Đề tài: Xử lý số liệu truyền
lượt xem 48
download
1.Giới thiệu chung 1.1). Nguyên tắc của nén dữ liệu 1.2). Tầm quan trọng của nén dữ liệu trong truyền tin nối tiếp 2. Một số phương pháp nén dữ liệu 2.1). Phương pháp mã hoá độ dài loạt (Run-Length Encoding) 2.2). Phương pháp nén LZW 3.Nén theo mã hóa Huffman
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Xử lý số liệu truyền
- Nhóm 13:Xử lý số liệu truyền TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Kỹ Thuật Truyền Số liệu Đề tài: Xử Lý Số Liệu Truyền Giáo viên hướng dẫn: Võ Thanh Tú Nhóm thực hiện: Nguyễn Đắc Thịnh Nguyễn Cảnh Liêm Nguyễn Hữu Thanh Tùng Lưu Đình Lộc Phan Văn Hữu Lê Anh Khoa Page 1
- Nhóm 13:Xử lý số liệu truyền Mục lục: I.Mã hóa số liệu mức vật lý 1. Những yêu cầu để mã hóa số 2. Mã hóa NRZ 3. Mã lưỡng cực II. Phát hiện lỗi và sửa sai 1. Tổng quan: 2. Các khái niệm về lỗi: 3. Các kiểu lỗi: 4. Phát hiện sai trong truyền số liệu: Các phương pháp kiểm tra 1. Phương pháp kiểm tra bit chẵn lẻ (Parity bit): 2. Kiểm tra tổng khối BSC ( Block Sum Check ): 3. Kiểm tra CRC ( cyclic redundancy check ) III. Nén dữ liệu 1.Giới thiệu chung 1.1). Nguyên tắc của nén dữ liệu 1.2). Tầm quan trọng của nén dữ liệu trong truyền tin nối tiếp 2. Một số phương pháp nén dữ liệu 2.1). Phương pháp mã hoá độ dài loạt (Run-Length Encoding) 2.2). Phương pháp nén LZW 3.Nén theo mã hóa Huffman IV. MẬT MÃ HÓA SỐ LIỆU 1.Khái quát: 2. Mật mã hóa cổ điển: V.Demo 1.Lập trình chat 2 máy server/client bằng java 2.Kiến trúc 3.Giao diện Page 2
- Nhóm 13:Xử lý số liệu truyền Phương pháp mã hóa “không trả về zero” nghịch đảo: NRZ-I (Nonreturn to Zero Inverted) Trong NRZ-I, bit 0 được biểu diễn bằng 0 volt và bit 1 biểu diễn bằng 0 volt hoặc V volt, dựa theo điện áp trước đó. Nếu điện áp trước đó là 0 volt, thì bit 1 là V vôn. Nếu điện áp trước đó là V volt, , thì bit 1 sẽ là 0 volt. Ví dụ: 01001010011 Mã NRZ là một loại mã dễ thực hiện trong thực tế và thêm vào đó nó đem l ại khả năng sử dụng băng thông một cách hiệu quả. Nhược điểm chính của các tín hiệu NRZ là sự có mặt của thành phần một chiều và thiếu khả năng đồng bộ. Bởi vì tính đơn giản và mối quan hệ với đặc tính tần số thấp, các mã NRZ thường được sử dụng trong công nghệ ghi số băng từ. Tuy nhiên, các nhược điểm của các loại mã này thường không thích hợp với các việc các ứng dụng sử dụng chúng trong vấn đề truyền tín hiệu. 3. Mã lưỡng cực Phương pháp này thực hiện việc chuyển đổi “0” của tín hiệu nhị phân sang xung của mức “0” và “1” của tín hiệu nhị phân thành xung của 2 mức +A và –A. Đặc tính của loại mã này là không tồn tại thành phần một chiều và sử dụng luân phiên +A, -A, để có thể phát hiện lỗi. Nhược điểm của loại mã này là không có chức năng khử các mã 0 liên tục, đầu thu có nhiều khó khăn trong việc tách riêng tín hiệu thời gian. Để giải quyết vấn đề này, một vài loại mã không có độ dài nhất định được chuyển sang các mẫu đặc biệt dùng một mã lưỡng cực mật độ cao (như BNZS, HDBN). Lưỡng cực AMI : (BIPOLAR ALTERNATE MARK INVERSION) Theo lược đồ mã hóa Bipolar AMI, bit 0 đại diện tín hiện bằng 0, bit 1 đại diện cho mức điện áp dương hoặc âm. Bit 1 phải luân phiên ở hai cực dương âm. Sự thuận lợi của mã hóa này nếu có một chuỗi bit 1 phát sinh thì vẫn không mất đi s ự đồng bộ. Nếu sự đồng bộ bị mất thì cũng dễ dàng đồng bộ lại theo quá trình thay đổi điện áp. Ví dụ: 0100101001100001 Page 4
- Nhóm 13:Xử lý số liệu truyền Lưỡng cực mật độ cao: HIGH-DENSITY BIPOLAR 3 (HDB3) Phần lớn mã hóa HDB3 đều giống với AMI, ngoại trừ sự thay đổi nhỏ: hai xung, được gọi là xung V và xung B, được sử dụng khi có 4 số 0 liên ti ếp trong chuỗi bit mã hóa. Khi có 4 bit 0 phát sinh, xung nhiệp sẽ là 000V, bit V chính là bit phía trước 4 các bit 0. Tuy nhiên thì xung V lại tạo ra thành phần xoay chiều. Để giải quyết vấn đề này, bit B được đề xuất. Nếu có 4 bit 0 liên tiếp thì mã hóa sẽ là B00V . Ví dụ: 0100101001100001 II. Phát hiện lỗi và sửa sai Mạng cần có khả năng truyền dữ liệu một cách chính xác. Một hệ thống không bảo đảm dược tính năng này thì không sử dụng được. Trong quá trình truy ền thì d ữ liệu luôn bị tác động bởi nhiều yếu tố như nhiễu, vì vậy hệ thống cần có độ tin cậy tốt với cơ chế phát hiện và sửa lỗi. Việc phát hiện và sửa lỗi được thiết lập ở lớp kết nối dữ liệu hoặc lớp vận chuyển trong mô hình OSI. 1. Tổng quan: Khi dữ liệu được truyền đi giữa 2 DTE (Data Terminal Equipment - thiết bị cuối xử lý số liệu)-đây là thiết bị lưu trữ và xử lý thông tin. Trong hệ thống truyền số liệu hiện đại thì DTE thường là máy tính hoặc máy fax hoặc là trạm cuối (terminal). Như vậy tất cả các ứng dụng của người sử dụng (chương trình, dữ liệu) đều nằm trong DTE. Chức năng của DTE thường lưu trữ các phần mềm ứng dụng, đóng gói dữ liệu rồi gửi ra DCE(thiết bị cuối kênh dữ liệu- Data circuit terminal equiment) hoặc nhận gói dữ liệu từ DCE theo một giao thức xác định DTE trao đổi với DCE thông qua một chuẩn giao tiếp nào đó. Như vậy mạng truyền số liệu chính là để nối các DTE lại cho phép chúng ta phân chia tài nguyên, trao đổi dữ liệu và lưu trữ thông tin dùng chung đặc biệt nếu các đường dây truyền dẫn ở trong môi truyền xuyên nhiễu như mạng điện thoại công cộng, thì những tín hiệu điện đại diện luồng bit rất dễ bị thay đổi do ảnh hưởng của các thiết bị điện gần đó. Điều đó có nghĩa là, tín hiệu đại diện cho bit 1 bị máy thu dịch ra như bit nhị phân 0 và ngươc lại. Page 5
- Nhóm 13:Xử lý số liệu truyền Có hai phương pháp cho vấn đề này, đó là : - Kiểm soát lỗi hướng tới (FEC-Forward Error Control): Trong mỗi ký tự hay mỗi frame dữ liệu được truyền đi có chứa thông tin bổ sung cần thiết để bên thu phát hiện lỗi và có thể dò tìm vị trí của các bit lỗi . Sau đó chỉ cần đảo ngược các bit lỗi để nhận được dữ liệu đúng. - Kiểm soát lỗi quay lui (Backward Error Control) : Trong mỗi ký tự hay mỗi frame dữ liệu được truyền đi chỉ chứa thông tin cần thiết để bên thu chỉ có thể phát hiện ra lỗi. Một bộ điều khiển sẽ yêu cầu bên phát phát lại bản dữ liệu đúng. Trong thực tế, số lượng bit thêm vào để đạt được độ tin cậy cần thi ết trong điều khiển hướng tới sẽ gia tăng nhanh chóng khi số lượng bit thông tin tăng lên. Do đó, phương pháp điều khiển lỗi quay lui được sử dụng nhiều hơn trong các dạng truyền số liệu và các hệ thống mạng . 2. Các khái niệm về lỗi: Về bản chất, lỗi truyền số liệu là lỗi bit. Nếu tín hiệu mang dữ liệu nhị phân được mã hóa, những thay đổi như thế có thể làm thay đổi ý nghĩa của dữ liệu. Nguyên nhân gây ra lỗi: - Các quá trình vật lý sinh ra: đó là các lỗi xẩy ra trong quá trình truyền số liệu trên đường truyền vật lý. Bất cứ khi nào một tín hiệu điện từ di chuyển từ một điểm này tới điểm khác, nó dễ bị nhiễu không đoán trước từ sức nóng, từ tính và các dạng của của điện. Sự nhiễu này có thể làm thay đổi hình dạng và thời gian của tín hiệu. - Các thiết bị truyền thông gây ra: là các lỗi xẩy ra do chính các thiết bị tham gia truyền số liệu gây ra. Để xác định xác suất lỗi bit sử dụng pb Xác định tỉ suất lỗi bit – BER (Bit Error Rate) BER £ 10-9 - đường truyền được xem là tốt BER £ 10-4 - đường truyền chấp nhận được Ngoài ra còn một số đơn vị đo khác, ít được sử dụng hơn: FER (Frame Error Rate) PER (Packet Error Rate) Để xác định xác suất lỗi gói số liệu sử dụng công thức: pf = 1 – (1-pb)N với N - độ dài gói số liệu, đo bằng bit pf ≈ N.pb, nếu N.pb
- Nhóm 13:Xử lý số liệu truyền đường truyền cùng với một tốc độ dữ liệu 1200 bps có thể thay đổi tất cả hoặc một vài bit trong 12 bit thông tin. a. Lỗi bit đơn - single bit error Thuật ngữ lỗi bit đơn có nghĩa là các lỗi bit riêng lẻ, phân bố ngẫu nhiên trong gói số liệu. Để hiểu tầm ảnh hướng của thay đổi đó, hình dung rằng mỗi nhóm 8 bit là một ký tự ASCII với một bit 0 được bổ sung vào bên trái. Trong hình vẽ, 00000010 (ASCII STX) được gửi đi, có nghĩa là ký tự bắt đầu, nhưng bên nhận lại nhận được 00001010 (ASCII LF- line feed) . Các lỗi bit đơn là kiểu lỗi ít xảy ra trong truyền dữ liệu nối tiếp. Đ ể hiểu lí do tại sao, ta hãy hình dung người gửi thực hiện gửi dữ liệu với tốc độ 1 Mbps. Điều đó có nghĩa là một bit chỉ kéo dài trong khoảng 1/1.000.000 giây hay 1 micro giây. Để lỗi bit đơn xảy ra, nhiễu phải nằm trong khoảng 1 micro giây, điều đó ít khi xảy ra; nhiễu thường kéo dài hơn nhiều so với khoảng đó. Tuy nhiên, lỗi bit đơn có thể xảy ra nếu gửi dữ liệu sử dụng truyền dữ liệu song song. Ví dụ, nếu có 8 đường song song được sử dụng để gửi tất cả 8 bit của một byte ở cùng một thời điểm, một trong những đường đó bị nhiễu, một bit có thể bị thay đổi trong mỗi byte.Ví dụ như thực hiện truyền dẫn song song trong một máy tính giữa CPU và bộ nhớ. b. Lỗi bit chùm - Burst Error Thuật ngữ lỗi bit chùm nghĩa là có 2 hay nhiều bit trong đơn vị dữ liệu có thay đổi bit 1 thành bit 0 và từ 0 thành 1. Trong trường hợp này, 0100010001000011 được gửi, nhưng bên nhận thì nhận được 0101110101000011. Chú ý là lỗi bit hàng loạt không phải luôn luôn có Page 7
- Nhóm 13:Xử lý số liệu truyền nghĩa là xảy ra ở các bit liên tiếp nhau. Chiều dài của một loạt đƣợc đ ịnh l ƣợng từ bit bịt lỗi đầu tiên tới bit bị lỗi cuối cùng. Một số bit nằm giữa có thể không bị ảnh hưởng. Các khái niệm liên quan: - Gap (kẽ hở): Là vùng nằm giữa 2 vùng lỗi. - Burst (Bùng nổ): Là vùng trong đó BER cục bộ vượt quá một giá trị ngưỡng nhất định. Burst bắt đầu và kết thúc bằng các lỗi. - Burst interval (khoảng lỗi chùm): vùng giữa 2 vùng lỗi chùm liên tiếp. - Cluster: vùng không có bất kì một bit đúng nào xen giữa. - Ký hiệu: 1 là 1 bit bị lỗi, 0 là 1 bit đúng (không bị lỗi), 0 x là một dãy liên tiếp x bit đúng Lỗi ở một số môi trường có khuynh hướng bùng nổ. - Mặt dễ giải quyết: số liệu máy tính luôn được gửi thành các khối bit. Giả sử rằng kích thước khối là 1000 bit, và tỉ lệ lỗi là 0.001. Nếu các lỗi là độc lập thì hầu hết các khối đều chứa lỗi. Nếu các lỗi xuất hiện một cách bùng nổ trong 100 kh ối, thì tính trung bình chỉ có một hoặc hai khối trong 100 khối bị ảnh hƣởng. Khi đó việc giải quyết các khối bit bị lỗi sẽ trở nên đơn giản. - Mặt khó: khó phát hiện và sửa hơn so với các lỗi cô lập. 4. Phát hiện sai trong truyền số liệu: Phương pháp để phát hiện sai trong truyền số liệu là dò dùng dư thừa. Một cơ chế dò tìm lỗi phải thoả mãn những yêu cầu đặt ra cần phải gửi tất cả d ữ li ệu 2 lần. Thiết bị nhận sau đó sẽ có thể thực hiện công việc so sánh bit-bit giữa hai phiên bản dữ liệu. Bất kỳ sự khác nhau nào sẽ chỉ báo một lỗi và một cơ chế sửa lỗi phù hợp sẽ được thiết lập tại đó. Hệ thống này sẽ hoàn thành một cách chính xác (các lỗi bít lẻ được đưa ra bằng đúng các bit trong cả hai tập dữ liệu là r ất nhỏ), nh ưng cách này cũng khá chậm, Không chỉ mất gấp đôi thời gian cho việc truyền dẫn mà còn mất thời gian cho quá trình so sánh từng đơn vị bit-bit. Khái niệm bao gộp thông tin bổ sung trong truyền dẫn chỉ dành cho mục đích so sánh là một cách tốt. Nhưng thay vì lặp lại toàn bộ dòng dữ liệu, một nhóm nhỏ hơn các bit có thể được ghép thêm vào cuối mỗi đơn vị. Kỹ thuật này đ ược gọi là d ư thừa – redundancy bởi vì các bit phụ thêm là dư thừa đối với dữ liệu thông tin; chúng sẽ bị loại bỏ ngay khi độ chính xác của truyền dẫn được xác nhận. Page 8
- Nhóm 13:Xử lý số liệu truyền Dò tìm lỗi sử dụng khái niệm về dư thừa có nghĩa là ghép thêm các bit phụ thêm cho việc dò tìm lỗi tại thiết bị nhận. Một khi dòng dữ liệu được tạo ra, nó truyền qua một thiết bị và thiết bị này thực hiện phân tích dòng dữ liệu, bổ sung một mã kiểm tra dư thừa một cách hợp lý. Đơn vị dữ liệu giờ có chiều dài được mở rộng thêm nhiều bit (trong hình minh họa là 7 bit thêm), đi qua đường kết nối tới bên nhận. Bên nhận chuyển toàn bộ dòng dữ liệu đó qua một bộ phận chức năng kiểm tra. Nếu dòng bit nhận được kiểm tra dựa vào các tiêu chuẩn xác định, phần dữ liệu của đơn vị dữ liệu được chấp nhận và các bit dư thừa được loại bỏ. Như vậy phương pháp này có thể hiểu: - Bên gửi bổ sung thêm các thông tin dư thừa vào số liệu cần gửi đi một cách thích hợp (theo quy luật = thuật toán nhất định). - Bên nhận dựa trên các thông tin dư thừa để xác định xem gói tin nhận đ ược có bị lỗi hay không. Các phương pháp kiểm tra: 1. Phương pháp kiểm tra bit chẵn lẻ (Parity bit): Đây là phương pháp thông dụng nhất để dò tìm các bit lỗi trong truy ền bất đồng bộ và đồng bộ hướng ký tự. Với lược đồ này, máy phát sẽ thêm vào mỗi ký tự truyền đi một bit kiểm tra parity (được tính toán trước khi truyền) . Khi tiếp nhận thông tin, máy thu s ẽ th ực hiện các thao tác tính toán tương tự trên các ký tự thu được, và so sánh kết quả với bit parity thu được. Nếu chúng bằng nhau, thì không có lỗi xảy ra, nếu chúng không bằng nhau thì có lỗi xảy ra.Gồm 3 phương pháp: + Phương pháp kiểm tra ngang + Phương pháp kiểm tra dọc + Kết hợp 2 phương pháp Nguyên lý: - Thêm vào mã cần truyền 1 tập bit kiểm tra nào đó để bên dẫn có thể kiểm soát lỗi - Trước khi truyền dữ liệu đi, người ta thêm vào cuối bit 1 gọi là parity bit. - Nếu tổng số bit 1 của xâu truyền đi là chẵn thì bit thêm vào là 0 Page 9
- Nhóm 13:Xử lý số liệu truyền - Nếu tổng số bit 1 của xâu truyền đi là lẻ thì bit thêm vào là 1 Ví dụ: Truyền xâu CDSPHD C(67) = 1000011 D(68) = 1000100 S(83) = 1010011 P(80) = 1010000 H(72) = 1001000 + Phương pháp kiểm tra ngang: (1) C D S P H D 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 0 Lỗi do mạng truyền thông (2) C D S P H D 1 1 1 1 1 1 0 sinh ra 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 0 (3) C D S P H D 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 0 => Phương pháp này chỉ kiểm tra được số bit trên cùng 1 hàng bị lỗi là lẻ, nếu số bit trên cùng 1 hàng bị lỗi là chẵn thì không kiểm tra được Page 10
- Nhóm 13:Xử lý số liệu truyền + Phương pháp kiểm tra dọc: (1) C D S P H D 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 Lỗi do mạng truyền thông (2) C D S P H D 1 1 1 1 1 1 sinh ra 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 (3) C D S P H D 111111 100000 1 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 Page 11
- Nhóm 13:Xử lý số liệu truyền + Kết hợp 2 phương pháp: (1) C D S P H D 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 (2) C D S P H D 1111 1 1 0 1000 0 0 1 011 0 0 1 0000 1 0 1 0100 0 1 0 1010 0 0 0 1000 0 0 1 (3) C D S P H D 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 1 (4) C D S P H D 1111 1 10 0000 0 00 11 11 0 00 1 10 0 1 0 1 0 0100010 1010000 Page 12
- Nhóm 13:Xử lý số liệu truyền 1000001 => Phát hiện các lỗi đơn và lỗi ghép, không phát hiện tất cả các lỗi đặc biệt lỗi tạo ra hình chữ nhật như trường hợp (4) 2. Kiểm tra tổng khối BSC ( Block Sum Check ): Block Sum Check (BSC): kết hợp parity hàng và cột • Phát hiện được lỗi sai một số lẻ bit. • Dò được các lỗi sai một số chẵn bit, ngoại trừ những lỗi xảy ra đồng thời trên cả hàng và cột. • Chỉ sửa được sai một bit đơn. - Khi các khối ký tự đang được truyền, xác suất một ký tự chứa lỗi bit gia tăng. - Xác suất một khối ký tự bị lỗi bit được gọi là tỉ lệ lỗi bit BER. - Phương pháp này sử dụng một tập parity bit được tính từ toàn bộ khối ký tự trong khung. - Mỗi ký tự trong khung được phân phối một parity bit ( parity hàng ). Ngoài ra một bit mở rộng được tính cho mỗi vị trí bit ( parity cột ) trong toàn bộ khung. Tập các parity bit cho mỗi cột được gọi là ký tự kiểm tra khối BCC ( Block Check Character ) Ví dụ: Data Start Data Parity(even) stop B1 B2 B3 B4 B5 B6 B7 H 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 E 1 1 0 0 0 0 0 1 0 0 L 1 0 1 0 0 0 0 1 0 0 L 1 0 1 0 0 0 0 1 0 0 O 1 1 1 0 0 0 0 1 1 0 BCC(odd) 1 1 0 1 1 1 1 0 1 0 Page 13
- Nhóm 13:Xử lý số liệu truyền 3. Kiểm tra CRC ( cyclic redundancy check ) CRC (cyclic redundancy check) là một loại hàm băm, được dùng để sinh ra giá trị kiểm thử, của một chuỗi bit có chiều dài ngắn và cố định, của các gói tin v ận chuyển qua mạng hay một khối nhỏ của tệp dữ liệu. Giá trị kiểm thử được dùng để dò lỗi khi dữ liệu được truyền hay lưu vào thiết bị lưu trữ. Giá trị của CRC sẽ được tính toán và đính kèm vào dữ liệu trước khi dữ liệu được truyền đi hay lưu tr ữ. Khi dữ liệu được sử dụng, nó sẽ được kiểm thử bằng cách sinh ra mã CRC và so khớp với mã CRC trong dữ liệu. CRC là một loại mã phát hiện lỗi. Cách tính toán của nó giống như phép toán chia số dài trong đó thương số được loại bỏ và số dư là kết quả, điểm khác biệt ở đây là sử dụng cách tính không nhớ (carry-less arithmetic) của một trường hữu hạn. Độ dài của số dư luôn nhỏ hơn hoặc bằng độ dài của số chia, do đó số chia sẽ quyết định độ dài có thể của kết quả trả về. Định nghĩa đối với từng loại CRC đ ặc thù quyết định số chia nào được sử dụng, cũng như nhiều ràng buộc khác. CRC dựa chủ yếu vào phần bit bổ sung, kỹ thuật CRC dựa trên phép chia nhị phân. Trong CRC, thay vì thêm các bit để cùng đạt được một tính chẵn lẻ theo mong đợi, một chuỗi các bit dư thừa được gọi là CRC hay số dư CRC, được ghép vào cuối đơn vị dữ liệu do đó đơn vị dữ liệu kết quả có thể chia hết cho số nhị phân thứ hai được xác định trước. Tại đích của nó, đơn vị dữ liệu đến được chia bởi cùng số đó. Nếu tại bƣớc này, phép chia có số dư bằng 0, đơn vị dữ liệu đƣợc coi là còn nguyên vẹn và do đó được chấp nhận. Nếu số dư khác không có nghĩa là đơn vị dữ liệu đó đã bị hư hại trong quá trình truyền và do đó bị loại bỏ. Các bit dư thừa được sử dụng bởi CRC lấy được từ phép chia đơn vị dữ liệu theo số chia đã xác đ ịnh tr ước; phần dư của phép chia sẽ là CRC. Để có thể phân loại quá trình này, bắt đầu một cách tổng quan và sau đó đi sâu vào chi tiết hơn. Page 14
- Nhóm 13:Xử lý số liệu truyền Bước thứ nhất, một chuỗi n bit được ghép vào đơn vị dữ liệu. Số n là một số nhỏ hơn số các bit trong số chia xác định tước có chiều dài n+1 bit Bước thứ hai, đơn vị dữ liệu mới kéo dài chia cho số chia sử dụng một quá trình gọi là chia nhị phân. Phần dư của phép chia là CRC. Bước thứ 3, CRC của n bit dẫn ra từ bước 2 thay thế các bit 0 được ghép vào cuối đơn vị dữ liệu. Chú ý là CRC có thể bao gồm tất cả các bit 0. Đầu tiên, dữ liệu được nhận, theo đó là CRC. Bên nhận coi toàn bộ chuỗi dữ liệu đó là một đơn vị và chia nó cho cùng số chia mà đã được sử dụng tr ước đó đ ể tìm ra số dư CRC. Nếu chuỗi đến mà không có lỗi, bộ kiểm tra CRC sẽ cho kết quả đầu ra là số dư bằng 0 và đơn vị dữ liệu được qua. Nếu chuỗi đó bị thay đ ổi trong quá trình truyền, kết quả phép chia là một số khác 0, do đó đơn vị dữ liệu không được qua. Bộ sinh CRC- CRC generator Một bộ sinh CRC sử dụng phép chia modulor 2. Trong bước đầu tiên, số chia 4 bit được trừ đi từ 4 bit đầu tiên của số bị chia. Mỗi bit c ủa số chia đ ược tr ừ đi tương ứng với bit của số bị chia mà không cần nhớ sang bit tiếp theo cao hơn. Trong ví dụ của , số chia 1101 được trừ từ 4 bit của số bị chia, 1001 cho kết quả là 100 (số 0 ở đầu của số dư được bỏ đi). Các bít chưa được sử dụng tiếp theo từ số bị chia sau đó được chuyển xuống dưới để tạo ra số các bit trong số dư bằng với số các bit ở số chia. Do đó, theo bước tiếp theo là 1000-1101=101… Trong quá trình này, số chia luôn bắt đầu với bit 1; số chia được trừ từ một phần của số bị chia/số dư trước bằng nhau về độ dài; số chia chỉ có thể được trừ đi từ số bị chia/số dư mà bit trái nhất của nó bằng 1. Tại bất kỳ thời điểm nào bit trái nhất này của bị chia/số dư là 0, một chuỗi các số 0, có cùng chiều dài nhƣ số chia, thay thế số chia trong bƣớc đó của toàn bộ quá trình. Ví dụ, nếu số chia có độ dài 4 bit, nó đƣợc thay thế bằng 4 số 0. (Chú ý rằng đang xử lý với các mẫu bit, ch ứ không phải với các giá trị định lƣợng; 0000 không giống 0.). Hạn chế này có nghĩa rằng tại bất kỳ bước nào bên trái nhất của phép trừ sẽ là 0-0 hoặc 1-1, cả hai đều Page 15
- Nhóm 13:Xử lý số liệu truyền bằng 0. Vì vậy, sau phép trừ, bit bên trái nhất của số dư sẽ luôn dẫn tới 0, do đó bit này được loại bỏ và bit tiếp theo chưa được sử dụng của số bị chia được đẩy xuống để đưa ra số dư. Cần chú ý là chỉ có bit đầu tiên của số dư được loại bỏ- nếu bit tiếp theo cũng là 0, nó vẫn được giữ lại, và số bị chia/số dư cho bước tiếp theo sẽ bắt đầu với 0. Quá trình này lắp lại cho đến khi toàn bộ số bị chia được sử dụng. Bộ kiểm tra CRC- CRC Checker Bộ kiểm tra CRC thực hiện chức năng một cách chính xác như bộ sinh CRC. Sau khi nhận được dữ liệu được ghép với CRC, nó tương tự thực hiện phép chia modulor-2. Nếu số dư tất cả bằng 0, các bit CRC được bỏ đi và dữ liệu đ ược chấp nhận, n ếu không dòng các bit nhận được bị bỏ đi và dữ liệu được gửi l ại. giải s ử rằng không có lỗi xảy ra. Số chia do đó tất cả bằng 0 và dữ liệu được chấp nhận. Page 16
- Nhóm 13:Xử lý số liệu truyền Các đa thức CRC Bộ sinh CRC (số chia) thường được biểu diễn không chỉ ở dưới dạng chuỗi các bit 0 và 1 mà còn là một đa thức đại số. Khuôn dạng của đa thức là hữu dụng vì hai lý do: Nó ngắn, và có thể được sử dụng để chứng minh khái niệm toán học Mối quan hệ của một đa thức đối với biểu diễn nhị phân Một đa thức sẽ được lựa chọn sao cho thỏa mãn: -Nó sẽ không được chia hết bởi x - Nó có thể được chia hết bởi (x+1) Page 17
- Nhóm 13:Xử lý số liệu truyền Điều kiện đầu tiên đảm bảo rằng tất cả các lỗi bit chùm bit có độ dài bằng với độ dài của đa thức được dò thấy. Điều kiện thứ 2 đảm bảo rằng mọi lỗi bit hàng loạt ảnh hưởng một số lẻ các bit được dò thấy. Các đa thức sinh chuẩn: CRC12: x12+x11+x3+x+1 CRC16: x16+x15+x2+1 CRC-ITU-T: x16+x12+x5+1 CRC32: x32+x26+x23+x22+x16+x12+x11+x10+x8+x7+x5+x4+x2+x+1 Hiệu quả của kỹ thuật của CRC CRC là phương pháp dò tìm lỗi rất hiệu quả. Nếu số chia được chọn theo nguyên tắc đã nếu trước đó thì: - CRC có thể dò tất cả các lỗi bit chùm bit mà ảnh hưởng một số lẻ các bit - CRC có thể dò tất cả các lỗi bit chùm có chiều dài nhỏ hơn hoặc bằng bậc của đa thức. - CRC có thể dò tìm với khả năng tìm thấy lỗi bit chùm bit có chiều dài lớn hơn bậc của đa thức. III. Nén dữ liệu: 1.Giới thiệu chung 1.1). Nguyên tắc của nén dữ liệu Thông thường, hầu hết các tập tinh trong máy tính có rất nhiều thông tin dư thừa, việc thực hiện nén tập tin thực chất là mã hoá lại các tập tin để loại bỏ các thông tin dư thừa. Trong các lĩnh vực của công nghệ thông tin – viễn thông hiện nay, việc truyền tải tin tức đã là một công việc xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên thông tin được truyền tải đi thường rất lớn, điều này gây khó khăn cho công việc truyền tải: gây tốn kém tài nguyên mạng, tiêu phí khả năng của hệ thống… Để giải quyết vấn đ ề đó, các thuật toán nén đã được ra đời. Nhìn chung không thể có phương phát nén tổng quát nào cho kết quả tốt đối với tất cả các loại tập tin vì nếu không ta sẽ áp dụng n lần phương pháp nén này để đạt được một tập tin nhỏ tuỳ ý! Kỹ thuật nén tập tin thường đ ược áp d ụng cho các tập tin văn bản (Trong đó có một số kí tự nào đó có xác suất xuất hiện nhiều hơn các kí tự khác), các tập tin ảnh bitmap (Mà có thể có những mảng lớn đồng nhất), các tập tin dùng để biểu diễn âm thanh dưới dạng số hoá và các tín hiệu tương tự (analog signal) khác (Các tín hiệu này có thể có các mẫu được lặp lại nhiều l ần). Ðối với các tập tin nhị phân như tập tin chương trình thì sau khi nén cũng không tiết kiệm được nhiều. Ngoài ra, trong một số trường hợp để nâng cao hệ số nén người ta có thể bỏ bớt một số thông tin của tập tin (Ví dụ như kỹ thật nén ảnh JPEG). 1.2). Tầm quan trọng của nén dữ liệu trong truyền tin nối tiếp Page 18
- Nhóm 13:Xử lý số liệu truyền -Trong kỹ thuật truyền tin nối tiếp, do các bit dữ liệu được truyền đi nối tiếp, lại bị giới hạn về dãi thông của kênh truyền và giới hạn về các chuẩn ghép nối...nên tốc độ truyền tin tương đối chậm. Nén dữ liệu trước khi truyền đi cũng là một trong các phương pháp nhằm tăng tốc độ truyền dữ liệu. Trong các modem hiện đại, việc thực hiện nén dữ liệu trước khi truyền đi có thể được thực hiện ngay trong modem theo các giao thức V42bis, MNP5. Phương pháp này đòi hỏi hai modem phải có cùng một giao thức nén dữ liệu, điều này nhiều khi khó thoã mãn. - Có một phương pháp khác là thực hiện nén các tập tin ngay tại các máy vi tính trước khi truyền đi, tại các máy tính nhận, các tập tin lại được giải nén để phục hồi lại dạng ban đầu. Phương pháp này có ưu điểm là bên phát và bên thu chỉ cần có chung phần mềm nén và giải nén, ngoài ra còn có thể áp dụng đ ược đ ể truy ền dữ liệu qua các modem không hỗ trợ nén dữ liệu hoặc truyền dữ liệu trực tiếp qua cổng COM của máy tính. Nhược điểm của phương pháp này là các máy vi tính phải tốn thêm thời gian nén và giải nén, nhưng do sự phát triển nhanh chóng của các bộ vi xử lý mà thời gian thực hiện nén và giải nén được giảm nhỏ hơn rất nhiều thời gian để truyền dữ liệu. Ví dụ, khi truyền một tập tin có kích thước là 100Kbyte với dạng thức của một SDU là: 8 bits dữ liệu, 2 bit STOP và 1 bit START, không dùng bit chẵn lẻ, tốc độ truyền là 9600bits/giây thì mất khoảng 120 giây, trong khi một máy vi tính với bộ vi xử lí 80386 có thể thực hiện nén tập tin trên xuống còn 50Kbyte chỉ mất chưa đến 10 giây 2. Một số phương pháp nén dữ liệu 2.1). Phương pháp mã hoá độ dài loạt (Run-Length Encoding) Loại dư thừa đơn giản nhất trong một tập tin là các đường chạy dài gồm các kí tự lặp lại, điều này thường thấy trong các tập tin đồ hoạ bitmap, các vùng dữ liệu hằng của các tập tin chương trình, một số tập tin văn bản... Ví dụ, xét chuỗi sau: AAAABBBAABBBBBCCCCCCCCDABCBAAABBBBCCCD Chuỗi này có thể được mã hoá một cách cô đọng hơn bằng cách thay thế chuỗi kí tự lặp lại bằng một thể hiện duy nhất của kí tự lặp lại cùng với một biến đếm số lần kí tự đó được lặp lại. Ta muốn nói rằng chuỗi này gồm bốn chữ A theo sau bởi ba chữ B rồi lại theo sau bởi hai chữ A, rồi lại theo sau bởi năm chữ B... Việc nén một chuỗi theo phương pháp này được gọi là mã hoá độ dài loạt. Khi có những loạt dài, việc tiết kiệm có thể là đáng kể. Có nhiều cách để thực hiện ý tưởng này, tuỳ thuộc vào các đặc trưng của ứng dụng (các loạt chạy có khuynh hướng tương đối dài hay không ? Có bao nhiêu bit được dùng để mã hoá các kí tự đang được mã ?). Page 19
- Nhóm 13:Xử lý số liệu truyền Nếu ta biết rằng chuỗi của chúng ta chỉ chứa các chữ cái, thì ta có thể mã hoá biến đếm một cách đơn giản bằng cách xen kẻ các con số với các chữ cái. Vì vậy chuỗi kí tự trên được mã hoá lại như sau: 4A3BAA5B8CDABCB3A4B3CD Ở đây "4A" có nghĩa là "bốn chữ A"... Chú ý là không đáng để mã hoá các loạt chạy có độ dài 1 hoặc 2 vì cần đến hai kí tự để mã hoá. Ðối với các tập tin nhị phân một phiên bản được tinh chế của phương pháp này được dùng để thu được sự tiết kiệm ÐÁNG KỂ. Ý tưởng ở đây là lưu lại các độ dài loạt, tận dụng sự kiện các loạt chạy thay đổi giữa 0 và 1 để tránh phải lưu chính các số 0 và 1 đó. Ðiều này giả định rằng có một vài loạt chạy ngắn (Ta tiết kiệm các bit trên một loạt chạy chỉ khi độ dài của đường chạy là lớn hơn số bit cần để biễu diễn chính nó trong dạng nhị phân), nhưng khó có phương pháp mã hoá độ dài loạt nào hoạt động thật tốt trừ phi hầu hết các loạt chạy đều dài. Việc mã hoá độ dài loạt cần đến các biễu diễn riêng biệt cho tập tin và cho bản đã được mã hoá của nó, vì vậy nó không thể dùng cho mọi tập tin, điều này có thể hoàn toàn bất lợi, ví dụ, phương pháp nén tập tin kí tự đã được đề nghị ở trên sẽ không dùng được đối với các chuỗi kí tự có chứa số. Nếu những kí tự khác được sử dụng để mã hoá các số đếm, thì nó sẽ không làm việc với các chuỗi chứa các kí tự đó. Giả sử ta phải mã hoá bất kì kí tự nào từ một bảng chữ cái cố định bằng cách chỉ dùng các kí tự từ bảng chữ cái đó. Ðể minh hoạ, giả sử ta phải mã hoá bất kì một chuỗi nào từ một chữ cái đó, ta sẽ giả định rằng ta chỉ có 26 chữ cái trong bảng chữ cái (và cả khoảng trống) để làm việc. Ðể có thể dùng vài chữ cái để biểu diễn các số và các kí tự khác biểu diễn các phần tử của chuỗi sẽ được mã hoá, ta phải chọn một kí tự được gọi là kí tự "Escape". Mỗi một sự xuất hiện của kí tự đó báo hiệu rằng hai chữ cái tiếp theo sẽ tạo thành một cặp (số đếm, kí tự) với các số đếm được biểu diễn bằng cách dùng kí tự thứ i của bảng chữ cái để biểu diễn số i. Vì vậy, chuỗi ví dụ của chúng ta sẽ được biểu diễn như sau với Q được xem là các kí tự "Escape" QDABBBAABQHCDABCBAAAQDBCCCD Tổ hợp của kí tự "Escape", số đếm và một kí tự lặp lại được gọi là một dãy Escape. Chú ý rằng không đáng để mã hoá các đường chạy có chiều dài ít hơn bốn kí tự, vì ít nhất là cần đến ba kí tự để mã hoá bất kì một loạt chạy nào. Trong trường hợp bản thân kí tự "Escape" xuất hiện trong dãy kí tự cần mã hoá ta sử dụng một dãy "Escape" với số đếm là 0 (kí tự space) để biểu diễn kí tự "Escape". Như vậy trong trường hợp kí tự "Escape" xuất hiện nhiều thì có thể làm cho tập tin nén phình to hơn trước. Các loạt chạy dài có thể được cắt ra để mã hoá bằng nhiều dãy Escape, ví dụ, một loạt chạy gồm 51 chữ A sẽ được mã hoá như QZAQYA bằng cách dùng trên. Phương pháp mã hoá độ dài loạt thường được áp dụng cho các tập tin đồ hoạ bitmap vì ở đó thường có các mảng lớn cùng màu được biểu diễn dưới dạng bitmap Page 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI "NHU CẦU SỬ DỤNG INTERNET CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY"
26 p | 1799 | 284
-
Đề tài: Khảo sát hệ thống WiMax
69 p | 274 | 107
-
Đồ án : hệ thống quang truyền dẫn
91 p | 345 | 103
-
Luận văn: Phương pháp xử lý phân tích trực tuyến áp dụng trong xây dựng hệ trợ giúp quyết định dựa vào dữ liệu
125 p | 218 | 72
-
Đề tài Nội dung và xu hướng phát triển EDI trên thế giới và ở Việt Nam
26 p | 440 | 70
-
Tiểu luận: Các phương pháp vận chuyển dầu nặng
36 p | 138 | 21
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ: Nghiên cứu, chế tạo robot giám sát phục vụ mục tiêu tự động hóa trạm biến áp không người trực
38 p | 152 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chẩn đoán bệnh lý tim mạch dựa trên dữ liệu thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng bằng trí tuệ nhân tạo
55 p | 35 | 12
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu và xây dựng mạng đo và truyền số liệu mưa thời gian thực tại lưu vực sông Ngàn Phố - Ngàn Sâu
277 p | 73 | 12
-
BÁO CÁO KHOA HỌC: "SỰ DI TRUYỀN MỘT SỐ ĐỘT BIẾN GÂY TẠO TỪ GIỐNG LÚA ĐỊA PHƯƠNG NAM BỘ – TÀI NGUYÊN ĐỤC"
22 p | 105 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn hoá và Văn học Việt Nam: Văn hóa ứng xử của các nhân vật nữ trong truyện nôm bác học cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX
93 p | 49 | 7
-
Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobashi tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Ninh
54 p | 72 | 7
-
Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu kỹ thuật sấy phấn hoa ở Việt Nam
247 p | 66 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ kỹ thuật Điện tử Truyền thông: Nghiên cứu mô hình đảm bảo an toàn truyền tin dựa trên chữ ký số và chứng chỉ sô
55 p | 60 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu biến tính bề mặt vật liệu nano cabon dạng ống bằng axit vô cơ và ứng dụng hấp phụ ion chì trong nước
54 p | 28 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lý luận văn học: Văn hóa Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái
11 p | 100 | 5
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Toán học: Nghiên cứu một số thuật toán đồng phân cụm mờ cải tiến trong xử lý dữ liệu ảnh
28 p | 24 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn