ,XÂY MỚI VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở CỦA NGÂN HÀNG ................................ 1 1.1 Khái niệm ngân hàng:........................................................................................................ 1 1.1.1 Khái niệm ngân hàng: ................................................................................................................ 1 1.1.2 Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng: .................................................................. 1 1.1.2.1 Nghiệp vụ về nguồn vốn: ................................................................................................. 1 1.1.2.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn: ................................................................................................... 1 1.1.2.3 Nghiệp vụ khác:................................................................................................................ 2 1.2 Tín dụng ngân hàng: .......................................................................................................... 2 1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng: ...................................................................................................... 2 1.2.2 Phân loại tín dụng: .................................................................................................................... 2 1.3 Hoạt động cho vay mua nhà,xây mới và sửa chữa nhà ở của ngân hàng: .................... 3 1.3.1 Khái niệm hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở: .................................... 3 1.3.2 Sự cần thiết hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở: ...................................... 3 1.3.2.1 Đối với ngân hàng: .................................................................................................................. 3 1.3.3.2 Đối với khách hàng: ................................................................................................................ 3 1.3.2.3 Đối với xã hội: ......................................................................................................................... 3 1.3.3 Các đặc điểm của cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở: .......................................... 4 1.3.4 Nguyên tắc cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở:.......................................................... 4 1.3.5 Phân loại cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở: ............................................................. 4 1.3.5.1 Theo mục đích vay: bao gồm .................................................................................................. 5 1.3.5.2 Theo thời hạn vay: .................................................................................................................. 5 1.3.5.3 Theo hình thức đảm bảo: theo tiêu thức này tín dụng thường chia thành hai loại: ........................ 5 1.4 Những chỉ tiêu để phân tích tình hình cho vay: ................................................................. 5 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, XÂY MỚI VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG ‐ CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG .... 7 2.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đà Nẵng: ..................................... 7 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: ............................................................................................... 7 2.1.2 Sơ đồ tổ chức: ................................................................................................................................ 7 2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:....................................................................................... 8 2.1.4 Môi trường kinh doanh: ................................................................................................................. 9 2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh: ................................................................................................. 12 2.1.5.1 Tình hình huy động vốn ........................................................................................................ 12 Bảng 1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh từ năm 2008 – 2010 ............................. 12 Bảng 2: Tình hình cho vay của chi nhánh từ năm 2008 – 2010 ....................................... 14 Bảng 3: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ............................................................ 16 SVTH : Trần Thị Yến Trang i
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Xuân 2.2 Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây nhà và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương ‐ chi nhánh Đà Nẵng:....................................................................................... 18 2.2.1 Những quy định chung về cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương – chi nhánh Đà Nẵng: ..................................................................................................... 18 2.2.1.1 Điều kiện vay vốn: ................................................................................................................ 18 2.2.1.2 Phương thức cho vay: .......................................................................................................... 19 2.2.1.3 Thời hạn vay: ........................................................................................................................ 20 2.2.1.4 Các hình thức bảo đảm vốn vay: .......................................................................................... 20 2.2.1.5 Mức cho vay: ........................................................................................................................ 21 2.2.1.6 Quy định về thời gian giải quyết thủ tục vay vốn: ............................................................... 21 2.2.2 Quy trình cho vay : ....................................................................................................................... 21 Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn: ............................................. 21 Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn và lập tờ trình: .............................................................. 22 * Xác định phương thức cho vay: .................................................................................................... 22 *Xem xét khả năng nguồn vốn, xác định lãi suất cho vay: ............................................................. 22 * Lập tờ trình thẩm định vay: ........................................................................................................... 23 * Tái thẩm định khoản vay: .............................................................................................................. 23 Bước 3: Trình duyệt khoản vay và thông báo cho khách hàng: ...................................................... 23 Bước 4: Kí HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm. ................................ 23 . Bước 5: Giải ngân: ............................................................................................................................ 24 Bước 6: Kiểm tra giám sát, thu hồi nợ gốc và xử lý những phát sinh: ........................................... 24 Bước7: Thanh lý HĐTD và hợp đồng bảo đảm tiền vay: ................................................................. 24 * Giải chấp tài sản bảo đảm: ............................................................................................................ 24 Bước 8: Lưu giứ HĐTD và hợp đồng bảo đảm tiền vay: .................................................................. 24 2.2.3 Phân tích tình hình cho vay mua nhà, xây nhà và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương ‐ chi nhánh Đà Nẵng: ............................................................................................................... 26 2.2.3.1 Tình hình chung cho vay mua nhà, xây nhà và sửa chữa nhà ở: ........................................ 26 Bảng 4: Tỷ trọng cho vay mua nhà, xây nhà và SCN ở trong tổng dư nợ cho vay ..................... 26 2.2.3.2 Phân tích theo mục đích sử dụng vốn: ................................................................................. 28 Bảng 5 : Tình hình hình cho vay theo mục đích sử dụng vốn .......................................... 28 2.2.3.3 Phân tích theo thời hạn vay: ................................................................................................ 30 Bảng 6: Tình hình cho vay theo thời hạn vay. ............................................................... 30 . 2.2.3.4 Phân tích theo chủ thể vay: .................................................................................................. 32 Bảng 7: Tình hình cho vay theo chủ thể. ........................................................................ 32 2.3.3.5 Phân tích theo hình thức đảm bảo: ..................................................................................... 34 Bảng 8:Tình hình cho vay theo hình thức đảm bảo ....................................................... 34 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHO VAY MUA NHÀ ,XÂY MỚI VÀ SNN TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG‐CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ......................................................... 37 3.1. Kết quả đạt được ........................................................................................................... 37 3.2. Hạn chế : ........................................................................................................................ 38 3.3 Định hướng phát triển trong thời gian tới : .................................................................... 42 . 3.4 Giải pháp phát triển hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và SCN ở tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng. ..................................................................................... 43 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 54 . SVTH : Trần Thị Yến Trang ii
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Xuân LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kinh tế ngày càng phát triển kéo theo đời sống của người dân ngày càng một nâng cao hơn. Đà Nẵng là một trong những thành phố đang trên đà phát triển với dân số ngày càng đông đúc và do tác động của các chính sách xây dựng và phát triển thành phố nhiều khu vực có đông dân cư sinh sống đã và đang bị giải toả ,quy hoạch nhằm mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng cho thành phố, làm cho nhu cầu về nhà ở ngày càng trở nên cấp thiết.Bên cạnh những hỗ trợ về mặt tài chính cho người dân của thành phố thì các ngân hàng cũng đóng góp những nỗ lực của mình nhằm cung cấp cho người dân có được một căn nhà ổn định và khang trang. Đây là hoạt động cho vay đầy triển vọng của các ngân hàng, đem lại cho ngân hàng nhiều lợi ích nhưng cũng tìm ẩn rất nhiều rủi ro. Là một sinh viên trong ngành sắp ra trường trải nghiệm thực tế, tôi muốn phân tích tình hình hoạt động cho vay đầy tiềm năng này nên quyết định chọn đề tài :” Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng”. 2. Đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Một số lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng và hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở của NHTM. Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng. Chương 3: Đánh giá hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng. 3. Mục đích nghiên cứu: Nhằm giúp cho chúng ta có thể hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và SCN ở tại ngân hàng TMCP Công Thương – chi nhánh Đà Nẵng. 4. Phạm vi nghiên cứu : Thời gian nghiên cứu từ năm 2008 đến năm 2010. Không gian nghiên cứu: tại phòng tín dụng cá nhân ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng. 5. Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài tôi có sử dụng một số phương pháp sau: mô t,suy luận,… Mặc dù rất cố gắng nhưng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài sẽ không tránh khỏi những sai sót, mong thầy cô,các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến. Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý Ngân hàng, thầy cô đã hướng dẫn, cung cấp số liệu giúp em hoàn thành đề tài của mình. Đà Nẵng, ngày 15 tháng 05 năm 2011 SVTH : Trần Thị Yến Trang i
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Xuân SVTH : Trần Thị Yến Trang ii
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Xuân SVTH : Trần Thị Yến Trang iii
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Xuân CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ,XÂY MỚI VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở CỦA NGÂN HÀNG 1.1 Khái niệm ngân hàng: 1.1.1 Khái niệm ngân hàng: Tuỳ theo luật của mỗi quốc gia mà có những khái niệm khác nhau về ngân hàng. Theo điều 20 Luật các TCTD Việt Nam (luật số 02/1997/ QH10) chỉ rõ: “Ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Trong đó, TCTD là DN được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với các nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ thanh toán. Như vậy, có thể nói ngân hàng là một định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay và phát triển kinh tế. 1.1.2 Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng: 1.1.2.1 Nghiệp vụ về nguồn vốn: - Vốn tự có: vốn tự có bao gồm vốn điều lệ, các quỹ dự trữ pháp định và một số khoản nợ dài hạn theo quy định của Nhà nước. Vốn tự có của các Ngân hàng là rất ít so với tổng nguồn vốn. Nguồn vốn tự có được sử dụng cho mọi mục đích, có thể lấy để dự trữ pháp định, dự trữ kinh doanh, cho vay, đầu tư tài sản cố định… - Vốn huy đông: là các khoản tiền của các chủ thể khác trong xã hội mà các Ngân hàng được phép sử dụng với trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi. Các loại vốn huy động của Ngân hàng bao gồm: nhận tiền gửi của cá nhân, tổ chức và các tổ chức tín dụng khác; phát hành giấy tờ có giá; vay giữa các tổ chức tín dụng, vay của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), … 1.1.2.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn: - Nghiệp vụ ngân quỹ: Dự trữ bắt buộc tại NHNN và dự trữ tại quỹ ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả, chi tiêu, cho vay và đầu tư nhanh của ngân hàng. - Nghiệp vụ cho vay: là khoản mục sinh lời chủ yếu của Ngân hàng. Mức độ sinh lời cao vì vậy hàm chứa rủi ro cao. - Nghiệp vụ đầu tư: chủ yếu là đầu tư vào chứng khoán, ngoài ra còn có kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh bất động sản, đầu tư góp vốn vào các công ty khác… - Nghiệp vụ tài sản cố định: bao gồm tài sản cố định hữu hình, vô hình tạo nên hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ để đảm bảo điều kiện hoạt động của ngân hàng. SVTH : Trần Thị Yến Trang 1
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Xuân 1.1.2.3 Nghiệp vụ khác: Bên cạnh nghiệp vụ tạo lập và sử dụng nguồn vốn thì nghiệp vụ trung gian thông qua việc cung ứng các dịch vụ của ngân hàng luôn được các ngân hàng chú trọng đến trong nền kinh tế thị trường hiện nay như: + Làm trung gian thanh toán cho khách hàng + Bảo lãnh ngân hàng + Thực hiện các dịch vụ cho khách hàng + Kinh doanh ngoại tệ + Đầu tư chứng khoán + Dịch vụ chuyển vốn; dịch vụ nhận tiền gửi qua đem, tư vấn đầu tư, cho thuê két sắt để khách hàng ký gởi tài sản, những giấy tờ có giá, .. 1.2 Tín dụng ngân hàng: 1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng: Tín dụng về hình thức chính là mối quan hệ vay mượn kinh tế giữa người cho vay và người đi vay với một số ràng buộc nhất định. Tín dụng về nội dung là sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người cho vay sang người đi vay kèm theo một số điều kiện nhất định và sau một khoảng thời gian đã thoả thuận trước thì người cho vay sẽ nhận lại được một lượng giá trị danh nghĩa lớn hơn giá trị ban đầu. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng mà trong đó ít nhất một chủ thể tham gia vào là ngân hàng. Theo điều 3 của quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành ngày 31/12/1001 của Thống đốc ngân hàng nhà nước: Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi. 1.2.2 Phân loại tín dụng: Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn vay: - Cho vay đầu tư kinh doanh:có thể chia theo ngành, theo thành phần kinh tế hoặc theo chủ thể. + Chia theo ngành kinh tế bao gồm: cho vay công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ… + Phân chia theo chủ thể: cá nhân, thể nhân và pháp nhân + Phân chia theo ngành kinh tế bao gồm: kinh tế nhà nước, quốc doanh và ngoài quốc doanh. - Cho vay tiêu dùng: + Cho vay tiêu dùng trực tiếp: là cho vay không qua trung gian nào mà chỉ có quan hệ giữa người đi vay và người cho vay. Có hai hình thức chủ yếu là: cho vay SVTH : Trần Thị Yến Trang 2
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Xuân tiêu dùng gắn liền với một tài sản là phổ biến và cho vay tiêu dùng nhưng cho các nhu cầu chi tiêu thường xuyên hoặc tiêu dùng có mục đích. + Cho vay tiêu dùng gián tiếp: thông thường qua các đơn vị bán trả góp. Ví dụ như; công ty bán nhà, bán xe bán trả góp. 1.3 Hoạt động cho vay mua nhà,xây mới và sửa chữa nhà ở của ngân hàng: 1.3.1 Khái niệm hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở: Cho vay mua nhà, xây nhà và sửa chửa nhà ở là lĩnh vực cho vay được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng, trong đó khách hàng sử dụng tiền vay để mua, xây mới, sửa chửa nhà ở hoặc căn hộ nhằm mục đích sử dụng của khách hàng. 1.3.2 Sự cần thiết hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở: 1.3.2.1 Đối với ngân hàng: Hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở là một hình thức cho vay tiêu dùng góp phần làm đa dạng hoá hoạt động tín dụng, phân tán rủi ro và tăng thêm thu nhập. Sản phẩm cho vay về nhà ở ra đời góp phần khuyến khích tiêu dùng trong xã hội. Nó góp phần đáp ứng cho nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, thông qua hoạt động hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở thì các ngân hàng có điều kiện thiết lập mối quan hệ mật thiết với cá nhân cũng như các doanh nghiệp, tạo thuận lợi mở rộng thị phần, phát triển dịch vụ ngân hàng và khả năng huy động vốn, tiền gửi dân cư. 1.3.3.2 Đối với khách hàng: Nếu như trước kia, để làm được một căn nhà thì người dân phải lao động, tiết kiệm hàng chục năm, hoặc phải đi vay mượn thông qua mối quan hệ họ hàng, người quen biết… Vì vậy để có được căn nhà mới thuộc sở hữu của mình thì cá nhân phải trải qua một thời gian dài sống khổ sở trong những căn nhà tạm bợ hay những căn nhà thuê chất lượng thấp. Sản phẩm cho vay về nhà ở ra đời giúp những người có nhu cầu nhưng chưa đủ khả năng một giải pháp có thể sở hữu trước một căn nhà như mong muốn. 1.3.2.3 Đối với xã hội: Bằng nghiệp vụ cho vay về nhà ở của các ngân hàng sẽ góp phần không nhỏ vào nhu cầu nhà ở của người dân. Không những giúp họ ổn định cuộc sống định cư, an tâm làm việc mà còn cải thiện và nâng cao mức sống của người dân. Từ chỗ sinh sống trong những ngôi nhà đã xuống cấp, hoặc không có nhà ở thì thông qua hoạt động cho vay về nhà ở sẽ có nhiều hộ gia đình được sống trong những căn hộ khang trang và đầy đủ tiện nghi. Cuộc sống của người dân được nâng cao cũng đã góp phần làm cho xã hội ngày càng giàu mạnh, làm cho bộ mặt xã hội thay đổi và đẹp hơn hẳn. Bên cạnh lợi ích mang lại cho xã hội thì hoạt động cho vay này sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, khi vay đã làm cho nguồn vốn lưu thông và quay vòng nhanh hơn. Đây là nghiệp vụ cho vay có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. SVTH : Trần Thị Yến Trang 3
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Xuân 1.3.3 Các đặc điểm của cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở: - Nhu cầu vay phụ thuộc nhiều vào chu kì kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển thịnh vượng, đời sống người dân nâng cao,thu nhập tăng thì nhu cầu vay cũng tăng theo. - Khách hàng vay là cá nhân nên việc chứng minh năng lực tài chính là khó bởi vì họ dễ dàng giấu kín những thông tin cá nhân đáng ra phải trình bày ( như triển vọng công việc, tình trạng sức khỏe) hơn là doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp thì có bảng cân đối kế toán, báo cao kết quả kinh doanh để chứng minh nguồn thu nhập và chi tiêu của mình, còn cá nhân chủ yếu dựa vào tiền lương và sự suy đoán chứ không có bằng chứng rõ ràng. - Nhu cầu vay phụ thuộc nhiều vào trình độ học vấn và thu nhập. Những cá nhân có thu nhập khá và đồng đều thì thường có nhu cầu vay vì họ có khả năng trả được nợ. - Là lĩnh vực cho vay có độ rủi ro cao bởi thời hạn vay dài, nguồn trả nợ của người vay có thể biến động lớn, nó phụ thuộc vào quá trình làm việc, kinh nghiệm,tài năng và sức khoẻ… của người vay. Nếu cá nhân đó chết, đau ốm hoặc mất việc làm thì ngân hàng sẽ rất khó thu hồi được nợ. Do đó ngân hàng thường yêu cầu lãi suất cao và yêu cầu cá nhân vay phải mua bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tài sản đã mua,… - Tư cách, phẩm chất của người vay rất khó xác định, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, đánh giá, cảm nhận của cán bộ tín dụng. Đây là nhân tố quan trọng quyết định sự hoàn trả của khoản vay. 1.3.4 Nguyên tắc cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở: - Vốn vay phải có mục đích, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả Khách hàng vay vốn phải sử dụng đúng mục đích như đã cam kết trong hợp đồng vay vốn và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi sai trái trong quá trình sử dụng vốn. - Vốn vay phải được hoàn trả đủ cả gốc và lãi theo đúng thời hạn cam kết Nguyên tắc này định ra nhằm đảm bảo cho các ngân hàng hoạt động một cách bình thường. Mặt khác nguồn vốn cho vay chủ yếu là nguồn vốn huy động nên ngân hàng phải quản lý và sử dụng sao cho vừa đảm bảo an toàn vừa mang lại lợi ích cho ngân hàng. Đó là khoản tiền ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng, khi khách hàng cần rút ngân hàng có nghĩa vụ đáp ứng ngay. Nếu khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả cũng như uy tín của ngân hàng. - Vốn vay phải có bảo đảm Thông thường các khoản cho vay mua nhà đất thường khá lớn, và mang tính rủi ro cao bên cạnh những lợi ích có được. Vì vậy để đảm bảo chắc chắn đối với khoản mục cho vay thì ngân hàng yêu cầu khách hàng thực hiện nguyên tắc này. Có nhiều hình thức bảo đảm khác nhau như: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh,.. 1.3.5 Phân loại cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở: SVTH : Trần Thị Yến Trang 4
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Xuân 1.3.5.1 Theo mục đích vay: bao gồm - Mua nhà: là hình thức cho vay tài trợ mục đích mua nhà và nền nhà. - Xây nhà : là hình thức cho vay nhằm tài trợ cho việc xây mới nhà. - Sửa chữa nhà: là hình thức cho vay nhằm tài trợ cho việc sửa chữa, nâng cấp,.. nhà. 1.3.5.2 Theo thời hạn vay: Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian kể từ khi vốn vay được giải ngân lần đầu tiên đến khi nợ gốc được hoàn trả lần cuối cùng. Thường chia thành ba loại: - Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 1 năm. - Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm. - Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. 1.3.5.3 Theo hình thức đảm bảo: theo tiêu thức này tín dụng thường chia thành hai loại: - Cho vay có bảo đảm không bằng tài sản (tín chấp): Tín dụng đảm bảo bằng uy tín, năng lực và triển vọng tài chính. - Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: theo hình thức này một khoản vay phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh bằng TS của người thứ ba. Trên một tài sản thế chấp cụ thể có thể giúp cho ngân hàng có nguồn thu nợ dự phòng, ngoài nguồn thu nợ chính thức theo thoả thuận. 1.4 Những chỉ tiêu để phân tích tình hình cho vay: - Dư nợ bình quân: Là chỉ tiêu phản ánh dư nợ trong một khoản thời gian xác định nào đó Ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà Ngân hàng cần phải thu về. Dư nợ bình quân = ( Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối Kỳ)/2 - Nợ xấu bình quân: Là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Theo cách phân loại của Ngân hàng là từ nhóm 3 trở đi bao gồm: nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn. Nợ xấu bình quân = ( Dư nợ xấu đầu kỳ + Dư nợ xấu cuối kỳ )/2 - Tỷ lệ nợ xấu bình quân: Chỉ tiêu này đo lường nợ xấu trên quy mô cho vay. Nếu chỉ tiêu này nhỏ phản ánh chất lượng cho vay của Ngân hàng tốt và ngược lại nếu chỉ tiêu này lớn cho thấy chất lượng cho vay của Ngân hàng chưa thực hiệu quả. Thông thường,chỉ tiêu này dưới 1.5% được coi là tốt. Nợ xấu bình quân Tỷ lệ nợ xấu bình quân = x 100% Dư nợ bình quân - Lợi nhuận của ngân hàng: Phản ánh hiệu quả trong sử dụng vốn của ngân hàng. SVTH : Trần Thị Yến Trang 5
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Xuân Lợi nhuận trước thuế = Tổng thu - Tổng chi . - Tỷ lệ thu nhập lãi suất ròng cận biên (NIM): NIM được sử dụng để đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Bên cạnh đó, còn phản ánh các điều kiện cạnh tranh trên thị trường. Chỉ tiêu này có xu hướng ngày càng giảm do điều kiện cạnh tranh thị trường gia tăng khiến lãi suất đầu ra giảm xuống và lãi suất đầu vào tăng lên và buộc các ngân hàng gia tăng các hoạt động ngoài lãi. Thu lãi từ cho vay – chi lãi cho vay NIM = X 100% Tổng tài sản - Chênh lệch lãi suất bình quân: Tỷ lệ này dùng để đo lường hiệu quả hoạt động trung gian của ngân hàng trong quá trình huy động vốn và cho vay. Bên cạnh đó, nó cũng được sử dụng trong việc đánh giá cường độ cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động truyền thống của các ngân hàng thương mại. Thu từ lãi suất Chi phí lãi suất Chênh lệch lãi suất bình quân = - x 100% Tổng tài sản sinh Tổng khoản nợ l ời phải trả lãi SVTH : Trần Thị Yến Trang 6
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Xuân CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, XÂY MỚI VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đà Nẵng: 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: Tháng 11 năm 1988 Hội đồng Bộ trưởng ban hành nghị định số 53 HĐBT về việc chuyển đổi hệ thống Ngân hàng 1 cấp sang hệ thống Ngân hàng 2 cấp, chi nhánh NHCT Quảng Nam_ Đà Nẵng ra đời và hoạt động theo pháp lệnh hoạt động Ngân hàng, các tổ chức tín dụng và công ty tài chính. Khi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng tách tỉnh, để phù hợp với địa bàn và tình hình kinh doanh, NHCT chi nhánh Quảng Nam _ Đà Nẵng tách thành chi nhánh NHCT thành phố Đà Nẵng và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1997 theo quyết định 14 NHCT _QN ngày 17/12/1996 của tổng giám đốc NHCTVN. Tháng 7/2009 Ngân hàng hàng niêm yết cổ phiếu và đổi tên thành NH TMCP Công Thương Đà Nẵng. Chi nhánh NH TMCP CT ĐN từ khi thành lập cho đến nay bám sát mục tiêu phát triển kinh tế công thương nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu của Thành phố. Chi nhánh NH TMCP CT ĐN đã đạt được những bước tăng tốc bức phá về nguồn vốn và cho vay nền kinh tế từ tổng nguồn vốn tỷ, dư nợ tỷ. Hàng năm chi nhánh dành hàng trăm tỷ đồng vốn đầu tư trung và dài hạn, cho vay đổi mới và hiện đại hóa dây chuyền thiết bị công nghệ, mở rộng nhà xưởng, tạo thêm việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu trong các ngành sản xuất, gia công và dệt may, giày da, thủy hải sản. Vốn tín dụng của chi nhánh NH TMCP CT ĐN đáp ứng hàng trăm tỷ đồng cho các hạn mức dự án, những công trình trọng điểm của thành phố và khu vực góp phần tạo nên diện mạo khang trang của thành phố Đà Nẵng hôm nay. NH TMCP CT có tất cả 10 phòng chuyên môn nghiệp vụ sau: phòng kế toán giao dịch, tiền tệ kho quỹ, khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân, phòng giao dịch, tổng hợp, thông tin điện toán, tổ chức hành chính, quản lý rủi ro và nợ có vấn đề, kiểm tra nội bộ. 2.1.2 Sơ đồ tổ chức: Tổ chức bộ máy quản lý tốt sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. NH TMCP CT ĐN không ngừng hoàn thiện công tác tổ chức của mình ngày càng tốt hơn. Hiện nay Chi nhánh có các phòng ban được lắp đặt theo sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý sau: SVTH : Trần Thị Yến Trang 7
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Xuân BAN GIÁM ĐỐC P. khách hàng P. Tổ chức P.Tiền tệ kho doanh nghiệp hành chính quỹ P. Khách hàng P. Tổng hợp P. Kế toán cá nhân giao dịch P. Giao dịch P. Quản lý rủi Loại 1 ro và nợ xấu P. Giao dịch P. Kiểm soát Loại 2 nội bộ P.Thông tin điện toán Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: + Nhiệm vụ của Ban giám đốc: Ban giám đốc chi nhánh do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam quyết định bổ nhiệm theo quy chế bổ nhiệm và bổ nhiệm lại của Nhà nước. * Giám đốc Chi nhánh: Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, điều hành chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. * Phó giám đốc chi nhánh: thay mặt Giám đốc chỉ đạo điều hành về mặt kinh doanh, các hoạt động của các phòng ban chuyên về tiền tệ kho quỹ, quản lý tiền gởi dân cư, kế toán hành chính: chịu trách nhiệm cá nhân trước giám đốc và pháp luật SVTH : Trần Thị Yến Trang 8
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Xuân về những công việc do mình giải quyết, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của chi nhánh khi giám đốc ủy quyền. + Nhiệm vụ của các phòng ban: * Phòng tiền tệ kho quỹ: thực hiện các nghiệp vụ về kho quỹ Ngân hàng, thu – chi tiền của khách hàng. * Phòng khách hàng Doanh nghiệp: thực hiện chức năng huy động vốn, cho vay đối với khách hàng là Doanh nghiệp,các nghiệp vụ thanh toán XNK. * Phòng khách hàng cá nhân: thực hiện hoạt động liên quan đến cho vay đối với khách hàng cá nhân. * Phòng giao dịch : là đơn vị phụ thuộc thực hiện chức năng kinh doanh của Ngân hàng như: cho vay, nhận tiền gởi và các dịch vụ khác trong phạm vi ủy quyền của Giám đốc chi nhánh. * Phòng Kế toán giao dịch: chức năng giao dịch thanh toán với khách hàng. * Phòng quản lý rủi ro và nợ xấu: thực hiện chức năng quản lý các rủi ro tín dụng cho Ngân hàng, kiểm tra, giám sát, thẩm định hồ sơ vay vốn … * Phòng tổng hợp: tổng hợp số liệu báo cáo thống kê, cân đối vốn kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, tiếp thị, khai thác thị trường, phát triển các dịch vụ Ngân hàng. * Phòng thông tin điện toán: cập nhật, lưu trữ số liệu hoạt động của Chi nhánh, triển khai các chương trình ứng dụng có liên quan đến khách hàng. * Phòng hành chính: thực hiện chức năng hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh như sắm dụng cụ, trang thiết bị, sắp xếp tổ chức hội nghị, hội họp, tiếp khách, quan hệ đối ngoại, quản lý và bảo vệ tài sản của Ngân hàng. * Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng công thương thành phố Đà Nẵng. 2.1.4 Môi trường kinh doanh: * Tình hình thị trường: Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Đà Nẵng được xác định là thành phố đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Đà nẵng có diện tích tự nhiên 1.256 km2, dân số năm 2009 là 887.070 người, gồm 6 quận và 2 huyện, được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ của miền Trung và cả nước với mức tăng trưởng kinh tế liên tục và khá ổn định gắn liền với các mặt tiến bộ trong đời sống xã hội, cơ sở hạ tầng phát triển, đô thị được chỉnh trang, vv… Tốc độ tăng GDP bình quân trong giai đoạn 2006-2010 đạt 11,43%, năm 2010 tăng 11%. Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hướng tích cực: ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng 46,5%; ngành dịch vụ 50,5%; ngành nông, lâm SVTH : Trần Thị Yến Trang 9
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Xuân nghiệp, thủy sản 3%.Hiện nay có hơn 10.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt động tại thành phố. Cùng với tiến trình đô thị hóa, sự tăng trưởng kinh tế trong những năm qua đã giúp cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân Đà Nẵng không ngừng được cải thiện. Trong 5 năm trở lại đây, thu nhập bình quân đầu người tại Đà Nẵng tăng lên đáng kể từ 1535 USD /người /năm 2008 lên 2000 USD /người /năm 2010. Nhờ đó, mức chi tiêu bình quân hộ gia đình cũng tăng lên từ 500 ngàn đồng /tháng (năm 2006) lên 1triệu đồng /tháng (năm 2006), trong đó cơ cấu chi tiêu chủ yếu bình quân trong tháng của mỗi hộ gia đình tại Đà Nẵng năm 2006 cũng tăng đáng kể so với 5 năm trước. Kết quả tổng hợp sơ bộ giai đoạn 1 (11/11/2008) của cuộc điều ra cho thấy thu nhập tính bình quân nhân khẩu trong 1 tháng hiện nay tại Đà Nẵng trên 1,4 triệu đồng. So với cuộc điều tra Khảo sát mức sống cách đây 2 năm, sau khi loại trừ yếu tố trượt giá thì thu nhập bình quân của cư dân Đà Nẵng đã tăng bình quân hàng năm là 9,8%. Hệ thống đường giao thông trong và ngoài thành phố không ngừng được mở rộng và xây mới. Nhiều công trình lớn đã đưa vào sử dụng hoặc đang trong giai đoạn hoàn thiện như đường Nguyễn Tất Thành, đường Điện Biên Phủ, đường Ngô Quyền, đường Bạch Đằng, đường Sơn Trà - Điện Ngọc, hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, cầu Sông Hàn, cầu Tuyên Sơn, cầu Thuận Phước, cầu Rồng đang được khởi công và xây dựng,….Ngày càng nhiều địa bàn được giải toả, quy hoạch để xây dựng các công trình phục vụ cho các dự án đầu tư của thành phố nhằm phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội trên địa bàn Chính những điều này đã tạo làm cho thành phố thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư, người lao động và học sinh, sinh viên khắp nơi đến làm ăn, sinh sống và học tập. Kéo theo đó là vấn đề về nhà ở sinh hoạt ngày càng trở nên cấp thiết. Đà Nẵng hiện có khoảng 23.000 hộ nghèo và 1.200 hộ diện chính sách, trong đó có khoảng 1.700 hộ có nhà ở tạm bợ và 3000 hộ không có nhà ở ổn định; khoảng 1.500 CBCNV làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp đang gặp khó khăn về nhà ở. Còn theo số liệu của Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, trên địa bàn có 68.587 công nhân lao động, trong đó khoảng 50.000 người đang có nhu cầu về nhà ở. Đó là chưa kể có 45.000 trong tổng số 94.000 học sinh, sinh viên đến từ các tỉnh khác có nhu cầu về chỗ ở để học hành trong thời gian dài. Các đối tượng này đang thực sự có nhu cầu về nhà ở. Đối mặt với tình hình này các nhà lãnh đạo thành phố cũng đã có nhiều nỗ lực nhằm giải quyết chỗ ở cho người dân. Chính quyền thành phố đã có nhiều dự án đầu tư nhà ở cho người dân như: Từ 2006 đến nay, Đà Nẵng đã triển khai xây dựng được gần 3.500 căn hộ chung cư phục vụ nhu cầu có nhà ở cho hàng ngàn người dân thành phố. Đây là một trong những nổ lực lớn của TP trong chủ trương “có nhà ở” cho tất cả người dân Đà Nẵng. SVTH : Trần Thị Yến Trang 10
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Xuân Đối với nhà đầu tư, thành phố có chủ trương giao đất không thu tiền để nhà đầu tư triển khai dự án, ưu tiên cho nhà đầu tư lựa chọn mặt bằng đầu tư dự án một cách thuận lợi như vị trí mặt bằng nằm gần trung tâm thành phố và đã hoàn thành giải toả đền bù và giải phóng mặt bằng, đơn giản hoá và rút ngắn thời gian làm thủ tục đầu tư. Bên cạnh đó, Nhà nước ban hành một loạt cơ chế về miễn thuế đất, tăng mật độ xây dựng, kéo dài thời hạn cho vay với lãi suất thấp, thuế thu nhập doanh nghiệp. Bộ Xây dựng cũng cung cấp miễn phí các thiết kế điển hình cũng như các giải pháp công nghệ cho các chủ đầu tư xây dựng loại nhà ở này. Việc phải xây dựng theo thiết kế này là không bắt buộc nhưng nó sẽ giảm chi phí cho DN.…đã tạo điều kiện cho các tập đoàn mạnh dạn đầu tư kinh doanh về nhà ở từ các chung cư cho các hộ có thu nhập thấp, trung bình đến các căn hộ cao cấp cho những người có thu nhập khá hơn. Mặc dầu có sự hỗ trợ của nhà nước và cấp chính quyền địa phương nhưng do khả năng có hạn, nên không phải bất cứ ai cũng có khả năng để thanh toán những khoản tiền mua nhà có giá trị lớn so với hầu hết mọi người. Đối mặt với vấn đề đó, tiếp cận các món vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà để có một ngôi nhà khang trang hơn là một giải pháp nhanh chóng và tiện lợi. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này nhu cầu về căn hộ cao cấp cũng được thành phố chú trọng thể hiện qua việc cấp phép cho hàng loạt các dự án căn hộ cao cấp của các chủ đầu tư khác cũng được khởi công xây dựng như ở quận Hải Châu có khu đô thị mới quốc tế Đa Phước, Đà Nẵng Center, Trung tâm thương mại cao cấp Đà Nẵng, Chung cư Nguyễn Đình Chiểu, Poodinco Plaza Đà Nẵng; ở quận Thanh Khê có căn hộ cao cấp Hồ Thạch Gián, Vĩnh Trung Plaza; ở quận Sơn Trà có Golden Square; ở Ngũ Hành Sơn có quần thể đô thị du lịch Eden, khu biệt thự Olalani resort and Condotel; ở quận Liên Chiểu có khu phức hợp 2/9 Đà Nẵng. Vì vậy, sự ra đời và hoạt động của các NH trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là rất đúng đắn để phát triển hoạt động của mình. * Tình hình khách hàng của chi nhánh: NH TMCP CT chi nhánh Đà Nẵng với ưu thế xuất hiện khá sớm (1997) và mạng lưới giao dịch rộng khắp với nhiều phòng giao dịch và các tổ công tác làm nghiệp vụ cho vay huy động vốn, tiết kiệm, chuyển tiền nằm rải rác trên địa bàn thành phố ( quận Hải Châu, quận Thanh Khê, quận Cẩm Lệ,…. ) cùng với sự đa dạng của sản phẩm cung ứng, sự chuyên nghiệp trong cung cách phục vụ của cán bộ nhân viên đã tạo dựng được uy tín và mối quan hệ với rất đông khách hàng trên điạ bàn. Sau gần 12 năm hoạt động thì ngân hàng đã thực sự tạo được niềm tin trong lòng người dân Đà Nẵng. Điều này được minh chứng thông qua sự tăng trưởng rõ nét của số lượng khách hàng vừa là khách hàng cá nhân vừa là khách hàng DN của chi nhánh trong thời gian qua.Tính đến năm 2008 số khách hàng hiện tại của chi nhánh là 851 SVTH : Trần Thị Yến Trang 11
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Xuân doanh nghiệp lớn nhỏ và 2.381 khách hàng cá nhân giao dịch và mở tài khoản tại chi nhánh. * Tình hình đối thủ cạnh tranh: Hiện nay, các dịch vụ hỗ trợ đầu tư (tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…): hầu hết các ngân hàng và các công ty tài chính lớn của Việt Nam đều có chi nhánh tại Đà Nẵng. Một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài và công ty bảo hiểm quốc tế cũng đang hoạt động có hiệu quả tại thành phố. Các dịch vụ này ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Áp lực cạnh tranh giữa các NHTM và giữa các NHTM với các công ty tài chính khác ngày càng gia tăng. Đến cuối năm 2008, hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn có 49 chi nhánh cấp I trực thuộc trụ sở chính TCTD, 144 chi nhánh cấp II, phòng, điểm giao dịch ( tăng 3 chi nhánh cấp I và 31 phòng, điểm giao dịch mới so với đầu năm), 235 ATM, 569 điểm chấp nhận thẻ. Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay có rất nhiều ngân hàng với ưu thế cạnh tranh rất mạnh trong từng lĩnh vực như Vietcombank được quản lý tốt nhất, lĩnh vực hoạt động truyền thống bao gồm tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế, ACB,Techcombank và Sacombank … rất mạnh về lĩnh vực cho vay đối với khách hàng cá nhân, Đông Á được xem là ngân hàng năng động nhất trong khối các ngân hàng TMCP, mạnh về phát hành thẻ ATM với những công nghệ mới nhất, tiện ích nhất và còn có thế mạnh về cung ứng các dịch vụ liên quan về kiều hối….Tuy nhiên với áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, đặc biệt trong 2 năm vừa qua hoạt động kinh doanh của ngân hàng đối mặt với biến động chưa từng có của thị trường tiền tệ, cơ chế lãi suất, sự thay đổi trong chỉ đạo điều hành vốn kinh doanh, cơ chế cho vay, chính sách ngoại tệ của NHNN. Để có thể đứng vững thì các ngân hàng không ngừng đa dạng lĩnh vực hoạt động với rất nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ mới. VietinBank có một thị trường nội địa truyền thống, được đánh giá là ngân hàng hàng đầu trong phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, … Đó chính là một số lợi thế cạnh tranh của NH TMCP Công Thương Việt Nam. Cơ sở khách hàng chính của NH nói chung và của chi nhánh nói riêng là các DNNN trong lĩnh vực công nghiệp nặng; nhưng ngân hàng này đang mở rộng sang các lĩnh vực khác, thể hiện đó là dư nợ trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, nông nghiệp và các ngành khác ngày càng gia tăng, hiện nay chiếm gần 45% so với dư nợ trong ngành công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải. Bên cạnh dó, Chi nhánh ngày càng phát triển và hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ của mình, áp dụng lãi suất linh hoạt … nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong điều kiện môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi. 2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh: 2.1.5.1 Tình hình huy động vốn Bảng 1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh từ năm 2008 – 2010 SVTH : Trần Thị Yến Trang 12
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Xuân ĐVT: Triệu đồng Năm2008 Năm 2009 Năm 2010 CL 2009/2008 CL 2010/2009 Chỉ tiêu Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TL(%) Số tiền TL(%) 472,119 40.83 536,119 685,714 42.93 64,000 149,595 1.TGTC 41.75 13.56 27.90 670,494 57.99 734,122 897,158 56.16 63,628 163,036 2.TGDC 57.17 9.49 22.21 13,554 13,873 14,566 319 693 3.NV khác 1.17 1.08 0.912 2.35 5.00 100 1,284,114 100 1,597,438 100 127,947 11.07 24.40 Tổng NV 1,156,167 313,324 (Nguồn từ phòng tổng hợp NH TMCP Công Thương – chi nhánh Đà Nẵng) Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn đều tăng qua các năm và vẫn giữ được doanh số huy động bình quân khá ổn định, thậm chí là tăng gấp đôi giữa 2 năm liền kề.Cụ thể năm 2009 so với năm 2008 nguồn vốn huy động tăng lên 127,947trđ tương đương với tỷ lệ 11.07%, nhưng sang năm 2010 chênh lệch tuyệt đối so với năm 2009 đã là 313.324trđ, với tỷ lệ 24,40%, điều này cho thấy tình hình huy động của ngân hàng diển ra rất tốt, đáp ứng được các chỉ tiêu hoạt động.Theo đó, ta cũng có thể thấy rằng nguồn tiền huy động chủ yếu và chiếm số lượng cao nhất đó là nguồn tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng bình quân xấp xỉ 58% qua các năm lần lượt là 670,494trđ, 734,122trđ, 897,158trđ với tỷ lệ tăng tương ứng so với các năm trước là 9.49% và 22.21%tỷ lệ tăng gấp đôi điều này chứng tỏ ngân hàng vẫn giữ được vị trí cao trong lòng khách hàng, nhất là đối tượng cá nhân, trong bối cảnh cạnh tranh ngành ngân hàng ngày một tăng, đòi hỏi nổ lực rất lớn từ các nhân viên của ngân hàng để thu hút được khách hàng đối với những đòi hỏi cao về sự an toàn và sinh lợi như hiện nay.Nguồn tiền gửi thứ 2 của ngân hàng là tiền gửi doanh nghiệp, qua các năm mức tăng về số lượng của nguồn vốn này là năm 2009 so với năm 2008 tăng 64,000trđ vậy mà sang năm 2010 mức tăng nay tăng gấp đôi lần trước là 149.545 trđ tương ứng tỷ lệ 13.56% và 27.90% số liệu này cho thấy NHCT nói chung và NHCT chi nhánh Đà Nẵng nói riêng luôn là điểm đến đáng tin cậy và có uy tín cho những doanh nghiệp trên địa bàn.Hiện nay chi nhánh NHCT Đà Nẵng đã và đang có nhiều mối quan hệ bền chặt và hợp tác tốt đẹp với nhiều doanh nghiệp có tiếng trên địa bàn Đà Nẵng như Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ, công ty cổ phần Thép Dana-Ý, công ty cổ phần dược thiết bị y tế Đà Nẵng, .... tạo thêm lợi thế về doanh số và sự ổn định của nguồn vốn huy động cho ngân hàng.Nhìn chung số dư tiền gửi của những đối tác truyền thống duy trì ở mức khá cao.Tiếp đến là ngườn vốn khác cũng như 2 nguồn trên nguồn này cũng có sự tăng đều qua 3 năm. Tuy là nguôn chiếm tỷ trọng thấp nhất nhưng so với các NHTM khác thì các con số ở đây của NHCT Đà Nẵng cũng đã chứng tỏ được hiệu quả trong việc huy động SVTH : Trần Thị Yến Trang 13
- Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Xuân vốn trên mọi hình thức của mình với mức tăng qua các năm là 319trđ và 693trđ, tương đương với tỷ lệ là 2.35%, 5.00%. Có kết quả nay là do NHCT Đà Nẵng đã thuec hiện nhiều giải pháp để giử ổn định và phát triển nguồn vốn như: kịp thời điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn tiền gửi phù hợp với diển biến của thị trường; tăng cường tiếp thị. Cung cấp các gói sản phẩm (tiền gửi, tín dụng, thanh toán quốc tế...) khai thác nhiều kênh huy động vốn, thiết kế sản phẩm huy động vốn linh hoạt, đổi mới phong cách giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.... đặc biệt đã nâng cấp phát triển thêm nhiều điểm giao dich mẩu có thiết kế quy chuẩn mang thương hiệu mới. Dựa vào tốc độ tăng trưởng nhanh chóng về nguồn vốn huy động qua 3 năm 2008-2010 cho thấy rằng, Ngân hàng công thương chi nhánh Đà Nẵng là một doanh nghiệp có nội lực thực sự, có tiềm năng phát triển trong tương lai. 2.1.5.2 Tình hình chung về cho vay Bảng 2: Tình hình cho vay của chi nhánh từ năm 2008 – 2010 ĐVT: Triệu đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 CL 2009/2008 CL 2010/2009 Chỉ tiêu Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TL(%) Số tiền TL(%) 1.DSCV 2,637,123 100 2,959,435 100 4,428,187 100 322,312 12.22 1,468,752 49.63 - Ngắn hạn 1,766,872 67 1,909,132 65 2,981,055 67 142,260 8.05 1,071,923 56.15 - Trung dài hạn 870,251 33 1,050,303 35 1,447,132 33 180,052 20.69 396,829 37.38 2.DSTN 2,566,792 100 2,597,760 100 3,947,932 100 30,968 1.21 1,350,173 51.97 - Ngắn hạn 1,719,751 67 1,675,815 65 2,657,748 67 -43,936 -2.55 981,933 58.59 - Trung dài hạn 847,041 33 921,945 35 1,290,184 33 74,904 8.84 368,239 39.94 3.DNCV 1,016,199 1,466,002 1,887,164 449,803 44,26 421,162 28,73 4.Nợ xấu 3,537 4,396 1,407 809 22.55 -2,989 -67.99 5.Tỷ lệ nợ xấu 0.35 0.3 0.075 (Nguồn từ phòng tổng hợp Ngân hàngTMCP Công Thương – chi nhánh Đà Nẵng) Với thương hiệu là một trong năm ngân hàng lớn tại Việt Nam, việc huy động kinh doanh của ngân hàng luôn ghi nhận sự tăng trưởng đều trong mọi lĩnh vực, về cho vay cũng vậy.Sự tăng trưởng đó thể hiện qua doanh số cho vay của ngân hàng qua các năm : năm 2008 DSCV là 2,637,123trđ, năm 2009 DSCV là 2,959,435trđ tương ứng với tỷ lệ tăng là 12.22%.Năm 2010 DSCV đạt 4,428,187trđ tăng trưởng 1,468,752trđ tương ứng tỷ lệ 49,63% so với năm 2009.Trong đó sự tăng trưởng của cho vay ngắn hạn đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của doanh số nói chung.Cụ thể doanh số cho vay ngắn hạn năm 2009 là 1,909,132trđ tăng 142,259trđ SVTH : Trần Thị Yến Trang 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài “Thực trạng hoạt động marketing ở công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác marketing”
110 p | 478 | 177
-
Luận văn tài chính doanh nghiệp: Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang
65 p | 363 | 81
-
Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ
47 p | 251 | 63
-
Luận văn tốt nghiệp Quản Trị Kinh Doanh: Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty Cổ phần hải sản Nha Trang
96 p | 194 | 56
-
Đề tài: Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đà Nẵng – Phòng Giao Dịch Hàm Nghi giai đoạn 2012-2014
77 p | 221 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng hoạt động marketing đa cấp của công ty TNHH mỹ phẩm AVON Việt Nam
108 p | 218 | 41
-
Đề tài:"Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty VILEXIM"
91 p | 137 | 28
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng hoạt động Marketing tại Công ty TNHH UNIRN Việt Nam
65 p | 299 | 23
-
Thuyết trình: Thực trạng hoạt động chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam và giải pháp
38 p | 205 | 21
-
Khoá luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Thực trạng hoạt động du lịch tại Hạ Long, Quảng Ninh
65 p | 15 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính ngân hàng: Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam VIB – Chi nhánh Quận 1
96 p | 7 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Thực trạng hoạt động Marketing của công ty TNHH Xây dựng – Thương mại Quang Minh Đức
68 p | 8 | 2
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Thực trạng hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Uni – Global
100 p | 5 | 1
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Phân tích thực trạng hoạt động marketing tại Công ty Cổ phần Nhựa Sài Gòn
97 p | 9 | 1
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Marketing: Thực trạng hoạt động bán hàng công ty TNHHTM Pet Prince ở Hồ Chí Minh và các giải pháp
56 p | 5 | 1
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Thương mại quốc tế: Thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Đại Trường Phong
89 p | 7 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Bình Chánh - Phòng giao dịch Quận 1
78 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn