intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để Thành Viên Tướng Của Cuộc Hội Thảo - Phần I

Chia sẻ: Coeus Coeus | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

84
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hội thảo là nơi tuyệt vời để bạn mở rộng mối quan hệ; và thỉnh thoảng còn ký kết các hợp đồng làm ăn. Vì đây là diễn đàn để bạn gặp gỡ những người cùng ý tưởng, có thể giúp bạn đạt được mục đích hay sứ mệnh của mình. Do vậy bạn đừng đến hội thảo với tư cách một người tham dự bình thường; mà hãy biến mình thành một viên tướng ở nơi đây. Chỉ cần bạn nám rõ một số quy luật thì sẽ thực hiện được. Giúp ban tổ chức. Hay tốt hơn, tham...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để Thành Viên Tướng Của Cuộc Hội Thảo - Phần I

  1. Để Thành Viên Tướng Của Cuộc Hội Thảo - Phần I
  2. Hội thảo là nơi tuyệt vời để bạn mở rộng mối quan hệ; và thỉnh thoảng còn ký kết các hợp đồng làm ăn. Vì đây là diễn đàn để bạn gặp gỡ những người cùng ý tưởng, có thể giúp bạn đạt được mục đích hay sứ mệnh của mình. Do vậy bạn đừng đến hội thảo với tư cách một người tham dự bình thường; mà hãy biến mình thành một viên tướng ở nơi đây. Chỉ cần bạn nám rõ một số quy luật thì sẽ thực hiện được. Giúp ban tổ chức. Hay tốt hơn, tham gia vào ban tổ chức Hội thảo là những cơn ác mộng trong việc hậu cần. Có hàng ngàn thứ khác nhau cần phải được chú ý để đảm bảo cho cuộc hội thảo thành công. Chính sự rắc rối này là cơ hội cho bạn tham, đề nghị được giúp đỡ - và tự nhiên trở thành người trong cuộc. Một khi đã là người trong cuộc, bạn có thể nắm được ai sẽ tham dự, đâu là điểm chính của chương trình. Và chắc chắn bạn sẽ có mặt tại những buổi ăn tối hay tiệc cocktail được tổ chức cho những người có trách nhiệm trong hội thảo. Nhưng làm thế nào để có cơ hội tham gia như người trong cuộc? Thật ra cũng không quá khó đâu. Đầu tiên, bạn hãy xem những tài liệu về sự kiện này, xem qua trang web của nó, và tìm người chịu trách nhiệm chính lo công việc tổ chức cho nó. Bạn nên gọi điện tới họ. Người chịu trách nhiệm chính cho những sự kiện này thường phải làm việc quá sức và rất căng thẳng. Nếu bạn thật sự muốn là một thành viên của ban tổ chức, bạn phải điện thoại liên lạc trước vài tháng. “Tôi rất muốn được tham dự vào hội thảo mà anh sắp tổ chức. Tôi muốn giúp đỡ, đưa hội thảo lần này thành mọt sự kiện khó quên, và tôi sẵn sàng đóng góp nguồn lực của mình – cho dù đó là thời gian, sự sáng tạo, hay các mối liên hệ - để mang đến thành công cho sự kiện năm nay. Anh nghĩ tôi có thể giúp được gì không?” – Sẽ thật khó có thể từ chối một lời đề nghị được giúp đỡ như thế.
  3. Những cuộc hội thảo luôn là nơi bạn có thể xây dựng các mối quan hệ, ngoài việc học hỏi những điều mới. Ảnh: internet Lắng nghe. Hay tốt hơn, hãy lên tiếng Bạn có phải là một người cho rằng, trở thành diễn giả là một công việc vĩ đại? Thật sự, diễn giả không phải là một công việc quá khó như nhiều người nghĩ. Khi bạn là người phát biểu tại một cuộc hội thảo, bạn tự nhiên có một vị thế đặc biệt, và điều này giúp bạn dễ dàng tiếp xúc với những người xung quanh hơn. Vì họ sẽ mong muốn được bạn chào đón và tiếp xúc với họ. Ngược lại, họ cũng dành cho bạn sự trân trọng mà họ không hẳn sẽ “phân phát” cho những người cùng ngồi trong số khán giả. Người ta ngay lập tức tin tưởng và ngưỡng mộ bạn khi thấy bạn đứng trên sân khấu (sự thật là bất kỳ sân khấu nào).
  4. Vậy làm thế nào để trở thành diễn giả tại các buổi hội thảo? Đầu tiên, bạn cần có một chủ đề để nói: Nội dung chủ đề, về một chuyên đề nào đó mà bạn biết rõ. Nếu bạn đã chuẩn bị được phần này và quen biết với ban tổ chức thì việc bạn tham gia với tư cách diễn giả cũng không quá khó. Trong thời gian đầu, tốt nhất nên bắt đầu với lượng thời gian ngắn, ít. Còn nếu bạn đến tham dự hội thảo nhưng không phải là diễn giả thì sao? Bạn vẫn còn nhiều cơ hội để xuất hiện nổi bật. Điều bạn cần ghi nhớ là, bạn không đến hội thảo để học hỏi những cái mới – bạn đến đây để gặp gỡ người khác, và để cho người khác tìm gặp mình, nhớ đến mình. Bằng cách khi kết thúc mỗi bài phát biểu, đến phần đặt câu hỏi, cố gắng là người đầu tiên giơ tay đặt câu hỏi. Một câu hỏi hay, có ý nghĩa chính là một cơ hội thể hiện mình với khán giả. Nên nhớ, bạn phải tự giới thiệu mình, nói cho người ta biết bạn đang làm việc ở đâu, công ty nào, chức vụ gì, và sau đó đưa ra câu hỏi khiến cử tọa phải xì xào, bàn luận. Tốt nhất là câu ỏi phải liên quan đến những điều bạn quan tâm, yêu thích, để sau này bạn có cái mà nói nếu có ai đó tìm đến bạn và bảo: “Câu hỏi ban nãy của bạn hay quá”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2