Đề tài " Thực trạng và giải pháp để đẩy lùi tình trạng nhiễm HIV ở trẻ em lang thang thành phố "
lượt xem 64
download
Ngày nay, ở các thành phố lớn của Việt Nam chúng ta thấy có rất nhiều trẻ em lang thang kiếm sống, các em chủ yếu là đến từ các vùng nông thôn và làm đủ mọi nghề để kiếm sống như đánh giầy, bán báo,làm cửu vạn…Trong số các em vì không có đủ kiến thức và kinh nghiệm nên đã có rất nhiều em tiêm chích ma tuý và lây nhiễm HIV, có nhiều em đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ nhưng các em không hề hay biết và vì vậy đã vô tình truyền bệnh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài " Thực trạng và giải pháp để đẩy lùi tình trạng nhiễm HIV ở trẻ em lang thang thành phố "
- Đề tài " Thực trạng và giải pháp để đẩy lùi tình trạng nhiễm HIV ở trẻ em lang thang thành phố " 1
- Mục Lục Lời mở đầu Trang I. Thực trạng tình trạng nhiễm HIV ở trẻ em lang thang ……..2 II. Phạm vi áp dụng ……………………………………............5 III.Chiến lược marketing đề xuất ……………………………...6 1. Phân đoạn thị trường mục tiêu………………………………………..6 2. Các thành phần của chương trình marketing xã hội…………………..9 3. Đánh giá và kiểm tra chương trình …………………………………..19 Kết Luận…………………………………………………………..21 2
- LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, ở các thành phố lớn của Việt Nam chúng ta thấy có rất nhiều trẻ em lang thang kiếm sống, các em chủ yếu là đến từ các vùng nông thôn và làm đủ mọi nghề để kiếm sống như đánh giầy, bán báo,làm cửu vạn…Trong số các em vì không có đủ kiến thức và kinh nghiệm nên đã có rất nhiều em tiêm chích ma tuý và lây nhiễm HIV, có nhiều em đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ nhưng các em không hề hay biết và vì vậy đã vô tình truyền bệnh cho người khác và ngày càng làm gia tăng tỉ lệ người nhiễm HIV. Đó là một vấn đề đáng báo động, nó đã gieo một hồi chuông cảnh báo đối với toàn xã hội khi mà ngày càng có nhiều trẻ em lang thang và nhiễm HIV.Trẻ em là tương lai của đất nước và vì vậy để giải quyết vấn đề này phải được coi là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không phải là công việc của riêng ai. Là nhóm sinh viên khoa marketing trường ĐHKTQD trong khuôn khổ của môn học Marketing xã hội và tính cấp bách của xã hội chúng tôi đã chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp để đẩy lùi tình trạng nhiễm HIV ở trẻ em lang thang thành phố” làm nội dung nghiên cứu. Mục đích của chúng tôi là phân tích thực trạng và tìm nguyên nhân nhiễm HIV ở trẻ em lang thang thành phố, từ đó xây dựng nên các giải pháp để làm giảm tình trạng này, giúp các em có cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai và giảm tình trạng nhiễm HIV ở Việt Nam. Đề tài của chúng tôi bao gồm các nội dung nh ư sau: I.Thực trạng nhiễm HIV của trẻ em lang thang thành phố II. Phạm vi áp dụng chương trình marketing xã hội III. Chiến lược marketing đề xuất. Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô giáo Ths.Doãn Hoàng Minh đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo để đề tài nghiên cứu được hoàn thành 3
- I. Thực trạng tình hình lây nhiễm HIV ở trẻ em lang thang thành phố “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Trẻ em chính là tương lai của đất nước, tương lai của dân tộc. Trẻ em có được nuôi dưỡng tốt, có đủ sức khỏe và được giáo dục tốt thì mới có tương lai tốt, mới tạo ra tương lai tươi sáng cho đất nước. Tuy nhiên có một thực trạng đáng báo động hiện nay đó là số lượng trẻ vị thành niên nhiễm HIV ngày một nhiều, tốc độ gia tăng ngày càng nhanh.Theo UNAIDS, vào cuối năm 2004 ước tính có 121.000 trẻ em đang cùng sống với HIV/AIDS tại Châu á và Thái Bình Dương, chỉ riêng năm 2005 ước tính có khoảng 47.000 trẻ mới bị nhiễm. Theo số liệu của Tổng cục thống kê 1/3 dân số Việt Nam hiện nay đang ở độ tuổi từ 10 đến 24 tuổi, tương đương với khoảng 24 triệu người. Dự báo trong vòng 10 năm tới, số người trẻ tuổi sẽ chiếm phần lớn nhất của dân số Việt Nam. Với việc Việt Nam mở rộng cửa hội nhập với thế giới thì bên cạnh những cơ hội, các thách thức mới cũng xuất hiện như HIV/AIDS, buôn lậu, ma túy... Mà những người trẻ tuổi luôn là những người chịu tác động trước tiên trước mỗi thách thức. Hiện nay ở Việt Nam đã có 76.000 ca HIV dương tính được báo cáo, trong đó có tới hơn 70% những người bị mắc có độ tuổi dưới 30 (Theo thống kê của Bộ Y tế cuối năm 2005, Việt Nam chỉ có khoảng 8.500 trẻ dưới 15 tuổi nhiễm HIV, trong đó trẻ em đường phố chiếm đại đa số). Số lượng ca mắc mới ngày càng tăng nhanh trong khi những người trẻ tuổi lại không được trang bị đầy đủ kiến thức để đối mặt với hiểm họa này. Những quan niệm sai lầm về giáo dục giới tính, về HIV/AIDS, về việc tuyên truyền sử dụng bao cao su vẫn đang tồn tại. Bên cạnh đó là sự kỳ thị, xa lánh, sợ hãi của những người xung quanh đối với nạn nhân của căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS. Sự phân biệt đối xử đang ngày một lan rộng đặc biệt là với các nạn nhân trẻ tuổi. Họ thường bị bỏ rơi tại bệnh viện, trại cải tạo mà ít có sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ của cộng đồng. 4
- Mặt khác hiện nay các chương trình xã hội nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục để đẩy lùi HIV/AIDS đặc biệt là tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS ở trẻ em đường phố hoạt động không hiệu quả, chưa dành được sự quan tâm đúng mức từ phía cộng đồng. Các giáo dục viên đường phố vẫn còn thụ động với công tác này. Họ khá e ngại khi phải đối mặt với trẻ có nguy cơ bị nhiễm HIV và việc nhận chăm sóc trẻ đường phố bị nhiếm HIV cũng chỉ là những tấm lòng hảo tâm của một vài cá nhân chứ chưa có chính sách dành cho đối tượng này. Có một số điểm khám sức khỏe miễn phí nhưng chưa phát huy tác dụng, hoạt động không liên tục, nhân viên y tế không thân thiện... Khi xây dựng chương trình này, chúng tôi muốn nhắm tới 2 mục đích: - Mục đích trước mắt: + Thu hút sự quan tâm, giúp đỡ của cộng đồng dành cho trẻ em lang thang đường phố + Giáo dục, nâng cao khả năng tự bảo vệ của các em trước sự tấn công của HIV/AIDS đặc biệt là những em nghiên ma túy. + Cung cấp các dịch vụ, phương tiện... cho các em để các em có thể tự phòng tránh - Mục đích lâu dài: + Đẩy lùi HIV/ AIDS ra khỏi cộng đồng + Hạn chế và tiến tới xóa bỏ tình trạng trẻ em nông thôn bỏ ra thành phố kiếm sống, trẻ bỏ nhà đi lang thang. Đối tượng công chúng mục tiêu mà chúng tôi lựa chọn cho chương trình marketing xã hội này chính là: Những trẻ em lang thang đường phố, đặc biệt là những đứa trẻ nghiện ma túy xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau: - Theo báo cáo của tổ chức WHO, cuối năm 2001 ở Việt Nam có khoảng 2500 trẻ em nhiễm HIV nhưng đến đầu năm 2006 đã có 8500 trẻ nhiễm. Đây là 5
- những con số đáng báo động. Nó cho thấy tốc độ gia trẻ nhiễm HIV ngày càng nhanh và sự đe dọa của hiểm họa HIV/ AIDS với trẻ em ngày càng lớn - Trong số 8500 trẻ bị nhiễm HIV/ AIDS trẻ đường phố chiếm tỷ lệ đại đa số. (Thống kê của Bộ Y tế). Đây là những đứa trẻ dưới 16 tuổi kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau như ăn xin, bán báo, bán vé số, đáng giầy, bán hàng rong, trộm cắp, móc túi, bán dâm... - Kết quả điều tra tại Hà Nội cho thấy 69% trẻ em nhiễm HIV do tiêm chích ma túy, 13% do mẹ truyền sang con, 2.9% do lây qua đường tình dục... - Trẻ em đường phố rất dễ bị lây nhiễm HIV/ AIDS vì không có thông tin, không có kiến thức về căn bệnh nguy hiểm này trong khi cuộc sống của các em rất đơn độc, phải ngủ ngoài đường, không ai bảo vệ, phải tự kiếm kế mưu sinh nên rất dễ bị lôi kéo sử dụng ma túy, bán thân để kiếm sống và thỏa mãn cơn nghiện. Các em không đủ khả năng tự bảo vệ để tránh khỏi nguy cơ lây nhiễm HIV. - Kiến thức về HIV của trẻ em đường phố rất hạn chế. Có đến 20% trên 400 trẻ được hỏi cho rằng AIDS là bệnh của người lớn, trẻ em không bị AIDS. Các em này cũng cho rằng bệnh này có thể chữa khỏi. Điều này càng chứng tỏ trẻ e m đường phố có nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao và chưa được quan tâm đúng mức, chưa được giáo dục, phổ biến các kiến thức để tự bảo vệ bản thân và cộng đồng. - Đôi khi những đứa trẻ nghiện ma túy cũng có ý thức sợ nhiễm HIV muốn đi cai nghiện nhưng chúng không biết phải làm như thế nào lại không có tiền... II. Phạm vi áp dụng Chương trình Marketing xã hội này sẽ được triển khai trước tiên ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh bởi vì đây là hai trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, nơi tụ họp của hầu hết trẻ lang thang đường phố. Trong số tẻ em lang thang đường phố có tới 3/4 trẻ là từ các vùng nông thôn nghèo bỏ ra thành phố. Chúng bị cuộc sống giàu sang ở thành phố cuốn hút, lôi kéo. Theo thống kê 6
- hiện nay chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh đã có tới hơn 10.000 trẻ em lang thang đang bị đại dịch HIV đe dọa Mặt khác đây là các thành phố lớn có nhiều điều kiện tốt hơn về nhân lực, tài chính, phương tiện... để triển khai chương trình. Từ những thành công của chương trình có thể nhân ra các thành phố, địa phương khác dễ dàng hơn. III.Chiến lược marketing đề xuất: 1.Phân đoạn đối tượng mục tiêu: Hoàn cảnh bình thường Lang thang đường phố Trẻ em Người trưởng thành Tình trạng nhiểm HIV của trẻ em đường phố có quan hệ trực tiêp hoặc gián tiêp đến không ít các đối tượng,thành phần trong xã hội.Vì vậy để thu được hiệu quả như mong muốn,chúng ta phải xác định hết sức rõ ràng các đoạn công chúng mục tiêu của chương trình Marketing xã hội Trong số các đối tượng trẻ em lang thang thì có không ít các trường hợp đã bị nhiễm HIV từ các nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh đó cũng có các đối tượng chưa bị nhiễm HIV.Vơí phạm vi của đề tài chúng tôi lựa chọn các đói tưọng trẻ em lang thang đường phố chưa bị nhiểm HIV làm công chúng mục tiêu.Gia đình, nhà trường, đoàn thanh niên, hội phụ nữ,các cán bộ an ninh cơ sở…là các đoạn công chúng ảnh hưởng. a.Công chúng mục tiêu: 7
- Trẻ em lang thang là một nhóm xã hội hết sức nhạy cảm.Đại đa số các em bị thất học, từ nông thôn lên thành phố kiếm sống, phải chịu nhiều sức ép từ cuộc sống, cộng với sự mặc cảm sẵn có với xã hội bên ngoài làm cho các đối tượng này trở lên rất khó tiêp cận. Các đói tượng này có độ tuổi dao động khoảng từ 8 đến 16 tuổi.Hầu hết các em đều có trình độ văn hoá thấp, bỏ học sớm .Trong số các đối tượng này cũng đã có một số em có đôi chút hiểu biết về HIV/AIDS,các con đường lây truyền cũng như biện pháp phòng tránh.Tuy nhiên con số này là rất nhỏ, nếu không muốn nói là hiếm hoi. Số trẻ em lang thang thường cú nhiều biến động.Nhúm trẻ này đến rồi đi, khi cỏc em lang thang trờn hố phố kiếm sống, khi làm việc trong những điều kiện tương đối ổn định và đụi khi cỏc em kiếm sống bằng cỏc hoạt động rất đỏng ngờ. Một số trẻ về quờ giỳp đỡ gia đỡnh trong dịp mựa màng rồi lại đến ỏc thành phố vỡ vậy nờn rất khú kiểm soỏt Trung tâm truyền thông sức khoẻ thành phố Hà Nội vừa tiến hành một cuộc khảo sát trực tiếp bằng cách phỏng vấn trực tiếp khoảng 400 trẻ em lang thang đường phố.Kết quả cho thấy, đa số các em đều không biết dùng chung bơm kim tiêm khi sử dụng ma tuý, quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người là đối diện với nguy cơ bị lây nhiễm HIV.Thậm chí một số em còn cho rằng, AIDS là căn bệnh của người lớn và hoàn toàn có thể chữa khỏi. Điều này đem đến cho chúng ta một thực trạng hết sức đáng báo động: mỗi trẻ em lang thang đều có nguy cơ bị lây nhiễm hay có thể lây nhiểm HIV cho người khác, trong khi chúng không hề có một chút kiến thức nào để phòng tránh. Các trẻ em này hầu hết đều có hoàn cảnh đặc biệt, gia đình khó khăn,phải gánh chịu sức ép kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình. Dẫu đã có một số em nhận thức đựơc nguy cơ của mình song vì nhiều lí do khỏc nhau mà lí do lớn hơn cả là sức hút vật chất trước mắt nên đành nhắm mắt đưa chân.Vì thế khả năng đưa các em trở về nhà từ bỏ cuộc sống lang thang là rất nhỏ.Thực tế thì đã có các 8
- chương trình gom trẻ em lang thang đem trả về gia đình song chỉ một thời gian ngắn sau khi trở về gia đình các em lại tiếp tục bỏ nhà lên thành phố tái lang thang. Đã có những trường hợp trẻ em lang thang đường phố được các anh chị giáo dục viên đường phố hướng dẫn cách phòng tránh HIV song nếu còn nhớ thì cũng do nguyên nhân này hay nguyên nhân khác mà các em bỏ qua, không hề áp dụng chúng. Cho dù số lượng bao nhiêu hay hoàn cảnh sinh sống như thế nào thì mỗi trẻ em lang thang đều ở trong tình trạng hết sức dễ bị tổn thương. Đường phố với những hiểm hoạ khôn lường sẽ có những tác động tiêu cực đến sự phát triển của bản than các em. Những bài học từ đường phố ngày càng tàn nhẫn hơn với các em. Trẻ em đường phố không được đến trường học, không được chăm sóc sức khoẻ thich đáng, không được chăm lo phát triển tinh thần và hỗ trợ để trở thành những công dân khoẻ mạnh và toàn diện và đặc biệt là các em luôn phải đối mặt với nguy cơ HIV/AIDS rình rập sãn sang bổ xuống đầu bất cứ lúc nào. b,Công chúng ảnh hưởng: Nguy cơ mà nhóm công chúng mục tiêu nêu trên phải đối mặt là hệ quả tất yếu của vấn nạn lao động trẻ em-một vấn đề xã hội nhức nhối đang được ra.Đây là một vấn đề có liên quan đến không ít các lực lượng xã hội mà nổi bật nhất đó là bản thân các gia đình(người chủ gia đình: cha, mẹ,ông, bà…)có con em bỏ nhà ra thành phố hay các cơ quan đoàn thể,trường học cơ sở. *Các bậc cha mẹ: Như đã nói ở trên, đại đa số trẻ em lang thang đường phố đều có hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn,cha mẹ mất sớm hay ốm đau bệnh tật.Song bên cạnh đó cũng có không ít các bậc cha mẹ chỉ vì cái lợi nhỏ trước mắt mà bắt con cái mình phải bỏ nhà lên thành phố kiếm tiền, đánh mất tương lai.Trình độ hiểu biết của họ là hết sức thấp kém. Họ hoàn toàn không biết thâm chí có những 9
- trường hợp biết rõ nguy cơ mà con em mình phải đối mặt song vẫn chấp nhận nhắm mắt làm ngơ. Một cuộc điều tra mới đây cho thấy có gần 40% cha mẹ của trẻ lao động sớm cho rằng trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ là của xã hội và cộng đồng. Cũng theo kết quả trên, chỉ có 67,5% bậc cha mẹ cho rằng gia đình là môi trường sống tốt nhất cho trẻ, 96% bậc cha mẹ được hỏi không rõ các quy định về quyền trẻ em… Để giải quyết tạn gốc tình trạng trẻ em lang thang thì vai trò của các bậc cha mẹ là rất lớn.Tuy có những trường hợp cha mẹ vì quá tham lợi trước mắt mà đẩy con cái ra ngoài xã hội đối đầu với đầy rẫy những nguy cơ phải đối mặt.Song phần lớn các bậc cha mẹ đều rất thương con, chỉ hoàn toàn là do hoàn cảnh hay thiếu hiểu biết nên mơí dẫn đến tình trạng đã nêu ở trên.Để họ có cách nghĩ,các làm khác tuy khó nhưng khả năng thành công là không nhỏ. *Các lực lượng xã hội khác: nhà trường, đoàn thanh niên, hội phụ nữ,cán bộ địa phương… Hàng ngày, hàng giờ trẻ em lang thang luôn phải đối mặt với những nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao song điều này không hề được xã hội quan tâm đúng mức. Đã có một số chương trình xã hội được triển khai nhằm giải quyết tình trạng trên song hiệu quả là chưa cao. Các chương trình hầu như chỉ được triển khai với quy mô nhỏ, thiếu hoàn toàn những chính sách, chiến lược dài hơi để giải quyết tình trạnh đã nêu ở trên. Bên cạnh đó, sự nhận thức chưa đúng đắn về phòng ngừa và xoá bỏ lao động trẻ em của các ngành, các cấp đã dẫn đến hậu quả là việc quan tâm, chỉ đạo, đầu tư kinh phí, nhân lực cho việc giải quyết vấn đề này còn hạn chế cũng là một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến nguy cơ cao về HIV của trẻ em đường phố. Các bộ, ngành, đoàn thể chưa có sự phối hợp đồng bộ thống nhất và triệt để việc giải quyết vấn đề trên.Thêm vào đó vẫn còn một số người có thái độ xa lánh,coi trẻ em lang 10
- thang là những đối tượng hoàn toàn hư hỏng không thể cải tạo hay giáo dục lại từ đầu nên không hề có ý thức can thiệp dẫn đến tình trạng ngày càng xấu đi. Vì vậy ngoài các đối tượng trực tiếp là trẻ em lang thang chương trình cũng cần hướng tới các đối tương công chúng có ảnh hưởng như đã nêu ở trên. Điều đó cho phép chúng ta đạt được hiệu quả trong các chương trìng hoạt động một cách rõ ràng và toàn diện hơn. 2.Các thành phần của chương trình Marketing xã hội: a,Sản phẩm: Các chương trình Marketing xã hội được triển khai sẽ cung cấp cho các đối tượng những sản phẩm hữu ích với ba cấp độ đó là sản phẩm cơ bản, sản phẩm bổ sung và những lợi ích mang lại. *Sản phẩm cơ bản: Sản phẩm cơ bản mà chúng ta cung cấp cho các đối tượng công chúng mục tiêu là trẻ em lang thang đó là việc không sử dụng ma tuý, không dùng chung bơm kim tiêm khi sử dụng ma tuý, không có quan hệ tình dục và sử dụng bao cao su khi có quan hệ tình dục. Đối với các đối tượng trẻ em lang thang thì nguy cơ HIV xâm nhập và phá hoại tương lai chính là từ việc sử dụng ma tuý và có các hoạt động tình dục không an toàn.Những sản phẩm cơ bản của chương trình Marketing xã hội vùa nêu ở trên cho phép các đối tượng công chúng mục tiêu của chung ta giảm thiểu được nguy cơ nhiểm HIV đồng thời có khả năng tự bảo vệ bản thân, gia đình và người thân từ những hiểm hoạ của đường phố. Việc xác định sản phẩm cơ bản của chương trình Marketing xã hội giúp chúng ta có được cái nhìn toàn cảnh về nhu cầu của các đối tượng mục tiêu. Nó đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng các biến số c òn lại trong chương trình mà chúng ta thực hiện. 11
- *Sản phẩm bổ sung: Những sản phẩm cơ bản đó được cụ thể hoá thành những vật dụng như bơm kim tiêm & bao cao su hay các dịch vụ như chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh miễn phí hay các chương trình truyền thông, giáo dục về các kiến thức phòng tránh HIV/AIDS, những kĩ năng tự bảo vệ cũng như bảo vệ cộng đồng. Những sản phẩm đó không hề khó cung cấp song vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để chúng được các đối tượng mục tiêu của chúng ta sử dụng.Thực tế cho thấy đã có không ít các sản phẩm như thế được cung cấp trong các chương trình trước đó song nó hoàn toàn mang lại hiệu quả. Ngoài những nguyên nhân khách quan xuất phát từ phía các đối tượng mà chúng ta hướng tới thì cũng có không ít các nguyên nhân xuất phát tư phía chính các sản phẩm mà chúng ta đã cung cấp. Đôi khi các sản phẩm của chúng ta thiếu hoàn chỉnh chẳng hạn như các chương trình giáo dục, tuyên truyền chiếu lệ không có được sự tâm huyết làm việc hết mình của các giáo dục viên hay cộng tác viên đường phố. Điều này đặt ra cho chúng ta một sự đòi hỏi đó là tính chất lượng của các sản phẩm được cung cấp. Đây là một vấn đề nhạy cảm và khá quan trọng thường nảy sinh trong các ch ương trình Marketing xã hội. Bởi các chương trình này hoạt đọng không với mục đích đơn thuần là lợi nhuận, cái mà các chương trình mang lại không phải lợi ích trực tiếp của người cung cấp sản phẩm mà là những lợi ích của cộng đồng. *Lợi ích mang lại cho các đối tượng mục tiêu: Khi sử dụng sản phẩm mà chương trình mang lại các đối tượng trẻ em lang thang sẽ có đầy đủ kiến thức, kĩ năng cũng như các công cụ để phòng tránh lây nhiểm HIV/AIDS.Có thể phân tích một cách rõ hơn về lợi ích mà các sản phẩm này mang lại thông qua việc phân chia thành ba loại lợi ich, đó là những lợi ích mang tính chức năng, những lợi ích mang tính tinh thần và những lợi ích mang tính biểu tượng. 12
- Về những lợi ích mang tính chức năng, đó là sự an toàn, là việc sức khoẻ của các đối tưọng được đảm bảo.Khi sử dụng những sản phẩm mà chương trình cung cấp các em sẽ không bị lây nhiễm HIV,bảo vệ sức khoẻ. Đối với trẻ em lang thang thì lợi ích này là cơ bản và quan trọng nhất. Khi mà nguy cơ về sức khoẻ và bệnh tật hiển thị rất rõ rang ngay trước mắt thì điều mà các em cần trước tiên đó là sức khoẻ được bảo vệ. Cần cho đối tượng công chúng mục tiêu của chúng ta thấy rõ được lợi ích trực tiếp và vô cùng quan trọng đó. Chính lợi ích này sẽ là động lực lớn nhất để các em từ bỏ những hành vi hiện tại và sử dụng các sản phẩm mà chương trình Marketing xã hội của chúng ta cung cấp. Tiếp đến là những lợi ích mang tính tinh thần, đó là các em sẽ không còn lo lắng về nguy cơ nhiễm HIV của mình, tương lai của các em sẽ được đảm bảo hơn. Các sản phẩm không chỉ mang đến lợi ích tinh thần cho riêng các đối tượng trẻ em lang thang mà còn tạo ra sự yên tâm hơn ở phía những người có trách nhiệm với các em như các bậc cha me, người than, hay cộng đồng. Cuối cùng là những lợi ích mang tính biểu tượng, đó là các sẽ không còn là những kẻ nghiện ngập, những kẻ thiếu hiểu biết và là gánh nặng cũng như là mối đe doạ về nguy cơ lây nhiểm HIV cho cộng đòng trong mắt của những người khác. Và vì thế các em sẽ không bị người đời khinh bỉ, sợ sệt, đề phòng và xa lánh.Xoá bỏ nguy cơ lây nhiểm HIV cho trẻ em đ ường phố là một trong những biện pháp làm lành mạnh hoá môi trường sống làm cho xã hội, cộng đồng trở lên an toàn và văn minh. b, Giá cả: Khi lựa chọn sử dụng sản phẩm của chương trình các đối tượng mục tiêu của chúng ta sẽ phải chấp nhận những sự đánh đổi.Chương trình Marketing xã hội được triển khai không với mục tiêu lợi nhuận vì thế sự đánh đối của công chúng mục tiêu không thể hiện ra trong sự trao đổi hang hoá thông th ường. Khi chấp nhận sự thay đổi hành vi theo định hướng của chương trình các đối tượng trẻ em đường phố sẽ mất đi những cơ hội về tài chính trước mắt có được khi thực hiện 13
- những hành vi trước đây. Đây chính là rào cản lớn nhất ngăn các đối t ượng công chúng mục tiêu tiếp cận và sử dụng sản phẩm của chúng ta. Do đó đối với những sản phẩm mang tính vật chất nh ư bơm kim tiêm, bao cao su hay các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cần được cung cấp miễn phí cho các đối tượng. Các đối tượng trẻ em lang thang có cuộc sống hết sức khó khăn, luôn luôn thiếu thốn cả về những điều kiện sống cơ bản nhất. Vì vậy sẽ không hoàn toàn nếu như các em khi có sử dụng ma tuý sẽ dùng chung bơm kim tiêm hay sử dụng lại những bơm kim tiêm mà người khác đã dung vứt lại bởi kiếm được thuốc thoả cơn nghiền đã là điều quá sức với các em. Vì thế nếu không được cung cấp miễn phí thì chắc chắn tình trạng dùng chung bơm kim tiêm sẽ không thể dừng lại. Trường hợp sử dụng bao cao su khi có quan hệ tình dục cũng vậy. Thêm vào nữa có những trường hợp khách không đồng ý, nhất là khách nước ngoài thì các em sẽ sẵn sang không sử dụng chúng. Thêm nữa khi chấp nhận những sự thay đổi trong hành vi của mình các em sẽ có nguy cơ phải chấm dứt cuộc sống lang thang-nguyên nhân sâu xa nhất ngăn cản các em trong việc thay đổi hành vi. Thực tế cho thấy sức hút từ cuộc sống nhộn nhịp ở các thành phố lớn tác động đến các em rất mạnh mẽ. Chính vì thế mà đã có không ít các trường hợp trẻ em lang thang đã được đưa về quê song chỉ một thời gian rất ngắn sau đó lại tiếp tục bỏ nhà ra thành phố. Những phân tích ở trên cho thấy để có được hiệu quả như mong muốn chúng ta cần phải chỉ ra cho các đối tượng công chúng mục tiêu thấy được những giá trị mà các em nhận được khi sử dụng những sản phẩm của ch ương trình. Đó chính là điều cốt lõi dẫn đến sự thay đổi trong tâm trí cũng như hành vi của các đối tượng. Cần chỉ ra cho các em thấy được những gì sẽ chờ đợi mình khi vẫn lặp lại những hành vi nguy hiểm như trước đây. Nhấn mạnh vào sự thay đổi cuộc đời cũng như những bảo đảm cho tương lai của các em, bởi vì đối với các em một sự hứa hện cho tương lai rất dài sau này là vô cùng quan trọng. Cho các em thấy rằng khi chấp nhận thay đổi những hành vi hiện tại chính là việc tự tạo cho mình một sự 14
- đảm bảo cho tương lai đồng thời có cơ hội thay đổi cuộc đời lang thang khổ cực của mình. c,Phân phối: Như đã nêu ở trên, trẻ em lang thang là một lực lượng xã hội khá nhạy cảm.Việc tiêp cận các đối tượng này là tương đối khó khăn, nó đòi hỏi chúng ta cần phaỉ có sự nghiên cứu hết sức kĩ lưỡng về phân phối. Để không chỉ tiếp cận được với sản phẩm mà trẻ em lang thang sẽ sẵn sàng tiêu dùng chúng. Đối với các sản phẩm vật chất như bơm kim tiêm,hay bao cao su miễn phí cần phải đặt tại những nơi thuận tiên, dễ lấy, nơi tập trung nhiều trẻ em đường phố.Các thùng đựng bao cao su hay bơm kim tiêm miển phí cần phải được đặt tại vị trí mà các em có thể nhận thấy rõ ràng đồng thời lại không quá thu hút sư chú ý của người khác.Có một thực tế là không ít các thùng cung cấp miễn phí các sản phẩm này thường chỉ có sản phẩm ở bên trong trong một thời gian ngắn khi chương trình mới được thực hiên còn lại sau một thời gian chúng thường rơi vào tình trạng rỗng không đầy bụi bặm. Điều này chi thấy sự thiếu hiệu quả của các chương trình và vì thế đòi hỏi cần có sư quan tâm nhiều hơn nữa đối với các chương trình trên.Các sản phẩm này cũng có thể được phân phối một cách trực tiếp cho các em thông qua lực lượng cộng tác viên đường phố. Việc phân phối các sản phẩm vô hình khác của chương trình như các kiến thức về nguy cơ cũng như các biện pháp phòng tránh HIV của trẻ em lang thang sẽ được thực hiện trong quá trình truyền thông Trước khi thực hiện các hoạt động này cần phải xác định cụ thể địa điểm tiếp cận trẻ em lang thang, đồng thời cần phải đ ào tạo đội ngũ cộng tác viên để tạo nên hiệu quả của chương trình.Lực lượng cộng tác viên này ngoài việc cung cấp các sản phẩm miễn phí họ sẽ là các giáo dục viên cung cấp cho trẻ lang than g những thông tin về sức khoẻ sinh sản, về nguy cơ HIV đối với các em đồng thời các biện pháp phòng tránh. d,Các hoạt động truyền thông: 15
- Thực tế cho thấy nguy cơ mà các đối tượng trẻ em lang thang phải đối mặt l à rất lớn song các em không hề có sự thay đổi trong hành vi của mình. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó nguyên nhân lớn nhất, cơ bản và bao trùm nhất đó chính là xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của các em về chính những nguy cơ của bản thân. Kiến thức về HIV/AIDS của các trẻ e m lang thang là vô cùng thiếu. Có những trường hợp trẻ em lang thang không hề nghĩ rằng HIV/AIDS là một bệnh nguy hiểm,chỉ là bệnh của người lớn, thậm chí còn chữa được, hay như một số em không biết một chút gì về các con đường lây nhiễm HIV và các cách phòng trách. Các em vẫn sử dụng chung bơm kim tiêm hay không dung bao cao su khi có quan hệ tình dục mà mảy may không biết rằng đó chính l à con đường huỷ hoại sức khoẻ và tương lai cuộc song của chính bản thân các em. Thêm một nguyên nhân khác nữa, đó là có một số các đối tượng trẻ em lang thang có hiểu biết về các con đường lây nhiễm cũng như các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS nhưng các em đã gặp phải không ít trở ngại trong việc từ bỏ những hành vi, thói quen hết sức nguy hiểm đó. Trở ngại đầu tiên mà các em gặp phải đó chính là sự thiếu thốn về vật chất của cuộc sống lang thang. Đối với các em thì việc chi tiêu một khoản trong thu nhập hết sức ít ỏi của mình cho những sản phẩm tạo ra sự an toàn cho bản thân như bơm kim tiêm mua mới hay bao cao su là hết sức khó khăn và đối lúc là không thể. Một rào cản nửa đó là tình trạng không thể tự bảo vệ bản thân từ những cám dỗ, đe doạ từ cuộc sống xung quanh. Đ ã có những trường hợp trẻ em lang thang đã được các cộng tác viên đường phố hướng dẫn về các biện pháp phòng tránh song khi nh ận được sự không đồng ý hay thậm chí đe doạ từ những người xung quanh mà các phải chấp nhận những hành vi đó. Từ những phân tích ở trên thì có thể thấy được sự quan trọng của truyền thông trong chương trình mà chúng ta triển khai như thế nào. Để các đối tượng trẻ em lang thang nhận thức được một cách đúng đắn và toàn diện về nguy cơ cũng như những biện pháp phòng tránh HIV/AIDS cho bản thân và cộng đồng thì vai trò 16
- của các chương trình truyền thông là rất lớn. Vì thế cần có một sự đầu tư đúng mức cho hoạt động này. Về các thông điệp, nội dung các thông điệp ngoài việc nêu rõ nguy cơ cũng như các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS cho các đối tượng mục tiêu thì cần chỉ rõ cho các em thấy lợi ích to lớn khi các em chấp nhận từ bỏ những hành vi hiện tại. Các thông điệp cần được thiết kế một cách dễ hiểu nhất và đồng thời cho thấy sự đồng cảm của xã hội đối với những mảnh đời bất hạnh như các em. Nên đua vào nội dung thông điệp những tình cảm hết sức thân thiết đối với lứa tuổi các em như tình cảm của cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè hay người thân. Về hình thức truyền thông có thể lựa áp dụng các hình thức truyền thông cá nhân , truyền miệng ;truyền thông tại các địa điểm mang tính chất cộng đồng hay qua các kênh đại chúng. Trong đó thì hai hình thức đùa sẽ được ưu tiên hơn cả. Kªnh c¸ nh©n, truyÒn miÖng: Sö dông c¸c chuyªn gia vÒ HIV/AIDS, c¸c t×nh nguyÖn viªn nh thanh niªn, häc sinh vµ sinh viªn,céng t¸c viªn ®êng phè ®Ó tiÕp cËn c¸c em hoÆc thËm trÝ nh÷ng ngêi b¹n th©n , ngêi næi tiÕng mµ c¸c em biÕt ®Ó truyÒn th«ng ®iÖp ®Õn c¸c em. Khi ®ã hiÖu qu¶ truyÒn th«ng sÏ hiÖu qu¶ h¬n. Kªnh t¹i c¸c ®iÓm mang tÝnh chÊt céng ®ång:§ã lµ c¸c kªnh truyÒn th«ng t¹i c¸c trung t©m y tÕ vµ ch¨m sãc søc khoÎ, c¸c trung t©m gi¸o dôc vµ båi dìn g cña céng ®ång, c¸c bÖnh viÖn vµ c¸c trung t©m ch¨m sãc søc khoÎ vµ t vÊn miÔn phÝ. Kªnh th«ng tin ®¹i chóng: Sö dông c¸c ph¬ng tiÖn nh ®µi ph¸t thanh, pan«, apphich t¹i c¸c ®Þa ®iÓm c¸c em hay lui tíi sÏ cã t¸c dông lín ®èi víi ho¹t ®éng truyÒn th«ng e,Công chúng: Để một chương trình marketing xã hội thành công thì ngoài các thành phần trên không thể thiếu được thành phần công chúng (cá nhân, nhóm) có liên quan 17
- đến chương trình, có tác dụng rất lớn đến sự thành công hay thất bại của chương trình cũng như đến sự thay đổi hành vi của đối tượng mục tiêu. Công chúng của chương trình marketing xã hội bao gồm:Công chúng mục tiêu và công chúng bên ngoài. Công chúng mục tiêu trong chương trình của chúng tôi : đó là các cộng tác viên đường phố, các tình nguyện viên và các chuyên gia về HIV/AIDS. Họ phải hiểu được các tác hại của HIV/AIDS đối với sức khoẻ, cuộc sống của các em hiện tại cũng như trong tương lai, các con đường lây truyền, các nội dung và kế hoạch thực hiện của chương trình marketing xã hội. Công chúng bên ngoài có thể bao gồm cả công chúng mục tiêu và công chúng ảnh hưởng như bạn bè, người thân, gia đình, các trung tâm chăm sóc tư vấn sức khoẻ, bệnh viện, các tổ chức ở địa phương của các em như hội phụ nữ, đoàn thanh niên có tác dụng ngăn chặn hành vi của các em ngay tại địa phương không cho các em lên thành phố kiếm sống và sẽ có nguy cơ tiêm chích ma tuý và lây nhiễm HIV.Công chúng bên ngoài có tác dụng hỗ trợ và ngăn cản hay cản trở sự thay đổi hành vi của các em như hỗ trợ các em về nhận thức các tác hại của tiêm chích ma tuý và lây nhiễm HIV, cung cấp cho các em các kỹ năng và phương tiện tránh lây nhiễm HIV hiệu quả, các biện pháp bảo vệ sức khoẻ của các em và người thân. f, Đối tác: Các chương trình marketing xã hội thường phức tạp và đòi hỏi các nguồn lực lớn nên cần thiết phải huy động được các đối tác khác cùng tham gia. Các đối tác làm tăng độ tin cậy của chương trình, mở rộng phạm vi hoạt động của chương trình, tăng cường nguồn lực và nâng cao vị thế của chương trình. Các đối tác của chương trình có thể là các cơ quan báo chí và truyền thông, Bộ y tế, các tổ chức phòng tránh và chống lây nhiễm HIV ở Việt Nam và các tổ chức nhân đạo phi chính phủ đang hoạt động tại Việt Nam với mục đích l à làm 18
- giảm tỉ lệ nhiễm HIV, nâng cao nhận thức của người dân, các doanh nghiệp lớn và thành công trên thị trường như Honda Việt nam, Cà fê Trung Nguyên,các ngân hang thuơng mại Nhà nước và cổ phần… Các tổ chức phòng tránh và chống lây nhiễm ở Việt Nam, Bộ y tế cung cấp cho chúng ta kinh nghiệm thực hiện các chương trình, các cơ quan báo chí và truyền thông hỗ trợ chúng ta các nguồn lực trong việc thiết kế và truyền thông điệp đến đối tượng mục tiêu, xây dựng các chương trình truyền thông. Các doanh nghiệp lớn thành công có thể cung cấp tài chính và các vật dụng miễn phí phục vụ chương trình, đổi lại ta có thể quảng cáo cho nhãn hiệu của họ. Để có thể thực hiện chương trình một cách thường xuyên và lâu dài cần phải có quan hệ tốt với các đối tác và tìm kiếm các đối tác tiềm năng . Các đối tác tiềm năng phải đem lại lợi ích cho chúng ta và ngược lại họ cũng sẽ nhận được các lợi ích từ phía chúng ta, tức là quan hệ trao đổi hai bên cùng có lợi . g,Tài chính: Các chương trình marketing xã hội để thực hiện được đòi hỏi phải có nguồn tài chính lớn: cho việc thuê các phương tiện truyền thông, mua các vật dụng cần thiết và các chi phí bằng tiền khác để thực hiện chương trình .Tuy nhiên để đáp ứng được nguồn tài chính này người làm marketing xã hội phải biết huy động được các nguồn trong xã hội. Nguồn này có thể là tiền từ các tổ chức từ thiện, tiền tài trợ của các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ hoạt động vì mục đích từ thiện hay tiền của các cá nhân có lòng hảo tâm… Trong chương chình của chúng tôi, chúng tôi sẽ huy động tài chính từ các tổ chức từ thiện và tài trợ của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn. Để chương trình có thể hoạt động được chúng tôi cần thực hiện huy động khoảng 8 trđ( tiền chi phí làm quảng cáo, mua bao cao su miễn phí, tiền đi lại, mua vật dụng cần thiết) và thực hiện trong vòng một tháng rầm rộ tại các thành phố lớn và sau đó cứ cách hai tháng chúng tôi lại thực hiện lại một lần nữa, tuy nhiên trong thời 19
- gian chương trình không thực hiện bao cao su vẫn được phát miễn phí tại các điểm và các chương trình quảng cáo như tờ rơi, áp phích vẫn được thực hiện. Vì chương trình phải thực hiện liên tục như vậy cho nên phải đảm bảo nguồn tài chính như phải có quan hệ tốt với các đối tác và không ngừng tìm kiếm các nguồn tài chính khác trong xã h ội đảm bảo chương trình được thực hiện liên tục và lâu dài. h,Chính sách: Đó là các quy định, các thủ tục hành chính, các quyền được tiếp cận đối tượng mục tiêu và được tiến hành thực hiện chương trình một cách thoải mái nhất mà không có sự cản trở nào từ các lực lượng khác trong xã hội. Chương trình của chúng tôi vì đối tượng là trẻ em tức là pháp luật vẫn coi các em là các vị thành niên và chưa có quyền công dân. Vì vậy để được tiếp xúc với các em, để tuyên truyền tới các em các thông điệp của chương trình mà không làm ảnh hưởng đến các quyền của các em mà pháp luật bảo vệ cần phải có được sự cho phép của pháp luật. Chúng tôi sẽ tiến hành xin giấy phép của Bộ y tế hoặc Sở y tế để có quyền được tiếp xúc với các em mà không vi phạm các quyền về trẻ em . Các chương trình quảng cáo của chúng tôi như panô, apphích , tờ rơi tại các địa điểm cũng được xin phép của pháp luật về quảng cáo và chính quyền địa phương, nhất là các địa điểm đặt các thùng bao cao su miễn phí cũng được xin chỗ đặt. Các nội dung thực hiện chương trình của chúng tôi đều được sự cho phép của pháp luật và sự bảo vệ của các tổ chức và doanh nghiệp là đối tác của chúng tôi.Tất cả điều đó sẽ góp phần làm chương trình được tiến hành một cách tốt nhất, góp phần vào sự thành công của chương trình cũng như làm thay đổi hành vi của đối tượng mục tiêu. 3. Đánh giá và kiểm tra chương trình: Khi chương trình được thực hiện xong chúng ta phải tiến hành đánh giá và kiểm tra sự thành công hay thất bại của chương trình, những điều gì? chương trình 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài "Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở Việt Nam"
45 p | 904 | 416
-
Đề tài: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Na
33 p | 1585 | 327
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn Sài Gòn Morin–Huế
102 p | 1697 | 323
-
Đề tài “ Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối tại công ty cổ phần vật tư BVTV Hoà Bình “
62 p | 699 | 296
-
Đề tài “Thực trạng và giải pháp trong hoạt động xuất khẩu hàng TCMN tại công ty Artex –Hà Nội”
41 p | 492 | 202
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp đổi mới quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
108 p | 439 | 124
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa Marketing Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
11 p | 1017 | 105
-
Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng và tình hình kinh doanh tại phòng kinh doanh chi nhánh Hồ Chí Minh – công ty TNHH TMV Thương Mại Đồng Tâm
33 p | 504 | 90
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở Bắc Ninh
125 p | 375 | 85
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phân tích cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay
55 p | 290 | 56
-
Đề tài: Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến hành vi bạo lực học đường ở học sinh một trường Trung học cơ sở tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng năm học 2016 – 2017
78 p | 267 | 56
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội
133 p | 205 | 55
-
Đề tài: Thực trạng và bài học kinh nghiệm trong công tác quản lí hành chính nhà nước về giáo dục tại Trường THPT Vũng Tàu - Nguyễn Hữu Trung
18 p | 374 | 54
-
ĐỀ TÀI “THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC SIÊU THỊ Ở HÀ NỘI”
29 p | 216 | 53
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp bất động sản ở Việt Nam
29 p | 106 | 16
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp bất động sản đồng bằng sông Cửu Long
17 p | 113 | 13
-
Đề tài ” Thực trạng và phương hướng phát triển hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam ”.
52 p | 100 | 13
-
Báo cáo tóm tắt đề tài: Thực trạng và giải pháp đào tạo lao động ngành du lịch Phú Quốc
19 p | 53 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn