ĐỀ tài " THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM VÀOTHỊ TRƯỜNG EU "
lượt xem 15
download
.1. Sự hình thành và phát triển của Liên minh Châu Âu Liên minh Châu Âu (European Union – EU) hiện có 15 nước thành viên, gồm: Pháp, Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan, Lúc Xăm Bua, Anh, Ai Len, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, BồĐào Nha, Áo, ThuỵĐiển, Phần Lan. Tổng diện tích các nước EU là 3,3 triệu km, tổng số dân khoảng 400 triệu người, tổng GDP khoảng 8.000 tỷ USD. Trụ sở của EU được đặt tại Bruxelles (thủđô Bỉ). EU được quản lý bởi một loạt các thể chế chung ( Nghị Viện, Hội...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỀ tài " THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM VÀOTHỊ TRƯỜNG EU "
- Luận văn tốt nghiệp Đề tài " THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM VÀOTHỊ TRƯỜNG EU " Đặng Bích Diệp 1
- Luận văn tốt nghiệp MỤC L ỤC CHƯƠNG 1...........................................................................................................................3 1.1. VÀINÉTVỀQUÁTRÌNHPHÁTTRIỂNCỦA LIÊNMINH CHÂUÂU .....................3 1.2. ĐẶCĐIỂMCỦATHỊTRƯỜNG EU .............................................................................5 1.3. THUẬNLỢIVÀKHÓKHĂNCỦACÁCDOANHNGHIỆP VIỆT NAMKHIXUẤTKHẨUHÀNGHOÁSANGTHỊTR ƯỜNG EU..................................... 10 CHƯƠNG 2........................................................................................................................ 13 2.1. MỐIQUANHỆTHƯƠNGMẠICỦA VIỆT NAMVỚI EU SAUKHI VIỆT NAMTHỐNGNHẤTĐẤTNƯỚC .................................................................................... 13 2.2. THỰCTRẠNGHOẠTĐỘNGXUẤTKHẨUHÀNGHOÁ VIỆT NAMVÀOTHỊTRƯỜNGEU ............................................................................................ 14 2.3. NHỮNGNHÂNTỐTÁCĐỘNGTỚIKHẢNĂNGXUẤTKHẨUHÀNGHOÁCỦA VIỆT NAMVÀOTHỊTR ƯỜNG EU ................................................................................ 26 CHƯƠNG 3........................................................................................................................ 29 3.1. ĐỊNHHƯỚNGXUẤTKHẨUHÀNGHOÁCỦA VIỆT NAMVÀOTHỊTR ƯỜNG EU ....................................................................................................................................... 29 3.2. CÁCGIẢI PHÁPĐẨYMẠNHHOẠTĐỘNGXUẤTKHẨUHÀNGHOÁCỦA VIỆT NAMVÀO EU ................................................................................................................... 36 Đặng Bích Diệp 2
- Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1 GIỚITHIỆUCHUNGVỀTHỊTRƯỜNG EU 1.1. VÀINÉTVỀQUÁTRÌNHPHÁTTRIỂNCỦA LIÊNMINH CHÂUÂU 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Liên minh Châu Âu Liên minh Châu Âu (European Union – EU) hiện có 15 nước thành viên, gồ m: Pháp, Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan, Lúc Xăm Bua, Anh, Ai Len, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, BồĐào Nha, Áo, ThuỵĐiển, Phần Lan. Tổng diện tích các nước EU là 3,3 triệu km, tổng số dân khoảng 400 triệu người, tổng GDP khoảng 8.000 tỷ USD. Trụ sở của EU được đặt tại Bruxelles (thủđô Bỉ). EU được quản lý bởi một loạt các thể chế chung ( Nghị Viện, Hội đồng, Uỷ Ban, v.v…). Bước khởi đầu của quá trình thành lập Liên minh Châu Âu là ngà y 18/04/1951, Bỉ, Pháp, Italy, Hà Lan, Lúc Xăm Bua và CHLB Đức (tức Tâ y Đức) kí Hiệp ước Paris thành lập Cộng đồng Than Thép Châu Âu (CESC), nhằm tạo ra một thị trường chung cho than, thép, quặ ng, sắt. Tiếp đó, ngày 25/07/1957, các nước CESC kí Hiệp ước Roma thành lập Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC), nhằm thiết lậ p một thị trường chung về công – nông nghiệp, rồi thành lập Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử Châu Âu (CEEA) nhằ m kiểm soát và phối hợp việc sử dụng năng lượng và nghiên cứu nguyên tử. Từ ngày 1/7/1967, các cơ quan điều hành của CESC, EEC, CEEA đã hợp nhất vàđược gọi chung là Cộng đồng Châu Âu ( EC ). Tháng 12/1991, tại Maastrict (Hà Lan), nguyên thủ quốc gia các nước EC đã quyết định và ngày 7/2/1992 đã kí Hiệp ước Liên minh Châu Âu , thường được gọi là Hiệp ước Maastricht, đổi tên EC thành Liên minh Châ u Âu ( EU ). Ngà y 10/11/1993, Liên minh Châu Âu chính thức được thành lập. Về Liên minh kinh tế, các nước EU đã tiến hành xoá bỏ kiể m soát giao lưu vốn trong các nước thành viên, thành lập Viện tiền tệ Châu Âu năm 1945, thành lập Ngân hàng Trung Ương Châu Âu nă m 1998, và từ n gày 1/1/1999, đồng euro đã chính thức Đặng Bích Diệp 3
- Luận văn tốt nghiệp trở thành đồng tiền chung cho 11 nước trong 15 nước thuộc EU. Khoảng đầu năm 2002, đồng tiền chung Châu Âu EURO mới chính thức được đưa vào lưu hành, thay thế cho các đồng tiền quốc gia các nước thành viên, với ýđồ xoá bỏ vị tríđộc tôn của đồng USD trên thị trường thế giới. Khi Hiệp ước mở rộng EU có hiệu lực (1/5/2004), EU sẽ trở thành khu vực kinh tế lớn trên thế giới với 25 nước thành viên (10 ứng cử viên mới: Síp, Cộng hoà Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Manta, Ba Lan, Slovalia, Slovennia), có tổng số dân lên tới gần 500 triệu người. 1.1.2. Vai trò của EU trên lĩnh vực hoạt động thương mại quốc tế Sự lớn mạnh về kinh tế qua quá trình nhất thể hoá và những bước tiến tới một Liên minh Chính tr ịđã vàđang đem lại cho Liên minh Châu Âu một sức mạnh kinh tế và chính trị to lớn trên thế giới. Với khoảng 380 triệu người tiêu dùng và tổng giá trị GDP đạt 8.458 tỷ USD năm 1999, đạt 7.837 tỷ USD và o năm 2000, EU đã tạo ra một thị trường quan trọng của thế giới, đẩy mạnh th ương mại giữa 15 nước thành viên và phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế. Tuy ch ỉ chiếm 6% dân số thế giới nh ưng EU đã chiế m tới 1/5 trị giá thương mại toàn cầu. Hiện nay, EU là khối thương mại mở lớn nhất thế giới và là thành viên chủ chốt của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), chiế m khoảng 40% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu (gồm cả kim ngạch xuất nhập khẩu) Bảng: Tỷ lệ thị phần của EU trong mậu dịch thế giới. (% xuất nhập khẩu) 1980 1985 1990 2000 Xuất khẩu EU 36,5 35,9 41,0 44,9 Mỹ 11,6 11,8 11,8 9,8 Châu á - TBD 14,5 21,2 22,2 31,9 Nhập khẩu EU 39,7 35,1 41,0 49,2 Mỹ 13,2 19,1 15,0 10,3 Châu á - TBD 8,0 11,6 13,7 35,1 Nguồ n: WB, World Development Repot, 2000 Đặng Bích Diệp 4
- Luận văn tốt nghiệp Qua các việc làm thiết thực, EU đã có nh ững đóng góp không nhỏđối vớ i việc phát triển thương mại thế giới. Khối lượng thương mại ngà y càng tăng lên đáng kể nhờ vào việc tiếp tục loạ i bỏ các hàng rào thuế quan và phi quan thuế. Kim ngạch xuất nhập khẩu của EU tăng lên hàng nă m (năm 1998: 1.463,13 tỷ USD; nă m 1999: 1,532,37 tỷ USD; năm 2000: 1.572,51 tỷ USD). Kim ngạch nhập khẩu của EU năm 2000 là 757,852 tỷ USD trong đó 59,1% là buôn bán trong nội bộ EU và 40,9% là từ các nước ngoài EU. Giá trị n hập khẩu vào EU tăng trung bình 4%/nă m, trong đó nhập khẩu từ Mỹ và Trung Quốc chiếm khoảng 50%. Kim ngạch xuất khẩu của EU nă m 2000 đạt 814,658 tỷ USD gồm xuất khẩu giữa các nước thành viên với nhau chiếm 61,8%, phần còn lạ i là xuất khẩu ra bên ngoài. Từ những số liệu phân tích trên, chúng ta nhận thấy EU chiếm một tỷ trọng lớn trong thương mại toàn cầu và có vai trò nổi bật trong Tổ chức Thương mại thế giới, bất kì một sự suy giảm nào của nền kinh tế EU đều ảnh hưởng xấu đến hoạt động thương mại toàn cầu. 1.2. ĐẶCĐIỂMCỦATHỊTRƯỜNG EU 1.2.1. Tập quán, thị hiếu tiêu dùng và kênh phâ n phối Tập quán và thị hiếu tiêu dùng EU gồm 15 thị trường quốc gia, nh ưng 15 nước thành viên đều là những quốc gia nằm trong khu vực Tây và Bắc Âu nên cũng có những đ iểm tương đồng về kinh tế và văn hoá. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước thành viê n kháđồng đều, cho nên người dân thuộc khối EU có sở thích và thói quen tiêu dùng khá thống nhất như: ưa chuộng hàng có n guồn gốc tự nhiên, lành mạnh. Mức sống của người dân EU rất cao nên vấn đề là chất lượng, mẫu mã, chủng loại chứ không phải là giá cả. Người dân EU chấp nhận giá cao khi hàng đạt yêu cầu thị hiếu và chất lượng theo ý của họ. Xu hướng tiêu dùng của người dân EU ngày nay đã thay đổi từ hàng bền trước đây Đặng Bích Diệp 5
- Luận văn tốt nghiệp nay sang hàng sử dụng ngắn ngà y, không thích sử dụng đồ nhựa mà thích dùng đồ gỗ, thích ăn thuỷ hải sản hơn ăn thịt, yêu cầu về mẫu mốt và kiểu dáng hàng hoá là những sản phẩm có chu kì sống ngắn hơn, giá rẻ hơn và phương thức dịch vụ tốt hơn. Tuy nhiên, người tiêu dùng EU yêu cầu rất khắt khe về chất lượng vàđộ an toàn của sản phẩ m nó i chung, còn riêng đối với thực phẩm thì chất lượng và vệ s inh là hàng đầu. Thị trường EU về cơ bản cũng giống nh ư một thị trường quốc gia, do vậy có 3 nhó m người tiêu dùng khác nhau: (1) Nhó m có khả năng thanh toán ở mức cao, chiếm gần 20% dân số của EU, dùng hàng có chất lượng tốt nhất và giá cả cũng đắt nhất hoặc những mặt hàng hiếm vàđộc đáo; (2) Nhóm có khả năng thanh toán ở mức trung bình, chiếm 68% dân số của EU, s ử dụng hàng có chất lượng kém hơn một chút so với nhó m 1 và giá cũng rẻ hơn; (3) Nhóm có khả năng thanh toán ở mức thấp, chiếm hơn 10% dân số của EU, tiêu dùng những loạ i hàng hoá có chất lượng và giá cảđều thấp hơn so vớ i hàng của nhóm 2.. Đối tượng tiêu dùng hàng Việt Nam là nhóm 2 và 3. Các đố i thủ cạnh tranh chính của hàng Việt Nam là hàng Trung Quốc và hàng của các nước ASEAN khác ( Thái Lan, Indonesia, Malaysia,v.v…). Để xuất khẩu được hàng hoá vào thị trường EU, các doanh nghiệ p Việt Nam không những phả i nắm vững nhu cầu thị trường, th ị hiếu tiêu dùng vàđả m bảo sản phẩ m có sức cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả, mà cò n phải thông thạo kênh phân phối và hệ thống pháp luật của EU, nắm được hệ thống quản lý xuất nhập khẩu. Kênh phân phối Hệ thống phân phối EU về cơ bản cũng giống như hệ thống phân phối của một quốc gia, gồm mạng lướ i bán buôn và mạng lướ i bán lẻ. Tham gia vào hệ thống phân phố i này là các Công ty xuyên quốc gia, hệ thống các cửa hàng, siêu th ị, các công ty bán lẻđộc lập, v.v… Hình thức tổ chức phổ biến nhất của các kênh phân phối trên thị trường EU là theo tập đoàn và không theo tập đoàn. Kênh phân phố i theo tập đoàn có nghĩa là cá c nhà sản xuất và nhà nhập khẩu của một tập đoàn chỉ cung cấp hàng hoá cho hệ thống Đặng Bích Diệp 6
- Luận văn tốt nghiệp các cửa hàng và s iêu thị của tập đoàn này mà không cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ của tậ p đoàn khác. Còn kênh phân phối khô ng theo tập đoàn thì ngược lại, các nhà sản xuất và nhập khẩu của tập đoàn này ngoài việc cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn mình còn cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác và các công ty bán lẻđộc lập. Rất ít trường hợp các siêu thị lớn hoặc các công ty bán lẻđộc lập mua hàng trực tiếp từ nhà xuất khẩu nước ngoài. Mố i quan hệ bạn hàng giữa các nhà bán buôn và bán lẻ trên thị trường EU không phải là n gẫu nhiên mà phần lớn là do có quan hệ tín dụng và mua cổ phần của nhau. Họ liên kết với nhau chặt chẽ thành một chuỗi mắt xích trong kinh doanh bằng các hợp đồng kinh tế . Các cam kết trong hợp đồng được giám sát nghiêm ngặt bởi các chế tà i của luật kinh tế. Hệ thống phân phố i của EU đã hình thành lên một tổ hợp rất chặt chẽ và có nguồn gốc lâ u đời. Tiếp cận đ ược hệ thống phân phố i này không phải là việc dễđối với các nhà xuất khẩu Việt Nam hiệ n nay. Tuy nhiên, có thể tiếp cận với nhà nhập khẩu EU bằng hai cách: thứ nhất, tìm các nhà nhập khẩu EU để xuất khẩ u trực tiếp ( tìm các nhà nhập khẩu này qua các Thương vụ của Việt Nam tại EU, phái đoàn EC tại Hà Nộ i, các Đạ i sứ quán của các n ước EU tạ i Việt Nam ); thứ hai, những doanh nghiệp Việt Nam có tiềm lực kinh tế nên thành lập liên doanh với các Công ty xuyên quốc gia EU để trở thành công ty con. 1.2.2. Các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng EU Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU làquyề n lợi của người tiê u dùng rất được bảo vệ, khác hẳn với thị trường của các nước đang phát triển. Đểđảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, EU tiến hành kiể m tra các sản phẩ m ngay từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động giữa các nước thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩ m ở biên giới. Các tổ ch ức chuyên nghiên cứu đại diện cho giới tiêu dùng sẽđưa ra các quy chếđịnh chuẩn Quốc gia hoặc Châu Âu. Hiện nay ở EU có 3 tổ chức định chuẩn: Uỷ ban Châu Âu vềĐịnh chuẩn, Uỷ ban Châu Âu vềĐịnh chuẩn đ iện tử, Viện Đặng Bích Diệp 7
- Luận văn tốt nghiệp Định chuẩn Viễn thông Châu Âu. Tất cả các sản phẩm ch ỉ có thể bán được ở thị trường này với điều kiện phả i bảo đảm an toàn chung của EU, các luật vàđịnh chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất ra từ các nước có những điều kiệ n sản xuất chưa đạt được mức an toàn ngang vớ i tiêu chuẩn của EU. 1.2.3. Chính sách thương mại chung của EU EU ngà y nay được xem như là một đại quốc gia ở Châu Âu. Bởi vậ y,chính sách thương mại chung của EU cũng giống như chính sách thương mại của một quốc gia. Nó bao gồm chính sách thương mạ i nội khối và c hính sách ngoại thương. Chính sách thương mại nội khối Chính sách thương mại nội khối tập chung vào việc xây dựng và vận hành thị trường chung Châu Âu nhằ m xoá bỏ việc kiểm soát biê n giới lãnh thổ quốc gia, biên giới hả i quan (xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan) để tự do lưu thông hàng hoá, sức lao động, dịch vụ, và vốn; vàđ iều hoà các chính sách kinh tế và xã hội của các nước thành viên. Chính sách ngoại thương Trong sự phát triển kinh tế của EU, ngoại thương đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nóđãđem lại sự tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc là m trong các ngành sản xuất, nghiên cứu, bảo hiểm, ngân hàng và rất nhiều ngành khác. Tất cả các nước thành viên EU cùng áp dụng một chính sách ngoại thương chung đối với các nước ngoài khối. Uỷ ban Châu Âu ( EC) là người đạ i diện duy nhất cho Liên Minh trong việc đàm phán, kí kết các Hiệp đ ịnh thương mạ i và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này. Chính sách thương mại của EU gồ m: chính sách thương mại tự trị (Autonomous Commercial) và chính sách thương mạ i d ựa trên cơ sở Hiệp định (Treaty based Commercial policy), được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau: không phân biệ t đối xử, minh bạch, cóđi có lạ i và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được Đặng Bích Diệp 8
- Luận văn tốt nghiệp áp dụng phổ biến trong chính sách nà y là thuế quan, hàng rào kỹ thuật, chống bán ph á giá và trợ cấp xuất khẩu. Tự do thương mại thực hiện bằng việc giảm thuế , xoá bỏ hạn ngạch, chống hàng giả, áp dụng hệ thống ưu đã i thuế quan phổ cập (GSP). 1.2.4. Tình hình nhập khẩu của EU trong những năm gần đây Liên minh Châu Âu có nền ngoạ i thương lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và thị trường nhập khẩu lớn thứ hai. Hàng nă m, EU nhập khẩu một khối lượng lớn hàng hoá từ khắp các nước trên thế giới. Kim ngạch nhập khẩu không ngừng gia tăng, từ 622,48 tỷ USD nă m 1997, lê n tới 757,85 tỷ USD vào năm 2000, tăng trung bình 6,79%/năm ( xem bảng 2). Bảng 2: KIMNGẠCHXUẤTNHẬPKHẨUCỦA EU Đơn vị: Tỷ USD 1 997 1998 1999 2000 Kim ngạch xuất khẩu 680,93 794,87 793,87 814,66 Kim ngạch nhập khẩu 622,48 713,25 738,5 757,85 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 1.303,41 1.436,12 1.532,37 1.572,51 Trị giá xuất siêu 5 8,45 36,62 55,37 56,81 Tỷ trọng của xuất khẩu trong tổng 5 2,24 51,25 51,80 51,80 kim ngạch XNK (%) Tỷ trọng của nhập khẩu trong tổng 4 7,76 48,75 48,20 48,20 kim ngạch XNK (%) Nguồn: Kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng 48,22% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của EU hàng năm. Kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh, nhưng tỷ trọng trong tổng kim ngạch ngoại thương lại có xu hướng chững lạ i và giảm nhẹ, năm 1997 là 47,67%, năm 1998 lên đến 48,75%, năm 1999 giả m xuống 48,20% và năm 2000 là 48,20%. Các mặt hàng nhập khẩu chính của EU là má y móc, thiết bị, chè, cà phê, gia vị, thuỷ sản, nhiên liệu, hàng dệt may,v.v… Đặng Bích Diệp 9
- Luận văn tốt nghiệp Cơ cấu hàng nhập khẩu của EU: sản phẩm thô chiếm 29,74% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm, sản phẩm chế tạo chiếm 67,19%, các sản phẩ m khác chiếm gần 3,07%. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của EU phải kểđến là hàng nông sản chiếm 11,79%, khoáng sản chiếm khoảng 17,33%, má y móc chiế m 24,27%, thiết bị vận tải chiếm trên 8,19%, hoá chất chiế m gần 7,59%, các sản phẩm chế tạo khác chiếm trên 27,11% ( trong đó hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn nhất: 8,32% ) ( xem phụ lục 1 ). Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của EU: Mỹ chiếm 19,65% tổng kim ngạch nhập khẩu, Nhật Bản chiếm 9,75%, Trung Quốc chiế m 5,02%, khố i NAFTA chiếm 22,15%, khối ASEAN chiếm 6,5%, khối OPEC chiếm 7,75%, v.v… Các số liệu thống kê cho thấ y nhập khẩu hàng hoá từ các nước đang phát triển vào EU đang gia tăng và có chiều hướng nhập nhiều hàng chế tạo. EU nhập khẩu các mặt hàng nông sản, khoáng sản, thuỷ hải sản, giày dép và hàng dệt may chủ yếu từ các nước đang phát triển; còn nhập khẩu máy móc thiết bị từ các nước phát triển ( xem phụ lục 2). 1.3. THUẬNLỢIVÀKHÓKHĂNCỦACÁCDOANHNGHIỆP VIỆT NAMKHIXUẤTKHẨUHÀNGHOÁSANGTHỊTRƯỜNG EU 1.3.1. Những thuận lợi Liên minh Châu Âu là một khố i liên kết kinh tế chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giới hiện nay. Đây cũng là một khu vực phát triển kinh tếổn định và cóđồng tiền riêng khá vững chắc. Việt Nam thâ m nhậ p thị trường này sẽ không gặp sự chao đảo nh ư vào Nhật Bản năm 1997-2000. Khung pháp lý về thị trường đãđược mở do đã kíđược các Hiệp định, Thoả thuận thương mại về hàng giầy dép, dệt may, thuỷ sản, v.v… là những hàng xuất khẩu chủ yếu có kim ngạch lớn, chiế m 80% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. EU là một trong nh ững thị trường tiêu thụ lớn trên thế giớ i, có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hoá, nhu cầu nhập khẩu hàng nă m của EU về những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta là rất lớn và kháổn định như: giày dép, dệt may, thuỷ hải sản, nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ. Do vậy, Đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực này, các doanh nghiệp Việ t Nam sẽ cóđược sự tăng trưởng ổn định về kim ngạch, Đặng Bích Diệp 10
- Luận văn tốt nghiệp nâng cao được trình độ và tay nghề của ngườ i lao động, mặt khác còn thay đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam. Chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam đang dần hoàn thiệ n. Dự thảo GSP mới được Hội đồng Châu Âu phê duyệt áp dụng từ 1/1/2002 đến 31/12/2004 quy định sẽ giảm 3,5% thuế theo giá tr ị hoặc giảm 30% thuếđặc thù. Việc nà y sẽ là m giảm hoặc tăng thuế so với GSP cũ tuỳ loại hàng. Nhưng nhìn chung thuế GSP mới giảm so với GSP cũ. Việc EU đưa ra các tiêu chí về chỉ số phát triển th ực chất làđể loại những nhó m hàng, những nước đãđạt trình độ phát triển khá ra khỏ i GSP để tạo sự công bằng hơn trong thương mạ i.Với Việ t Nam, chỉ c ó hai nhóm hàng tôm và cá trị giá khoảng 60 triệu USD, chiếm khoảng 4% giá trị kim ngạch xuất khẩu bị tăng thuế gấp đôi. Cá c nhó m hàng xuất khẩu quan trọng khác như già y dép, hàng may mặc, nông sản, thủ công mỹ nghệ tr ị giá khoảng 4 tỷ USD chiếm 90% trị giá xuất khẩu sẽ có thuế bằng hoặc thấp hơn GSP cũ. Như vậ y, nh ìn tổng thể GSP mới có lợi. Khi xuất khẩu hàng hoá sang bất cứ nước thành viên nào trong khố i chỉ cần tuân theo chính sách thương mại chung và thanh toán bằng đồng EU ( EU –11); không phức tạp nh ư trước đây là phải tính giá hàng theo 11 đồng tiền bản địa và biểu thuế nhập khẩu, quy chế nhập khẩu rất khác nhau. Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, cần thị trường xuất khẩu, trong khi đó EU có thể tiêu thụ khối lượng lớn háng của Việt Nam. EU lại có công nghệ cao, có thể hỗ trợ vốn đầu tư công nghệ. Do đó, thị trường EU là môi trường lý tưởng cho các nhà xuất khẩu Việt Nam thể hiện sức mạnh của mình. 1.3.2. Những khó khăn Cho dù cơ hộ i xuất khẩu sang th ị trường EU của các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, nhưng để xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường này thì các nhà xuất khẩu Việt Nam cũng sẽ gặp phải những thách th ức và khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường EU. Đặng Bích Diệp 11
- Luận văn tốt nghiệp EU là một thị trường bảo hộ rất chặt chẽ vì hàng rào phi quan thuế ( rào cản kỹ thuật ) rất nghiêm ngặt. Do vậy, hàng xuất khẩu của ta muốn vào được thị trường này thì phả i vượt qua rào cản kỹ thuật của EU. Rào cản kỹ thuật chính là qui chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi ngườ i tiêu dùng của EU, được cụ thể hoáở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩ m, tiêu chuẩn an toàn cho người s ử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động. Việc tự do hoá về thương mại vàđầu tư trên thế giới cũng như những cải cách về chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của EU đang có xu hướng ngày càng được lới lỏng. Do đó, cạnh tranh trên thị trường nà y sẽ ngày càng gay gắt nhất là khi Trung Quốc đã gia nhập tổ chức WTO. Thị trường EU cóđặc tính cạnh tranh mạnh mẽ như vậ y đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tạo ra lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác. Có n ghĩa là chất lượng sản phẩm phải liên tục được cả i thiện, mẫu mã và kiểu dáng phải được đổi mới nhanh hơn trước đây. Chu trình sống của một sản phẩ m sẽ ngắn hơn. giá sản phẩm rẻ hơn, phương thức dịch vụ tố t hơn. Các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể dựa vào chi phí lao động thấp để cạnh tranh. Kênh phân phối EU rất phức tạp, muốn tiếp cận được kênh phân phối EU, các doanh nghiệp phả i nắm được đặc điểm của kênh phân phối để từđó có những biện pháp cụ thể xâm nhập vào. Nhiều khi hàng xuất khẩu Việt Nam thâ m nhập vào thị trường EU chỉ theo một kênh phân phối, việc này đã hạn chế khả năng đẩy mạnh xuất khẩu, đa dạng hoá sản phẩ m và nâng cao giá bán của các doanh nghiệp. Việt Nam có vị trí rất quan trọng trong chính sách thương mạ i của EU, nhưng chưa là thành viên của WTO nên không được đối sử như là thành viên của tổ chức này. Việc mở cửa thị trường EU luôn gắn liền vớ i việc mở cửa thị trường Việt Nam, do đó thì khả năng mở thê m thị trường EU là rất khó. Tóm lạ i, tự do thương mại, toàn cầu hoá là cơ hội và thách thức đối với tất cả các nước. Với Việt Nam, vấn đề này còn rất mới cả về nhận thức và hành động. Đặng Bích Diệp 12
- Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 2 THỰCTRẠNGHOẠTĐỘNGXUẤTKHẨUHÀNGHOÁ VIỆT NAMVÀOTHỊTRƯỜNG EU 2.1. MỐIQUANHỆTHƯƠNGMẠICỦA VIỆT NAMVỚI EU SAUKHI VIỆT NAMTHỐNGNHẤTĐẤTNƯỚC Sau nă m 1975, mố i quan hệ giữa nước Việt Nam th ống nhất và Cộng đồng Châu Âu (EC) dần được thiết lập. Trong giai đoạn 1975-1978, viện trợ kinh tế của EC dành cho Việt Nam là 109 triệu USD, trong đó việ n trợ trực tiếp là 68 triệu USD. Quan hệ Việt Nam – EC đang có những tiến triển thuận lợi thì xảy ra sự kiện Cămpuchia vào năm 1979. Chính vì vậy, nóđã b ị gián đoạn trong một thời gian. Nhưng kể từ cuối năm 1984, EU bắ t đầu nối lại viện trợ nhân đạo cho Việt Nam. Đặc biệt ngày 22/10/1990, Hội ngh ị ngoạ i trưởng EU đã thoả thuận về việc thiết lập quan hệ ngoại giao vớ i Việt Nam ở cấp đại sứ. Đây là một sự kiện hết sức quan trọng, đánh dấu một bước chuyển mới trong quan hệ EU – Việt Nam. Cùng vớ i hoạt động viện trợ nhân đạo, một số nước thành viê n EC đã có quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam như Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Italia và Anh. Đặng Bích Diệp 13
- Luận văn tốt nghiệp Cũng từđó sự hợp tác của EU với Việt Nam không ngừng được mở rộng trên cả quy mô lẫn hình thức nh ư q uan hệ hợp tác, đầu tư, thương mại… Từ năm 1995, năm Việt Nam ký Hiệp định Hợp tác với EU mởđầu cho một thời kì phát triển mới của quan hệ hợp tác song phương, hai bên dành cho nhau quy chếđãi ngộ tối hệ quốc, mở cửa cho hàng của các bên vào thị trường, qui ước hàng xuất x ứ từ Việt Nam đ ược hưởng qui chế thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP), Việt Nam đã có xuất siêu và mức xuất siêu ngà y càng lớ n. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều khô ng ngừng tăng lên hàng năm, trung bình 37,6%/năm thời kì 1990-2000. Năm 1998, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với EU đạt trên 4 tỷ USD; năm 1999 đạt 4,5 tỷ USD; năm 2000 đạt gần 5 tỷ USD; năm 2001 đã vượt hơn 5 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang EU là giày dép, hàng may mặc, cà phê, hải sản, gạo, cao su, than đá, hạt điều, rau quả. Các mặt hàng này chiếm từ 72% - 76% xuất khẩu của Việt Nam vào EU, trong đó lớm nhất là giày dép chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, may mặc (25%), cà phê, hả i sản. Ngoài ra còn có hàng thủ công mỹ n ghệ, nhất làđồ gỗ, hàng gốm sứ. 2.2. THỰCTRẠNGHOẠTĐỘNGXUẤTKHẨUHÀNGHOÁ VIỆT NAMVÀOTHỊTRƯỜNGEU 2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu Hiện nay, EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, là khu vực thị trường xuất khẩu lớn thứ hai sau ASEAN. Từ nă m 1995, nă m Việt Nam kí Hiệp định Hợp tác với EU mởđầu cho một kì phát triển mới của quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã có xuất siêu và mức xuất siêu ngày càng lớn. Điều này có thể thấy rõ qua các số liệu ở bảng 3. Bảng 3: KIMNGẠCHXUẤTNHẬPKHẨU VIỆT NAM – EU (1995 – 2 001) Đơn vị tính: triệu USD Kim ngạch XK của Kim ngạch NK của Kim ngạch XNK Trị giá Nă m Việt Nam sang EU Việt Nam từ EU Xuất siêu Đặng Bích Diệp 14
- Luận văn tốt nghiệp Trị giá Tốc độ Trị giá Tốc độ Trị giá Tốc độ tăng (%) tăng (%) tăng (%) 1995 720 87,6 664,0 39,32 1384 63,7 56,0 1996 900,5 25,07 1142,5 72,06 2043 44,5 - 242 1997 1614,7 79,31 1312,6 14,89 2927,3 44,1 302,1 1998 2079,0 28,81 1255,2 - 4,37 3335,1 17,1 824,7 1999 2515,3 20,19 1062,9 - 15,32 3562,9 3,7 1452,4 2000 2845,1 23,80 1260,1 18,55 3897 13,9 1585 2001 3002,6 24,52 1269,0 0,71 4271,6 19,63 1733,6 Nguồn: Niên giá m Thống kê 2001 - NXB Thống kê. Rõ ràng là quy mô buôn bán không ngừng gia tăng. Tốc độ tăng trưởng thương mại bình quân giữa Việt Nam và EU là 29,52%/năm, tăng trưởng xuất khẩu là 41,32%/năm và tăng trưởng nhập khẩu là 29,52%/năm. Thực tế cho thấy, thị trường EU đã chấp nhận hàng hoá của Việt Nam và triển vọng sẽ còn tăng nhanh hơn nữa. Xuất khẩu của Việt Nam sang EU phát triển mạnh cả về lượng và chất. Cơ cấu hàng xuất khẩu đã có sự thay đổi đáng kể và kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh. Bảng 4: KIMNGẠCHXUẤTKHẨUCỦA VIỆT NAMSANG EU (1997 – 2001) Đơn vị tính: triệu USD 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng kim ngạch xuất khẩu 9185 9360 11541,4 14482,7 15027,0 của Việt Nam (1) Kim ngạch xuất khẩu của 1614,7 2079,0 2515,3 2845,1 3002,6 Việt Nam sang EU (2) Tỷ trọng (2) trong (1) (%) 17,58 22,22 21,79 19,64 19,98 Tổng kim ngạch nhập khẩu 622489 713252 738505 757852 764936 của EU (3) Tỷ trọng (2) trong (3) (%) O,26 0,29 0,34 0,38 0,39 Tốc độ tăng hàng nă m 79,31 28,81 20,19 23,08 19,63 của (2) (%) Đặng Bích Diệp 15
- Luận văn tốt nghiệp Nguồn: Niên giá m thống kê 2001 - NXB Thống kê Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hả i Quan, kim n gạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng với tốc độ bình quân khá cao khoảng 41,32% vào thời điểm sau khi kí Hiệp định Khung về hợp tác (1995-2001). Kết quảđạt được đã chứng tỏ EU làđối tác hỗ trợ rất lớn cho những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân th ương mại trong thời gian dài. Năm 2001, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU chiế m tỷ trọng 19,98% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - EU trong tổng kim ngạch nhập khẩu của EU đang tăng. Cụ thể, năm 1997 là 0,26%; nă m 1998 là 0,29%; năm 1999 tăng lên đến 0,34%; năm 2000 tăng lên 0,38%; năm 2001 tăng lên 0,39% . Qua bảng trên ta thấy giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng nhưng tốc độ tăng không ổn định và lên xuống thất thường, (năm 1998 tăng 28,81% so vớ i năm 1997; năm 1999 tăng 20,19% so với nă m 1998; năm 2000 tăng 23,80% so với năm 1999; năm 2001 ch ỉ tăng lên 19,63% so với năm 2000). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do giá của một số mặt hàng trên thế giới giảm nhiều (đ iển hình là cà phê) và thị trường tất cả các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam đều đang gặp trở ngại trên thị trường EU do quy chế quản lý nhập khẩu của EU gâ y ra. Mặc dù nhu cầu nhập khẩu hàng năm của EU đố i với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta là rất lớn và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này tăng nhanh, thế nhưng tỷ trọng của nó trong tổng kim ngạch nhập khẩu của EU là không đáng kể , chừng 0,34%. Vấn đề có thể lý giả i một phần ở ch ỗ chất lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam chưa đ ược ổn định vàđôi khi không đáp ứng được yêu cầu của bạn hàng EU, như hàng vẫn còn lẫn tạp chất, điều kiện chế b iến thuỷ sản chưa đáp ứng qui định của EU, các vết bẩn trên sản phẩm hàng dệt. Ngoà i ra, còn nhiều trường hợp hàng xuất khẩu của Việt Nam không đảm bảo đúng các quy định trong hợp đồng về quy cách kĩ thuật, số lượng và thời gian giao hàng. Do vậy, làm giả m đáng kể mức lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Đặng Bích Diệp 16
- Luận văn tốt nghiệp Kể từ nă m 1995, EU gồm 15 nước và cả 15 thành viên EU đều có quan hệ buôn bán vớ i Việt Nam tuy mức độ có khác nhau. Việt Nam có 15 thị trường xuất khẩu trong khối EU và tỷ trọng của từng thị trường trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU cũng rất khác nhau. Bảng 5: KIMNGẠCHXUẤTKHẨUCỦA VIỆT NAMSANG EU ( Phân theo nước) Đơn vị: triệu USD Số Tên nước 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 TT 1 Đức 218,0 228,0 411,4 552,5 654,3 730,3 721,8 2 Anh 74,6 125,1 265,2 335,8 421,2 479,4 511,6 3 Pháp 169,1 145,0 238,1 297,3 354,9 380,1 467,5 4 Hà Lan 79,7 147,4 266,8 304,1 342,9 391,0 364,5 5 Bỉ 34,6 61,3 124,9 212,3 306,7 311,9 341,2 6 Italia 57,1 49,8 118,2 144,5 159,4 218,0 237,9 7 Tây Ban Nha 46,7 62,8 70,3 85,6 108,0 137,3 158,5 8 Thụy Điển 4,7 31,8 47,1 58,5 45,2 55,1 53,2 9 Đan Mạch 12,8 23,7 33,2 43,3 43,7 58,4 49,7 10 Phần Lan 4,9 10,1 13,4 19,2 21,9 26,7 27,1 11 Áo 9,3 5,6 11,4 8,4 34,9 23,7 28,9 12 Hy Lạp 1,6 2,1 5,7 7,1 6,8 11,2 14,3 13 BồĐào Nha 3,8 4,1 4,2 4,4 5,2 9,6 11,4 14 Ai len 2,8 3,1 3,3 3,9 6,9 8,2 9,2 15 Lucxămbua 0,3 0,6 1,5 2,1 3,3 4,2 5,8 Tổng 720 900,5 1614,7 2079 2515,3 2845,1 3002,6 Nguồn: Niên giá m thống kê năm 2001- NXB Thống kê Qua số liệu ở bảng trên ta nhận thấy kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang các nước trong khối EU đều tăng hàng năm. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối EU làĐức, chiếm 24,04% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vớ i EU năm 2001, Anh (17,04%), Pháp (15,57%), Hà Lan (12,13%), Bỉ (11,36%), Italia (7,9%), Tây Ban Nha (5,3%), Thụy Điển (1,8%), Đan Mạch (1,6%), Áo (0,96%), Phần Lan (0,9%), Hy Lạp (0,47%), BồĐào Nha (0,4%), Ai Len (0,3%) và Lúcxămbua (0,2%). Đặng Bích Diệp 17
- Luận văn tốt nghiệp 2.2.2. Cơ cấu hàng xuất khẩ u Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang EU là giày dép, hàng dệt may, cà phê, sản phẩm bằng da thuộc, đ ồ gỗ gia dụng, đồ chơi trẻ em và các dụng cụ thể thao, đồ gố m sứ, máy móc thiết b ịđiện và thuỷ hả i sản. Chín mặt hàng nà y thường chiếm khoảng 75% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - EU. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này không ngừng tăng lên ( xem phụ lục3). Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong thời gian gần đây có một và i thay đổi: xuất hiện mặt hàng chế biến sâu ( hàng điệ n tử, đ iện máy ). Tỷ lệ hàng chế biến sâu ngày càng tăng, đặc biệt các mặt hàng điện tử mới xuất hiện vài năm gần đây nhưng đến năm 1999 đãđạt kim ngạch khích lệ ( khoảng 60 triệu USD ). Tỷ trọng hàng xuất khẩu qua chế biến tăng lên chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - EU và tỷ trọng hàng nguyên liệu thô giả m xuố ng 30%, tuy nhiên cho tới nay Việt Nam vẫn chưa có nhiều mặt hàng xuất khẩu chế biến sâu và tinh. Đặc biệt từ năm 1996, nhó m hàng công nghệ phẩ m tăng nhanh, nhất là giầy dép và quần áo; nhóm hàng thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng giảm s út do lượng tôm đông lạnh giả m vìở nhiều khu vực trong nước tô m bị bệnh dịch và qui định nhập khẩu hàng thuỷ sản của EU ngày càng chặt chẽ. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU: hàng chế tạo chiếm 65,5 %; thực phẩ m 19,7%; nguyên liệu thô7,8%; nhiên liệu khoáng sản 2,9%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường này phải kểđến già y dép và các nguyên phụ liệu chiếm 38,6% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – EU; hàng dệt may chiếm 21,3%; cà phê, chè và gia vị chiế m 10,7%; các sản phẩ m bằng da thuộc, bộđồ yên c ương chiếm 6,3%; các sản phẩm gỗ chiếm 3,7%; đồ chơ i, dụng cụ giải trí và thểdục thể thao, phụ tùng và các bộ phận phụ trợ chiế m 2,1%; đ ồ gốm sứ chiếm 2,0%; máy móc thiết bịđ iệ n chiế m 1,1% và một số mặt hàng khác có giá trị nhỏ. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU chủ yếu là sản phẩ m của các ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động, hoặc là hàng có mức độ gia công chế b iến thấp, nguyên nhiên liệ u và nông sản. Đặng Bích Diệp 18
- Luận văn tốt nghiệp 2.2.3. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu Hàng giày dép - Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩ u lớn nhất Giày dép Việt Nam cũng là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớ n. Thị trường chính cho xuất khẩu già y dép vẫn là EU, chiế m 74% tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này trong cả nước. Việt Nam hiện đang là nước đứng thứ hai trong các nước xuất khẩu già y dép vào EU ( sau Trung Quốc ). Hàng giày dép của Việt Nam vào EU sau khi kí Hiệp định Hợp tác ( 1995 ), được nhập khẩu tự do vào EU. Chính vì vậy, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh. Theo số liệu thống kê của Bộ thương mại, nă m 1995 Việt Nam xuất sang EU đạt 481,3 triệu USD; năm 1996 đạt 664,6 triệu USD; năm 1997 đạt 1.032,3 triệu USD; nă m 1998 đạt 1.043,1 triệu USD, năm 1999 đạt 1.135 triệu USD; năm 2000 Việt Nam đã xuất sang EU 200 triệu đô i già y dép các loại, đạt 1.207 triệu đến năm 2001 lên tới 1.360,5 triệu USD; vượt xa mặt hàng dệt may đã từng giữ vị trí thống soái trong thời kì 1992-1995. Các sản phẩm già y dép của Việt Nam xuất sang EU chủ yếu là giày thể thao, chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường này, giày vả i gần 20%, già y nữ xấp xỉ 15%, dép khoảng 17% và giày da hơn 1,5%. Thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam trong Liên Minh làĐức (25,3%), tiếp đến là Anh (21,0%), Pháp (14,3%), Bỉ (12,3%), Itali (8,1%), Hà Lan (7,9%), Tây Ban Nha (4,6%), ThuỵĐiển (2,2%), Đan Mạch (1,3%), Hy Lạp (0,8%), Áo (0,8%), Phần Lan (0,8%), Ai Len (0,6%), BồĐào Nha (0,2%), và Lúc Xăm Bua (0,1%). Tuy kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU tăng nhanh, nhưng chúng ta chủ yếu xuất khẩu theo hình thức gia công ( chiếm trên 70% kim ngạch ) nên hiệu quả thực tế rất nhỏ (25%-30% tổng doanh thu xuất khẩu ). Hàng dệt may - Hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam. Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đặc biệt phát triển mạnh kể từ Đặng Bích Diệp 19
- Luận văn tốt nghiệp khi có Hiệp định buôn bán hàng dệt may (1993). Từ năm 1993 đến nă m 1997, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đã tăng lên đến 80%, từ 250 triệu USD lên đến 450 triệu USD; nă m 1998 đạt 546 triệu USD, năm 1999 đạt 605 triệu USD; năm 2000 đạt 650 triệu USD và năm 2001 đạ t 645 triệu USD chiếm 32,7 %tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Trong cơ cấu xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU thìáo jacket chiếm tỷ trọng khoảng 51,7%, năm 2001 Việt Nam đã xuất khẩu sang EU 18 triệu chiếc, đạt trị giá khoảng 360 triệu USD tăng gấp 3 lần mức xuất khẩu năm 1993; áo sơ mi (11%), quần âu (5%), áo len vàáo dệt kim (3,9%), quần dệt kim (22,7%)… Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong Liê n Minh làĐức (46,9%), Pháp (10,8%), Hà Lan (10,3%), Anh (9,4%), Bỉ (6,1%), Tâ y Ban Nha (5,1%), Itali (4,4%), Đan Mạch (2,0%), Thụy Điển (1,9%), Áo (1,5%), Phần Lan (0,6%), Ai Len (0,4%), Lúc Xă m Bua (0,3%), Hy Lạp (0,2%), BồĐào Nha (0,1%). Cũng giống như mặt hàng dà y dép, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU chủ yếu theo hình thức gia công ( chiếm tỷ trọng gần 80%) nên hiệu quả thực tế rất nhỏ. Đểđẩy mạnh xuất khẩu sang EU trong thờ i gian tới, ngoài nỗ lực của Chính phủ tạo điều kiện cho ngành dệt may p hát triển, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phả i cả i tiến chất lượng vàđa dạng hoá sản phẩm đểđáp ứng yêu cầu của thị trường và có thể cạnh tranh được vớ i các sản phẩm của Trung Quốc và các nước ASEAN khác trên thị trường này khi EU huỷ bỏ chếđộ hạn ngạch. Hàng nông sả n Hàng nông sản là nhóm hàng có nhiều lợi thế và nhu cầu về mặt hàng nà y trên thị trường EU có chiều hướng mở rộng. Hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu sang EU là cà phê, cao su, gạo, chè, gia vị và một số rau quả. Theo qui đ ịnh của EU, những sản phẩ m nà y thuộc nhóm hàng bán nhạy cảm nên được hưởng mức thuế = 35% mức thuế thông thường MFN. Mặt khác, các mặt hàng cao su, cà phê, chè của ta phần nào được tập trung thành các khu sản xuất và chế biến lớn, mang tính công nghiệp. Do đó, việ c Đặng Bích Diệp 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài "Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà tại ngân hàng TMCP Công Thương-chi nhánh Đà Nẵng"
61 p | 1756 | 376
-
Đề tài “Thực trạng và giải pháp trong hoạt động xuất khẩu hàng TCMN tại công ty Artex –Hà Nội”
41 p | 493 | 202
-
Đề tài “Thực trạng hoạt động marketing ở công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác marketing”
110 p | 478 | 177
-
Đề tài: Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2015. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
38 p | 456 | 107
-
Luận văn tài chính doanh nghiệp: Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang
65 p | 363 | 81
-
Đề tài " Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty thiết bị đo điện "
74 p | 281 | 66
-
Đề tài: Thực trạng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong các nhà trường trung học cơ sở
18 p | 609 | 61
-
Luận văn tốt nghiệp Quản Trị Kinh Doanh: Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty Cổ phần hải sản Nha Trang
96 p | 197 | 56
-
ĐỀ TÀI “THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC SIÊU THỊ Ở HÀ NỘI”
29 p | 216 | 53
-
Đề tài: Thực trạng và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh Long An
77 p | 255 | 47
-
Đề tài: Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đà Nẵng – Phòng Giao Dịch Hàm Nghi giai đoạn 2012-2014
77 p | 222 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng hoạt động marketing đa cấp của công ty TNHH mỹ phẩm AVON Việt Nam
108 p | 218 | 41
-
Bài tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên với đề tài:Thực trạng tổ chức hoạt động và thực hiện dịch vụ môi giới tại các sàn giao dịch bất động sản ở Hà Nội
1 p | 425 | 34
-
Đề tài:"Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty VILEXIM"
91 p | 137 | 28
-
Báo cáo kết quả đề tài thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu thực trạng các nguồn nước sinh hoạt của người dân xã Thương Điình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
61 p | 156 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng hoạt động Marketing tại Công ty TNHH UNIRN Việt Nam
65 p | 302 | 23
-
Đề tài: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ INTERNET Ở CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU - VDC
49 p | 107 | 23
-
Đề tài: Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của sinh viên làm việc bán thời gian ngoài giờ lên lớp tại Trường Đại học Vinh và một số giải pháp
10 p | 203 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn