intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài "VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐANG THAY ĐỔI"

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

118
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường từ khi đất nước bước vào những cuộc cải cách kinh tế vào cuối thập niên 80. Việc bắt đầu quá trình chuyển đổi (đổi mới), từng lót đường cho những cuộc cải cách sâu rộng hơn, là nhằm mục đích xoá bỏ tình trạng phi hiệu quả của hệ thống kế hoạch tập trung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài "VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐANG THAY ĐỔI"

  1. Đề tài "VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐANG THAY ĐỔI"
  2. VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐANG THAY ĐỔI KIM CHI (Dịch theo IMF, R. Al-Mashat) A. Dẫn nhập Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường từ khi đất nước bước vào những cuộc cải cách kinh tế vào cuối thập niên 80. Việc bắt đầu quá trình chuyển đổi (đổi mới), từng lót đường cho những cuộc cải cách sâu rộng hơn, là nhằm mục đích xoá bỏ tình trạng phi hiệu quả của hệ thống kế hoạch tập trung. Đã có những tiến bộ đáng kể trong bối cảnh tự do hoá giá cả, thống nhất tỷ giá hối đoái, cải cách thuế, và tự do hoá cơ chế ngoại thương. Ngoài ra, luật pháp và những thể chế cần thiết để hỗ trợ một nền kinh tế dựa trên thị trường cũng dần dần được hình thành. Phương pháp chuyển đổi của Việt Nam liên quan đến sự chuyển biến dần dần cơ cấu sở hữu trong nền kinh tế phi nông nghiệp. Những doanh nghiệp qui mô vừa và lớn do nhà nước sở hữu vẫn còn thuộc sở hữu của chính phủ, nhưng kế hoạch cải cách doanh nghiệp nhà nước đã chuẩn bị cho việc cổ phần hoá, thanh lý, và sáp nhập một số đáng kể các doanh nghiệp nhà nước có qui mô vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp tư nhân (thuờng dựa trên cơ sở hộ gia đình) bắt đầu phát triển trong những khu vực khác nhau của nền kinh tế, và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (thường là các công ty liên doanh giữa một đối tác nước ngoài và một doanh nghiệp nhà nước) tăng trưởng nhanh chóng trong thập niên 90. Gần đây hơn, việc thông qua Luật Doanh nghiệp và sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài vào năm 2000 đã dẫn đến hơn 50.000 doanh nghiệp mới đăng ký thành lập. Trong chương này, chúng tôi tìm cách định lượng vai trò đang thay đổi của các doanh nghiệp sở hữu nhà nước trong nền kinh tế quốc gia, và so sánh những phát triển chính của đất nước với kinh nghiệm của Trung Quốc.2 Trong các chương, chúng tôi xem xét chương trình cải cách đang được tiến hành dành cho các doanh nghiệp nhà nước không thuộc lĩnh vực tài chính (chương 5), và hệ thống tài chính do nhà nước chi phối (chương 6).
  3. B. Thay đổi sở hữu trong nền kinh tế Việt Nam Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế mạnh từ khi bắt đầu chương trình cải cách; sản lượng tăng trưởng với tỷ lệ bình quân hàng năm là 6½ phần trăm trong giai đoạn 1988- 2002. Tăng trưởng đi kèm với sự chuyển dịch đáng kể trong thành phần sản lượng theo khu vực, cũng như tại các quốc gia đang phát triển khác, với đóng góp của nông nghiệp cho GDP giảm gần một nửa và đóng góp của nông nghiệp tăng mạnh trong thời kỳ này. Khu vực quốc doanh hiện chiếm khoảng hai phần năm GDP, tăng khoảng 9 phần trăm điểm từ năm 1990. Tỷ trọng của khu vực quốc doanh gia tăng chủ yếu phản ánh sự chuyển dịch thành phần cơ cấu của sản lượng, từ nông nghiệp, với tỷ trọng thấp của khu vực quốc doanh chính thức, sang công nghiệp và dịch vụ, trong đó tỷ trọng quốc doanh vẫn tiếp tục có qui mô đáng kể.[3] Việt Nam: GDP theo khu vực và sở hữu, 1990-20011 1990 1995 2001 Tổng số 100 100 100 Nông nghiệp 32 26 22 Công nghiệp 25 30 37 Dịch vụ 43 44 41 Quốc doanh 29 40 38
  4. Ngoài quốc doanh 70 60 62 Nguồn: Tổng cục thống kê. 1 Theo giá hiện hành. Việt Nam: Các khu vực chính của GDP theo sở hữu, 1990-20001 1991 1996 1998 2000 Nông nghiệp Quốc doanh 4 4 4 4 Khu vực ngoài quốc doanh 96 96 96 96 Công nghiệp & xây dựng Quốc doanh 45 51 47 45 Khu vực ngoài quốc doanh 55 49 53 55 Dịch vụ Quốc doanh 48 55 56 55 (không kể quản lý nhà nước)2 29 47 49 48
  5. Khu vực ngoài quốc doanh 52 45 44 45 Nguồn: Tổng cục thống kê. 1 Theo giá hiện hành. 2 Quản lý nhà nước bao gồm hành chính công, quốc phòng và an sinh xã hội bắt buộc. Việt Nam: Giá trị sản lượng công nghiệp theo sở hữu, 1990-20001 1991 1996 1998 2000 Tổng số 100 100 100 100 Quốc doanh 48 50 45 36 Khu vực ngoài quốc doanh 52 50 55 64 Hợp tác xã … 1 1 1 Tư nhân … 2 2 2 Hộ gia đình … 15 12 11 Hỗn hợp … 5 7 9
  6. Doanh nghiệp đầu tư … 26 33 41 nước ngoài Nguồn: Tổng cục thống kê. 1 Theo giá hiện hành; một vài số liệu có thể không khớp với tổng số do được làm tròn số. Tỷ trọng của khu vực quốc doanh trong tổng sản lượng công nghiệp ít nhiều đã giảm xuống trong những năm gần đây, trong khi tỷ trọng của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng lên đáng kể.4, 5 Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm khoảng hai phần năm sản lượng công nghiệp vào năm 2000, một phần phản ánh vai trò của họ trong ngành khai thác khoáng sản.6 Từ năm 1997 đến 2000, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm của sản lượng công nghiệp được tạo ra bởi khu vực ngoài quốc doanh là 26 phần trăm, hơn gấp đôi của khu vực quốc doanh.
  7. C. Sở hữu nhà nước ở Trung Quốc: So sánh Trung Quốc ở vào tình trạng công nghiệp hoá nhiều hơn so với Việt Nam khi đất nướcnày bắt đầu quá trình chuyển đổi; công nghiệp của Trung Quốc chiếm gần một nửa GDP, so với công nghiệp Việt Nam chỉ vào khoảng một phần năm GDP. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong khu vực công nghiệp Trung Quốc giảm dần suốt thập niên 80 và giảm nhanh hơn trong thập niên 90. Phần lớn tăng trưởng công nghiệp trong thập niên 80 là do các doanh nghiệp hợp tác xã;7 tổng tỷ trọng của các doanh nghiệp sở hữu cá thể và doanh nghiệp sở hữu nước ngoài chiếm một tỷ lệ khiêm tốn là 8 phần trăm sản lượng năm 1990. Cơ cấu động này đã thay đổi trong thập niên 90, được hỗ trợ bởi tỷ lệ tăng trưởng cao, những nỗ lực tự do hoá và sự tiến hoá của môi trường pháp lý và chính trị. Từ năm 1990 đến năm 2000, tỷ trọng khu vực tư nhân trong sản lượng công nghiệp tăng từ 5 phần trăm tổng sản lượng lên 17 phần trăm, trong khi tỷ trọng của khu vực sở hữu nước ngoài tăng vọt từ 3 phần trăm lên đến 24 phần trăm.
  8. So với kinh nghiệm của Trung Quốc, Việt Nam đã dựa nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài ngay từ đầu quá trình chuyển đổi. Ứng với mức độ có hạn của công nghiệp hoá vào buổi đầu chuyển đổi, Việt Nam có một nhu cầu to lớn hơn về công nghệ và vốn nước ngoài. Luật Đầu tư nước ngoài được thông qua vào đầu thập niên 90 khuyến khích sự thành lập các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; những doanh nghiệp này đã tăng trưởng nhanh trong lĩnh vực khai thác khoáng sản (khai thác dầu khí) và công nghiệp chế tạo. Ở Trung Quốc, các doanh nghiệp hợp tác xã ra đời sau những cuộc cải cách nông nghiệp chiếm đại đa số hoạt động ngoài quốc doanh vào buổi đầu quá trình chuyển đổi, và trong nhiều năm của hai mươi năm tiếp theo sau, một đặc điểm mà người ta không quan sát thấy ở Việt Nam. Trung Quốc: GDP theo khu vực, 1980-20011 1980 1990 1995 2001 Tổng số 100 100 100 100 Nông nghiệp 30 28 27 19 Công nghiệp 49 43 42 49 Dịch vụ 21 29 31 32 Nguồn: Cơ sở dữ liệu CEIC. 1 Theo giá hiện hành. Trung Quốc: Tổng sản lượng công nghiệp theo sở hữu, 1980-20001
  9. 1980 1990 1995 2000 Tổng số 100 100 100 100 Sở hữu tập thể 21 36 38 33 Sở hữu cá thể 0 5 10 17 Sở hữu khác3 1 3 15 24 Nguồn: Cơ sở dữ liệu CEIC. 1 Theo giá hiện hành. 2 Sở hữu nhà nước hay nhà nước nằm cổ phần kiểm soát. 3 Công ty cổ phần và vốn nước ngoài. Trung Quốc: Tỷ trọng việc làm, 1980-20011 1980 1990 1995 2001 Tổng số 100 100 100 100 Quốc doanh 76 61 59 32
  10. Khu vực ngoài quốc doanh 24 39 41 68 Nguồn: Niên giám thống kê Trung Quốc và Cơ sở dữ liệu CEIC. 1 Bao gồm tổng việc làm ở thành thị và nông thôn. Ở Trung Quốc, vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong hoạt động ngoại thương giảm đáng kể từ khi bắt đầu quá trình chuyển đổi. Trước đó, hoạt động ngoại thương của Trung Quốc chỉ được thực hiện thông qua mười hai công ty thương mại thuộc sở hữu nhà nước. Các công ty thương mại quốc doanh này được trao nhiều quyền tự chủ với một số lượng ngày càng nhiều những doanh nghiệp khác được phép đại diện cho họ thực hiện các hoạt động ngoại thương. Ở Việt Nam, độc quyền ngoại thương được trao cho những công ty thương mại nhà nước đã giới hạn sự tham gia của những doanh nghiệp khác trong một số hoạt động ngoại thương. Một đặc điểm đáng kể của quá trình chuyển đổi ở Trung Quốc là sự chi phối của nhà nước trong khu vực ngân hàng, một đặc điểm đã được lặp lại ở Việt Nam. Ở Trung Quốc, bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn chiếm khoảng ba phần tư tài sản của hệ thống ngân hàng, cũng giống như ở Việt Nam. So với Trung Quốc, Việt Nam có thể ở vào vị thế tốt hơn để giải quyết tình trạng dư thừa lao động. Ngay từ đầu quá trình cải cách, việc làm ở khu vực công nghiệp của các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng khá lớn ở Trung Quốc do trình độ công nghiệp hoá cao. Hệ quả là, những cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước được thực hiện vào cuối thập niên 90 đã dẫn đến mức độ dư thừa lao động đáng kể. Ở Việt Nam, tỷ trọng khu vực quốc doanh trong tổng việc làm tương đối thấp hơn, và tác động chung của tình trạng dư thừa lao động của doanh nghiệp nhà nước trên thị trường lao động có thể khá vừa phải, giúp cho quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước được dễ dàng hơn.
  11. D. Kết luận Việt Nam đã đi theo một tiến trình chuyển đổi dần dần cơ cấu sở hữu của đất nước, một chiều hướng có thể tiếp tục trong những năm sắp đến. Quá trình chuyển đổi này có thể tăng tốc, cũng giống như Trung Quốc trong thập niên thứ hai của quá trình chuyển đổi, nếu việc thực hiện các biện pháp đẩy mạnh phát triển khu vực tư nhân được tiến hành. Những biện pháp đó bao gồm việc tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực tư nhân được tiếp cận với đất đai và vốn, và bãi bỏ những thủ tục hành chính và cấp giấy phép phức tạp. —————– 1 Do Rania Al-Mashat thực hiện. 2 Phần lớn các con số sử dụng ở đây được suy ra từ số liệu do Tổng cục thống kê Việt Nam cung cấp. Số liệu có những hạn chế đáng kể, đặc biệt là những số liệu liên quan đến những năm trước đây. 3 Tình trạng số liệu khiến chúng tôi không thể phân tích chi tiết hơn về vai trò của sản xuất quốc doanh trong nông nghiệp. Trước khi có chương trình cải cách, nông nghiệp nhìn chung được hợp tác hoá; hiện nay sản xuất nông nghiệp chủ yếu nằm trong tay các hộ gia đình cá thể. 4 Tỷ trọng của nhà nước trong GDP khu vực công nghiệp nhìn chung vẫn không thay đổi từ năm 1900 đến 2000, trong khi tỷ trọng của nhà nước trong sản lượng công nghiệp lại giảm xuống. Những chiều hướng khác biệt nhau này có thể được giải thích một phần bằng những định nghĩa khác nhau về khu vực công nghiệp. 5 Luật Đầu tư nước ngoài (1987) qui định ba hình thức đầu tư cơ bản: công ty liên doanh (thường bao gồm một đối tác là doanh nghiệp nhà nước), doanh nghiệp sở hữu nước ngoài hoàn toàn, và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đối tác nước ngoài trong một công ty liên doanh phải góp ít nhất 30 phần trăm vốn pháp định. 6 Nếu không tính đến khai thác khoáng sản trong sản lượng công nghiệp (chủ yếu là khai thác dầu thô và khí thiên nhiên) sẽ làm giảm tỷ trọng của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài còn 28 phần trăm năm 2000.
  12. 7 Vào đầu quá trình chuyển đổi, sự phân biệt giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp hợp tác xã ở Trung Quốc rất mập mờ. Doanh nghiệp hợp tác xã không do Nhà nước quản lý, mà thuộc sở hữu chung của hợp tác xã, do đó được xem là thuộc sở hữu tập thể (IMF 1993).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2